Giáo án Giáo dục công dân 8 trọn bộ rất hay

Giáo án Giáo dục công dân 8 trọn bộ rất hay

TIẾT 1 – BÀI 1 : TÔN TRỌNG LẼ PHẢI

I . MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức:

 Học sinh hiểu thế nào là lẽ phải và tôn trọng lẽ phải.Những biểu hiện của tôn trọng lẽ phải. Phân biệt được tôn trọng lẽ phải với không tôn trọng lẽ phải, hiểu ý nghĩa của tôn trọng lẽ phải.

2. Kỹ năng:

 Biết suy nghĩ và hành động theo lẽ phải .

3.Thái độ:

 Có ý thức tôn trọng lẽ phải và ủng hộ những người làm theo lẽ phải . Không đồng tình với hành vi làm trái lẽ phải, làm trái đạo lý của dân tộc.

II . PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN

 - Giáo viên : SGK, SGV, sưu tầm văn, thơ, ca dao, tục ngữ nói về tôn trọng lẽ phải.

 - Học sinh: Chuẩn bị đồ dụng học tập, chuẩn bị bài.

III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG:

1. Ổn định tổ chức

2. Kiểm tra bài cũ Kiểm tra đồ dùng học tập.

3. Giảng bài mới

 * Hoạt động 1 ( TG : 2 phút ) Giới thiệu bài.

Trong mỗi con người đều chứa đựng nhiều đức tính quý báu, trong những đức tính đó thì " tôn trọng lẽ phải " là một đức tính không thể thiếu ở mỗi con người, bởi vì việc công nhận lẽ phải là điều ai cung phải làm, hơn nữa nó còn làm cho quan hệ xã hội tốt đẹp hơn

 

doc 74 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 840Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân 8 trọn bộ rất hay", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :
Ngày giảng:
TIẾT 1 – BÀI 1 : TÔN TRỌNG LẼ PHẢI
I . MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức: 
 Học sinh hiểu thế nào là lẽ phải và tôn trọng lẽ phải.Những biểu hiện của tôn trọng lẽ phải. Phân biệt được tôn trọng lẽ phải với không tôn trọng lẽ phải, hiểu ý nghĩa của tôn trọng lẽ phải.
2. Kỹ năng: 
 Biết suy nghĩ và hành động theo lẽ phải .
3.Thái độ: 
 Có ý thức tôn trọng lẽ phải và ủng hộ những người làm theo lẽ phải . Không đồng tình với hành vi làm trái lẽ phải, làm trái đạo lý của dân tộc. 
II . PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN
 - Giáo viên : SGK, SGV, sưu tầm văn, thơ, ca dao, tục ngữ nói về tôn trọng lẽ phải.
 - Học sinh: Chuẩn bị đồ dụng học tập, chuẩn bị bài.
III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG:
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ Kiểm tra đồ dùng học tập.
3. Giảng bài mới
 * Hoạt động 1 ( TG : 2 phút ) Giới thiệu bài.
Trong mỗi con người đều chứa đựng nhiều đức tính quý báu, trong những đức tính đó thì " tôn trọng lẽ phải " là một đức tính không thể thiếu ở mỗi con người, bởi vì việc công nhận lẽ phải là điều ai cung phải làm, hơn nữa nó còn làm cho quan hệ xã hội tốt đẹp hơn 
Hoạt động của GV –HS
Nội dung
 *Hoạt động 1 ( TG : 2 phút ) : Tìm hiểu mục đặt vấn đề 
- Hs đọc mục 1 phần đặt vấn đề 
- GV giải thích phần chú thích 
? Nêu những việc làm của viên tri huyện Thanh Ba với tên nhà giàu và người nông dân nghèo ?
-Ăn hối lộ
-Ức hiếp dân
-Xử án không công minh
? Hình bộ thượng thư là anh ruột tri huyện Thanh Ba đã có hành động gì ?
-Xin tha cho tri huyện 
? Nêu những việc làm của quan tuần phủ Nguyễn Quang Bích ?
 ?Em có nhận xét gì về việc làm của quan tuần phủ Nguyễn Quang Bích ?
-GV chia lớp thành 3 nhóm thảo luận ( TG 3 phút )
Nhóm 1 : Trong các cuộc tranh luận có bạn đưa ra ý kiến nhưng bị đa số các bạn khác phản đối. Nếu thấy ý kiến đó đúng thì em xử sự ntn ?
Nhóm 2 : Nếu biết bạn mình quay cóp trong giờ kiểm tra, em sẽ làm gì ?
Nhóm 3 : Theo em trong các trường hợp ở tình huống 1,2. Hành động thế nào đươch coi là phù hợp, đúng đắn ?
- Cần phải có hành vi xử sự tôn trong sự thật, bảo vệ lẽ phải, phê phán cái sai trái
-Gv : Để có cách xử sự phù hợp, đòi hỏi mỗi người không chỉ nhận thức đúng mà phải có hành vi ứng sử phù hợp trên cơ sở sự thật được tôn trọng 
*Hoạt động 3 ( TG : 18 phút ) : Tìm hiểu khái niệm, biểu hiên, ý nghĩa của tôn trọng lẽ phải 
? Thế nào là lẽ phải ?
? Thế nào là tôn trọng lẽ phải ?
-Hs làm bài tập 3( sgk-5 )/ bảng phụ 
Đáp án : Hành vi tôn trọng lẽ phải là : a,c,e
? Nêu biểu hiện của tôn trọng lẽ phải ?
? Em hãy nêu một vài ví dụ về việc tôn trọng hoặc không tôn trọng lẽ phải mà em thấy trong cuộc sống hàng ngày ?
- Tôn trọng lẽ phải:
+ Nghe lời thầy cô, cha mẹ.
+ Thực hiện tốt nội quy trường học.
- Chưa tôn trọng lẽ phải:
+ Vi phạm nội quy nhà trường.
+ Vi phạm luật giao thông đường bộ.
+ Làm trái quy định của pháp luật.
