Giáo án Giáo dục công dân khối 8 trọn bộ

Giáo án Giáo dục công dân khối 8 trọn bộ

Tiết 1- Bài 1

 TÔN TRỌNG LẼ PHẢI

I.Mục tiêu bài học.

1.Kiến thức .

- Hiểu được thế nào là lẽ phải và tôn trọng lẽ phải .

- Nêu được một số biểu hiện của tôn trọng lẽ phải.

- Phân biệt được tôn trọng lẽ phải với không tôn trọng lẽ phải.

- Hiểu ý nghĩa của tôn trọng lẽ phải.

2.Kỹ năng .

Biết suy nghĩ và hành động theo lẽ phải.

3.Thái độ.

- Có ý thức tôn trọng lẽ phảI và ủng hộ những người làm theo lẽ phải.

- Không đồng tình với những hành vi làm tráI lẽ phảI, làm tráI đạo lí của dân tộc.

II. Những kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài.

- Kĩ năng trình bày suy nghĩ/ ý tưởng về những biểu hiện và ý nghĩa của việc tôn trọng lẽ phải.

- Kĩ năng phân tích, so sánh về những biểu hiện tôn trọng lẽ phảI hoặc không tôn trọng lẽ phải.

- Kĩ năng ứng xử/ giao tiếp; kĩ năng tự tin trong các tình huống để thể hiện sự tôn trọng, bảo vệ lẽ phải.

 

