Giáo án Giáo dục công dân 9 kì 2 - Trường THCS Nguyễn Bá Ngọc

Giáo án Giáo dục công dân 9 kì 2 - Trường THCS Nguyễn Bá Ngọc

Tuần 20

Tiết 19:

Bài 12: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN

TRONG HÔN NHÂN

I. Mục tiêu bài học:

 1. Kiến thức:

 - HS hiểu được khái niệm hôn nhân và các nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân ở VN.

 - Các điều kiện để được kết hôn, các trường hợp cấm kết hôn, quyền và nghĩa vụ của vợ và chồng.

 - Ý nghĩa của việc nắm vững và thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ trong hôn nhân, tác hại của việc kết hôn sớm.

 2. Kĩ năng:

 - Biết phân biệt hôn nhân hợp pháp và bất hợp pháp.

 - Biết cách ứng xử trong những trường hợp liên quan đến quyền và nghĩa vụ về hôn nhân của bản thân.

 - Không vi phạm quy định của pháp luật về hôn nhân và tuyên truyền để mọi người cùng thực hiện tốt.

 3. Thái độ:

 - Tôn trọng qui định của pháp luật về hôn nhân.

 - Ủng hộ những việc làm đúng, phản đối những hành vi vi phạm pháp luật trong hôn nhân.

II. Chuẩn bị:

 1. GV: Soạn và thâm nhập giáo án + tư liêu (- Luật HN&GĐ năm 2000.

 - Các thông tin, số liệu thực tế liên quan.)

 2. HS: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn của giáo viên và làm bài tập còn lại.

 - Bảng phụ

 

doc 30 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 790Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân 9 kì 2 - Trường THCS Nguyễn Bá Ngọc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 	Ngày soạn: //2011
	Ngày dạy: //2012
Tuần 20 	
Tiết 19: 
Bài 12: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN 
TRONG HÔN NHÂN
I. Mục tiêu bài học: 
	1. Kiến thức: 
	- HS hiểu được khái niệm hôn nhân và các nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân ở VN.
	- Các điều kiện để được kết hôn, các trường hợp cấm kết hôn, quyền và nghĩa vụ của vợ và chồng.
	- Ý nghĩa của việc nắm vững và thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ trong hôn nhân, tác hại của việc kết hôn sớm.
	2. Kĩ năng:
	- Biết phân biệt hôn nhân hợp pháp và bất hợp pháp.
	- Biết cách ứng xử trong những trường hợp liên quan đến quyền và nghĩa vụ về hôn nhân của bản thân.
	- Không vi phạm quy định của pháp luật về hôn nhân và tuyên truyền để mọi người cùng thực hiện tốt.
	3. Thái độ:
	- Tôn trọng qui định của pháp luật về hôn nhân.
	- Ủng hộ những việc làm đúng, phản đối những hành vi vi phạm pháp luật trong hôn nhân.
II. Chuẩn bị:
 1. GV: Soạn và thâm nhập giáo án + tư liêu (- Luật HN&GĐ năm 2000.
	 - Các thông tin, số liệu thực tế liên quan.)
 2. HS: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn của giáo viên và làm bài tập còn lại.
	 - Bảng phụ
III. Các bước lên lớp:
1. Ổn định tổ chức
2. KTBC: ? Nhiệm vụ của thanh niên - học sinh trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước?
3. Bài mới: * Giới thiệu bài:
HĐ CỦA GV
HĐ CỦA HS
NỘI DUNG
HĐ1:Tìm hiểu vấn đề (sgk)
Gọi HS đọc phần đặt vân đề.
* Thảo luận nhóm:
- N1+3: Em suy nghĩ gì về tình yêu và hôn nhân trong những trường hợp trên?
- N2+4: Em quan niệm như thế nào về tình yêu, về tuổi kết hôn, về trách nhiệm của vợ và chồng trong cuộc sống gia đình?
GV: Ở lớp 8, học bài "Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình".
? Các thanh viên trong gia đình phải có trách nhiệm như thế với nhau?
? Theo em, vì sao người ta nói tình yêu chân chính là cơ sở quan trọng của hôn nhân và gia đình hạnh phúc?
? Vây em hiểu thế nào là tình yêu không chân chính?
? Thế nào là hôn nhân không dựa trên cơ sở tình yêu chân chính?
GV: Tình yêu và hôn nhân không chân chính thì khó có thể đem lại hạnh phúc.
HĐ2:Tìm hiểu NDBH.
? Hôn nhân là gì?
? Trong hôn nhân, Nhà nước ta đã đề ra những nguyên tắc nào?
GV: Lấy ví dụ cụ thể về các trường hợp hôn nhân nói trên.
? Chính sách dân số của nước ta như thế?
? Vì sao nhà nước ta lại đề ra chính sách về dân số như vậy?
GV: Mặc dù những nguyên tắc trên được PL quy định rõ ràng nhưng không phải bất kì cặp vợ chồng nào cũng thự hiện tốt.
? Em hãy nêu lên một số trường hợp hôn nhân vi phạm PL ?
HĐ3: Luyện tập:
 Làm bài tập 1 - sgk.
- Không chân chính và thiếu tôn trọng, thiếu trách nhiệm đối với nhau, đồng thời vi phạm pháp luật.
- Tình yêu: Phải chân chính, lành mạnh, xuất phát từ sự tự nguyện, sự đồng cảm, tin cậy và tôn trọng lẫn nhau.
- Tuổi kết hôn: Phải đúng tuổi theo quy định của Luật HN&GĐ Việt Nam (nữ phải đủ từ 18 tuổi và nam là 20 tuổi trở lên)
- Vợ chồng phải bình đẳng, yêu thương nhau, chăm sóc và giúp đỡ nhau...
- Có bổn phận, trách nhiệm qua lại với nhau.
