Giáo án Hình Học 6 - Bài 7: Thực hành đo góc trên mặt đất

Giáo án Hình Học 6 - Bài 7: Thực hành đo góc trên mặt đất

. MỤC TIÊU :

- Giúp học sinh hiểu cấu tạo của giác kế.

- Biết sử dụng giác kế để đo góc trên mặt đất.

II. CHUẨN BỊ :

1/ Đối với giáo viên : 01 bộ thực hành mẫu: 01 giác kế + 2 cọc tiêu dài 1,5m có 1 đầu nhọn.

 Tranh vẽ hình 40 + 41 + 41 phóng to.

2/ Đối với học sinh : Xem bài mới .

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :

 

doc 3 trang Người đăng nhung.hl Lượt xem 1354Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình Học 6 - Bài 7: Thực hành đo góc trên mặt đất", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 7 : THỰC HÀNH 
ĐO GÓC TRÊN MẶT ĐẤT
Tuần 28 - Tiết 23
Ngày soạn : .
Ngày dạy :.
I. MỤC TIÊU :
- Giúp học sinh hiểu cấu tạo của giác kế.
- Biết sử dụng giác kế để đo góc trên mặt đất.
II. CHUẨN BỊ :
1/ Đối với giáo viên : 01 bộ thực hành mẫu: 01 giác kế + 2 cọc tiêu dài 1,5m có 1 đầu nhọn.
 Tranh vẽ hình 40 + 41 + 41 phóng to.
2/ Đối với học sinh : Xem bài mới .
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
Hoạt động 1: (15 phút)
1) Tìm hiểu dụng cụ đo góc trên mặt đất: 
- Dụng cụ: Giác kế
- Cấu tạo: (sgk trang 88)
GV đặt giác kế trước lớp, rồi giới thiệu với học sinh: dụng cụ đo góc trên mặt đất này là giác kế.
HS chú ý nghe GV giới thiệu lý thuyết.
Cấu tạo:
- Bộ phận chính của giác kế là 1 đĩa tròn có chia độ từ 00 đến 1800.
Hãy cho biết trên mặt đĩa tròn có gì?
- Trên mặt đĩa còn có 1 thanh có thể quay xung quanh tâm của đĩa. ( GV quay xung quanh cho HS quan sát).
Hãy mô tả thanh quay đó.
Mặt đĩa tròn có chia độ sẵn từ 00 đến 1800. Gồm hai nữa hình tròn ghi theo hai chiều ngược nhau ( xuôi và ngược kim đồng hồ).
- Hai đầu thanh có gắn 2 tấm thẳng đứng, mỗi tấm có 1 khe hở; 2 khe hở và tâm đĩa thẳng hàng. Thanh này có thể quay xung quanh mặt đĩa.
- Đĩa tròn được đặt như thế nào?
- GV giới thiệu công dụng của dây dọi: Xác định đúng tâm của góc cần đo, kiểm tra xem giác kế có được đặt thẳng đứng không?
- Đĩa tròn đặt nằm ngang trên một giá ba chân, có thể quay quanh trục.
GV yêu cầu HS mô tả lại giác kế.
HS mô tả như hướng dẫn của GV.
Hoạt động 2: (15 phút)
2. Cách đo góc trên mặt đất:
 ( sgk trang 88)
- Với giác kế ta sẽ thực hiện đo góc như thế nào?
GV cho HS đọc SGK/88 
GV dùng hình 41 + 42 đã phóng to để giới thiệu cách đo với HS.
Sau đó GV thao tác bằng dụng cụ để HS quan sát.
Cho HS nhắc lại 4 bước làm để đo góc trên mặt đất.
HS đọc sgk trong 4 phút.
HS nêu 4 bước
1) Đặt giác kế sao cho mặt đĩa tròn nằm ngang và tâm giác kế nằm trên đường thẳng đúng đi qua đỉnh C của góc ACB.
2) Điều chỉnh thanh quay về vị trí 00 và quay mặt đĩa sao cho cọc tiêu đóng ở A và hai khe hở thẳng hàng.
3) Cố định mặt đĩa , đưa thanh quay đến vị trí sao cho cọc tiêu ở B và hai khe hở thẳng hàng.
4) Đọc số đo góc ACB trên mặt đĩa.
Hoạt động 3: Thực hành sử dụng giác kế (12 phút)
Cho 2 phút để học sinh xem lại cách đo.
Gọi từng nhóm thực hành đo trong lớp học theo yêu cầu của giáo viên.
HS đại diện các nhóm lần lượt thực hành dụng cụ đo.
Cả lớp nhận xét.
Hoạt động 4:Hướng dẫn về nha ø(3 phút)
- Xem lại cách đo.
- Chuẩn bị dụng cụ.
- Phân công 1 HS ghi biên bản. 
Chuẩn bị thực hành đo góc ngoải trời vào tiết sau.
HS ghi nhận phần hướng dẫn.

Tài liệu đính kèm:

  • doct28-hh6.doc