doc 128 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 684Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân khối 8 trọn bộ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày giảng
8A:
8B:
Tiết 1- Bài 1
 TÔN TRỌNG LẼ PHẢI
I.Mục tiêu bài học.
1.Kiến thức .
- Hiểu được thế nào là lẽ phải và tôn trọng lẽ phải .
- Nêu được một số biểu hiện của tôn trọng lẽ phải.
- Phân biệt được tôn trọng lẽ phải với không tôn trọng lẽ phải.
- Hiểu ý nghĩa của tôn trọng lẽ phải.
2.Kỹ năng .
Biết suy nghĩ và hành động theo lẽ phải.
3.Thái độ.
- Có ý thức tôn trọng lẽ phảI và ủng hộ những người làm theo lẽ phải.
- Không đồng tình với những hành vi làm tráI lẽ phảI, làm tráI đạo lí của dân tộc.
II. Những kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài.
- Kĩ năng trình bày suy nghĩ/ ý tưởng về những biểu hiện và ý nghĩa của việc tôn trọng lẽ phải.
- Kĩ năng phân tích, so sánh về những biểu hiện tôn trọng lẽ phảI hoặc không tôn trọng lẽ phải.
- Kĩ năng ứng xử/ giao tiếp; kĩ năng tự tin trong các tình huống để thể hiện sự tôn trọng, bảo vệ lẽ phải.
III. Các phương pháp/kĩ thật dạy học có thể sử dụng.
- Thảo luận nhóm.
- Động não.
- Xử lí tình huống.
IV. Tài liệu, phương tiện, thiết bị DH.
-SGK .SGV GDCD 8.
-Một số câu chuyện , đoạn thơ nói về việc tôn trọng lẽ phải .
V. Tổ chức giờ học.
1. Tổ chức lớp(1p)
2. Kiểm tra đầu giờ(1p): KT sự chuẩn bị của HS về sách vở...
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài(1p):
Trong cuộc sống của chúng ta, mọi thứ đều có thể mất đI, chỉ có chân lí, lẽ phảI là tồn tại mãi. Để luôn nhận được sự tin cậy, tôn trọng của mọi người, mỗi chúng ta cần luôn luôn tôn trọng lẽ phải. 
Để hiểu thế nào là tôn trọng lẽ phảI, biểu hiện cũng như ý nghĩa của tôn trọng lẽ phảI, thầy và các em tìm hiểu bài hôm nay.
Hoạt động của GV&HS
Hoạt động 1 . Giáo viên giúp học sinh tìm hiểu phần đặt vấn đề .
1. Mục tiêu:
Hình thành kĩ năng trình bày suy nghĩ/ ý tưởng về những biểu hiện và ý nghĩa của việc tôn trọng lẽ phải.
2. Cách thực hiện.
- Giáo viên chia lớp làm 3 nhóm thảo luận 3 vấn đề sau .
Nhóm 1 : Em có nhận xét gì về việc làm của quan tuần phủ Nguyễn Quang Bích trong câu chuyện trên .
Nhóm 2 :Trong các cuộc tranh luân có bạn đưa ra ý kiến nhưng bị đa số các bạn phản đối .Nếu thấy ý kiến đó đúng thì em xử sự như thế nào ?
Nhóm 3 :Nếu biết bạn mình quay cóp trong giờ kiểm tra , em sẽ làm gì ?
- Các nhóm thảo luận.
- Các nhóm cử nhóm trưởng và thư kí ghi chép lại các ý kiến gcử đại diện lên trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét bổ xung - Giáo viên kết luận.
- GV: Theo em trong những trường hợp trên trường hợp nào được coi là đúng đắn phù hơp với đạo lí và lợi ích chung của xã hội.
- HS: Cả 3 cách xử sự trên .
- GV: Đó là lẽ phải.
 Vậy lẽ phải là gì ?
Hoạt động 2 :Tìm hiểu nội dung bài học.
1. Mục tiêu:
- Hiểu được thế nào là lẽ phải và tôn trọng lẽ phải .
- Nêu được một số biểu hiện của tôn trọng lẽ phải.
- Phân biệt được tôn trọng lẽ phảI với không tôn trọng lẽ phải.
- Hiểu ý nghĩa của tôn trọng lẽ phải.
- Hình thành kĩ năng phân tích, so sánh về những biểu hiện tôn trọng lẽ phảI hoặc không tôn trọng lẽ phải.
