Giáo án Hình học 6 tiết 9: Khi nào thì AM + MB = AB

Giáo án Hình học 6 tiết 9: Khi nào thì AM + MB = AB

TIẾT 9:

Lớp: 6A,B,C. KHI NÀO THÌ AM + MB = AB

I/ Mục tiêu:

1) Kiến thức:- HS nắm được nếu điểm M nằm giữa 2 điểm A và B thì AM+MB=AB

2) Kĩ năng : - Nhận biết được 1 điểm nằm giữa hay không nằm giữa 2 điểm khác.

 Bước đầu suy luận dạng " Nếu có a + b = c và biết 2 trong 3 số a, b, c

 thì suy ra được số thứ 3.

3) Thái độ : - Cẩn thận , chính xác trong vẽ hình, lập luận.

II/Chuẩn bi:

 1) GV : Thước đo độ dài

 2) HS : Thước đo độ dài , phiếu học tập

 

doc 2 trang Người đăng ngocninh95 Lượt xem 2521Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học 6 tiết 9: Khi nào thì AM + MB = AB", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 10/08. Tiết 9: 
Lớp: 6A,B,C. khi nào thì AM + MB = AB
I/ Mục tiêu:
1) Kiến thức:- HS nắm được nếu điểm M nằm giữa 2 điểm A và B thì AM+MB=AB 
2) Kĩ năng : - Nhận biết được 1 điểm nằm giữa hay không nằm giữa 2 điểm khác.
	 Bước đầu suy luận dạng " Nếu có a + b = c và biết 2 trong 3 số a, b, c 
	 thì suy ra được số thứ 3.
3) Thái độ : - Cẩn thận , chính xác trong vẽ hình, lập luận.
II/Chuẩn bi:
	1) GV : Thước đo độ dài 
	2) HS : Thước đo độ dài , phiếu học tập
III/ Tiến trình lên lớp:
 1)Tổchức(1’) 6A-Vắng:
 6B - Vắng :
 6C-Vắng:	
 2)Kiểm tra bài cũ : (8’')
+ Vẽ 3 điểm A, B, C thẳng hàng , với B nằm giữa A và C ? Trên hình có những đoạn thẳng nào ? Đo doạn thẳng trên hình vẽ ?
 3)Bài mới :
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động1:(17ph) Điểm M nằm giữa 2 điểm A, B
HS : Thực hiện ?1GV : Đưa 1 thước thẳng có biểu diễn độ dài . Trên thước khi đó có 2 điểm A, B cố định và 1 điểm M nằm giữa A và B ( M có thể di động được)
+ HS đọc trên thước các độ dài ?
+ Dùng thước đo các độ dài H48 ab
+ Nhận xét gì về tổng 2 đoạn thẳng AM và MB với AB ?
+ Khi nào thì AM + MB = AB ?
HS : Đọc nhận xét SGK/ 120
GV : Cho HS làm ví dụ SGK/ 120
+ Tính MB ? biết M nằm giữa A , B , AM = 3cm, AB = 8cm 
+ Khi M nằm giữa A và B ta có biểu thức nào ?
+ Thay số liệu tính MB ?
Hoạt động 2:(8’') Một vài dụng cụ đo khoảng cách
HS : Quan sát các loại thước H49; 50; 51 - SGK / 120
GV : Dùng đồ dùng trực quan giới thiệu các loại thước đo độ dài
+ Nêu tên các loại thước đo độ dài ?
1 Khi nào thì tổng độ dài đoạn thẳng AMvàMB bằng độ dài đoạn thẳngAB?
?1: a)
 b)
Hình a: Đo 
AM = 3cm ; MB = 2cm ; AB = 5cm
AM + MB = AB
Hình b : Đo
AM = 1,5cm ; MB = 3,5cm; AB = 5 cm
AM + MB = AB
* Nhận xét : SGK/ 120
Ví Dụ : SGK/ 120
Vì M nằm giữa A và B 
Nên : AM + MB = AB
Thay AM = 3cm, AB = 8 cm, ta có
3 + MB = 8 MB = 8 - 3 = 5(cm)
Vậy MB = 5cm
2/ Một vài dụng cụ đo khoảng cách
+ Thước cuộn bằng vải ( H49)
+ Thước cuộn bằng kim loại ( H50)
+ Thước chữ A ( H51)
 4) Củng cố:( 8’')
+ Luyện tập bài 46 - 121
+ Hoạt động nhóm(8,)
* GV: Ta đã biết cộng 2 đoạn thẳng . hãy vân dụng trả lời bài 46 / SGK
Chia lớp thành 4 nhóm, các nhóm trình bày vào PHT của nhóm 
Tổ trưởng phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm
* HS : Nhóm trưởng phân công
Mỗi cá nhân làm bài độc lập ( trên nháp)
Thảo luận chung cách làm bài 46
Tổ trưởng tổng hợp, thư ký ghi PHT
* HS : các nhóm báo cáo kết quả trên bảng bằng PHT
Nhận xét chéo kết quả giữa các nhóm 
GV : Chốt lại và chính xác kết quả.
	 Vì N nằm giữa 2 điểm I và K 
Nên : IN + NK = IK 
Thay IN = 3cm ; NK = 6cm, ta có
	IK = 3 + 6 = 9 (cm)
 5) Hướng dẫn học ở nhà: ( 4’)
	- Học lý thuyết theo SGK + Vở ghi
	- Bài tập về nhà : 47; 48; 49; 50; 51 - T 121
* Hướng dẫn bài 48 : Sau 4 lần đo 4 . 1,25 = 5(m)
K/ c còn lại bằng của 1,25 ; . 1,25 = 0,25 
Chiều rộng lớp học là : 5 + 0,25 = 5,25 (m)
 * Chuẩn bị tốt bài tập về nhà giờ sau luyện tập.

Tài liệu đính kèm:

  • dochinh 6 tiet 9.doc