-Gv : Trong cuộc sống quanh ta có rất nhiều tấm gương có hành vi biết tôn trọng lẽ phải. Là học sinh các em cần học tập những tấm gương đó để góp phần làm cho xã hội lành mạnh, tốt đẹp hơn.
? Tôn trọng lẽ phải có ý nghĩa ntn ?
- Gv dùng câu danh ngôn của Descartes để kl: " diều gì không rõ ràng thì không nên thừa nhận "
-Hs đọc lại toàn bộ phần bài học 
*Hoạt động 4 ( TG : 7 phút ) : Rèn kỹ năng phân biệt hành vi 
? Bt 1(sgk-4 )/ bảng phụ ? Yêu cầu giải thích ?
? Bt 2(sgk-5 )/ bảng phụ ? Yêu cầu giải thích ?
? Nêu một số câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn nói về tôn trọng lẽ phải ?
I.Đặt vấn đề 
1.
 * Việc làm của quan tuần phủ Nguyễn Quang Bích
- Bắt, phạt tên nhà giàu
-Cách chức tri huyện
-Không đồng loã với việc xấu
=> Dũng cảm, trung thưc, bảo vệ chân lý, tin lẽ phải
2. Em ủng hộ và bảo vệ ý kiến của bạn bằng cách phân tích cho các bạn thấy điểm đúng, hợp lý trong ý kiến đó 
3. Em cần thể hiện thái độ không đồng tình và phân tích để bạn thấy sự sai trái và tác hại trong đó 
II. Nội dung bài học
1.khái niệm 
- Lẽ phải là những điều được coi là ssúng đắn, phù hợp với đạo lý và lợi ích chung của xã hội
Tôn trọng lẽ phải là công nhân, ủng hộ, tuân theo và bảo vệ diều đúng đắn, biết điều chỉnh suy nghĩ, hành vi theo hướng tích cực, không chấp nhận và không làm điều sai trái
2. Biểu hiện
- Thái độ, lời nói, cử chỉ, hành động ủng hộ, bảo vệ điều đúng đắn của con người 
3. Ý nghĩa
-Giúp mọi người có cách ứng sử phù hợp 
-Làm lành mạnh mqh xã hội
-Thúc đẩy xã hội ổn định và phát triển
III. Bài tập
* Bài tập 1:
-Lựa chọn cách c
* Bài tập 2:
-Lựa chọn cách c
* Bài tập 5 :
- Nói phải củ cải cũng nghe
-Gió chiều nào xoay chiều ấy 
 - tục ngữ -
-'' Người ta sống trong một ngày có được nghe câu nói phải '' - Danh ngôn -
4. Củng cố, dặn dò :
 - GV KL : Trong cs hàng ngày có nhiều mqh khác nhau, nếu ai cũng có cách xử sự đúng đắn, biết tôn trọng lẽ phải, thực hiện tốt theo pl ...thì sẽ góp phần làm cho xã hội tốt đẹp hơn .
 - Học bài, làm bài tập 4,6. Chuẩn bị bài 2: Liêm khiết.
*Rót kinh nghiÖm:
DuyÖt CM
..............................*..........................*.............................
Ngày soạn :
Ngày giảng :
TIẾT 2 – BÀI 2 : LIÊM KHIẾT
I .MỤC TIÊU BÀI HỌC 
 1. Kiến thức:
 Giúp học sinh hiểu thế nào là liêm khiết, nêu được một số biểu hiện của liêm khiết, nêu được ý nghĩa của liêm khiết.
 2. Kỹ năng:
 Phân biêt được hành vi liêm khiết với tham lam ,làm giàu bất chính. Biết sống liêm khiết không tham lam.
 3. Thái độ: 
 Kính trọng những người sống liêm khiết; phê phán những hành vi tham ô, tham nhũng.
 II . PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN:
 - Giáo viên: Sách giáo khoa, sách giáo viên, dẫn chứng về lối sống liêm khiết, sưu tầm chuyện, thơ ca dao, tục ngữ nói về liêm khiết.
 - Học sinh: Học bài, chuẩn bị bài mới, chuẩn bị bút dạ, giấy to.
 III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG:
 1. Ổn định tổ chức:
 2. Kiểm tra bài cũ:
 - Lẽ phải là gì? Thế nào là tôn trọng lẽ phải?
 - Đọc 2 câu ca dao nói về tôn trọng lẽ phải?
 3. Bài mới 
*Hoạt động 1(TG: 2 phút) Giới thiệu bài 
Quan sát tình huống trên bảng phụ :
 Tình huống 1: Em Hà ở thành phố Hải Phòng nhặt được ví tiền nhờ chú công an trả lại người mất 