2. Cách thực hiện.
- GV: Qua việc phân tích trên, em hiểu thế nào là lẽ phải?
- HS: Trả lời theo ý hiểu.
- GV: Kết luận.
- GV: Em hiểu thế nào là tôn trọng lẽ phải?
- HS trả lời theo ý hiểu.
- GV kết luận.
- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm:
Nhóm 1,2: Nêu biểu hiện của tôn trọng lẽ phải?
Nhóm 3,4: Nêu biểu hiện của không tôn trọng lẽ phải?
- Các nhóm thảo luận.
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả.
- Các nhóm khác bổ sung.
- GV nhận xét và chốt ý:
- GV: Đối với những việc làm như
vi phạm luật giao thông đường bộ, vi phạm nội quy ở trường lớp, làm trái các qui định của pháp luật 
đó có phải là tôn trọng lẽ phải không?
- HS: Không tôn trọng lẽ phải.
- GV: Với những việc làm đó ta cần bày tỏ thái độ hành động gì ?
- HS: Phản đối.
- GV: Vậy tôn trọng lẽ phải có ý nghĩa như thế nào ?
- HS trả lời.
- GV kết luận:
- GV: Là học sinh em phải làm gì để trở thành người biết tôn trọng lẽ phải?
- Học sinh liên hệ.
- GV nhận xét và kết luận.
Hoạt động 3: Luyện tập.
- HS Hoạt động nhóm:
N1: Thảo luận bài 1.
N2: Thảo luận bài 2.
N3: Thảo luận bài 3.
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả.
- Các nhóm khác bổ sung.
- GV kết luận.
T.Gian
10p
20p
8p
Nội dung cần đạt
I. Đặt vấn đề .
- Việc làm của quan tuần phủ chứng tỏ ông là người dũng cảm , trung thực dám đáu tranh để bảo vệ lẽ phải không chấp nhận những điều sai trái.
- Nếu thấy ý kiến đó đúng em cần ủng hộ bạn và bảo vệ ý kiến của bạn bằng cách phân tích cho bạn khác thấy những điểm mà em cho là đúng là hợp lí .
- Bày tỏ thái độ không đồng tình. Phân tích cho bạn thấy tác hại của việc làm sai trái đó , khuyên bạn lân sau không nên làm như vậy .
II. Bài học .
- Lẽ phải là những điều được coi là đúng đắn phù hợp với đạo lí và lợi ích chung của xã hội.
- Tôn trọng lẽ phải là công nhận, ủng hộ, làm theo và bảo vệ những điều đúng đắn; Không chấp nhận và không làm những việc sai trái.
* Biểu hiện của tôn trọng lẽ phải:
+ Ủng hộ, bảo vệ những điều đúng đắn;
+ Làm theo nhứng điều đúng đắn;
+ Thẳng thắn, trung thực;
+ Không chấp nhận và không làm những việc sai trái.
* Ngược lại với tôn trọng lẽ phảI là chấp nhận những việc sai tráI, làm những việc sai tráI, bao che những việc sai trái.
- Tôn trọng lẽ phải giúp mọi người có cách ứng xử phù hợp làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội , góp phân thúc đẩy xã hội ổn định và phát triển .
III. Bài tập .
Bài tập 1.Lựa chọn cách ứng xử c.
Bài tập 2.Lựa chọn cách ứng xử c. 
Bài tập 3.Các hành vi biểu hiện sự tôn trọng lẽ phải : a , c , e 
4. Củng cố( 3p)
- GV: Tôn trọng lẽ phảI là gì?
- HS: Tôn trọng lẽ phải là công nhận, ủng hộ, làm theo và bảo vệ những điều đúng đắn; Không chấp nhận và không làm những việc sai trái.
5. Hướng dẫn học bài (1p).
- Về nhầ các em học bài và trả lời được:
+ Thế nào là lẽ phải? Thế nào là tôn trọng lẽ phải?
+ Biểu hiện của tôn trọng lẽ phải.
+ Phân biệt được tôn trọng lẽ phảI với không tôn trọng lẽ phải.
+ Ý nghĩa của tôn trọng lẽ phải.
- Sưu tầm một số câu ca dao tục ngữ danh ngôn nói về tôn trọng lẽ phải. 
- Đọc và tìm hiểu bài Liêm khiết theo yêu cầu bài học.
