Giáo án Giáo dục công dân 8 - Tuần 27 đến 32

Giáo án Giáo dục công dân 8 - Tuần 27 đến 32

TUẦN: 27

 Tiết: 21 Bài: 14 Phòng chống HIV / AIDS. .

A- MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1- Kiến thức:

- Thế nào là tệ nạn xã hội và tác hại của nó .

- Một số quy định cơ bản của pháp luật nước ta về phòng chống tệ nạn xã hội và ý nghĩa của nó .

- Trách nhiệm của công dân nói chung , của học sinh nói riêng trong phòng chống tệ nạn xã hội và biện pháp phòng tránh .

 2- Kĩ năng:

- Biết ứng xử phù hợp với các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của bản thân trước tệ nạn này .

- Biết đánh giá hành vi của bản thân và của người khác theo quy định của pháp luật .

 3- Thái độ:

- Đồng tình với những chủ trương của nhà nước và những quy định về pháp luật .

- Xa lánh các tệ nạn xã hội và căm ghét kẻ lôi kéo trẻ em , thanh niên vào tệ nạn xã hội .

- Tham gia , ủng hộ những hoạt động phòng chống tệ nạn xã hội .

 

doc 30 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 957Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân 8 - Tuần 27 đến 32", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GNgày soạn: ngày 15 tháng 2 năm 2009 Ngày dạy : ngày 16 tháng 2 năm 2009
Tuần: 27
 Tiết: 21 Bài: 14 Phòng chống HIV / AIDS. . 
A- Mục tiêu bài học:
1- Kiến thức:
Thế nào là tệ nạn xã hội và tác hại của nó . 
Một số quy định cơ bản của pháp luật nước ta về phòng chống tệ nạn xã hội và ý nghĩa của nó . 
Trách nhiệm của công dân nói chung , của học sinh nói riêng trong phòng chống tệ nạn xã hội và biện pháp phòng tránh . 
 2- Kĩ năng:	
Biết ứng xử phù hợp với các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của bản thân trước tệ nạn này . 
Biết đánh giá hành vi của bản thân và của người khác theo quy định của pháp luật . 
 3- Thái độ:
Đồng tình với những chủ trương của nhà nước và những quy định về pháp luật .
Xa lánh các tệ nạn xã hội và căm ghét kẻ lôi kéo trẻ em , thanh niên vào tệ nạn xã hội . 
Tham gia , ủng hộ những hoạt động phòng chống tệ nạn xã hội . 
. B – Phương pháp:
Thảo luận nhóm 
Phân tích tình huống 
Đóng vai , phiếu học tập .
Tìm hiểu thực tế , liên hệ bản thân .
C – Tài liệu và phương tiện:
SGK, SGV GDCD 8 
Tranh ảnh , tình huống các câu truyện về tệ nạn xã hội 
Giấy khổ lớn , bút dạ .
Phiếu học tập 
 D – Hoạt động dạy học:
ổn định lớp – Kiểm tra bài cũ:
? Nêu tác hại của tệ nạn xã hội và cách phòng tránh ? 
* Bài mới: Giới thiệu bàI
 Trước khi vào bài mới cô mời cả lớp quan sát các bức tranh sau . ( GV Treo tranh ) -> Tất cả các em hãy quan sát tranh . 
? Những hình ảnh em vừa xem liên quan đến vấn đề gì ? -> HIV/ AIDS . 
GVNhấn mạnh : + Bức tranh thứ nhất nói về cách đối xử với những người bị nhiễm HIV/ AIDS 
Bức tranh thứ hai nói về cách phòng chống nhiễm HIV / AIDS 