- Tình yêu chân chính là xuất phát từ sự đồng cảm, sự yêu thương chân thành và mông muốn sống với nhau trọn đời. Do đó khi chung sống với nhau hai bên sẽ hòa hợp với nhau hơn.
- Tình yêu vụ lợi, tham địa vị, danh vọng, thiếu trách nhiệm với nhau....
- Bị ép buộc, vì tiền tài, danh vọng...
- Trả lời.
- Trả lời.
- Mỗi cặp vợ chồng chỉ nên sinh từ 1 đến 2 con, đứa đầu cách đứa sau từ 3 đến 5 năm.
- Nhằm hạn chế tỉ lệ tăng dân số để có điều kiện nuôi dạy con tốt hơn, hạn chế việc gây áp lực về kinh tế, việc làm đối với nhà nước. Khoảng cách sinh con được quy định như vậy là nhằm bảo đảm sức khỏe cho bà mẹ và trẻ sơ sinh.
- Ép buộc, chồng đánh vợ, sinh đông con; không cho người theo tôn giáo này kết hôn vói tôn giáo khác...
- Ý đúng: d, đ, g, h, i, k.
I. Tìm hiểu vấn đề (sgk)
II. Bài học:
Hôn nhân là gì?
 - Hôn nhân là sự liên kết đặc biệt giữa một nam và một nữ trên nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, được Nhà nước thừa nhận, nhằm chung sống lâu dài và xây dựng gia đình hạnh phúc.
 - Tình yêu chân chính là cơ sở quan trọng của hôn nhân.
2. Những qui định của Pháp luật nước ta về hôn nhân:
a. Nguyên tắc cơ bản:
+ Hôn nhân tự nguyện; tiến bộ, 1 vợ 1 chồng; vợ chồng bình đẳng.
+ Hôn nhân giữa công dân VN thuộc các dân tộc, tôn giáo, giữa người theo tôn giáo này với tôn giáo khác, giữa người không theo tôn giáo với người theo tôn giáo, giữa người VN với người nước ngoài đều được tôn trọng và được PL bảo vệ.
+ Vợ chồng phải có nghĩa vụ thực hiện chính sách dân số.
III. Bài tập:
Bài 1:Ý đúng: d, đ, g, h, i, k.
4. Củng cố : Nêu các nguyên tắc về hôn nhân theo pháp luật VN?
	5. Hướng dẫn về nhà:
- Học bài, làm các bài tập còn lại 
- Tìm hiểu trước phần Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân.
- Kể một số hành vi vi phạm luật hôn nhân và gia đình 
IV. Rút kinh nghiệm: 	
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. 
 	Ngày soạn: //2012
	Ngày dạy: //2012
Tuần 21
Tiết 20 Bài 12: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN
TRONG HÔN NHÂN (TT)
I. Mục tiêu bài học: 
	( Như tiết 21)
II. Chuẩn bị:
 1. GV: Soạn và thâm nhập giáo án + tư liêu (- Luật HN&GĐ năm 2000.
	 - Các thông tin, số liệu thực tế liên quan.)
 2. HS: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn của giáo viên và làm bài tập còn lại.
	 - Bảng phụ
III. Các bước lên lớp:
1. Ổn định tổ chức
2. KTBC: ? Hôn nhân là gì? Nêu các nguyên tắc về hôn nhân theo pháp luật VN?
3. Bài mới: * Giới thiệu bài:
HĐ CỦA GV
HĐ CỦA HS
NỘI DUNG
HĐ1: Tìm hiểu quyền và nghĩa vụ của CD trong Hôn nhân.
GV: trong quy định của PL, ngoài những nguyên tắc thì trong hôn nhân còn có những quy định về quyền và nghĩa vụ của công dân.
? CD VN có quyền và nghĩa vụ gì trong hôn nhân?
GV: Cho HS đọc điều 64 - HP 1992 - sgk.
? PL nghiêm cấm điều gì trong hôn nhân?
GV: Cho HS đọc điều 4 và 8 - luật HN&GĐ 2000 -sgk.
? Vì sao người có cùng dòng máu trực hệ hoặc họ hàng trong phạm vi 3 đời không được kết hôn với nhau?
GV: Trong chế độ Phong kiến, con cái trong Hoàng tộc thường kết hôn với nhau nhằm duy trì ngôi báu, địa vị... -> các vị vua thường có tuổi thọ thấp.
? Vợ chồng phải có nghĩa vụ như thế nào với nhau?
GV: Vợ chồng phải bình đẳng và tôn trọng trong mọi lĩnh vực.
? Em hãy nêu một số trường hợp vợ chồng thực hiện tốt các nguyên tắc cũng như quyền và nghĩa vụ trong hôn nhân?