Nhận bàn giao từ đồng chí Hồng từ tiết 2
Ngày soạn: 25. 08. 2012
Ngày giảng 8B(28. 08)
 8A(15. 09)
Tiết 2 - Bài 2
LIÊM KHIẾT
I. Mục tiêu bài học.
1.Kiến thức.
- Hiểu thế nào là liêm khiết.
- Nêu được một số biểu hiện của liêm khiết.
- Hiểu được ý nghĩa của liêm khiết
2. Kỹ năng.
- Phân biệt được hành vi liêm khiết với tham lam, làm giầu bất chính.
- Biết sống liêm khiết, không tham lam.
3. Thái độ .
- Kính trọng nhũng người sống liêm khiết; học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về Liêm khiết.
- Phê phán nhũng hành vi tham ô, tham nhũng.
II. Những kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài.
- Kĩ năng xác định giá trị và ý nghĩa của sống liêm khiết.
- Kĩ năng phân tích so sánh những biểu hiện liêm khiết và những biểu hiện trái với liêm khiết.
- Kĩ năng tư duy phê phán đối với những biểu hiện liêm khiết và không liêm khiết.
III. Các phương pháp/kĩ thật dạy học có thể sử dụng.
- Nghiên cứu trường hợp điển hình.
- Động não.
- Thảo luận nhóm.
- Xử lí tình huống.
IV. Tài liệu, phương tiện, thiết bị DH.
- SGK, SGV, tài liện tham khảo.
- Truyện nói về phẩm chất này .
V. Tổ chức giờ học.
1. Ổn định tổ chức (1’)
2. Kiểm tra đầu giờ (4’) 
H. Nêu biểu hiện của tôn trọng lẽ phải?
- HS: Biểu hiện của tôn trọng lẽ phải:
+ Ủng hộ, bảo vệ những điều đúng đắn;
+ Làm theo những điều đúng đắn;
+ Thẳng thắn, trung thực;
+ Không chấp nhận và không làm những việc sai trái.
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài (1’): Tiết học trước cô và các em tìm hiểu bài sống giản dị. Tiết học hôm nay thày và các em tìm hiểu 1 phẩm chất đạo đức nữa đó là Liêm khiết.
Hoạt động của GV&HS
HĐ 1.HD HS tìm hiểu phần truyện đọc
* Mục tiêu: Nêu được một số biểu hiện của liêm khiết. Hình thành kĩ năng xác định giá trị và ý nghĩa của sống liêm khiết. Học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về Liêm khiết.
* Cách thực hiện.
HS đọc truyện
H. Phần truyện đọc kể về ai ? Bà là người như thế nào?
Mari Quyri.
- Sáng lập ra học thuyết phóng xạ.
- Phát hiện và tìm ra phương pháp chiết ra các nguyên tố hóa học mới .
- Vui lòng sống túng thiếu và sẵn sàng giữ qui trình chiết tách cho ai cần tới , từ chối khoản trợ cấp của chính phủ Pháp.
H. Em có suy nghĩ gì về cách sử xự của bà Mari Quyri?
gSống thanh cao không vụ lợi, không hám danh làm việc một cách vô tư có trách nhiệm không đòi hỏi điều kiện vật chất. 
H. Em có nhận xét gì về cách sử xự của Dương Chấn và Bác Hồ?
HS trả lời.
Dương Chấn: Vô tư, trong sáng.
Bác Hồ: Cả cuộc đời sống trong sạch, không hám danh, hám lợi; không toan tính riêng cho bản thân, khước từ những ưu đãi, chăm lo cho nhân dân, cho đất nước.
gLiêm khiết.
GV kết luận:
H. Theo em những cách sử xự của Mari , Dương Chấn , Bác Hồ có điểm gì chung ?Bộc lộ phẩm chất gì ?
gLương tâm thanh thản .
gMọi người quí trọng tin cậy của mọi người làm cho xã hội trong lành sạch tốt đẹp hơn .
H. Em thử đoán xem khi bà Mari từ chối sự giúp đở của Pháp . Sự từ chối đút lót của Dương Chấn và cách sống của Bác Hồ thì họ cảm thấy như thế nào ? Mọi người sẽ có thái độ như thế nào đối với họ?
HĐ 2 . HD Tìm hiểu nội dung bài học