Vậy để hiểu hơn về HIV / AIDS và cách phòng chống căn bệnh này cô sẽ hướng dẫn các em tìm hiểu bài học hôm nay . ( Mời các em giở sgk trang 38 ) 
Hoạt động của HS dưới sự hd của GV 
 Kết quả hoạt động – Nội dung bài học
Gọi 1 hs đọc nội dung bức thư 
? Bức thư trên có nội dung gì ? Em có nhận xét gì về tâm trạng của bạn gái trong bức thư trên ? 
-> HS Thảo luận bàn ( 2phút )
? Qua nội dung bức thư trên em hiểu gì về HIV/ AIDS? 
HĐ2: Hướng dẫn HS Tìm hiểu nội dung bài học .
? Suy giảm miễn dịch là như thế nào ? 
-> GV giải thích : Suy giảm miễn dịch ở người có nghĩa là trong cơ thể chúng ta có các tế bào bạch cầu để chống đỡ lại các tác nhân gây bệnh bằng cách là sản xuát ra các kháng thể để tiêu diệt các loại vi rút vi khuẩn có hại cho sức khỏe , nhưng khi bị loại vi rút HIV này tấn công thì nó làm cho sức đề kháng và sự miễn bị suy giảm đi -> suy giảm miễn dịch .-> chú ý : loại vi rút này chỉ tấn công ở người . 
? Vậy còn AIDS là gì ? 
? Nhìn vào kháI niệm em thấy HIV và AIDS có giống nhau không ? ( khác nhau ) 
? Mặc dù chúng khác nhau nhưng chúng có mối quan hệ với nhau như thế nào ? 
( Gvnói thêm : HIV không có biểu hiện ra bên ngoài , người bị nhiễm HIV Vẫn làm việc , sinh hoạt bình thường nhưng khi nó đã chuyển sang giai đoạn AIDS có những triệu chứng rất phức tạp như : ho , sốt kếo dài , nấm miệng vv. ) 
? Để hiểu rõ hơn nữa về căn bệnh này các em hãy quan sát bảng nội dung tư liệu sau -> GV treo bảng phụ -> gọi 1 HS đọc ? 
? Nội dung tư liệu trên nói lên điều gì ? 
? Tại sao em lại khẳng định như thế ? 
? Tại sao nó là đại dịch ? Em hiểu đại dịch là gì ? 
GVMở rộng : Sở dĩ ta nói căn bệnh này là một đại dịch vì qua số liệu thống kê hiện nay có khoảng 40 triệu người trên thế giới bị nhiễm HIV/ AIDS số lượng người nhiễm là rất lớn ở nước nào cũng có 
VD:ở Bá Thước : Có 64 nhiễm HIV / AIDS đây chỉ là 1 tảng băng nổi vì cứ phát hiện ra 1người thì đã có tới 3 người bị nhiễm vậy thì huyện chúng ta đã có 180 người rồi nó nguy hiểm là ở chỗ đó . còn những người chưa phát hiện ra gọi là tảng băng chìm . nó cứ âm thầm lan truyền từ người này sang người nọ , nước này sang nước nọ , châu này sang châu nọ -> đại dịch nguy hiểm . 
? nó nguy hiểm là ở chỗ đó . còn những người chưa phát hiện ra gọi là tảng băng chìm . nó cứ âm thầm lan truyền từ người này sang người nọ , nước này sang nước nọ , châu này sang châu nọ -> đại dịch nguy hiểm . 
?Theo em con người có ngăn chặn HIV/ AIDS không ? ( có thể ngăn chặn được ) 
? Vởy vì sao phảI phòng chống căn bệnh vô phương cứu chữa này ? Để phòng chống đại dịch này pháp luật nước ta đã có những quy định sau : -> GV Treo bảng phụ -> gọi 1HS đọc 
Gvnói : Các em hãy đọc thầm lại những quy định này xem có chỗ nào chưa hiểu cần phải giải đáp không ? 
Tình huống HS : Em chưa hiểu ở quy định thứ 3 . 
? Vây chỗ nào em chưa hiểu ? 