? Ở những nơi nào của nước ta thường có sự vi phạm Luật Hôn nhân và Gia đình?
? Em hãy nêu một số trường hợp vi phạm Luật Hôn nhân và Gia đình ở các dân tộc thiểu số?
? Em có suy nghĩ gì đối với những trường hợp thực hiện tốt cũng như chưa tốt Luật Hôn nhân và Gia đinh?
GV: Những việc làm sai trái trên đều vi phạm Nghị định 32/2002/NĐ-CP của Chính phủ về việc kết hôn đối với các dân tộc thiểu số.
? Đối với tình yêu và hôn nhân, chúng ta cần phải làm gì?
- Chúng ta phải thận trọng, nghiêm túc trong tình yêu và hôn nhân, không vi phạm pháp luật về hôn nhân.
HĐ2: Luyện tập.
Gv giao bài tập cho các tổ
 Làm bài tập sgk.
- N1: bài 4
- N2: bài 5
- N3: bài 6
- N4: bài 7
- Trả lời.
- Đọc.
- Trả lời.
- Đọc.
- Sinh ra dễ bị dị hình, bệnh tật, đồng thời không phù hợp với đạo lí của người VN.
 Trả lời.
- Có đăng kí kết hôn, kết hôn tự nguyện, kết hôn đúng tuổi quy định, thực hiện tốt chính sách dân số...
- Vùng nông thôn, đặc biệt là ở các miền núi nơi có nhiều dân tộc thiểu số sinh sống.
- Cướp vợ; xem tuổi; thách cưới....
- Phát huy, học tập và làm theo những trường hợp thực hiện tốt.
- Phê phán, ngăn chặn những trường hợp chưa thưc hiện tốt.
- Trả lời.
- Thảo luận xong các nhóm ghi câu trả lời ra giấy khổ lớn rồi dán lên bảng (hoặc cho đại diện nhóm đọc to trước lớp) -> GV kết luận.
II. Nội dung bài học:
b. Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân:
+ Nam từ 20 tuổi, nữ từ 18 tuổi trở lên mới được kết hôn; kết hôn do hai bên tự nguyện và phải đăng kí tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
+ Cấm kết hôn đối với các trường hợp:
-> Người đang có vợ hoặc có chồng.
-> Người mất năng lực hành vi dân sự.
-> Cùng dòng máu trực hệ, họ hàng trong phạm vi 3 đời.
-> Giữa cha và con, bố chồng và con dâu, mẹ vợ với con rể...
-> Giữa những người có cùng giới tính.
+ Vợ chồng bình đẳng, có quyền và nghĩa vụ ngang nhau và phải tôn trọng lẫn nhau.
III. Bài tập:
 Làm bài tập sgk.
4. Củng cố : Nêu quyền và nghĩa vụ của CD trong hôn nhân theo PL VN?
	5. Hướng dẫn về nhà:
- Học bài 
- Soạn bài Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế: 
? Thế nào là kinh doanh? Quyền tự do kinh doanh là gì? Thuế có tác dụng gì?
? Vì sao Nhà nước quy đinh các mức thuế suất khác nhau?
IV. Rút kinh nghiệm: 	
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... 
Tuần 22 Ngày soạn: //2012
	Ngày dạy: //2012
Tiết 21: 
Bài 13: QUYỀN TỰ DO KINH DOANH VÀ NGHĨA VỤ ĐÓNG THUẾ
I. Mục tiêu bài học: 
	1. Kiến thức:
HS hiểu được:
	- Thế nào là quyền tự do kinh doanh.
	- Thuế là gì và ý nghĩa, vai trò của thuế.
	- Quyền và nghĩa vụ của CD trong kinh doanh và thực hiện Pháp luật về thuế.
	2. Kĩ năng:
	Nhận biết được một số hành vi vi phạm pháp luật về tự do kinh doanh và thuế; biết vận động gia đình tực hiện tốt quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế.
	3. Thái độ:
	Tôn trọng, ủng hộ chủ trương của Nhà nước và quy định cuẩ pháp luật trong lĩnh vực kinh doanh và thuế.
II. Chuẩn bị:
1. GV: Soạn và thâm nhập giáo án + tư liêu (-- Hiến pháp 1992 - điều 57 và 80.
	 - Bộ luật Hình sự - điều 157.
	 - Một số VD liên quan.
	 - Các thông tin, số liệu thực tế liên quan.)
 2. HS: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn của giáo viên và làm bài tập còn lại.
	 - Bảng phụ
III. Các bước lên lớp:
1. Ổn định tổ chức
2. KTBC: 
? Nêu quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân theo pháp luật Việt Nam?
3. Bài mới: * Giới thiệu bài:
HĐ CỦA GV
HĐ CỦA HS
NỘI DUNG
HĐ1: Tìm hiểu vấn đề (sgk)
Gọi học sinh đọc phần Đặt vấn đề
* Thảo luận nhóm:
- N1+3: Những hành vi như thế  ... điều 3, 53, 54 và 74 Hiến pháp – 1992.
I. Tìm hiểu vấn đề (sgk)
II. Nội dung bài học:
1. Quyền tham gia QLNN và QLXH 
- Quyền tham gia QLNN, QLXH của CD là quyền:
+ Tham gia XD bộ máy Nhà nước và các tỏ chức xã hội.
+ Tham gia bàn bạc công việc chung.
+ Tham gia tổ chức, thực hiện, giám sát và đánh giá các hoạt động, các công việc chung.
III. Bài tập.
- Bài 1 : Ý a, c đ, h
- Bài 2 : a, b.
4. Củng cố : 
	-Nêu nội dung quyền tham gia quản lí Nhà nước, quản lí xã hội cả CD ?
	5. Hướng dẫn về nhà:
- Học bài, làm trước các bài tập
- Xem tiếp NDBH tiếp theo: Các thục hiện quyền tham gia quản lí Nhà nước, quản lí xã hội của CD, nghĩa vụ của công dân . 
IV. Rút kinh nghiệm: 	
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... 
Ngày soạn: //2012
Tuần 29	Ngày dạy: //2012
Tiết 28: 
Bài 16: QUYỀN THAM GIA QUẢN LÍ NHÀ NƯỚC, QUẢN LÍ XÃ HỘI
CỦA CÔNG DÂN (tt)
I.Mục tiêu bài học: 
 	(Như tiết 29)
II. Chuẩn bị: (Như tiết 29)
III. Các bước lên lớp:
1. Ổn định tổ chức
2. KTBC: Thế nào là quyền tham gia quản lí nhà nước và quản lí xã hội của CD? Ví dụ.
3. Bài mới: * Giới thiệu bài:
HĐ CỦA GV
HĐ CỦA HS
NỘI DUNG
HĐ2 : Tìm hiểu nội dung của quyền :
Buớc 2 : Cách thức thực hiện
GV: Quyền tham gia quản lí NN, quản lí XH là quyền cơ bản của CD.
? CD thực hiện quyền này bằng cách nào?
? CD thực hiện quyền này trực tiếp như thế nào?
? CD thực hiện quyền này giám tiếp như thế nào?
? Đại biểu của nhân dân là ai?
GV: Cho HS giải bài tập 3 - sgk.
Bước 3 Tìm hiểu ý nghĩa của quyền.
* Thảo luận nhóm:
? Quyền tham gia QLNN, QLXH sẽ đem lại lợi ích gì đối với CD và XH?
? Để thực hiện tốt quyền này, CD cần phải có điều kiện gì?
GV: Nhà nước ngoài việc tạo điều kiện cho CD thực hiện còn phải giám sát, kiểm tra việc thực hiện của CD.
 CD cần phải hiểu rõ nội dung, ý nghĩa và cách thực hiện quyền này.
? Bản thân em đã thực hiện quyền này chưa? Ở đâu?
HĐ3 : Hướng dẫn học sinh làm bài tập
 Gv cho học sinh thảo luận bài 5 và 6 
- Làm bài 5.6 - sgk.
- CD thực hiện bằng 2 cách: trực tiếp và gián tiếp.
- Trả lời.
- Trả lời.
- Đại biểu của nhân dân là: đại biểu QH, đại biểu HĐND các cấp. Do nhân dân bầu ra, thay mặt nhân dân lãnh đạo đất nước...
- Trực tiếp: a, b, c, d.
- Gián tiếp: đ, e.
- Đảm bảo cho CD thực hiện quyền dân chủ, thực hiện trách nhiệm của mình đối với NN và XH
- Đem lại lợi ích cho bản thân và xã hội.
- Trả lời.
- Đã được thực hiện trong các buổi sinh hoạt Đội, sinh hoạt lớp...
- HS làm - GV kết luận.
II. Nội dung bài học:
2. Cách thực hiện quyền tham gia QLNN và QLXH
- CD thực hiện quyền bằng hai cách:
+ Trực tiếp tham gia vào các công việc của NN, bàn bạc, đóng góp ý kiến và giám sát hoạt động của các cơ quan, cán bộ và công chức NN.
+ Gián tiếp tham gia thông qua đại biểu của nhân dân để họ kiến nghị lên các cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
3. Ý nghĩa và điều kiện thực hiện
- Để thực hiện tốt quyền tham gia QLNN, QLXH. Cần phải có điều kiện:
+ NN tạo điều kiện tốt để CD phát huy quyền làm chủ.
+ CD nâng cao phẩm chất, năng lực và tích cực tham gia thực hiện quyền của mình.
III. Bài tập:
- Bài 5 : Vân được tham gia bằng cách trực tiếp nêu ý kiến thể hiện quyền tham gia QLNN và QLXH của công dân
4. Củng cố : 
	- CD thực hiện quyền tham gia QLNN, QLXH bằng cách nào?
	- Để thực hiện tốt quyền tham gia QLNN, QLXH cần có điều kiện gì?
	5. Hướng dẫn về nhà:
- Học bài, hoàn thành các bài tập còn lại.
- Chuẩn bị bài Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc:
	- ? Bảo vệ Tổ quốc là gì?
	- ? Để thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc chúng ta phải làm gì?
IV. Rút kinh nghiệm: 	
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... 
Ngày soạn: //2012
Ngày dạy: //2012
Tuần 30 
Tiết 29: 
Bài 17: NGHĨA VỤ BẢO VỆ TỔ QUỐC
I. Mục tiêu bài học: 
II. Chuẩn bị: 
III. Các bước lên lớp:
1. Ổn định tổ chức
2. KTBC: Thế nào là quyền tham gia quản lí nhà nước và quản lí xã hội của CD? Ví dụ.
3. Bài mới: * Giới thiệu bài:
HĐ CỦA GV
HĐ CỦA HS
NỘI DUNG
HĐ2 : Tìm hiểu nội dung của quyền :
GV: Quyền tham gia quản lí NN, quản lí XH là quyền cơ bản của CD.
? CD thực hiện quyền này bằng cách nào?
? CD thực hiện quyền này trực tiếp như thế nào?
? CD thực hiện quyền này giám tiếp như thế nào?
? Đại biểu của nhân dân là ai?
GV: Cho HS giải bài tập 3 - sgk.
HĐ2 : Tìm hiểu ý nghĩa của quyền.
* Thảo luận nhóm:
? Quyền tham gia QLNN, QLXH sẽ đem lại lợi ích gì đối với CD và XH?
? Để thực hiện tốt quyền này, CD cần phải có điều kiện gì?
GV: Nhà nước ngoài việc đk cho CD thực hiện còn phải giám sát, kiểm tra việc thực hiện của CD.
 CD cần phải hiểu rõ nội dung, ý nghĩa và cách thực hiện quyền này.
? Bản thân em đã thực hiện quyền này chưa? O đâu?
HĐ2 : Luyện tập:
- Làm bài 5, 6 - sgk.
- CD thực hiện bằng 2 cách: trực tiếp và gián tiếp.
- Trả lời.
- Trả lời.
- Đại biểu của nhân dân là: đại biểu QH, đại biểu HĐND các cấp. Do nhân dân bầu ra, thay mặt nhân dân lãnh đạo đất nước...
- Trực tiếp: a, b, c, d.
- Gián tiếp: đ, e.
- Đảm bảo cho CD thực hiện quyền dân chủ, thực hiện trách nhiệm của mình đối với NN và XH
- Đem lại lợi ích cho bản thân và xã hội.
- Trả lời.
- Đã được thực hiện trong các buổi sinh hoạt Đội, sinh hoạt lớp...
- HS làm - GV kết luận.
2. Nội dung bài học:
- CD thực hiện quyền bằng hai cách:
+ Trực tiếp tham gia vào các công việc của NN, bàn bạc, đóng góp ý kiến và giám sát hoạt động của các cơ quan, cán bộ và công chức NN.
+ Gián tiếp tham gia thông qua đại biểu của nhân dân để học kiến nghị lên các cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
- Để thực hiện tốt quyền tham gia QLNN, QLXH. Cần phải có điều kiện:
+ NN tạo điều kiện tốt để CD phát huy quyền làm chủ.
+ CD nâng cao phẩm chất, năng lực và tích cực tham gia thực hiện quyền của mình.
3. Bài tập:
- Làm bài 5, 6 - sgk.
4. Củng cố : 
	- CD thực hiện nghĩa vụ BVTQ bằng cách nào?
	- Để thực hiện tốt nghĩa vụ BVTQ cần có điều kiện gì?
	5. Hướng dẫn về nhà:
- Học bài 
- Làm bài tập
	- Xem trước bài Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật
IV. Rút kinh nghiệm: 	
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... 
Tuần 34 Ngày soạn: 17/4/2009
Tiết 33: NGOẠI KHÓA: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG SINH THÁI
I. Mục tiêu bài học: 
