Giáo án Giáo dục công dân Lớp 8 - Tiết 22, Bài 8: Tham gia hoạt động tập thể và hoạt động xã hội - Năm học 2022-2023

Giáo án Giáo dục công dân Lớp 8 - Tiết 22, Bài 8: Tham gia hoạt động tập thể và hoạt động xã hội - Năm học 2022-2023

I. Mục tiêu

1. Năng lực: Hiểu được thế nào là tích cực, tự giác tham gia các HĐTT, HĐXH. Xác định được các loại hình HĐXH.

2. Phẩm chất: Biết hợp tác và khẳng định bản thân bằng việc tích cực, tự giác tham gia HĐTT và HĐXH.

3. Yêu cầu đối với HS khá, giỏi

Giải thích được ý nghĩa của HĐXH.

- Tích hợp ANQP: lấy VD về tấm gương thanh thiếu niên tích cực trong việc giữ gìn an ninh, trật tự an toàn xã hội; KNS.

II. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC

PPDH theo nhóm, DH hợp tác và KT chia nhóm, động não, thuyết trình, đặt câu hỏi để hướng dẫn HS hoàn thành nhiệm vụ.

 

docx 4 trang Người đăng Mai Thùy Ngày đăng 21/06/2023 Lượt xem 69Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân Lớp 8 - Tiết 22, Bài 8: Tham gia hoạt động tập thể và hoạt động xã hội - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 19/2/2023
Ngày giảng: 21/2/2023
Unit 8 – Period 22
THAM GIA HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ VÀ HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI ( tiếp theo)
I. Mục tiêu
1. Năng lực: Hiểu được thế nào là tích cực, tự giác tham gia các HĐTT, HĐXH. Xác định được các loại hình HĐXH.
2. Phẩm chất: Biết hợp tác và khẳng định bản thân bằng việc tích cực, tự giác tham gia HĐTT và HĐXH.
3. Yêu cầu đối với HS khá, giỏi
Giải thích được ý nghĩa của HĐXH. 
- Tích hợp ANQP: lấy VD về tấm gương thanh thiếu niên tích cực trong việc giữ gìn an ninh, trật tự an toàn xã hội; KNS.
II. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC 
PPDH theo nhóm, DH hợp tác và KT chia nhóm, động não, thuyết trình, đặt câu hỏi để hướng dẫn HS hoàn thành nhiệm vụ. 
III. PHƯƠNG TIỆN, THIẾT BỊ DẠY HỌC 
1. Giáo viên 
1. Giáo viên: Sách giáo khoa, hình ảnh, câu chuyện về tích cực tham gia hoạt động TT&HĐXH.
2. Học sinh: Sách giáo khoa, vở ghi, đọc trước bài theo hướng dẫn của GV.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 
1. Ổn định 
2. Kiểm tra bài cũ: 10’
	Đề bài: Em hiểu thế nào là HĐTT, HĐXH? Kể tên HĐ mà em đã tham gia, hoạt động đó mang lại cho em điều gì? Qua những hoạt động đó em có suy nghĩ gì?
Đáp án: 
- Khái niệm: Hoạt động tập thể, HĐ xã hội là những hoạt động chung do tập thể lớp, nhà trường, hoạt động của các đoàn thể xã hội tổ chức nhằm thức đẩy sự phát triển của xã hội. (3 điểm)
- HS kể tên được các hoạt động: 2 điểm 
- Hoạt động đó là cơ hội, điều kiện để mỗi cá nhân bộc lộ, rèn luyện và phát triển khả năng, đóng góp trí tuệ và công sức của mình vào công việc chung của xã hội. (3 điểm).
- HS nêu được suy nghĩ qua hoạt động đó (2 điểm).
3. Bài mới
HĐ của thầy và trò
Nội dung
A. HĐ khởi động 
GV dẫn dắt vào bài
B. HĐ hình thành kiến thức
HĐ1. Tích cực tham gia các hoạt động xã hội
- Mục tiêu: HS hiểu được tham gia HĐXH và tự nhận thức bản thân mình cần tham gia các HĐTT, HĐXH.
- HĐ cá nhân 7’ đọc các thông tin trả lời các câu hỏi 1,2,3,4/54 
- HS chia sẻ với cả lớp
 GVKL
1. Các nhân đều có tinh thần chia sẻ, giúp đỡ ; ý thức tự giác, tích cực, nhiệt huyết.