HS : Tại sao người bị nhiễm HIV/ AIDS Lại phải giữ bí mật cho họ , phải công bố để cho mọi người cùng biết và phòng tránh chứ .
? Em nào còn thắc mắc nữa không ? không .
GV: Cái thắc mắc này cũng có lí đấy 
GVGiải thích : Tất cả những người khi bị nhiễm HIV / AIDS bản thân họ tự ti mặc cảm bị xã hội kì thị , xa lánh cho nên nhiều khi họ trở nên tiêu cực , có người trả thù đời bằng cắch reo rắc căn bệnh này như là dùng bơm kim tiêm đe dọa khống chế người khác .vv 
GVchốt : Vậy đây là những quy định của pháp luật nhà nước ta về phòng chống HIV/ AIDS . Bắt buộc tất cả công dân nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đều phải thực hiện . 
Liên hệ : ở địa phương và trường lớp chúng ta đã làm gì để thực hiện các quy định này ? 
HS Trả lời : Cứ vào ngày 1/12 hàng năm kết hợp với TTYTDự phòng trường ta đã tổ chức những buổi truyền thông phòng chống HIV/ AIDS .Đoàn thanh niên tổ chức các cuộc thi tìm hiểu căn bệnh HIV/ AIDS . 
? Qua những buổi truyền thông đó em có biết HIV/ AIDS lây truyền qua những con đường nào ? ta sẽ làm bài tập sau . ( gv treo bảng bài tập 3 lên bảng -> gọi 1hs đọc yêu cầu bài tập -> HS Lên làm -> HS nhận xét 
? Em nào bổ sung ý kiến gì không ? 
( 4 phương án nhưng chỉ có 3 con đường ) 
? Vậy có cách nào để phòng tránh HIV/ AIDS không ? 
? Em có thể kể vài cách phòng tránh mà em biết ? 
? Có em nào còn có cách phòng tránh khác nữa không ? 
? Theo các em có còn cách phòng tránh nào nữa không ? 
( Còn có nhiều cách phòng tránh nữa nhưng đây là 3 cách phòng tránh hữu hiệu nhất ) 
? Quay lại nội dung bài học em hiểu thế nào là hiểu biết đầy đủ về HIV / AIDS ? 
? Như vậy đến đây các em đã có thể trả lời được câu hỏi : Em hiểu câu “ Đừng chết vì thiếu hiểu biết về HIV/ AIDS như thế nào chưa ? 
GV:Đây là lời khuyên mỗi chúng ta cần phải hiểu biết đầy đủ những kiến thức về căn bệnh này để tự bảo vệ chính bản thân mình , bảo vệ gia đình , xã hội .
VD: Nhân đây cô xin kể câu chuyện huyện ta có một em học sinh học lớp 3 , do kém hiểu biết nghịch bơm kim tiêm của những con nghiện có vi rút HIV / AIDS đã bị lây nhiễm ngoài ra còn có những người còn dùng chung bơm kim tiêm .
? Vậy tại sao không phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/ AIDS ? 
( Đó cũng là một biện pháp phòng chống ) 
VD: Chị Nguyễn Thị Huệ – Hải Phòng . Là một trong 5 người được phong là anh hùng châu á ( 2006 ) -> GV Cho HS quan sát ảnh chị Huệ . 
( GV: Chốt kl : Như vậy bài học hôm nay chúng ta cần phải nắm được điều gì ? -> HS trả lời ) 
Gọi 1 hs đọc yêu cầu bài tập 1 SGK 
-> hs hoạt động độc lập 
Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài tập 4 
? Em hãy giải thích vì sao tại sao ? 
Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài tập 5 
-> HS hoạt động độc lập 
Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài tập 7 
-> HS Hoạt động độc lập 
GVKLToàn bài : Bức thư của Nguyễn Quỳnh Anh viết cho bạn đăng trên tạp chí AIDS và cộng đồng ở đây mong muốn của bạn gáuatrong bức thư cũng chính là thông điệp gửi tới chúng ta . Mọi người hãy tự bảo vệ mình trước hiểm họa HIV/ AIDS sống lành mạnh đừng chết vì thiếu hiểu biết về AIDS . Hãy vì xã hội văn minh vì gia đình hạnh phúc chúng ta hãy nghe – học và hành động để phòng chống HIV / AIDS .
I.Đặt vấn đề :
Tìm hiểu nội dung lá thư sgk – trang 38 
- Bạn bè xấu rủ rê lôI kéo tiêm chích ma túy -> người anh chết vì nhiễm HIV/ AIDS -> Bạn gái rất đau buồn . 
II. Nội dung bài học : 
1. Khái niệm : 
HIV: Là tên một loại vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người . 
- AIDS Là giai đoạn cuối của nhiễm HIV .
- HIV là thủ phạm gây ra bệnh AIDS .
- Nói lên tính chất nguy hiểm của HIV / AIDS . 
- Vì HIV/ AIDS là đại dịch của thế giới và của Việt Nam -> nguy hiểm đến sức khẻo , tính mạng , kinh tế . 
- Đại dịch : Là dịch lớn mà ta chưa kiểm soát và khống chế được . 
2. Các quy định của pháp luật nước ta về phòng chống HIV/ AIDS. ( SGK ) 
3. Cách phòng tránh : 
- Có nhiều cách phòng tránh : 
+ Hiểu biết đầy đủ về HIV / AIDS 
+ Không phân biêt kì thị đối xử với người bị nhiễm HIV/ AIDS . 
+ Tích cực tham gia các hoạt động phòng chống 
->Hiểu đặc điểm , tính chất , mức độ nguy hiểm , các con đường lây lan để phòng ngừa.
- Vì như vậy sẽ giúp cho người bệnh không mặc cảm mà hòa đồng , để sống có ích hơn . 
* Nắm : 
+ Những kiến thức về HIV/ AIDS 
+ Các quy định của pháp luật về chống.
+ Cách phòng chống 
-> Về nhà học SGK , Đọc thêm pháp lệnh về phòng chống HIV / AIDS SGK- Trang 39 ) 
III. Bài tập : 
Bài tập 1 : Các tệ nạn xã hội là con đường dẫn tới nhiễm HIV /AIDS Cờ Bạc -> ma túy mại dâm -> HIV/ AIDS . 
Bài 4 : Em không đồng ý với tất cả các ý kiến này 
-> HS giảI thích tong câu . 
Bài 5 : Không đồng ý với Thủy vì Thủy xa lánh , kì thị , thiếu hiểu biết về căn bệnh này . 
- Nếu em là Hiền em sẽ giải thích cho Thủy hiểu HIV/ AIDS và Cách phòng tránh 
Bài 7 : Quan tâm an ủi người thân 
- Động viên họ sống vui vẻ , hòa đồng và chủ động phòng tránh .
- Giúp họ hiểu biết thêm những kiến thức về HIV/ AIDS 
E. Hướng dẫn học bài : 
- Về nhà học SGK , Làm các bàI tập còn lại , đọc thêm về pháp lệnh phòng chống HIV AIDS 
Ngày soạn: ngày 20 tháng 02 năm 2009
Tiết: 23 Bài 16 quyền sở hữu tài sản và nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác
* Mục tiêu bài học:
1-Về kiến thức:
 Học sinh hiểu nội dung của quyền sở hữu, biết những tài sản thuộc quyền sở hữu của công dân
2- Về thái độ:	
 Hình thành bồi dưỡng cho học sinh ý thức tôn trọng tài sản của mọi người và đấu tranh với các hành vi xâm phạm quyền sở hữu đất .
3- Về kĩ năng:	
 Học sinh biết cách tự bảo vệ quyền sở hữu 
*chuẩn bị
* SGK,SGV lớp 8.
* Hiến pháp năm 1992, bộ luật Dân sự, Bộ luật hình sự
* Những câu ca dao, tục ngữ về đức tính thật thà, trung thực trong cuộc sống, đặc biệt đối với học sinh.
* máy chiếu, giấy trong, 
 * tổ chức Hoạt động dạy - học:
A. ổn định lớp
B. Kiểm tra bài cũ:
? Tại sao phải phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.
? Những quy định của nhà nước ta tong việc phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và độc hại . 
C.Bài mới: 
Giới thiệu bài- Dạy bài mới
Hoạt động củathầy và học sinh 
Nội dung cần đạt
GV Cho HS đọc mục 1 trong SGK phần ĐVĐ 
 - HS Hoạt động nhóm 
? Theo em , trong số người chủ chiếc xe máy , người được giao ... VD : Trẻ em có quyền được chăm sóc , nuôi dưỡng , tức được đáp ứng về nhu cầu ăn uống , nghỉ ngơi , mặc , được tồn tại và phát triển . l
-> Được cụ thể hóa từ hiến pháp năm 1992 
- Hiến pháp kháI quát hơn có hiệu lực pháp lí cao nhất . 
- Pháp luật được xây dựng trên cơ sở của Hiến pháp – là cụ thể hóa của Hiến pháp . 
II. Nội dung bài học : 
1. Hiến pháp là luật cơ bản của nhà nước , có hiệu lực pháp lí cao nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam .
 Mọi văn bản pháp luật khác đều được xây dựng , ban hành trên cơ sở các quy định của Hiến pháp , không được trái với Hiến pháp .
* Nhà nước đã ban hành 4 bản Hiến pháp : 
1946 - 1980
1959 - 1992 
-> Hiến pháp Việt Nam là sự thể chế hóa đường lối chính trị của Đảng cộng sản Việt Nam trong từng thời kì , từng giai đoạn cách mạng . 
* Nội dung Hiến pháp 1992 : 
-> Hiến pháp là đạo luật quan trọng của nhà nước , Hiến pháp điều chỉnh những quan hệ xã hội cơ bản nhất của một quốc gia định hướng cho sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước . 
2. Nội dung Hiến pháp : 
- Quy định những nền tảng , những nguyên tắc mang tính định hướng của đường lối xây dựng phát triển đất nước .
3. Hiến pháp do Quốc hội xây dựng theo trình tự , thủ tục đặc biệt , được quy định trong Hiến pháp . 
4. Mọi công dân phải nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp và pháp luật 
- Phải tìm hiểu , nắm được các quy định chung của Hiến pháp – pháp luật thực hiện nghiêm túc ..
- Tự kiểm tra , đánh giá , điều chỉnh hành vi của mình . 
- Tuyên truyền nhắc nhở nhau cùng thực hiện .
GV: Chốt lại . Hiến pháp là cơ sở nền tảng của hệ thống pháp luật , các quy định của Hiến pháp , là nguồn , là căn cứ pháp lí cho tất cả các nghành luật . Luật và các văn bản dưới luật phải phù hợp với tinh thần và nội dung Hiến pháp , các văn bản pháp luật trái với Hiến pháp đều bị bãi bỏ 
Việc soạn thảo , ban hành hay sửa đổi , bổ sung Hiến pháp phải tuân theo thủ tục đặc biệt , được quy định trong đIều 147 của Hiến pháp  Mọi công dân cần coi trọng và thực hiện theo quy định của Hiến pháp và pháp luật . 
 III. Luyện tập .
1) Bài 1 : ( HS Hoạt động độc lập ) 
 ? Sắp xếp các điều luật của Hiến pháp theo từng lĩnh vực ?
 Các lĩnh vực 
 Điều luật 
+ Chế độ chính trị 
+ Chế độ kinh tế 
+ Văn hóa , giáo dục , khoa học 
+ Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân 
+ Tổ chức bộ máy nhà nước 
 2
15 , 23
 40 
52 , 57 
101 , 131 
2) Bài 2 : HS Hoạt động độc lập 
* Yêu cầu đạt được : 
Cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản 
Quốc hội ban hành Hiến pháp và luật doanh nghiệp , luật thuế giá trị gia tăng , luật giáo dục .
Bộ giáo dục và đào tạo ban hành quy chế tuyển sinh đại học và cao đẳng .
Trung ương đoàn TNCSHCM ban hành điều lệ đoàn TNCSHCM 
3) Bài 3 : 
* Yêu cầu sắp xếp các cơ quan nhà nước theo hệ thống : 
+ Cơ quan quyền lực nhà nước Quốc hội , hội đồng nhân dân các cấp 
+ Cơ quan quản lí nhà nước : Chính phủ , ủy ban nhân dân các cấp , bộ giáo dục đào tạo , bộ nông nghiệp phát triển nông thôn , sở GD ĐT , Sở LĐTBXH , phòng GD ĐT 
+ Cơ quan kiểm sát : viện kiểm sát nhân dân 
+ Cơ quan xét xử : tòa án nhân dân 
E. Hướng dẫn học bài : 
HS học bài cũ , làm các bài tập còn lại , đọc tư liệu tham khảo ( sgk ) 
Chuẩn bị bài : Pháp luật nước CHXHCNVN 
Ngày soạn: ngày tháng năm 2008
Tuần:30 ;31
 Tiết: 30; 31 Bài: 21 Pháp luật nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 
A- Mục tiêu bài học:
1- Kiến thức:
Giúp HS Hiểu được định nghĩa đơn giản về pháp luật và vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội .
Hiểu một số nét cơ bản của pháp luật nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 
 2- Kĩ năng:	
 -Rèn kĩ năng tôn trọng pháp luật và thói quen sống và làm việc theo pháp luật .
3- Thái độ:
. Bồi dưỡng tình cảm , niềm tin vào pháp luật , nghiêm chỉnh tuân theo quy định của pháp luật , phê phán tố cáo hành vi vi phạm pháp luật . 
B – Phương pháp:
 - Diễn giảng , phân tích , chứng minh , thảo luận nhóm . 
C – Tài liệu và phương tiện:
 - SGK , SGV GDCD 8 , Sơ đồ hệ thống pháp luật , Hiến pháp và một số bộ luật , luật , một số câu chuyện pháp luật liên quan . 
 D – Hoạt động dạy học: 
ổn định lớp – Kiểm tra bài cũ:
 ? Hiến pháp là gì ? Mối quan hệ giữa Hiến pháp và các văn bản luật ? Trách nhiệm của công dân học sinh đối với Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ? 
-> HS Trả lời -> Lớp nhận xét -> GV chốt và cho điểm .
 * Bài mới: 
 Giới thiệu bài 
Hoạt động của học sinh dưới sự hướng dẫn của giáo viên
 Kết quả hoạt động – Nội dung bài học
GV: Gọi 1HS đọc phần đặt vấn đề 
 HS Hoạt động độc lập 
? Hãy nêu nhận xét của em về điều 74 Hiến pháp và điều 132 bộ luật hình sự ? 
? Hành vi đốt phá rừng trái phép hoặc hủy hoại rừng bị xử lí như thế nào ? giải thích tại sao ? 
? Qua những quy định trên em hiểu được gì ? 
GV Đưa ra tình huống : Nếu trong 1 trường học , 1 tập thể mọi người ai cũng tự do muốn làm gì theo ý thích của mình thì điều gì sẽ xảy ra ?
? Vậy một xã hội không có pháp luật thì sẽ ra sao ? 
-> HS Trình bày -> GV KL 
-> Xã hội sẽ tiêu cực , rối loạn , kẻ mạnh ức hiếp kẻ yếu , không có trật tự , kỉ cương phép tắc . 
