Giáo án Giáo dục công dân lớp 8 - Tiết 11 Bài 10: Tự lập

Giáo án Giáo dục công dân lớp 8 - Tiết 11 Bài 10: Tự lập

Tiết 11

 Bài 10. Tự lập

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Về kiến thức

-Nêu được thế nào là tự lập

 - Nêu được một số biểu hiện của người có tính tự lập

 -Hiểu được ý nghĩa của tự lập

2. Về kĩ năng

 - Biết giải quyết tự lập trong học tập, lao động và trong sinh hoạt cá nhân

3. Về thái độ

 - Thích sống tự lập, không đồng tình với lối sống dựa dẫm, ỷ lại, phụ thuộc vào người khác.

 -Cảm phục và tự giác học hỏi những bạn,người xung quanh biết sống tự lập

*Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục:

-Kỹ năng xác định giá trị,trình bày suy nghĩ,ý tưởng ,thể hiện sự tự tin,đặt mục tiêu,đảm nhận trách nhiệm

 

doc 3 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 833Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân lớp 8 - Tiết 11 Bài 10: Tự lập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lớp 8A Tiết(tkb): ..... Ngày giảng ............................. Sĩ số:..............Vắng...........
Lớp 8B Tiết(tkb): ..... Ngày giảng ............................. Sĩ số:..............Vắng...........
Lớp 8C Tiết(tkb): ..... Ngày giảng ............................. Sĩ số:..............Vắng...........
 Tiết 11
 Bài 10. Tự lập 
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC 
1. Về kiến thức
-Nêu được thế nào là tự lập
 - Nêu được một số biểu hiện của người có tính tự lập
 -Hiểu được ý nghĩa của tự lập
2. Về kĩ năng 
 - Biết giải quyết tự lập trong học tập, lao động và trong sinh hoạt cá nhân
3. Về thái độ 
 - Thích sống tự lập, không đồng tình với lối sống dựa dẫm, ỷ lại, phụ thuộc vào người khác.
 -Cảm phục và tự giác học hỏi những bạn,người xung quanh biết sống tự lập
*Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục:
-Kỹ năng xác định giá trị,trình bày suy nghĩ,ý tưởng ,thể hiện sự tự tin,đặt mục tiêu,đảm nhận trách nhiệm
B. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN 
 1. Tài liệu , phương tiện 
- Thầy : SGK, câu chuyện, tấm gương về HS nghèo vượt khó, người tự lập vươn lên,máy chiếu
 - Trò : - Đọc và trả lời câu hỏi 
 - Liên hệ thực tế bản thân, địa phương
 2. Phương pháp : Nghiên cứu trường hợp điển hình,Thảo luận , xây dựng kế hoạch rèn luyện tính tự lập,tranh luận.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
 I. Kiểm tra bài cũ :trả bài kiểm tra,nhận xét,chữa bài
 II. Bài mới 
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
Nội dung cần đạt
HĐ1 Tìm hiểu ND phần ĐVĐ
HS đọc phần đặt vấn đề.
- Chia nhóm HS, thảo luận câu chuyện về Bác Hồ (T25, SGK)
- Đại diện nhóm trình bày.
 Em có suy nghĩ gì sau khi đọc câu chuyện trên ?
Vì sao Bác Hồ có thể ra đi tìm đường cứu nước mặc dù chỉ với 2 bàn tay không ?
Em có nhận xét gì về suy nghĩ, hành động của anh Lê ?
- Bác Hồ là người có sự quyết tâm cao, không ngại khó khăn gian khổ, luôn có ý chí vươn lên bằng sức lực và sự cố gắng của chính bản thân mình
- Bác Hồ có sẵn lòng yêu nước
- Có sự quyết tâm , hăng hái của tuổi trẻ, tin vào chính mình, sức lực của mình, tự nuôi sống mình bằng hai bàn tay lao động để đi tìm đường cứu nước.
ð Thể hiện phẩm chất không sợ khó, không sợ khổ, tự lập cao của Bác Hồ
- Anh Lê là người yêu nước
- Vì quá phiêu lưu mạo hiểm anh không đủ can đảm đi cùng Bác Hồ
I. Tìm hiểu phần đặt vấn đề
HĐ2 Hướng dẫn tìm hiểu ND bài học
HS đọc ND bài học
- GV yêu cầu HS tìm một biểu hiện của tính tự lập trong học tập, lao động, trong công việc và trong sinh hoạt hàng ngày 
 Thế nào là tự lập ?
Biểu hiện của tính tự lập ?
Yêu cầu HS tìm hành vi trái ngược của tính tự lập.
VD : - Nhút nhát
Lo sợ
Ngại khó
ỷ lại, dụa dẫm
Phụ thuộc người khác 
Thảo luận nhóm, bào tập 2 SGK. Giúp HS hiểu được bản chất, ý nghĩa của tính tự lập.
 Tự lập có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi cá nhân, gia đình và xã hội ?
 Mỗi HS chúng ta cần rèn luyện cho mình tính tự lập như thế nào ?
GV chốt lại nội dung bài học
HS ghi nhớ
- Tự lập là tự làm lấy, tự giải quyết công việc của mình, tự lo liệu tạo dựng cho cuộc sống của mình, không trông trờ, dựa dẫm, phụ thuộc vào người khác
- Tự tin
- Bản lĩnh cá nhân
- Dám đương đầu với những khó khăn, thử thách 
- Có ý chí nỗ lực phấn đấu, vươn lên trong học tập, trong công việc và trong cuộc sống
- Người có tính tự lập thường thành công trong cuộc sống, được mọi người tin yêu, kính trọng
- Rèn luyện ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, trong học tập, công việc và sinh hoạt hàng ngày.
II. Tìm hiểu ND bài học
1. Khái niệm
- Tự lập là tự làm lấy, tự giải quyết công việc của mình, tự lo liệu tạo dựng cho cuộc sống của mình, không trông trờ, dựa dẫm, phụ thuộc vào người khác
2. Biểu hiện của tính tự lập 
- Tự lập thể hiện sự :
- Tự tin
- Bản lĩnh cá nhân
- Dám đương đầu với những khó khăn, thử thách 
- Có ý chí nỗ lực phấn đấu, vươn lên trong học tập, trong công việc và trong cuộc sống
3. ý nghĩa của tự lập 
- Người có tính tự lập thường thành công trong cuộc sống, được mọi người tin yêu, kính trọng
4.Cách rèn luyện
- Rèn luyện ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, trong học tập, công việc và sinh hoạt hàng ngày.
HĐ3: Luyện tập:
- GV yêu cầu HS làm bài tập
- GV lần lượt nêu từng ý kiến
GV kết luận:
- Các nhóm thảo luận
- HS biểu hiện thái độ tán thành hay không tán thành.
- HS giải thích lí do 
- HS khác bổ sung
III. Bài tập
Bài 1:- ý kiến sai: a,b
 - ý kiến đúng: c, d, đ, e
III. Củng cố 
 - Gọi HS nhắc lại tự lập là gì ? Biểu hiện và ý nghĩa của tính tự lập.
 - Làm các bài tập còn lại
IV. Hướng dẫn 
 - Lập kế hoạch rèn luyện tính tự lập của bản thân trong học tập, lao động và sinh hoạt hàng ngày
 - Sưu tầm một số truyện, tấm gương về những bạn học sinh nghèo vượt khó ở lớp, trường, địa phương.
	- Đọc trước bài 11- Lao động tự giác và sáng tạo 
Nhận xét
********************************

Tài liệu đính kèm:

  • doct11hagiang.doc