	- Giúp HS biết được MT là gì? Các loại MT, Ô nhiễm MT, nguyên nhân gây Ô nhiễm MT và Hậu quả của sự Ô nhiễm MT.
	- Giúp HS các biện pháp khắc phục và thực hiện một số hoạt động quen thuộc để góp phần bảo vệ MT.
II. Phương tiện:
	 Tranh ảnh, số liệu về sự Ô nhiễm MT.
III. Các bước lên lớp:
1. Ổn định tổ chức
2. KTBC: (không kiểm tra bài cũ)
3. Bài mới: * Giới thiệu bài:
HĐ CỦA GV
HĐ CỦA HS
NỘI DUNG
? Em hiểu thế nào là MT?
? Em hãy nêu các thành phần tự nhiên và nhân tạo của môi trường?
? Thế nào là Ô nhiễm môi trường?
GV: Các yếu tố lí – hóa cụ thể:
+ Yếu tố vật lí: Tiếng ồn, sóng điện từ, từ trường, bức xạ, phóng xạ
+ Yếu tố hóa học: Khí thải, rác thải, phân bón hóa học, thuốc trừ cỏ, trừ sâu
? Em hãy cho biết có những loại ô nhiễm MT nào?
? Em hãy nêu một số nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường?
GV: Sự khai thác các loại TNTN như: rừng, khoáng sản một cách quá mức đã gây ô nhiễm nặng đối với môi trường đất, không khí, nước. 
 Hơn thế, sự phát triển mạnh mẽ của các khu công nghiệp, quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ đã thải ra môi trường một lượng chất thải khổng lồ.
? Ô nhiễm môi trường gây ra những hậu quả nào?
GV: Giải thích hiện tượng “Hiệu ứng nhà kính” và tác hại của hiện tượng này để HS hiểu rõ. (cho HS xem tranh ảnh về hậu quả của sự ô nhiễm MT).
? Để khắc phục và hạn chế ô nhiễm môi trường, cần phải có biện pháp nào?
GV: Cho HS xem một số hình ảnh về họt động tham gia bảo vệ MT.
? Để góp phần bảo vệ MT, bản thân học sinh các em cần phải làm gì?
- Trả lời.
- Tự nhiên: Không khí, nước, đất, cây xanh
- Nhân tạo: nhà cửa, đường sá
- Trả lời.
- Trả lời.
- Trả lời
- Gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đối với sức khỏe con người, sự tồn tại và phát triển của sinh vật; ảnh hưởng xấu đến sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia
- Trả lời.
- Không vứt rác bừa bãi, trồng và bảo vệ cây xanh, nhắc nhở mọi người có ý thức bảo vệ môi trường
1. Môi trường là gì?
 MT là những thành phần tự nhiên và nhân tạo bao quanh con người tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật.
2. Ô nhiễm môi trường:
- Ô nhiễm môi trường là sự suy giảm về chất lượng môi trường do sự tác động của các yếu tố lí – hóa và gây ảnh hưởng xấu đến sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật.
- Các loại ô nhiễm môi trường:
+ ÔNMT không khí.
+ ÔNMT nước.
+ ÔNMT đất.
+ ÔNMT vật lí.
3. Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường:
- Khai thác các loại TNTN không hợp lí
- Chất thải công nghiệp, khu dân cư, các phương tiện giao thông.
- Sử dụng quá mức các loại hóa chất trong SX nông nghiệp
- Do sự phát triển mạnh mẽ của KHKT, CNTT, Phát thanh - truyền hình (ô nhiễm vật lí)
4. Hậu quả của sự ô nhiễm môi trường:
- Gây ra hiện tượng “Hiệu ứng nhà kính”.
- Anh hưởng tiêu cực đối với sức khỏe con người, sự tồn tại và phát triển của sinh vật.
- Làm chậm sự phát triển kinh tế của các quốc gia
5. Các biện pháp khắc phục:
- Khai thác hợp lí và tiết kiệm các nguồn tài nguyên.
- Xử lí tốt các loại nguồn chất thải.
- Trồng và bảo vệ rừng
4. Củng cố :
 	- Nguyên nhân gây ra ÔNMT?
	- Hậu quả của sự ÔNMT? Biện pháp khắc phục?
	5. Hướng dẫn về nhà:
 - Học bài 
 - Tìm các thông tin liên quan về sự ÔNMT.

Tài liệu đính kèm:

  • docGDCD 9 3COT.doc