Giáo án Giáo dục công dân 8 tiết 30: Pháp luật nước cộng hòa xã hội Việt Nam (2 tiết)

Giáo án Giáo dục công dân 8 tiết 30: Pháp luật nước cộng hòa xã hội Việt Nam (2 tiết)

 PHÁP LUẬT NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI VIỆT NAM (2 tiết)

I. Mục tiêu:

1.Kiến thức

 - Nêu được pháp luật là gì?

 - Nêu được đặc điểm, bản chất và vai trò của pháp luật.

 - Nêu được trách nhiệm của công dân trong việc sống, làm việc theo hiến pháp và pháp luật.

 2. Kỹ năng

 Có ý thức tự giác chấp hành pháp luật.

 - Phê phán các hành vi, việc làm vi phạm pháp luật.

 3. Thái độ

 - Biết đánh giá các tình huống pháp luật xảy ra hàng ngày ở trường, ngoài xã hội.

 - Biết vận dụng một số qui định của pháp luật đã học vào cuộc sống hàng ngày.

II. Chuẩn bị

 Thầy: SGK, SGV, sơ đồ hệ thống pháp luật Việt Nam ( nếu có), tình huống pháp luật.

 Trò: Bài cũ, bài mới.

III. Các bước lên lớp

 1. Ổn định lớp (1’)

 2. Kiểm tra bài cũ(5’)

- Em hãy cho biết cơ quan nào có quyền ban hành và sửa đổi Hiến pháp ?

- Từ khi ra đời (1945) cho đến nay , nhà nước ta đã ban hành mấy bản Hiến pháp ?

 3. Dạy bài mới :

- Trong cuộc sống hàng ngày mọi công dân, cơ quan, tổ chức cần phải biết mình :

+Được quyền làm gì ?

+Phải làm gì ?

+Không được làm gì ?

+Khi vi phạm các quy định chung sẽ bị xử phạt ra sao ?

*Vì vậy với các nguyên tắc, quy tắc được nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện, đó chính là pháp luật .Sẽ được làm rõ trong nội dung bài học hôm nay : “Pháp luật nước Công hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.

 

