Bài dạy: Lao động tự giác và sáng tạo ( Tiết 2)
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1/ Về kiến thức:
-Tiếp theo kiến thức đã học ở tiết 12; tiết nầy cần tập trung làm rõ
-Ý nghĩa của lao động tự giác và lao động sáng tạo
-Rèn luyện kĩ năng lao động tự giác và sáng tạo như thế nào
2/2/ Về kĩ năng:
-Hình thành kĩ năng lao động tự giác và sáng tạo trong các hoạt động
3/ Về thái độ:
-Hình thành ý thức tự giác , không hài lòng với biện pháp và kết quả chưa mang lại hiệu quả, luôn cố gắng tìm tòi cái mới trong học tập và trong lao động
II/ VỀ PHƯƠNG PHÁP:
-Phương pháp thảo luận nhóm, thảo luận lớp
-Kể chuyện, giải quyết vấn đề, tìm hiểu và liên hệ thực tế
III/ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:
-Sách giáo khoa, sách giáo viên GDCD lớp 8
-Một số tấm gương về có ý thức tự giác , có óc sáng tạo trong học tập, trong lao động
Tuần 13; tiết 13 Ngày soạn: 21 / 11 / 2008 Bài dạy: Lao động tự giác và sáng tạo ( Tiết 2) I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1/ Về kiến thức: -Tiếp theo kiến thức đã học ở tiết 12; tiết nầy cần tập trung làm rõ -Ý nghĩa của lao động tự giác và lao động sáng tạo -Rèn luyện kĩ năng lao động tự giác và sáng tạo như thế nào 2/2/ Về kĩ năng: -Hình thành kĩ năng lao động tự giác và sáng tạo trong các hoạt động 3/ Về thái độ: -Hình thành ý thức tự giác , không hài lòng với biện pháp và kết quả chưa mang lại hiệu quả, luôn cố gắng tìm tòi cái mới trong học tập và trong lao động II/ VỀ PHƯƠNG PHÁP: -Phương pháp thảo luận nhóm, thảo luận lớp -Kể chuyện, giải quyết vấn đề, tìm hiểu và liên hệ thực tế III/ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN: -Sách giáo khoa, sách giáo viên GDCD lớp 8 -Một số tấm gương về có ý thức tự giác , có óc sáng tạo trong học tập, trong lao động IV/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1/ Ổn định tổ chức: -Kiểm tra tình hình lớp trước giờ học, điểm danh, báo cáo sĩ số 2/ Kiểm tra bài cũ: -GV đặt câu hỏi: -Câu 1: Thế nào là lao động tự giác? Thế nào là lao động sáng tạo? Tại sao cần phải lao động tự giác và lao động sáng tạo? -Câu 2: Có mấy hình thức lao động? Tại sao nói lao động là điều kiện và phương tiện để loài người tồn tại và phát triển? 3/ Bài mới: +Giới thiệu bài: Tiết trước chúng ta đã học bài lao động tự giác và lao động sáng tạo, bài học đã cho chúng ta thấy rằng nhờ có lao động tự giác và sáng tạo mà loài người phát triển từ thấp đến cao, có những tiến bộ vĩ đại trên nhiều lĩnh vực như y học, sinh học, khoa học kĩ thuật, tìm ra những phương thức hay trong trong quản lí, làm ăn phát triển kinh tế xã hội. Loài người hoan hô tinh thần lao động tự giác và sáng tạo. Phần còn lại các em sẽ tìm hiểu ý nghĩa và cách rèn luyện tinh thần lao động tự giác và sáng tạo -GV ghi bài học lên bảng Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cần đạt Hoạt động 1: -GV tổ chức cho học sinh khai thác truyện đọc ngôi nhà không hoàn hảo -GV đặ câu hỏi -Câu 1: Qua nội dung truyện đọc em có suy nghĩ gì về thái độ tôn trọng kỉ luật lao động trước đó và trong quá trình làm ngôi nhà cuối cùng của người thợ mộc? -Câu 2: Hậu quả của việc thiếu tự giác không thường xuyên rèn luyện, thực hiện kỉ luật lao động, người thợ mộc phải gánh chịu những hậu quả gì? -HS tổ chức thảo luận nhóm, đại diện các nhóm trình bày kết quả +Đáp án câu 1: -Trước đó: Làm việc tận tụy, tự giác, sản phẩm làm ra đều hoàn hảo, mọi người kính trọng, ông chủ yêu quý -Sau đó: Tinh thần giảm sút, làm việc thiếu tự giác, làm nghề bỏ qua những quy định cơ bản, qui trình kĩ thuật -> ngôi nhà làm ra kém chất lượng. Nười thợ mộc nhận lấy chính sản phẩm không tốt do mình tạo ra +Đáp án câu 2: -Hậu quả: Người thợ mộc phải ở trong ngôi nhà không hoàn hảo, chất lượng kém Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài học -GV tiếp tục đặt câu hỏi phát vấn để học sinh tìm hiểu bài -Câu 3: Lao động tự giác và sáng tạo có ý nghĩa như thế nào? -Câu 4: Hãy nêu ích lợi của việc tự giác trong học tập, trong lao động -Câu 5: Nêu ích lợi của sự sáng tạo trong lao động? -Câu 6: Làm thế nào để có ý thức tự giác tính sáng tạo trong lao động? -HS tổ chức thảo luận lớp, phát biểu ý kiến cá nhân -GV kết luận : Ý thức tự giác và óc sáng tạo là nội dung bên trong, tạo ra sự say mê và tinh thần vượt khó trong học tập, trong lao động -GV chốt kiến thức trọng tâm, HS ghi bài vào vở Hoạt động 3: Luyện tập -GV tổ chức cho HS làm bài tập làm bài tập 2 và 3, SGK -Gọi 01 HS đọc nội dung bài tập -Cả lớp tiến hành làm bài tập vào vở -GV gọi HS trình bày kết quả tước lớp +Đáp án bài tập 2: -Tác hại: Không tự giác sẽ bị nhắc nhở, phê bình, bị đánh giá thấp, hiệu quả mang lại thấp +Đáp án bài tập 3: -Tác hại: Sinh ra lười biếng, ngại khó, cẩu thả, chất lượng và hiệu quả thấp Nội dung bài học 3/ Ý nghĩa: Giúp chúng ta tiếp thu được kiến thức, kĩ năng ngày càng thuần thục -Phẩm chất và năng lực của mỗi cá nhân không ngừng hoàn thiện và phát triển -Chất lượng và hiệu quả ngày càng được nâng cao 4/ Phương hướng rèn luyện: -HS phải có kế hoạch rèn luyện lao động tự giác và sáng tạo trong học tập, trong lao động, sinh hoạt +Kế hoạch rèn luyện: -Tự giác hoàn thành mọi công việc của trường, của lớp, làm việc có kế hoạch bài bản, luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ -Suy nghĩ tìm tòi những phương pháp hay trong học bài, giải bài tập 4/ Củng cố: -GV đặt câu hỏi củng cố kiến thức toàn bài - Lao động tự giác và sáng tạo có ý nghĩa như thế nào? Hãy nêu ích lợi của việc tự giác trong học tập, trong lao động -Nêu ích lợi của sự tự giác và sáng tạo trong lao động? -Làm thế nào để có ý thức tự giác tính sáng tạo trong lao động? 5/ Hướng dẫn về nhà: -Về nhà học bài, đọc và soạn trước bài 12: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình, trả lời các câu hỏi phần gợi ý -Nhận xét kết thúc giờ học
Tài liệu đính kèm: