Giáo án Giáo dục công dân lớp 8 - Bài 19: Quyền tự do ngôn luận

Giáo án Giáo dục công dân lớp 8 - Bài 19: Quyền tự do ngôn luận

Bài :19

1.Mục tiêu bài học.

1.1.Kiến thức. - Hiểu thế nào là quyền tự do ngôn luận. Những qui định của Nhà nước về quyền tự do ngôn luận.

- Biết được trách nhiệm của Nhà nước trong việc đảm bảo quyền tự do ngôn luận.

1.2. Kĩ năng.

¬- Phân biệt được tự do ngôn luận đúng và lợi dụng quyền tự do ngôn luận để làm việc xấu.

- Thực hiện đúng đắn quyền tự do ngôn luận.

1.3. Thái độ.

- Tôn trọng quyền tự do ngôn luận của mọi người.

- Phê phán những hiện tượng vi phạm quyền tự do ngôn luận

2. Trọng tâm

- Hiểu thế nào là quyền tự do ngôn luận. Những qui định của Nhà nước về quyền tự do ngôn luận.

- Biết được trách nhiệm của Nhà nước trong việc đảm bảo quyền tự do ngôn luận.

¬- Phân biệt được tự do ngôn luận đúng và lợi dụng quyền tự do ngôn luận để làm việc xấu.

 

 

doc 6 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 852Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân lớp 8 - Bài 19: Quyền tự do ngôn luận", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài :19 
1.Mục tiêu bài học.
1.1.Kiến thức. 
- Hiểu thế nào là quyền tự do ngôn luận. Những qui định của Nhà nước về quyền tự do ngôn luận.
- Biết được trách nhiệm của Nhà nước trong việc đảm bảo quyền tự do ngôn luận. 
1.2. Kĩ năng.
- Phân biệt được tự do ngôn luận đúng và lợi dụng quyền tự do ngôn luận để làm việc xấu.
- Thực hiện đúng đắn quyền tự do ngôn luận.
1.3. Thái độ.
- Tôn trọng quyền tự do ngôn luận của mọi người.
- Phê phán những hiện tượng vi phạm quyền tự do ngôn luận 
2. Trọng tâm
- Hiểu thế nào là quyền tự do ngôn luận. Những qui định của Nhà nước về quyền tự do ngôn luận.
- Biết được trách nhiệm của Nhà nước trong việc đảm bảo quyền tự do ngôn luận. 
- Phân biệt được tự do ngôn luận đúng và lợi dụng quyền tự do ngôn luận để làm việc xấu.
3.Chuẩn bị.
3.1.Giáo viên: Bảng phụ ghi câu hỏi thảo luận, phiếu học tập, máy chiếu nếu có.
3.2.Học sinh:Giấy khổ lớn , bút dạ.
4.Tiến trình:
4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện HS.
...................................................................................................................................
4.2.Kiểm tra miệng:
Câu 1: Quyền khiếu nại, tố cáo là gì? (8đ)
ĐA : Quyền khiếu nại là:
- Quyền công dân đề nghị cơ quan tổ chức có thẩm quyền xem xét lại các quyết định, việc làm của cán bộ công chức nhà nước làm trái hoặc làm xâm phạm lợi ích hợp pháp của mình.
- Khiếu nại trực tiếp hoặc gián tiếp (gửi đơn, thư).
Quyền tố cáo là:
- Quuyền công dân báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về vụ việc việc vi phạm pháp luật  thiệt hại đến lợi ích nhà nước, tổ chức, cơ quan và công dân.
- Người tố cáo gặp trực tiếp hoặc gửi đơn, thư.
 Câu 2: Em hiểu thế nào là tự do ngôn luận? (2đ)
ĐA : Tự do ngôn luận là được nói lên những suy nghĩ, tâm tư nguyện vọng của mình.
4.3.Giảng bài mới:
Hoạt động của GV và HS.
Nội dung bài học
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
GV dựa vào bài cũ để giới thiệu bài mới.
Hoạt động 2: Tìm hiểu ĐVĐ
GV: Tổ chức cho HS cả lớp thảo luận
GV : Những việc làm nào dưới đây được nói lên suy nghĩ, tâm tư nguyện vọng của mình về những công việc chung?
 a-HS thảo luận bàn biện pháp giữ vệ sinh trường, lớp.
b-Tổ dân phố họp bàn về công tác trật tự an ninh của đị phương.
c-Gửi đơn kiện lên toà án đòi quyền thừa kế.
d-Góp ý kiến vào dự thảo pháp luật và Hiến pháp.
HS: a,b,d
GV: Gợi ý cho HS trả lời theo phương án đã chọn và giải thích vì sao? Đúng hoặc sai.
HS: Cả lớp tranh luận.
GV: Nhận xét, giải đáp.
GV: Việc nói lên suy nghĩ, tâm tư nguyện vọng của mình về những công việc chung người ta gọi là quyền tự do ngôn luận. 
GV: Giải thích vì sao phương án c không phải là quyền tự do ngôn luận mà là quyền khiếu nại.
Kỹ năng tìm kiếm và sử lí thông tin về những cách thực hiện quyền tự do ngôn luận theo qui định của pháp luật
Hoạt động 3: Nôi dung bài học
GV: Thế nào là ngôn luận?
HS: Ngôn luận có nghĩa là dùng lời nói ( ngôn) để diễn đạt công khai ý kiến của mình nhằm bàn một vấn đề ( luận)
GV: Tổ chức cho HS thảo luận nhóm.
HS: Chia nhóm, cử đại diện, thư ký nhóm.
Nhóm 1: Thế nào là quyền tự do ngôn luận?
Nhóm 2: Công dân sử dụng quyền tự do ngôn luận như thế nào? Vì sao?
Nhóm 3: Trách nhiệm của nhà nước và trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện quyền tự do ngôn luận.
Hoạt động 4: Liên hệ thực tế:
GV: Để củng cố phần này cho học sinh làm bài tập.
GV : Bố mẹ em thường tham gia bàn về các vần đề sau – Vấn đề nào là thể hiện quyền tự do ngôn luận 
a) Xây dựng kinh tế địa phương 
b) Góp ý dự thảo hiến pháp 1992
c) Vấn đề phòng chống tệ nạn xã hội địa phương 
d) Thực hiện kế hoạch hoá gia đình 
e) Làm đơn kiện chính quyền địa phương
HS: a,b.c,d
GV: Nhận xét, đánh giá, cho điểm ý kiến tốt.
GV: Nhấn mạnh. Tự do trong khuôn khổ pháp luật. Không lợi dụng tự do để phát biểu lung tung, vu khống, vu cáo người khác hoặc xuyên tạc sự thật, phá hoại, chống lại lợi ích nhà nước, nhân dân.
Kỹ năng tư duy phê phán đối với những biểu hiện đúng hoặc sai trong việc thực hiện quyền tự do ngôn luận.
GV: Cho HS trả lời câu hỏi tìm những hành vi để phân biệt
Quyền tự do ngôn luận 
Tự do ngôn luận trái pháp luật
-Các cuộc họp của cơ sở bàn về kinh tế, chính trị, văn hoá ở địa phương.
-Phản ánh trên phương tiện đại chúng về vấn đề tiết kiệm điện, nước.
-Chất vấn đại biểu Quốc hội về vấn đề đất đai, y tế, giáo dục.
-Góp ý về dự thào văn bản luật (như luật dân sự, luật hôn nhân gia đình).
-Phát biểu lung tung không có cơ sở về sai phạm của cán bộ địa phương.
-Đưa tin sai sự thật như “nhân quyền của Việt Nam”.
-Viết thư nặc danh như vu khống tố cáo, nói xấu cán bộ vì lợi ích cá nhân
-Xuyên tạc cuộc đổi mới của đất nước qua một số tờ báo.
GV: Nhận xét đánh giá bổ sung ý kiến HS
GV: Chuyển ý hoặc củng cố bài tập
GV: Cho HS phát biểu ý kiến, kể tên các chuyên mục sau:
Câu hỏi: Nhà nước tạo điều kiện quyền tự do ngôn luận như thế nào? (các chuyên mục). Cho một ví dụ:
- Thu bạn đọc
- Ý kiến nhân dân
- Diễn đàn nhân dân
- Trả lời bạn nghe đài.
- Hộp thư truyền hình 
- Đường dây nóng
- Điện thoại 1080,
- Ý kiến bạn đọc
- Chuyên mục: “Người tốt việc tốt”.
- Bạn đọc viết.
GV: HS có quyền tự do ngôn luận không?HS làm gì để thực hiện quyền tự do ngôn luận?
HS: trả lời cá nhân.
GV: Gợi ý HS trả lời và nêu ví dụ.
Kỹ năng tư duy sáng tạo trình bày suy nghĩ, ý tưởng. HS có quyền tự do ngôn luận không?HS làm gì để thực hiện quyền tự do ngôn luận?
I. Đặt vấn đề.
II. Nội dung bài học.
1. Quyền tự do ngôn luận
Là quyền của công dân tham gia bàn bạc, thảo luận đóng góp ý kiến vào những vấn đề chung của đất nước, xã hội.
2. Công dân sử dụng quyền tự do ngôn luận
Công dân sử dụng quyền tự do ngôn luận phải theo qui định của pháp luật.
Vì: như vậy sẽ phát huy tính tích cực quyền làm chủ công dân, góp phần xây dựng nhà nước, quản lí xã hội theo yêu cầu chung của xã hội.
3. Nhà nước làm gì?
Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí để báo chí phát huy vai trò của mình.
III. Bài tập.
4.4. Câu hỏi và bài tập củng cố.
Câu 1: Bài tập 1 SGK
GV: Cho HS trình bày ý kiến cá nhân
Đáp án: Đúng: b, d.
GV: Nhận xét, bổ sung, đánh giá.
4.5. Hướng dẫn học sinh tự học.
* Đối với bài học ở tiết học này:
-Học bài kết hợp SGK trang 53.
-Làm bài tập còn lại SGK trang 54.
* Đối với bài học ở tiết học này:
Chuẩn bị bài 20: Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Đọc phần đặt vấn đề và trả lời gợi ý SGK trang 55,56.
- Xem nội dung bài học, tư liệu tham khảo SGK trang 56.
- Xem bài tập SGK trang 57. 
5. Rút kinh nghiệm
Ưu điểm: ND 
..
PP.
..
DDDH ...............................
..
Khuyết điểm: ..
.
Hướng khắc phục: 

Tài liệu đính kèm:

  • docbai 19 Quyen tu do ngon luan.doc