2. Bài học: chúng ta cần có lòng tương thân, tương ái.
3. Để có tính tích cực tự giác tham gia hoạt động xã hội chúng ta cần.
+ Mỗi người cần phải có mơ ước
+ Phải có quyết tâm thực hiện kế hoạch đã đinh để học giỏi để tham gia hoạt động tập thể, xã hội
+ Không gại khó và lẩn tránh những việc chung
+ Tham gia tích cực và các hoạt động của trường, của lớp, của địa phương.
GV chốt
HĐ cá nhân (Dùng bút chì hoàn thành bảng trong sách/52
HS chia sẻ
GVKL/ máy chiếu
Tích cực 
Không tích 
- Tiết kiệm tiền ăn sáng để ủng hộ các bạn đồng bào lũ lụt
- Đóng góp quần áo ấm ủng hộ các bạn miền núi
- Tham gia vệ sinh đường phố 
- Trời mưa không đi sinh hoạt đội
- Ở nhà không đi cắm trại cùng lớp
- Từ chối không trực nhật lớp vì không phải là nhà mình
- Từ chối đi thăm thầy cô giáo cũ, ở nhà chơi điện tử.
HĐ cá nhân chia sẻ
- Những công việc cụ thể mà người tổ chức hoạt động xã hội cần thực hiện.
+ Lập kế hoạch, thực hiện các bước theo đúng kế hoạch.
+ Phối hợp tốt với các thành viên
- Những kĩ năng cơ bản mà người tổ chức hoạt động xã hội cần có 
+ Lãnh đạo
+ Lập kế hoạch
+ Giải quyết vấn đề
+ Giao tiếp tốt
HĐ 3: Luyện tập
- Mục tiêu: Củng cố, khắc sâu kiến thức cho HS
HĐ cá nhân 3’ viết tên các tổ chức, chương trình HĐXH ra giấy nháp
H: Kể tên các HĐTT,HĐXH mà em đã tham gia và chia sẻ những trải nghiệm về hoạt dộng đó.
- HS hoạt động cá nhân làm bài 2
- HS báo cáo kết quả và chia sẻ với cả lớp.
 - GV nhận xét, đánh giá, kết luận
3. Tích cực tham gia các hoạt động xã hội
* Bta/53,54
Tích cực, tự giác trong hđ tập thể, xã hội là luôn luôn tham gia, cố gắng trong các HĐTT, HĐXH dù không chiến thắng nhưng vẫn cố hết sức. Tự giác là tự mình tham gia ko do ai nhắc nhở và biết tham gia vào những cái nào có lợi cho bản thân, cho tập thể và xã hội.
* BT b/ 54: 
Biểu hiện: Tích cực, không tích cực
* BTc/54
II. Luyện tập
1. Bài 1
* Các tổ chức xã hội
- Tổ chức trính trị
- Tổ chức chính trị xã hội
- Tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp
- Tổ chức tự quản 
- Tổ chức khác.
* Các chương trình hoạt động xã hội
- Hoạt động từ thiện 
- Hoạt động đoàn - đội
- Hoạt động giữ gìn trật tự, an toàn xã hội 
- Hoạt động đền ơn đáp nghĩa 
- Hoạt động nhân đạo 
- Tham gia chống tệ nạn xã hội 
- Câu lạc bộ người cao tuổi 
2. Bài 2: Xử lí tình huống
* TH1: Nếu em là Mai, em sẽ vui vẻ cùng bạn tham gia buổi vệ sinh và trồng hoa ở nghĩa trang liệt sĩ của xã. Bởi vì, đó là hoạt động có ý nghĩa to lớn, nó thể hiện truyền thồng "uống nước nhớ nguồn" của thế hệ trẻ đối với cha anh đi trước.
* TH2: 
 Nếu em là Lan, em sẽ xin phép bố mẹ được tham gia các hoạt động xã hội vì đó là những hoạt động bổ ích giúp em rèn luyện và hoàn thiện bản thân. Tuy nhiên, em sẽ sắp xếp hài hòa giữa việc học và việc tham gia hoạt động xã hội. Em sẽ ưu tiên việc học lên hàng đầu và hứa với bố mẹ sẽ học chăm chỉ hơn và đạt kết quả tốt hơn trong học kì sắp tới.
4. Củng cố: 2’
	HS tự đánh giá, khái quát lại kiến thức tiết học.
5. HDHB: 3’
- Bài cũ: Thế nào là hoạt động tập thể, hoạt động xã hội, Bản thân tích cực tham gia vào các HĐTT,HĐXH.
- Bài mới: Đọc và trả lời câu hỏi bài: Quyền tự do, tín ngưỡng, tôn giáo và tự do ngôn luận. 

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_giao_duc_cong_dan_lop_8_tiet_22_bai_8_tham_gia_hoat.docx