-> Vì vậy cần phải có pháp luật để quản lí xã hội , đó là một tất yếu để tạo kỉ cương phép tắc xã hội , vừa tạo cơ sở để quy trách nhiệm pháp lí .
? Vậy em hiểu pháp luật là gì ? Tại sao phải có pháp luật ? 
-> 1- 2 ý kiến học sinh -> Lớp nhận xét -> GV KL Bài học 1 SGK . 
? Pháp luật có những đặc điểm gì ? 
? Tại sao nói pháp luật có tính quy phạm phổ biến ? 
? Vì sao pháp luật lại có tính xác định chặt chẽ ? 
? Tại sao pháp luật lại có tính bắt buộc ? so sánh pháp luật với đạo đức để làm rõ ? 
GV : pháp luật có tính bắt buộc ( cưỡng chế ) mọi người đều phải tuân theo dù ở cấp bậc địa vị nào còn đạo đức là những chuẩn mực xã hội thực hiện tự giác là chủ yếu ( không bắt buộc ) vi phạm pháp luật bị xử lí theo quy định còn đạo đức thì không . 
? Em hiểu gì về câu nói “ Đứng trước vành móng ngựa lớn bé cũng như nhau ‘’ 
-> Khẳng định sự cưỡng chế của pháp luật mọi người dù ở cấp bậc , địa vị nào , sức mạnh nào cũng đều phải tuân thủ pháp luật như nhau , ngang hàng nhau , công bằng với nhau . 
 Hết tiết 1 
 Tiết 2 
 HS Thảo luận nhóm 
Nhóm 1 : Bản chất của pháp luật Việt Nam phân tích vì sao ? cho ví dụ minh họa? 
Nhóm 2 : Vai trò của pháp luật , ví dụ minh họa ? 
-> HS cử đại diện nhóm trình bày -> hs cả lớp thảo luận -> gv giải đáp , nhận xét và chốt lại ý kiến . 
? Qua phần thảo luận chúng ta rút ra bài học gì ? 
Gọi 1 hs đọc yêu cầu của bài tập 4 
 HS Hoạt động độc lập 
I. Đặt vấn đề : 
* Điều 74 : 
- Mọi công dân đều có quyền khiếu nại , tố cáo đối với mọi hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ ai . 
* Điều 132 : 
Tội xâm phạm quyền khiếu nại , tố cáo 3 năm , 5 năm  
+ 3 năm -> 10 năm “ hủy hoại diện tích rừng rất lớn , chặt phá loại thực vật quý hiếm ’’ gây hậu quả nghiêm trọng . 
+ 7 năm -> 15 năm tù : nếu 
Hủy hoại diện tích rừng đặc biệt lớn 
Hủy hoại rừng phòng hộ , rừng đặc dụng .
Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng 
-> Mọi người đều phải tuân theo pháp luật , ai vi phạm sẽ bị nhà nước xử lí . 
II. Nội dung bài học : 
1) Pháp luật : 
Là các quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung , do nhà nước ban hành , nhà nước đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp cưỡng chế , giáo dục , thuyết phục . 
2) Đặc điểm của pháp luật : 
a. Tính quy phạm phổ biến : 
Các quy định của pháp luật là thước đo hành vi của mọi người , quy định khuôn mẫu những nguyên tắc xử sự chung mang tính phổ biến .
b. Tính xác định chặt chẽ : 
Các điều luật được quy định rõ ràng , chính xác , chặt chẽ . 
c. Tính bắt buộc : ( cưỡng chế ) 
Vì pháp luật do nhà nước ban hành , mang tính quyền lực , nhà nước bắt buộc mọi người đều phải tuân theo , ai vi phạm sẽ bị nhà nước xử lí theo quy định .
3. Bản chất của pháp luật Việt Nam :
- Pháp luật nước CHXHCN Việt Nam thể hiện tính dân chủ XHCN và quyền làm chủ của công dân lao động . 