* Mục tiêu: Hiểu thế nào là liêm khiết. Hiểu được ý nghĩa của liêm khiết. Hình thành kĩ năng phân tích so sánh những biểu hiện liêm khiết và những biểu hiện trái với liêm khiết. Hình thành kĩ năng tư duy phê phán đối với những biểu hiện liêm khiết và không liêm khiết.
* Cách thực hiện.
H. Qua phần truyện đọc em cho biết liêm khiết là gì ?
HS trả lời.
GV kết luận:
H. Trái với liêm khiết là gì?
HS: nhỏ nhen , ích kỷ, hám danh, hám lợi.
H. Sống liêm khiết sẽ có ý nghĩa như thế nào ?
HS trả lời.
GV kết luận:
GV liên hệ thực tế cuộc sống hiện nay có hiện tượng tham ô, tham nhũng ảnh hưởng xấu tới đời sống xã hội.
- GV chia lớp làm 4 nhóm thảo luân 4 vấn đề 
N1,2: Nêu những biểu hiện trái với lối sống liêm khiết .
N3,4: Nêu những biểu hiện sống liêm khiết.
Các nhóm thảo luận.
Đại diện hóm lên trình bày 
Học sinh nhận xét 
Giáo viên tổng kết .
H. Theo em là học sinh có cần phải liêm khiết không?Muốn trở thành người liêm khiết cần rèn luyện những đức tính gì?
HS: HS 
Sống giản dị
Luôn phấn đấu học tập 
Trung thực không gian lận
HĐ 3: HD làm bài tập .
* Mục tiêu: Phân biệt được hành vi liêm khiết với tham lam, làm giầu bất chính. Hình thành kĩ năng tư duy phê phán đối với những biểu hiện liêm khiết và không liêm khiết.
* Cách thực hiện.
HS hoạt động cá nhân, trả lời.
GV nhận xét và kết luận:
HS hoạt động cá nhân, trả lời.
GV nhận xét và kết luận
T.g
15’
10’
10’
Nội dung chính
I. Truyện đọc.
II. Bài học
1. Liêm khiết là gì?
- Liêm khiết là một phẩm chất đạo đức của con người thể hiện lối sống trong sạch.
2. Biểu hiện 
Không hám danh, không hám lợi.
 Không bận tâm về  ... ất biện pháp làm giảm tai nạn giao thông. Trách nhiệm của HS trong việc thực hiện trật tự an toàn giao thông.
* Cách tiến hành
- GV cho HS thảo luận nhóm
HS trả lời các câu hỏi:
1) Nêu thực trạng giao thông địa phương.
2) Nguyên nhân nào dẫn tới tai nạn giao thông?
3) Em hãy đề xuất biện pháp làm giảm tai nạn giao thông.
4) Trách nhiệm của HS trong việc thực hiện trật tự an toàn giao thông?
5) Nêu ít nhất 3 hành vi vi phạm luật giao thông?
-> Các nhóm thảo luận, thống nhất kết quả thảo luận.
HĐ2: Báo cáo kết quả thảo luận
* Mục tiêu: Nắm được thực trạng, nguyên nhân và giải pháp làm giảm ô nhiễm môi trường. Nêu được trách nhiệm của HS trong vấn đề này. Rèn cho HS kĩ năng thể hiện sự tự tin.
* Cách tiến hành
- GV mời các tổ trưng bày kết quả thảo luận.
- Đại diện các nhóm báo cáo.
- GV tổng hợp và chốt ý.
H. Thực trạng giao thông địa phương, nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông và đề xuất biện pháp làm giảm tai nạn giao thông. Trách nhiệm của HS trong việc thực hiện trật tự an toàn giao thông.
- GV tổng hợp và chốt ý.
T/g
12’
20’
Nội dung chính
I. Tìm hiểu thực tế
1. Thực trang giao thông địa phương: Còn tai nạn giao thông.
2. Nguyên nhân:
Đường xấu;
Nhiều phương tiện cơ giới;
ý thức người tham gia giao thông chưa tốt
3. Giải pháp:
Hạn chế sử dụng phương tiện giao thông cá nhân;
Tuyên truyền tới người thân, bạn bè chấp hành tốt luật lệ giao thông
4. Hành vi vi phạm luật giao thông:
Đi bên trái đường;
15 tuổi đi xe gắn máy;
Đi xe đạp hàng ba
