Giáo án Giáo dục công dân 8 Tiết 28 Bài 20: Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Giáo án Giáo dục công dân 8 Tiết 28 Bài 20: Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Bài 20: HIẾN PHÁP NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI

CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

1.Mục tiêu bài học.

1.1.Kiến thức.

- HS nhận biết: Hiến pháp là gì? Hiểu vị trí, vai trò của Hiến pháp trong hệ thống pháp luật Việt Nam.

- HS hiểu: HP là luật cơ bản cao nhất của nhà nước, có hiệu lực pháp lí cao, các văn bản luật khác khi xây dựng đều phải dựa theo Hiến pháp.

1.2. Kó naêng.

- Hs thực hiện được: Biết phân biệt được giữa Hiến pháp với các văn bản pháp luật khác.

- Hs thực hiện thành thạo: Khái niệm hiến pháp, một số nội dung của hiến pháp.

1.3. Thaùi ñoä.

- Thói quen: Có trách nhiệm trong học tập, tìm hiểu Hiến pháp

 - Tính cách: HS cĩ ý thức “Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật”.

2. Nội dung học tập:

Vị trí, vai trò của Hiến pháp trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Một số nội dung cơ bản của Hp

 3. Chuẩn bị.

 3.1. GV:Tư lịu tham khảo: Điều 2, 147-HP 1992: Luật bảo vệ, chăm sóc, gd trẻ em,

 3.2. Học sinh:Tìm hỉu bài mới: Hiến pháp là gì? Một số nội dung cơ bản của Hp ?

4.Tiến trình:

 4.1.Ổn định tổ chức v kiểm diện HS.

8A1 8A2 8A3 8A4 8A5

 4.2.Kiểm tra miệng:

 * Quyền tự do ngôn luận là gì ? PL quy định như thế nào về tự do ngôn luận?(6đ)

 

doc 5 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 877Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân 8 Tiết 28 Bài 20: Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 28 
Tuần dạy: 29
Ngày dạy: 18/3/2013
 Bài 20: HIẾN PHÁP NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI 
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
1.Mục tiêu bài học.
1.1.Kiến thức. 
- HS nhận biết: Hiến pháp là gì? Hiểu vị trí, vai trò của Hiến pháp trong hệ thống pháp luật Việt Nam.
- HS hiểu: HP là luật cơ bản cao nhất của nhà nước, cĩ hiệu lực pháp lí cao, các văn bản luật khác khi xây dựng đều phải dựa theo Hiến pháp.
1.2. Kĩ năng.
- Hs thực hiện được: Biết phân biệt được giữa Hiến pháp với các văn bản pháp luật khác.
- Hs thực hiện thành thạo: Khái niệm hiến pháp, mợt sớ nợi dung của hiến pháp.
1.3. Thái độ.
- Thói quen: Cĩ trách nhiệm trong học tập, tìm hiểu Hiến pháp
 - Tính cách: HS cĩ ý thức “Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật”.
2. Nợi dung học tập:
Vị trí, vai trò của Hiến pháp trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Một số nội dung cơ bản của Hp 
 3. Chuẩn bị.
 3.1. GV:Tư liệu tham khảo: Điều 2, 147-HP 1992: Luật bảo vệ, chăm sóc, gd trẻ em, 
 3.2. Học sinh:Tìm hiểu bài mới: Hiến pháp là gì? Một số nội dung cơ bản của Hp ? 
4.Tiến trình:
 4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện HS.
8A1 8A2 8A3 8A4 8A5
 4.2.Kiểm tra miệng:
 * Quyền tự do ngôn luận là gì ? PL quy định như thế nào về tự do ngôn luận?(6đ)
 =>Là quyền của công dân tham gia bàn bạc, thảo luận đóng góp ý kiến vào những vấn đề chung của đất nước, xã hội.
 * Hãy kể tên các chuyên mục về công dân tham gia đóng góp ý kiến thắc mắc, phản ánh nguyện vọng? (3đ)
- Thư bạn đọc, Ý kiến nhân dân, Diễn đàn nhân dân, Trả lời bạn nghe đài. Hộp thư truyền hình, Đường dây nóng, Điện thoại 1080, 116, Ý kiến bạn đọc, Chuyên mục: “Người tốt việc tốt”... 
* Em hãy cho biết hiện nay chúng ta đang thực hiện theo hiến pháp nào? (1đ)
Hiến pháp 1992 (1đ)
 4.3.Tiến trình bài học:
Hoạt động của GV và HS.
Nội dung bài học
Hoạt động 1: Vào bài: 2’
HP là hệ thống quy phạm PL có hiệu lực pháp lý cao nhất, điều chỉnh các mối quan hệ cơ bản của con người, XH và nhà nước, điều chỉnh tổ chức và hoạt động của chính nhà nước. HP là đạo luật cơ bản của nhà nước, có hiệu lực pháp lý cao nhất. Vậy để hiểu rõ về HP nước CHXHCN VN, hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu bài 20.
* Hoạt động 2: ( thời gian 15’)
Mục tiêu: Tìm hiểu nội dung đặt vấn đề, nắm được khái niệm hiến pháp.
- GV: Tổ chức học sinh cả lớp thảo luận.
- HS đọc phần đặt vấn đề.
HS: Đọc điều 65 (Hiến pháp 1992)
Điều 146 (Hiến pháp 1992)
Điều 6 (luật bảo vệ, chăm sóc giáo dục trẻ em).
Điều 2 (Luật hôn nhân gia đình).
(GV: Ghi các điều lên bảng phụ hoặc chiếu lên máy.)
- GV: Đặt câu hỏi.
Câu hỏi: Ngoài điều 6 đã nêu ở trên theo em còn có điều nào trong luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em được cụ thể hoá trong điều 65 của Hiến pháp?
Câu hỏi 2: Từ điều 65, 146 của Hiến pháp và các điều luật, em có nhận xét gì về Hiến pháp và Luật hôn nhân Gia đình, Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em?
HS: Làm việc độc lập. Phát biểu ý kiến cá nhân. Cả lớp nhận xét, thảo luận.
GV: Dựa trên ý kiến HS, chốt lại nội dung.
GV: Cho HS lấy thêm ví dụ ở các bài đã học để chứng minh:
+ Bài 12: Hiến pháp năm 1992: điều 64.
 Luật hôn nhân Gia đình: điều 2.
+ Bài 16: Hiến pháp năm 1992: điều 58.
 Bộ luật Dân sự: điều 175.
+ Bài 17: Hiến pháp năm 1992: điều 17, 78.
 Bộ luật hình sự: điều 144
+ Bài 18: Hiến pháp năm 1992: điều 74.
 Luật khiếu nại, tố cáo: điều 4, 30, 31, 33.
+ Bài 19: Hiến pháp năm 1992: điều 69.
 Luật báo chí: điều 2
GV: Đánh giá, kết luận cùng HS rút ra bài học.
GV: Chuyển ý.
Từ khi thành lập nước (1945) đến nay, nhà nước ta đã ban hành mấy bản Hiến pháp và vào những năm nào? Để nắm rõ vấn đề này chúng ta xét nội dung sau.
Hoạt động 3: Thời gian 20’
Mục tiêu: Tìm hiểu nội dung bài học.
@. Tìm hiểu sự ra đời của HP:
Cách tiến hành: GV cho HS thảo luận nhóm và giời thiệu sơ lược về sự ra đời của các hiến pháp.
GV: Đặt câu hỏi :
+ Nhóm 1: Hiến pháp đầu tiên của nước ta ra đời từ năm nào? Có sự kiện lịch sử gì ?
+ Nhóm 2: Vì sao có Hiến pháp năm 1959, 1980, và 1992 ?
+ Nhóm 3: Hiến pháp năm 1959, 1980, và 1992 gọi là sự ra đời hay sửa đổi hiến pháp ?
- HS: Trả lời cá nhân
- GV: Tóm tắt: Nhà nước ta đã ban hành 4 bản Hiến pháp vào các năm: năm 1959, 1980, và 1992.
- GV: Lưu ý HS: Hiến pháp năm 1959, 1980, và 1992 là sưả đổi, bổ sung Hiến pháp.
- GV: Kết luận chuyển ý.
Hiến pháp Việt Nam là sự thể chế hoá đường lối chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam trong từng thời kỳ, từng giai đoạn cách mạng.
- GV: Từ các nội dung đã học trên các em trả lời câu hỏi: Hiến pháp là gì?
HS: Phát biểu ý kiến cá nhân
HS: Cả lớp tranh luận.
GV: Nhận xét, kết luận nội dung, ghi lên bảng, hoặc chiếu lên máy.
 HS: Ghi bài vào vở.
Gv mở rộng: Hiến pháp là cơ sở của hệ thống chính trị, hiến pháp quy định những vấn đề cơ bản nhất của tổ chức quản lí nhà nước. Hiến pháp là cơ sơ ûnền tảng của hệ thống pháp luật. Các quy định của hiến pháp là nguồn, căn cứ pháp lí cho tất cả các ngành luật.
I. Đặt vấn đề.
II. Nội dung bài học.
1. Hiến pháp là gì? Vị trí của Hiến pháp.
Là luật cơ bản của nhà nước, có hiệu lực pháp lý cao nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Mọi văn bản pháp luật khác đều được xây dựng, ban hành trên cơ sở các qui định của Hiến pháp, không được trái với Hiến pháp.
 4. 4.Tổng kết.
*Từ khi thành lập nước (1945) đến nay, nhà nước ta đã ban hành mấy bản Hiến pháp và vào những năm nào? Có sự kiện LS gì?
=> Nhà nước ta đã ban hành 4 bản Hiến pháp vào các năm: năm 1959, 1980, và 1992.
* Hiến pháp là gì?
=> là đạo luật cơ bản của nhà nước, có hiệu lực pháp lý cao nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Mọi văn bản pháp luật khác đều được xây dựng, ban hành trên cơ sở các qui định của Hiến pháp, không được trái với Hiến pháp. 
4.5. Hướng dẫn học sinh tự học:
 - Học bài cũ: hiến pháp là gì? 
 - Chuẩn bị phần còn lại: Nội dung cơ bản của Hiến pháp nước CHXHCNVN
 + Xem nội dung bài học 
 + Xem bài tập SGK trang 57 
5.Phụ lục:

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 28 HIEN PHAP.doc