 Tình huồng 2: Giám đốc hải quan tỉnh L. nhận hối lộ của những người buôn lậu qua biên giới 
 ? Những hành vi trên thể hiện đức tính gì ?
Em Hà là một hs trung thực 
Giám đốc hải quan tỉnh L. là người hám lợi cá nhân
 GV : Để hiểu hơn vấn đề này, cta cùng tìm hiểu bài mới 
Hoạt động của GV-HS
Nội dung
*Hoạt động 2(TG: 12 phút): Tìm hiểu mục ĐVĐ 
- Gọi 3 HS, mỗi hs đọc 1vấn đề.
-GV giới thiệu phần chú thích
 Chia 3 nhóm thảo luận 
 Nhóm 1:
? Hành vi thể hiện việc làm của bà Ma-ri Quy-ri?
-Bà cùng chồng đóng góp cho TG những sản phẩm có giá trị khoa học, kinh tế
-Vui lòng sống túng thiếu để gửi quy trình chiết xuất Ra-đi cho ai cần
-Biếu tài sản 1g Ra-đi cho viện nghiên cứu ứng dụng
-Không nhận quà của tổng thống và bạn bè mà dành cho viẹn khoa học
-Sống có trách nhiệm với gđ
? Những hành vi đó thể hiện đức tính gì?
 Nhóm 2:
? Nêu những hành động của Dương Chấn?
-Ông được bổ nhiệm làm quan thái thú 
-Ông tiến cử Vương Mật đem vàng đến lễ
-Ông tiến cử người làm việc tốt, k cần đến vàng của người đó
? Những hành động đó thể hiện đức tính gì ?
 Nhóm 3:
? Hành động của Bác Hồ được đánh giá ntn ?
-Sống như người VN bình thường 
-Khước từ nhà cửa, quân phục...
? Những hành động đó thể hiện đức tính gì ?
 GV nhận xét ý kiến, hđ của 3 nhóm
? Em có nhận xét gì về những cách xử sự trên ?
-Là những tấm gương sáng để kính phục, học tập và noi theo
? Theo em cách xử sự đó có điểm gì chung ? Vì sao?
-Nói lên lối sống thanh cao, không vụ lợi, không h¸m danh, làm việc một cách vô tư, có trách nhiệm mà không đòi hỏi bất cứ một điều kiện nào. 
? Trong điều kiện hiện nay, theo em việc học tập những tấm gương đó có còn phù hợp nữa không? Vì sao?
 - Vẫn rất phù hợp vì:
 + Nó giúp mọi người ph©n biệt được hành vi thể hiện sự liêm khiết trong cuộc sống.
 + Biét đồng tình ủng hộ, quý trọng người liêm khiết, phê phán hành vi thiếu liêm khiết: Tham ô, tham nhũng, hám danh lợi, (sống thực dụng chạy theo đồng tiền )
 + Giúp mọi người có thói quen và biết tự kiểm tra hành vi của mình để rèn luyện bản thân có lối sống liêm khiết (Xin nâng điểm, quay cóp bài ,làm mọi việc để đạt mục đích...)
 *Hoạt động 3 (TG: 18 phút): Tìm hiểu nội dung bài học và biểu hiện trái với liêm khiết 
? Thế nào là liêm khiết ?
Hs làm bài tập 1 (sgk-8 )/ bảng phụ 
-Đáp án :Hành vi không liêm khiết :b,d,e
?Giải thích vì sao?
?Em hãy tìm thêm những biểu hiện trái với tính liêm khiết ?
-Tham ô,tham nhũng, hám danh lợi, nhận làm ăn gian lận.. sẵn sàng làm bất cứ việc gì để đạt được mục đích 
? Con người sống liêm khiết sẽ nhận được điều gì ?
? Để có được đức tính liêm khiết, chúng ta phải rèn luyện những đức tính gì ?
-Tự trọng, trung thực
Hs đọc lại toàn bộ phần bài học
 *Hoạt động 4 (TG: 10 phút): Rèn kỹ năng giải bài tập 
? Làm bt 2 ( sgk-8 )/ bảng phụ ?
?Đọc một số câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn nói về tính liêm khiết ?
I. Đặt vấn đề:
-Bà Ma-ri Quy-ri sống không vụ lợi, không tham lam, sống có trách nhiệm với gđ và xh
-Dương Chấn sống thanh cao, vô tư, không hám lợi
- Bác Hồ là người VN sống trong sạch, liêm khiết
II.. Nội dung bài học:
a. Kh¸i niÖm:
- Là mét phẩm chất đạo đức của con người 
- Thể hiện lối sống lành mạnh, trong sạch, không hám danh lợi, không bận tâm về những toan tính nhỏ nhen, ích kỷ.
b. ý nghÜa:
 - Làm cho con người thanh thản 
 - Nhận được sự quý trọng, tin cậy của mọi người
 - Góp phần làm cho xã hội trong sạch, tốt đẹp hơn.
c. Cách rèn luyện
-Phân biệt đượchành vi có hoặc không liêm khiết
-Đồng tình ủng hộ người liêm khiết, phê phán hvi thiếu liêm khiết
-Thường xuyên rèn luyện để có thói quen sống liêm khiết
III. Bài tập:
* Bài tập 2:
 - Tán thành :b,d
-- Không tán thành :a,c
*Bài tập 5:
-Đói cho sạch, rách cho thơm
-Cây ngay không sợ chết đứng
-Cây thẳng bóng ngay
 Cây cong bóng vẹo 
 - tục ngữ -
4. Củng cố bài:
 - GV KL: Từ ngàn đời xưa, nhân dân ta rất coi trọng tính liêm khiết, chê bai ghét bỏ những kẻ trộm cắp, tham nhũng. Hs chúng ta phải biết tôn trọng, học tạp, noi gương những người có đức tính liêm khiết
 - Làm bài tập 3,4. Chuẩn bị bài 3 : Tôn trọng người khác
 - Đọc và trả lời câu hỏi cuối bài.
*Rót kinh nghiÖm:
DuyÖt CM
............................*................................*................................
Ngày soạn :
Ngày giảng :
TIẾT 3- BÀI 3 : TÔN TRỌNG NGƯỜI KHÁC
I. MỤC TIÊU BÀI GIẢNG:
 1. Kiến thức: 
 -Học sinh hiểu được thế nào là tôn trọng người khác. Nêu được những biểu hiện của sự tôn trọng người khác.
 -Hiểu được ý nghĩa của việc tôn trọng người khác.
 2. Kỹ năng: 
 -Biết phân biệt những hành vi tôn trọng với hành vi thiếu tôn trọng người khác, biết tôn trọng bạn bè và mọi người trong cuộc sống ...  lây nhiễm ra cộng đồng.
3. Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân là gì?
- Quyền tố cáo là quyền cuả công dân đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền biết về một vụ việc vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại đến lợi ích nhà nước, lợi ích nhân dân.
- Quyền khiếu nại là quyền của công dân đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét lại các quyết định, các việc làm của cán bộ công chức nhà nước khi thực hiện công vụ theo quy định của pháp luật. khi cho rằng quyết định đó là sai.
4.Pháp luật là gì?
- Pháp luật là các quy tắc xử sự chung có tính bắt buộc do nhà nước ban hành, được nhà nước bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế.
- Đặc điểm:
+ Tính quy phạm phổ biến.
+ Tính xác định chặt chẽ.
+ tính bắt buộc, cưỡng chế.
- Bản chất: Thể hiện ý chí của giai cấp công nhân và nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của ĐCSVN.
- Vai trò: Là công cụ để quản lý nhà nước, quản lý kinh tế, văn hoá xã hội, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, là phương tiện phát huy quyền làm chủ của nhândân.
 4. Củng cố bài: 
 - Giáo viên hệ thống nội dung cần ôn tập.
 - nhận xét giờ ôn tập.
 5. Hướng dẫn về nhà:
 - Học bài theo hệ thống câu hỏi ôn tập.
 - Chuẩn bị giờ sau kiểm tra học kỳ II.
TUẦN 33 TIẾT 33 
S:15.04.11 KIỂM TRA HỌC KỲ II
G:
 I. MỤC TIÊU BÀI GIẢNG:
 - Kiến thức: Kiểm tra đánh giá sự nhận thức của học sinh qua chương trình học kỳ II.
 - Kỹ năng: Rèn cho học sinh kỹ năng hệ thống hoá kiến thức, trình bày bài kiểm tra khoa học.
 - Thái độ: Giáo dục học sinh tính trung thực khi làm bài.
 II. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN:
 - Thầy: Giáo án, hệ thống câu hỏi, đáp án.
 - Trò: Học bài, giấy kiểm tra.
 III. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH:
 1. Ổn định tổ chức:
 2. Kiểm tra bài cũ: Không.
 3. Bài mới: Kiểm tra viết.
 A. Đề bài:
 I. Phần trắc nghiệm:
Câu 1: Trong các hoạt động sau, hoạt động nào có thể bị lây nhiễm HIV- AIDS (Khoanh tròn chữ cái trước câu mà em chọn).
Dùng chung nhà vệ sinh.
Dùng chung cốc, bát, đũa.
Dùng chung bơm kim tiêm.
Bắt tay người nhiễm HIV.
 Câu 2: Theo em những hành vi, việc làm nào sau đây vi phạm quy định về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại?( Đánh dấu + vào trước hành vi, việc làm mà em chọn).
Bộ đội bắn pháo hoa nhân ngày lễ lớn.
Công an sử dụng vũ khí để trấn áp tội phạm.
Tắt đèn, tắt quạt ở lớp học trước khi ra về.
Cưa bom, đạn pháo chưa nổ để lấy thuốc nổ.
 Câu 3: Tình huống.
 Lan nhặt được một túi sách nhỏ trong đó có tiền, một giấy chứng minh nhân dân mang tên Hà Thị Thảo và các giấy tờ khác. Do đánh mất tiền đóng học phí, Lan đã vứt giấy chứng minh nhân dân và các giấy tờ, chỉ giữ lại tiền.
 Lan hành động như vậy là đúng hay sai? Vì sao? Nếu em là Lan, em sẽ hành động như thế nào?
 II. Phần tự luận:
 Câu 1: Tệ nạn xã hội là gì? Pháp luật quy định như thế nào về việc phòng chống TNXH? Trách nhiệm của công dân, học sinh trong vấn đề này?
 Câu 2: Pháp luật là gì? Nêu đặc điểm, vai trò, bản chất của pháp luật Việt Nam?
 B. Đáp án và hướng dẫn chấm:
 I. Phần trắc nghiệm:
 Câu 1: 1 điểm.
 - Mỗi lựa chọn đúng được 1 điểm.
 - Đáp án đúng: C.
 Câu 2: 1, điểm.
 - Mỗi lựa chọn đúng được 1 điểm.
 - Đáp án đúng: D.
 Câu 3: 1 điểm.
 - Lan hành động như vậy là sai. Vì: Pháp luật quy định nhặt được của rơi phải trả lại cho người mất. Nếu em là Lan em sẽ đem nộp những vật nhặt được đó cho công an nhờ họ trả giúp cho người mất và về nói thật với bố mẹ chuyện em đánh mất tiền đóng học phí.
 II. Phần tự luận:
 Câu 1: 3,5 điểm.
 - Tệ nạn xã hội là hiện tượng xã hội bao gồm những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức, pháp luật gây hậu quả xấu về mọi mặt đối với đời sống xã hội.
 - Pháp luật quy định:
 + Cấm đánh bạc dưới mọi hình thức.
 + Cấm sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán, sử dụng
 + Cấm hàmh vi mại dâm, dụ dỗ, dẫn dắt mại dâm.
 + Trẻ em không được đánh bạc, uống rượu, hút thuốc lá
 - Trách nhiệm của công dân:
 Sống giản dị, lành mạnh, giữ mình, giúp nhau để không sa vào tệ nạn xã hội.
 Câu 2: 3,5 điểm.
 - Pháp luật là quy tắc xử sự chung, có tính bắt buộc do nhà nước ban hành, thực hiện bằng giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế.
 - Đặc điểm: + Tính quy phạm phổ biến.
 + Tính xác định chặt chẽ.
 + Tính bắt buộc, cưỡng chế.
 - Bản chất của pháp luật: Là ý chí của giai cấp công nhân và nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của ĐCSVN.
 - Vai trò của pháp luật: Là công cụ để quản lý nhà nước, bảo đảm công bằng xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
 4. Củng cố : 
 - Giáo viên thu bài kiểm tra.
 - Nhận xét giờ kiểm tra.
 5. Hướng dẫn về nhà:
 - Tìm hiểu luật an toàn giao thông.
TUẦN 34 TIẾT 34 NGOẠI KHOÁ
S:22.04.11 TÌM HIỂU LUẬT AN TOÀN GIAO THÔNG
G:
 I. MỤC TIÊU BÀI GIẢNG:
 - Kiến thức: Giúp học sinh nắm chắc, sâu về luật an toàn giao thông.
 - Kỹ năng: Có ý thức bảo vệ các công trình đường giao thông và thực hiện tốt luật an toàn giao thông.
 - Thái độ: Giáo dục học sinh có ý thức sống, học tập, lao động theo Hiến pháp và Pháp luật.
 II. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN:
 - Giáo án, tài liệu về ATGT, một số biển báo GT.
 - Trò: Học bài, chuẩn bị bài mới.
 III. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH:
 Nêu vấn đề, thảo luận, thuyết trình.
 IV. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG:
 1. Ổn định tổ chức:
 2. Kiểm tra bài cũ:
 - Nêu vai trò, bản chất của pháp luật Việt Nam?
 3. Giảng bài mới:
- Kể tên các loại đường giao thông Việt Nam?
- Quy tắc chung dành cho những người tham gia giao thông là gì?
- Hệ thống báo hiệu đường bộ gồm những gì?
- Hiệu lệnh của cảnh sát có ý nghĩa gì?
- Em hiểu gì về hệ thống đèn tín hiệu?
- Hệ thống biển báo giao thông gồm mấy nhóm? Là những nhóm nào?
- GV giới thiệu cho HS nhận biết từng nhóm biển về hình dáng, màu sắc, ý nghĩa của chúng
1. Hệ thống giao thông Việt Nam:
- Đường bộ
- Đường thuỷ
- Đường không
- Đường sắt
- Đường ống (hầm ngầm)
2. Những quy định của pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ
a. Quy tắc chung:
- Đi bên phải mình
- Đi đúng phần đường quy định
- Chấp hành đúng hệ thống báo hiệu giao thông.
- Chấp hành nghiêm túc mệnh lệnh điều khiển, xuất trình ngay giấy tờ khi được kiểm tra.
b. Hệ thống báo hiệu đường bộ:
Gồm: Hiệu lệnh người điều khiển, tín hiệu đèn giao thông, biển báo, vạch kẻ đường, cọc tiêu, rào chắn.
- Hiệu lệnh của cảnh sát: Điều khiển giao thông trong những giờ cao điểm đảm bảo giao thông thông suốt.
VD: Khi người cảnh sát giao thông giơ tay thẳng đứng ( mọi người phải dừng lại ).
- Đèn tín hiệu:
+ Đèn xanh: được đi
+ Đèn đỏ: Cấm đi
+ Đèn vàng: Báo hiệu sự thay đổi tín hiệu, mọi người dừng trước vạch.
+ Đèn vàng nhấp nháy: Được đi nhưng cần chú ý.
- Hệ thống biển báo giao thông
Gồm 5 nhóm:
+ Biển báo cấm
+ Biển báo nguy hiểm
+ Biển hiệu lệnh
+ Biển chỉ dẫn
+ Biển phụ
 4. Củng cố:
 - Giáo viên hệ thống nội dung bài học
 - Nhận xét, xếp loại giờ học.
 5. Hướng dẫn về nhà:
 - Tìm hiểu thêm về luật ATGT đường bộ.
 - Sưu tầm những khẩu hiệu về an toàn giao thông đường bộ.
 - Thực hiện nghiêm túc những quy định của pháp luật khi tham gia giao thông.
TUẦN 35 TIẾT 35 NGOẠI KHOÁ
S:30.04.11 TÌM HIỂU LUẬT AN TOÀN GIAO THÔNG
G: 
 I. MỤC TIÊU BÀI GIẢNG:
 - Kiến thức: Giúp học sinh nắm được một số quy định của luật ATGT đường bộ.
 - Kỹ năng: Học sinh có ý thức bảo vệ các công trình giao thông và thực hiện tốt ATGTĐB.
 - Thái độ: Giáo dục học sinh có ý thức sống, học tập, lao động theo pháp luật.
 II. PHƠNG TIỆN THỰC HIỆN:
 - Thầy: Giáo án, tài liệu về an toàn giao thông.
 - Trò: Học bài, tìm hiểu luật an toàn giao thông.
 III. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH: Nêu vấn đề, thảo luận, đàm thoại, vấn đáp, giải thích.
 IV. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG:
 1. Ổn định tổ chức:
 2.Kiểm tra bài cũ: Không.
 3. Giảng bài mới: Thực hiện trật tự an toàn giao thông ( bài 2 ).
- Học sinh đọc tình huống 1.1
? Hùng vi phạm những quy định nào về an toàn giao thông.
? Em của Hùng có vi phạm gì không? vì sao.
- Học sinh đọc tình huống 1.2.
? Tuấn nói có đúng không? Vì sao.
? Việc lấy đá ở đường tàu sẽ gây nguy hiểm như thế nào.
? Nêu nội dung các bức ảnh 1, 2, 3, 4.
? Hãy nhận xét những hành vi đó.
? Quy tắc chung về đi đường.
? Những quy định dành cho người đi xe mô tô, gắn máy.
? Những quy định đối với người đi xe đạp.
? Những quy định đối với người điêù khiển xe thô sơ.
? Pháp luật quy định như thế nào về an toàn đường sắt.
- Hớng dẫn học sinh giải bài tập 2, 3.
I. Tình huống, tư liệu
1. Tình huống:
- Sử dụng ô khi đi xe gắn máy.
- Có: Người ngồi trên xe mô tô không được sử dụng ô vì sẽ gây cản trở tầm nhìn của người điều khiển phương tiện giao thông- có thể gây tai nạn giao thông.
- Không đúng: Vì đó là hành vi phá hoại công trình giao thông đường sắt.
- Đá ở đường tàu là để bảo vệ cho đường ray được chắc chắn- Đảm bảo cho tàu chạy an toàn. hành vi lấy đá ở đường tàu có thể làm cho tàu gặp nguy hiểm khi đường ray không chắc chắn.
2. Quan sát ảnh:
- Đi xe bằng một bánh.
- Dùng chân đẩy xe đằng trước.
- Vừa điều khiển xe vừa nghe điện thoại.
- Vác sắt qua đường tàu.
+ Đó là những hành vi gây mất trật tự an toàn giao thông có thể gây tai nạn GT.
II. Nội dung bài học:
1. Quy tắc chung về giao thông ĐB:
- Đi bên phải mình.
- Đi đúng phần đường quy định.
- Chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ.
2. Một số quy định cụ thể:
- Người ngồi trên xe mô tô, gắn máy không mang vác vật cồng kềnh, không sử dụng ô, không bám, kéo, đẩy phương tiện khác không đứng trên yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái.
- Bắt buộc đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe mô tô, gắn máy.
- người đi xe mô tô, gắn máy chỉ được trở tối đa một người lớn và một trẻ em dới 7 tuổi không sử dụng ô, ĐTDĐ, không đi trên hè phố vườn hoa, công viên.
- Người ngồi trên xe đạp không mang vác vật cồng kềnh, không sử dụng ô, không bám, kéo đẩy các phương tiện khác, không đứng trên yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái.
- Người điều khiển xe thô sơ phải cho xe đi hàng một và đúng phần đường quy định. Hàng hoá xếp trên xe phải đảm bảo an toàn không gây cản trở giao thông.
3. Một số quy định cụ thể về ATĐS :
- Khi đi trên đoạn đường bộ có giao cắt đường sắt ta phải chú ý quan sát ở hai phía. Nếu có phương tiện đường sắt đi tới phải kịp thời dừng lại cách rào chắn hoặc đường ray một khoảng cách an toàn.
- Không đặt vật chướng ngại trên đường sắt, trồng cây, đặt các vật cản trở tầm nhìn của người đi đường ở khu vực gần đường sắt, không khai thác đá cát, sỏi trên ĐS .
III. Bài tập:
- Bài tập 2: Chấp hành theo sự điều khiển của người điều khiển GT. Vì người điều khiển trực tiếp sẽ phù hợp với tình hình thực tế lúc đó.
- Bài tập 3: 
 + Đồng ý: b, đ, h.
 + Không đồng ý: a, c, d, e, g, i, k, l.
 4. Củng cố: Nhận xét giờ học.
 5. Hướng dẫn về nhà : Tìm hiểu tiếp luật GTĐB.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an gdcd 8 TRON BO dat giai A.doc