4. Củng cố (8’)
- HS sắm vai (1 nhóm sắm vai): Trên đường đi học về, Lan thấy ba bạn cùng lớp đi xe đạp hàng ba. Lan nhắc nhở các bạn rằng không nên đi như vậy, dễ xảy ra tai nạn giao thông.
- Tập thể lớp nhận xét cách ứng xử.
- GV nhận xét, biểu dương HS.
5. Hướng dẫn học bài (2’)
- Về nhà các em tìm hiểu thêm các nguyên nhân và giải pháp làm giảm tai nạn giao thông.
- Chuẩn bị nội dung: Tín ngưỡng, tôn giáo và mê tín dị đoan giờ sau tiếp tục thực hành ngoại khóa.
 ************************
Ngày soạn: 20. 04. 2013 
Ngày giảng: 8A( 23. 04)
 8B (04. 05) Bù
Tiết 33
THỰC HÀNH NGOẠI KHÓA CÁC VẤN ĐỀ ĐỊA PHƯƠNG
VÀ CÁC NỘI DUNG ĐÃ HỌC
(Tín ngưỡng, tôn giáo và mê tín dị đoan)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Nắm được tình hình tín ngưỡng, tôn giáo và mê tín dị đoan ở địa phương; đề xuất biện pháp bài trừ mê tín dị đoan.
- Nêu được trách nhiệm của HS trong vấn đề này.
2. Kỹ năng
- Tham gia các hoạt động nhằm bài trừ mê tín dị đoan.
3. Thái độ
- Có ý thức bài trừ mê tín dị đoan. 
II. Những kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài.
- Kĩ năng thể hiện sự tự tin.
- Kĩ năng hợp tác.
- Kĩ năng tư duy sáng tạo tìm những nguyên nhân cũng như đề xuất những biện pháp bài trừ mê tín dị đoan.
III. Các phương pháp/kĩ thật dạy học có thể sử dụng.
- Thảo luận nhóm.
- Trình bày 1 phút.
IV. Tài liệu, phương tiện, thiết bị DH.
- SGK, SGV, tài liện tham khảo.
- Giấy tôki, bút dạ.
V. Tổ chức giờ học.
1. Tổ chức lớp(1’)
2. Kiểm tra đầu giờ(1’): KT sự chuẩn bị bài, chuẩn bị nội dung thực hành.
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài(1’)
 Vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo và mê tín dị đoan đang được xã hội đặc biệt quan tâm. Tình hình mê tín dị đoan ở địa phương đang như thế nào, giải pháp nào nhằm bài trừ mê tín dị đoan, thầy và các em cùng tìm hiểu.
Hoạt động của GV&HS
HĐ 1: Tìm hiểu thực tế.
* Mục tiêu: Tìm hiểu tình hình tín ngưỡng, tôn giáo và mê tín dị đoan ở địa phương và đề xuất giải pháp bài trừ mê tín dị đoan. Trách nhiệm của HS trong việc bài trừ mê tín dị đoan.
* Cách tiến hành
GV phát giấy tôki và tổ chức cho HS thảo luận nhóm (5 nhóm) trả lời các câu hỏi:
1) Tình hình tín ngưỡng, tôn giáo và mê tín dị đoan địa phương.
2) Tín ngưỡng, tôn giáo khác mê tín dị đoan như thế nào?
3) Em hãy đề xuất giải pháp bài trừ mê tín dị đoan.
4) Trách nhiệm của HS trong việc bài trừ mê tín dị đoan?
- Các nhóm thảo luận, thống nhất kết quả thảo luận.
HĐ 2: Báo cáo kết quả thảo luận:
* Mục tiêu: Nắm được tình hình tín ngưỡng, tôn giáo và mê tín dị đoan ở địa phương và đề xuất giải pháp bài trừ mê tín dị đoan.
* Cách tiến hành
- GV mời các tổ trưng bày kết quả thảo luận.
- Đại diện các nhóm báo cáo.
- Cả lớp thảo luận.
- GV tổng hợp và chốt ý.
T/g
12’
20’
Nội dung chính
1. Tìm hiểu thực tế
2. Tình hình tín ngưỡng, tôn giáo và mê tín dị đoan ở địa phương và đề xuất giải pháp bài trừ mê tín dị đoan. Trách nhiệm của HS trong việc bài trừ mê tín dị đoan.
Tình hình tín ngưỡng, tôn giáo và mê tín dị đoan ở địa phương: Không có tôn giáo; có tín ngưỡng (thờ cúng tổ tiên; thờ cúng thần linh, thổ địa...); có hiện tượng mê tín dị đoan (bói toán, chữa bệnh bằng cúng ma...)