Ví dụ : Công dân có quyền và nghĩa vụ sau đây : 
- Quyền kinh doanh -> Nghĩa vụ đóng thuế .
- Quyền học tập -> Nghĩa vụ học tập tốt 
4. Vai trò của pháp luật : 
- Pháp luật là phương tiện quản lí nhà nước , quản lí xã họi .
- Pháp luật là phương tiện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân . 
Ví dụ : 
+ Tài sản có giá trị đăng kí quyền sở hữu ( nhà cửa , ô tô ) 
+ Pháp luật quy định biện pháp xử lí hành vi vi phạm quyền lợi , lợi ích hợp pháp của công dân . 
* Bài học : “ Sống , lao động , học tập theo Hiến pháp và pháp luật ‘’ 
III. Bài tập : 
Bài tập 4 : (Trang 61 ) 
Đạo đức
Pháp luật
Cơ sở hình thành
Đúc kết từ thực tế cuộc sống và nguyện vọng của nhân dân qua nhiều thế hệ
Do nhà nước ban hành
Hình thức thể hiện
Các câu ca dao tục ngữ, các câu châm ngôn
Các văn bản pháp luật như bộ luật,luật.trong đó qui định các quyền, nghĩa vụ công dân nhiệm vụ quyền hạn của cơ quan,cán bộ,công chức nhà nước
Biện pháp bảo đảm thực hiện
Tự giác thông qua các tác động của dư luận xã hội:lên án, khuyến khích, khen chê
Bằng sự tác động của nhà nước thông qua tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục hoặc răn đe, cưỡng chế và xử lí các hành vi vi phạm.
 E. Hướng dẫn học bài : 
Sưu tầm tục ngữ ca dao nói về pháp luật 
Tìm những gương tốt bảo vệ pháp luật . 
Ngày soạn: ngày tháng năm 2008
 Tuần 32 Tiết: 32 Ôn tập 
A- Mục tiêu bài học:
1- Kiến thức:
 - Củng cố và hệ thống hóa các bài đã học từ bài 13 đến bài 21 
 - Học sinh hiểu được nội dung ý nghĩa của các quyền Sở hữu tài sản và nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác, Nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng, Quyền khiếu nại tố cáo, Quyền tự do ngôn luận, Hiến pháp nước CHXHCNVN, Pháp luật nước CHXHCNVN. Phòng chống HIV/ AIDS. 
 2- Kĩ năng:	
 - học sinh biết sử dụng đúng đắn các quyền trên theo quy định của pháp luật, phát huy quyền làm chủ của công dân. 
3- Thái độ:
. – Nâng cao nhận thức về tự do và ý thức tuân theo pháp luật trong học sinh.
B – PhƯƠng pháp:
 - Nêu và giải quyết vấn đề, Thảo luận nhóm, Đàm thoại , quy nạp . 
C – Tài liệu và phƯƠng tiện:
 - SGK- SGV GDCD 8, Bảng phụ, giấy khổ lớn, bút dạ . 
 D – Hoạt động dạy học
 * ổn định lớp – Kiểm tra bài cũ:
 ? Nêu những quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình? 
 * Bài mới: 
 Giới thiệu bài 
Hoạt động của HS dưới sự hd của GV
Kết quả hoạt động -Nội dung bài học
GV: yêu cầu học sinh kẻ bảng thống kê tên bài nội dung đã học . 
* ôn tập : 
STT
Tên bài
Khái niệm
Biểu hiện
ý nghĩa
Cách rèn luyện
 - HS lập bảng xong -> Lớp nhận xét -> GV bổ sung chốt 
 E. Hướng dẫn học bài : 
 - Về nhà ôn tập lại toàn bộ nội dung các bài đã học để giờ sau làm bài thi học kì I. 
Ngày soạn: ngày tháng năm 2008
Tiết 33 : Kiểm tra học kì II 
 ( Theo đề của sở GD ) 

Tài liệu đính kèm:

  • docga 8.doc