Giáo án Giáo dục công dân 8 tiết 31: Pháp luật nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (tiết 2)

Giáo án Giáo dục công dân 8 tiết 31: Pháp luật nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (tiết 2)

TIẾT 31: BÀI 21: PHÁP LUẬT NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. ( TIẾT 2 )

I. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức: - Nêu được pháp luật là gì.

- Nêu được đặc điểm, bản chất và vai trò của pháp luật.

- Nêu được trách nhiệm của công dân trong việc sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật.

2. Kĩ năng: - Biết đánh giá các tình huống pháp luật xảy ra hằng ngày ở trường, ở ngoài xã hội. - Biết vận dụng một số quy định pháp luật đã học vào cuộc sống hằng ngày.

3. Thái độ: - Có ý thức tự giác chấp hành pháp luật.

 - Phê phán các hành vi, việc làm vi phạm pháp luật.

II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài.

- Kĩ năng kiên định.

- Kĩ năng tư duy phê phán

- Kĩ năng xác định giá trị.

- Kĩ năng từ chối.

- Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm.

 

doc 3 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 777Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân 8 tiết 31: Pháp luật nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (tiết 2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 03/4/2011.
Ngày dạy : 11/4/2011.
TIẾT 31:	BÀI 21: PHÁP LUẬT NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. ( TIẾT 2 )
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: - Nêu được pháp luật là gì. 
- Nêu được đặc điểm, bản chất và vai trò của pháp luật. 
- Nêu được trách nhiệm của công dân trong việc sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật.
2. Kĩ năng: - Biết đánh giá các tình huống pháp luật xảy ra hằng ngày ở trường, ở ngoài xã hội. - Biết vận dụng một số quy định pháp luật đã học vào cuộc sống hằng ngày. 
3. Thái độ: - Có ý thức tự giác chấp hành pháp luật.
 - Phê phán các hành vi, việc làm vi phạm pháp luật. 
II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài.
- Kĩ năng kiên định.
- Kĩ năng tư duy phê phán
- Kĩ năng xác định giá trị.
- Kĩ năng từ chối.
- Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm. 
III. Các phương pháp/ kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng:
- Kích thích tư duy. Nghiên cứu trường hợp điển hình.
- Giải quyết vấn đề.
- Thảo luận nhóm.
- Xử lí tình huống .
IV Phương tiện dạy học.
1. Giáo viên: 
- SGK, SGV, chuẩn kiến thức, máy chiếu, các phương tiện khác liên quan.
2. Học sinh: 
- Đọc tìm hiểu truớc bài học ở nhà ( SGK ). Các tư liệu khác liên quan đến bài học.
V. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định: ( 2 phút).
2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút).
- Pháp luật là gì? Đặc điểm của pháp luật? 
3. Bài mới.
a. Khám phá. (2 phút).
- GV giới thiệu bài mới. Pháp luật Việt Nam.
b Kết nối: Để bảo đảm quyền dân chủ cho mọi người, xây dựng đất nước thì nhà nước nào cũng cần phải có pháp luật.
Hoạt động của thầy và trò.
Nội dung kiến thức cơ bản,
*HĐ1: ( 10 phút) Tìm hiểu bản chất, vai trò của PL.- Mục tiêu:Hs nắm bài học.
- Cách tiến hành: 
Gv: Theo em nhà trường đề ra các nội qui để làm gì?.
Gv: Các cơ quan nhà máy, xí nghiệp đề ra các qui định làm gì?.
Gv: Xã hội đề ra PL để làm gì?. Vì sao lại có PL?.
Gv: Bản chất của PL VN là gì?. Lấy ví dụ minh hoạ?.
VD:
Gv: PL có vai trò như thế nào?. Cho ví dụ?.
Gv: Vì sao nói Pl bảo vệ được quyền lợi ích hợp pháp của nhân dân?. 
HS: Trình bày các ý kiến.
HS: Các nhóm nhận xét bổ sung.
GV:Nhận xét chốt lại ý chính. 
* HĐ2:( 10 phút) Trách nhiệm công dân.
- Mục tiêu: Rèn kĩ năng.
- Cách tiến hành: 
Gv: Chia lớp thành các nhóm thi kể về những nội dung sau:
1. Những tấm gương bảo vệ chấp hành tốt Pl.
2. Những hành vi vi phạm PL thường xảy ra ở địa phương.
3. Nhận xét việc chấp hành kỉ luật của HS
 trường ta.
4. Sưu tầm những câu ca dao, tục ngữ về PL.
( Làm điều phi pháp, việc ác đến ngay.
Luật pháp bất vị thân...)
Gv: Tại sao nói sống và làm việc theo HP và PL là có đạo đức và văn hoá?.
HS: Các nhóm nhận xét bổ sung.
GV:Nhận xét chốt lại ý chính và ghi kết luận vàophần ghi bảng. ( nội dung kiến thức cơ bản )
* HĐ3: ( 6 phút) Luyện tập.
- Mục tiêu: Rèn kĩ năng.
- Cách tiến hành: 
Gv: HD học sinh làm các bài tập: 1,2,3,4 sgk/61.
HS: Làm các bài tập.
HS: Các nhóm nhận xét bổ sung.
GV:Nhận xét chốt lại ý chính. 
3. Bản chất của pháp luật:
- Thể hiện ý chí của giai cấp công nhân và nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; thể hiện quyền làm chủ của nhân dân Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.
4. Vai trò của PL:
- PL là công cụ để thực hiện quản lí nhà nước, quản lí kinh tế, quản lí xã hội.
- Là phương tiện phát huy quyền làm chủ của nhân dân và bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của công dân.
- PL bảo đảm sự công bằng xã hội.
5. Trách nhiệm của công dân:
Công dân có nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp và pháp luật, tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, giữ gìn bí mật quốc gia, chấp hành nhưng quy tắc sinh hoạt cộng đồng.
c. Thực hành / luyện tập ( 5 phút)
* Bài tập 4: Những điểm khác nhau giữa PL và đạo đức:
Tiêu chí SS
Đạo đức
Pháp luật
Cơ sở hình thành
- Đúc kết từ thực tế cuộc sống và nguyện vọng của nhân dân qua nhiều thế hệ.
- Do nhà nước ban hành.
Hình thức thể hiện
- Các câu tục ngữ, ca dao, châm ngôn...
Các văn bản PL như: Hiến pháp, bộ luật, luật, pháp lệnh
( Trong đó quy định các quyền, nghĩa vụ cơ bản của CD, nhiệm vụ quyền hạn của cán bộ, viên chức nhà nước...)
Biện pháp bảo đảm thực hiện
- Tự giác thông qua tác động của dư luận xã hội: lên án, khuyến khích, khen chê..
Bằng sự tác động của nhà nước thông qua: Tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục, răn đe, cưỡng chế và các biện pháp xử lí khác.
d.Vận dụng: ( 2 phút)
GV yêu cầu HS khái quát nội dung toàn bài.
4. Hướng dẫn HS học ở nhà: ( 2 phút)
- Học bài cũ.
- Tiết sau ôn tập các nội dung đã học trong kì 2..
 VI. Rút kinh nghiệm tiết dạy:..
.
.
.
.
 Chuyêm môn kiểm tra. Tổ chuyên môn kiểm tra.
Ngày tháng năm 2011. Ngày tháng năm 2011.

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 31.doc