Tín ngưỡng, tôn giáo khác mê tín dị đoan:
Tín ngưỡng, tôn giáo: Mang lại cho con người sức mạnh, hươnhgs con người làm việc thiện;
Mê tín dị đoan: Đem lại hậu quả xấu cho cá nhân, gia đình, xã hội.
Giải pháp bài trừ mê tín dị đoan:
Tuyên truyền tới người thân, bạn bè không tin vào bói toán, chữa bệnh bằng cúng ma
Học tập nâng cao hiểu biết về tín ngưỡng, tôn giáo, mê tín dị đoan.
4. Củng cố (9’): 
- HS sắm vai (1 nhóm sắm vai): Bố mẹ Hương đón thầy mo về cúng bái, đuổi ma. Hương tuyên truyền, giải thích cho bố mẹ không nên tin theo những điều nhảm nhí.
- Tập thể lớp nhận xét cách ứng xử.
- GV nhận xét, biểu dương HS .
5. Hướng dẫn học bài (1’)
- Về nhà các em tìm hiểu thêm các hiện tượng mê tín dị đoan và giải pháp bài trừ mê tín dị đoan.
- Chuẩn bị : Xem lại các nội dung đã học trong HK II, giờ sau ôn tập KH II.
 ************************
Ngày soạn: 04. 05. 2013 
Ngày giảng: 8A( 07. 05)
 8B (11. 05) 
Tiết 34
ÔN TẬP HỌC KỲ II
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Giúp h/s hệ thống và củng cố lại toàn bộ kiến thức từ bài 13 đến bài 21.
2. Kỹ năng : Biết vận dụng những kiến thức đã học vào xử lý các tình huống cụ thể.
3. Thái độ: Có thái độ nghiêm túc trong việc học tập và tích cực ôn lại kiến thức.
II. Những kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài
- Kĩ năng thể hiện sự tự tin.
- Kĩ năng hợp tác.
- Kĩ năng tư duy sáng tạo.
III. Các phương pháp/kĩ thuật dạy học có thể sử dụng
- Thảo luận nhóm.
- Hỏi đáp tích cực.
IV. Tài liệu, phương tiện, thiết bị DH
- SGK, SGV, tài liện tham khảo.
- Hệ thống câu hỏi ôn tập.
V. Tổ chức giờ học
1. Tổ chức lớp(1’)
2. Kiểm tra đầu giờ(1’): KT sự chuẩn bị của HS
3. Bài mới:
 *Giới thiệu bài(1’): Chúng ta đã được học và biết được cách phòng chống nhiễm HIV/AIDS; phòng chống tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại; thế nào là quyền tự do ngôn luận ... Hôm nay thầy cùng các em ôn lại những vấn đề này.
Hoạt động của thầy và trò
T/g
Nội dung chính
HĐ1: Hệ thống hoá kiến thức
* Mục tiêu: HS nêu được các nội dung đã học trong học kỳ II.
* Cách tiến hành
H. Em hãy kể tên các bài đã học trong học kỳ II?
- Một HS kể.
- Tập thể lớp nhận xét
- GV: Nhắc lại.
HĐ 2: Ôn tập theo câu hỏi
* Mục tiêu: HS hiểu các vấn đề ôn tập.
* Cách tiến hành
GV: Nêu câu hỏi
HS: Trả lời cá nhân, h/s khác nhận xét.
GV: Nhận xét, kết luận 
GV: Nêu câu hỏi
HS: Trả lời cá nhân, h/s khác nhận xét.
GV: Nhận xét, kết luận 
 GV: Nêu câu hỏi
HS: Trả lời cá nhân, h/s khác nhận xét.
GV: Nhận xét, kết luận 
GV: Nêu câu hỏi
HS: Trả lời cá nhân, h/s khác nhận xét.
- GV: Nhận xét, kết luận 
GV: Nêu câu hỏi
HS: Trả lời cá nhân, h/s khác nhận xét.
GV: Nhận xét, kết luận 
GV: Nêu câu hỏi
HS: Trả lời cá nhân, h/s khác nhận xét.
GV: Nhận xét, kết luận 
GV: Nêu câu hỏi
HS: Trả lời cá nhân, h/s khác nhận xét.
GV: Nhận xét, kết luận 
HĐ 3. Luyện tập
* Mục tiêu: Vận dụng hhiểu biết giải quyết các vấn đề đạo đức và pháp luật.
* Cách tiến hành
- GV: Hướng dẫn h/s làm bài tập 1 (tr 54).
- HS hoạt động cá nhân, trả lời.
- GV nhận xét và kết luận.