doc 5 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 796Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân 8 tiết 30: Pháp luật nước cộng hòa xã hội Việt Nam (2 tiết)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 31 Ngày dạy:
Tiết 30 Ngày soạn:
 PHÁP LUẬT NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI VIỆT NAM (2 tiết)
I. Mục tiêu:
1.Kiến thức
 - Nêu được pháp luật là gì?
 - Nêu được đặc điểm, bản chất và vai trò của pháp luật.
 - Nêu được trách nhiệm của công dân trong việc sống, làm việc theo hiến pháp và pháp luật.
 2. Kỹ năng
 Có ý thức tự giác chấp hành pháp luật.
 - Phê phán các hành vi, việc làm vi phạm pháp luật.
 3. Thái độ
 - Biết đánh giá các tình huống pháp luật xảy ra hàng ngày ở trường, ngoài xã hội.
 - Biết vận dụng một số qui định của pháp luật đã học vào cuộc sống hàng ngày.
II. Chuẩn bị
 Thầy: SGK, SGV, sơ đồ hệ thống pháp luật Việt Nam ( nếu có), tình huống pháp luật.
 Trò: Bài cũ, bài mới.
III. Các bước lên lớp
 1. Ổn định lớp (1’)
 2. Kiểm tra bài cũ(5’)
- Em hãy cho biết cơ quan nào có quyền ban hành và sửa đổi Hiến pháp ?
- Từ khi ra đời (1945) cho đến nay , nhà nước ta đã ban hành mấy bản Hiến pháp ?
 3. Dạy bài mới :
- Trong cuộc sống hàng ngày mọi công dân, cơ quan, tổ chức cần phải biết mình :
+Được quyền làm gì ?
+Phải làm gì ?
+Không được làm gì ?
+Khi vi phạm các quy định chung sẽ bị xử phạt ra sao ?
*Vì vậy với các nguyên tắc, quy tắc được nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện, đó chính là pháp luật .Sẽ được làm rõ trong nội dung bài học hôm nay : “Pháp luật nước Công hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. 
HOẠT ĐỘNG CỦATHẦY
 HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
 NỘI DUNG CƠ BẢN
 Hoạt động 1( 15’)
Tìm hiểu sơ bộ về pháp luật
-Yêu cầu HS đọc và giải quyết phần ĐVĐ 
-GV lập bảng trên bảng phụ
- Những nội dung trong bảng thể hiện vấn đề gì ? 
Giải thích :
 Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự bắt buộc do Nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện , thể hiện ý chí của giai cấp thống trị trong xã hội, nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội.
- Từ việc tìm hiểu vấn đề trên em rút ra được bài học gì ? 
Kết luận và chuyển ý .
Một lần nữa chúng ta có thể khẳng định : Pháp luật chính là công cụ để thực hiện sự thống trị của giai cấp. Tuy nhiên Pháp luật do Nhà nước đại diện cho toàn xã hội ban hành nên cũng mang tính xã hội thể hiện ý chí và lợi ích của các giai cấp khác nhau.
GV đàm thoại cùng học sinh để rút ra được kết luận pháp luật là gì ? Giải thích việc thực hiện đạo đức và thực hiện pháp luật .
 Giải thích : Pháp luật là một hiện tượng vừa mang tính giai cấp lại vừa thể hiện tính xã hội. Hai tính chất này có quan hệ mật thiết với nhau . Xét theo quan điểm hệ thống không có pháp luật chỉ duy nhất thể hiện tính giai cấp cũng như không có pháp luật chỉ thể hiện tính xã hội. Tuy nhiên mức độ đậm nhạt của hai tính chất đó của pháp luật rất khác nhau và thường hay biến đổi tùy thuộc vào điều kiện kinh tế, xã hội , đạo đức, quan điểm, đường lối và các trào lưu chính trị xã hội trong mỗi nước, ở mỗi thời kì lịch sử nhất định.
GV dùng sơ đồ để giải thích 
-Cơ sở hình thành đạo đức , pháp luật ?
-Biện pháp thực hiện đạo đức và PL ?
- Không thực hiện bị xử lý như thế nào ?
-Đàm thoại cùng HS để tìm hiểu đặc điểm của pháp luật
Đặt giả thiết : Một trường học không có nội quy, ai muốn đến lớp hay ra về cũng được , trong giờ học ai thích làm gì cứ làm theo ý mình thì điều gì sẽ xảy ra ?
Gợi ý để HS hình dung ra một xã hội không có pháp luật thì xã hội sẽ như thế nào ?
-Vậy theo em nhà trường đề ra nội quy để làm gì ? Vì sao ?
-Cơ quan, xí nghiệp, nhà máy đề ra các quy định để làm gì ? Vì sao ?
-Xã hội đề ra pháp luật để làm gì ? Vì sao phải có pháp luật ?
Hoạt động 2 (10’)
Tìm hiểu nội dung bài học
-Từ các nhận xét trên em hiểu pháp luật là gì ?
Yêu cầu HS đọc bài học 1 – (SGK-60)
Tổ chức cho HS thảo luận về đặc điểm của pháp luật
Nêu ví dụ minh họa:
VD1. Luật giao thông đường bộ quy định, khi đi qua ngã tư, mọi người, mọi phương tiện phải dừng lại trước đèn đỏ.
- Em hiểu vấn đề trên quy định điều gì ?
? Vậy qua việc tìm hiểu VD 1, em hiểu thế nào là tính quy phạm phổ biến của pháp luật ?
-VD 2 : Qua các phiên tòa Luật sư là người bào chữa cho thân chủ dựa trên các văn bản pháp luật họ có quyền yêu cầu tòa xử đúng người, đúng tội..
- Em hãy cho biết người luật sư thể hiện tốt vai trò của mình như thế nào trong pháp luật ?
-Vây theo em thế nào là tính xác định chặt chẽ ?
VD 3 : Tại điều 138 tội trộm cắp tài sản
Mục 2 : Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 2 năm đến 7 năm.
Khoản e) quy định : Chiếm đoạt tài sản từ 50 triệu đến 200 triệu đồng.
-Theo em các điều mục trên quy định điều gì trong pháp luật ?
-Vậy tính bắt buộc của pháp luật được thể hiện như thế nào ?
-Chốt lại, kết luận
Các vấn đề trên nói lên đặc điểm của pháp luật bao gồm 3 đặc điểm cơ bản đó là : Tính quy phạm phổ biến, tính xác định chặt chẽ và tính bắt buộc.
Yêu cầu HS đọc nội dung bài học 2 ( Đặc điểm của pháp luật – SGK-60 )
Nhận xét, chốt lại tiết 1
HS trao đổi , trả lời điền vào bảng sau
Cả lớp nhận xét, bổ sung.
Điều
Bắt buộccông dân phải làm
Biện pháp xử lí
 74
189
- Trả thù người khiếu nại , tố cáo
- Huỷ hoại rừng
- BLHS- Điều 132 : Cải tạo không giam giữ đến 3 năm tù hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm
- Phạt tiền hoặc phạt tù tùy theo mức độ vi phạm.
HS trả lời ý kiến cá nhân 
HS tự rút ra bài học
HS tìm hiểu về tính chất của pháp luật
HS nhận biết mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật
 Đạo đức
 Pháp luật
- Chuẩn mực đạo đức, xã hội đúc kết từ thực tế cuộc sống và nguyện vọng của nhân dân
- Tự giác thực hiện
- Sợ dư luận xã hội, lương tâm cắn rứt
- Do nhà nước đặt ra được ghi lại bằng các văn bản.
- Bắt buộc thực hiện
 - Phạt cảnh cáo,
Phạt tù,Phạt tiền
-HS nhận biết nếu một xã hội không có pháp luật thì sẽ :
- Không có nề nếp, kỉ cương
- Gây hậu quả nghiêm trọng
- Xã hội lũng loạn -> con người tàn sát lẫn nhau
-> Để xây dựng nề nếp học tập và quản lí HS vì nếu không có nội quy đó thì sẽ không thể xây dựng được môi trường giáo dục.
-> Quy định những biện pháp xử lí những hành vi vi phạm quyền, lợi ích hợp pháp của cán bộ, công nhân
-> Để điều chỉnh hành vi của con người nhằm tuyên truyền, giáo dục, răn đe những hành vi gây tổn hại đến con người và xã hội.
-Trả lời
-HS lắng nghe và thảo luận
->Tính quy phạm phổ biến của pháp luật
-HS xác định, trả lời
-HS theo dõi, trao đổi và trả lời
-Trả lời
-Nghe
->Thể hiện tính bắt buộc trong pháp luật.
HS trả lời
-Trả lời
-HS đọc nội dung bài học 2
I .ĐẶT VẤN ĐỀ 
Các điều luật trên quy định :
- Mọi người phải tuân theo pháp luật. Ai vi phạm sẽ bị nhà nước xử lí.
=> Pháp luật là quy tắc xử sự chung, có tính bắt buộc.
II. NỘI DUNG BÀI HỌC
 1.Khái niệm pháp luật
Pháp luật là các quy tắc xử sự chung, có tính bắt buộc, do Nhà nước ban hành, được nhà nước bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế.
 2. Đặc điểm của pháp luật
 a. Tính quy phạm phổ biến : 
- Các quy định của pháp luật là thước đo hành vi của mọi người trong xã hội quy định khuôn mẫu, những quy tắc xử sự chung mang tính phổ biến.
b. Tính xác định chặt chẽ :
- Các điều luật được quy định rõ ràng, chính xác, chặt chẽ, thể hiện trong các văn bản pháp luật.
c. Tính bắt buộc ( tính cưỡng chế) 
- Pháp luật do Nhà nước ban hành, mang tính quyền lực Nhà nước, bắt buộc mọi người đều phải tuân theo, ai vi phạm sẽ bị Nhà nước xử lí theo quy định.
 4. Củng cố (5’)
GV: Tổ chức cho HS làm bài tập củng cố trên phiếu học tập
 ? Những hành vi nào sau đây là quy định nội dung pháp luật đối với HS ?
 GV : Phát phiếu học tập theo nhóm, yêu cầu HS trao đổi, trả lời trên phiếu
 Hành vi
 Đạo đức
Pháp luật
 1- Đi học đúng giờ
 2- Mặc đồng phục đến trường
 3- Không đi xe đạp hàng 3
 4-Trả lại của rơi cho người mất
 5-Rủ bạn trường khác đến đánh nhau
 6-Lễ phép với thầy cô, người lớn tuổi.
 x
 x
 x
 x
 x
 x
HS : Các nhóm trao đổi, viết ý kiến vào phiếu, dán lên bảng
Ký duyệt tuần 31
Ngày././2012
 Kiều Thị Phúc
 GV : Nhận xét, đánh giá kết quả.
 5. Hướng dẫn (1’)
- Học thuộc nội dung bài học 1 ,2.
- Làm các bài tập SGK
 - Tìm hiểu các điều luật , chuẩn bị cho tiết 2
IV. Rút kinh nghiệm

Tài liệu đính kèm:

  • docBai 21T1Phap luat nuoc CHXHCN Viet Nam.doc