- GV: Hướng dẫn h/s làm bài tập 3 (tr 58).
- HS hoạt động cá nhân, trả lời.
- GV nhận xét và kết luận.
5’
22’
11’
1. Hệ thống hoá kiến thức
2. Ôn tập theo câu hỏi
Câu 1: Em hãy nêu một số tác hại của HIV/AIDS mà em biết?
Cách phòng tránh HIV/AIDS ?
- HIV/AIDS là đại dịch của thế giới và Việt Nam, nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng, ảnh hưởng đến nền kinh tế xã hội...
- Tránh tiếp xúc với máu của người bị nhiễm HIV/AIDS, không dùng chung bơm kim tiêm,không quan hệ tình dục bừa bãi.
Câu 2: Tác hại của tai nạn vũ khí, cháy, nổ, các chất độc hại gây ra? Nhà nước ta đã ban hành những quy định gì?
- Mất tài sản cá nhân, gia đình và xã hội, bị thương, tàn phế và chết người.
- Cấm tàng trữ, buôn bán, vận chuyển, chỉ những cơ quan được nhà nước giao nhiệm vụ và cho phép mới được giữ và chuyên trở và sử dụng vũ khí 
Câu 3: Quyền khiếu nại là gì? Quyền tố cáo là gì? Có những hình thức khiếu nại tố cáo nào?
- Quyền công dân đề nghị cơ quan tổ chức có thẩm quyền xem xét lại các quyết định, việc làmcủa cán bộ công chức nhà nước..làm trái pháp luật hoặc làm xâm phạm lợi ích của mình.
- Quyền công dân báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về vụ việc vi phạm pháp luật.
- Khiếu nại trực tiếp hoặc gián tiếp, Người tố cáo gặp trực tiếp hoặc gửi đơn, thư.
Câu 4: Thế nào là quyền tự do ngôn luận? Công dân sử dụng quyền tự do ngôn luận như thế nào?
- Là quyền của công dân tham gia bàn bạc, thảo luận đóng góp ý kiến vào những vấn đề chung của đất nước, xã hội.
- Công dân sử dụng quyền tự do ngôn luận phải theo quy định của pháp luật.
- Vì như vậy sẽ phát huy được tính tích cực quyền làm chủ công dân 
Câu 5: Từ khi thành lập nước đến nay, nhà nước ta đã ban hành mấy bản Hiến pháp? Vào những năm nào? 
- Nước ta đã ban hành 4 bản Hiến pháp , vào các năm: 1946, 1959, 1980, 1992.
Câu 6: Nội dung của Hiến pháp năm 1992 quy định những điều gì?
- Quy định những vấn đề nền tảng, những nguyên tắc mang tính định hướng của đường lối xây dựng, phát triển đất nước: Bản chất nhà nước, chế độ chính trị, chế độ kinh tế, chính sách văn hóa xã hội, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, tổ chức bộ máy nhà nước.
Câu 7: Nêu đặc điểm của pháp luật?, bản chất của pháp luật?
* Đặc điểm
- Tính quy phạm phổ biến
- Tính xác định chặt chẽ
- Tính bắt buộc
* Bản chất pháp luật Việt Nam:
Pháp luật nước CHXHCNVN thể hiện tính dân chủ XHCN và quyền làm chủ của công dân lao động.
3. Bài tập
* Bài tập 1 (tr 54)
- ý đúng: b, d.
* Bài tập 3 (tr 58)
- Cơ quan Quyền lực nhà nước gồm: Quốc hội, Hội đồng nhân dân tỉnh.
- Cơ quan Quản lí nhà nước gồm: Chính phủ, UBND quận, Bộ Giáo dục và đào tạo, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Sở GD&ĐT, Sở Lao động Thương binh và Xã hội
- Cơ quan Xét xử :Tòa án nhân dân tỉnh
- Cơ quan Kiểm sát: Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
4. Củng cố ( 3/)
- GV: Củng cố, hệ thống lại một số kiến thức trọng tâm.
- HS: Nghe, ghi nhớ.
5. Hướng dẫn học bài ( 1/)
- Về nhà các em ôn lại bài theo các nội dung ôn tập.
- Giờ sau KT học kì II.
 ********************

Tài liệu đính kèm:

  • docGDCD 8 hay.doc