Giáo án Giáo dục công dân 8 tiết 22: Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy nổ, và các chất độc hại

Giáo án Giáo dục công dân 8 tiết 22: Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy nổ, và các chất độc hại

TIẾT 22: BÀI 15 : PHÒNG NGỪA TAI NẠN VŨ KHÍ,

 CHÁY NỔ, VÀ CÁC CHẤT ĐỘC HẠI.

I. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức: Giúp HS nắm được một số quy định của pháp luật về phòng ngừa tai nạn vũ khí cháy nổ, độc hại. HS thấy được sự nguy hiểm của các loại vũ khí, chất độc hại và tác dụng của những chất đó.

2. Kĩ năng: HS biết chấp hành các quy định của nhà nước về phòng ngừa tai nạn vũ khí, biết nhắc nhở mọi người cùng thực hiện.

3. Thái độ: HS biết đề phòng và nhắc nhở mọi người đề phòng tai nạn vũ khí cháy nổ, độc hại.

II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài.

- Kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ.

- Kĩ năng tư duy phê phán

- Kĩ năng tự nhận thức.

- Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm.

- Kĩ năng xử lí tình huống.

 

doc 3 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 801Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân 8 tiết 22: Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy nổ, và các chất độc hại", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 06/02/2011.
Ngày dạy : 14/02/2010.
TIẾT 22:	 BÀI 15 : 	PHÒNG NGỪA TAI NẠN VŨ KHÍ, 
	 CHÁY NỔ, VÀ CÁC CHẤT ĐỘC HẠI.
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: Giúp HS nắm được một số quy định của pháp luật về phòng ngừa tai nạn vũ khí cháy nổ, độc hại. HS thấy được sự nguy hiểm của các loại vũ khí, chất độc hại và tác dụng của những chất đó.
2. Kĩ năng: HS biết chấp hành các quy định của nhà nước về phòng ngừa tai nạn vũ khí, biết nhắc nhở mọi người cùng thực hiện.
3. Thái độ: HS biết đề phòng và nhắc nhở mọi người đề phòng tai nạn vũ khí cháy nổ, độc hại.
II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài.
- Kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ.
- Kĩ năng tư duy phê phán
- Kĩ năng tự nhận thức.
- Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm.
- Kĩ năng xử lí tình huống. 
III. Các phương pháp/ kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng:
- Kích thích tư duy. Nghiên cứu trường hợp điển hình.
- Giải quyết vấn đề.
- Thảo luận nhóm/ lớp.
- Chúng em biết 3 .
IV Phương tiện dạy học.
1. Giáo viên: 
- SGK, SGV, chuẩn kiến thức, máy chiếu, các phương tiện khác liên quan.
2. Học sinh: 
- Đọc tìm hiểu truớc bài học ở nhà ( SGK ). Các tư liệu khác liên quan đến bài học.
V. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định: ( 2 phút).
2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút).
- HIV lây truyền qua những đường nào?. Vì sao khi bắt tay, ở chung nhà, muỗi đốt lại không lây nhiễm?.
- Hãy nêu những quy định của PL về phòng chống nhiễm HIV/AIDS?.
3. Bài mới.
a. Khám phá. (2 phút).
- GV giới thiệu bài mới.Sự cần thiết của các loại vũ khí, cháy nổ và độc hại - sự nguy hiểm của những chất đó.
b Kết nối: 
Hoạt động của thầy và trò.
Nội dung kiến thức cơ bản,
*HĐ1: ( 10 phút) Tìm hiểu phần ĐVĐ ở sgk.Tìm hiểu sự nguy hiểm của các loại vũ khí, cháy nổ và các chất độc hại.
- Mục tiêu: HS thấy được sự nguy hiểm của các chất cháy nổ
- Cách tiến hành: ( PPthực hiện ). Động não,
Gv: Hãy kể tên một số loại vũ khí, cháy nổ và các chất độc hại mà em biết?. ( thuốc nổ, súng đạn, xăng dầu, A xit, ga.....).
Gv: Gọi Hs đọc phần ĐVĐ.
Gv: Em có suy nghĩ gì khi đọc các thông tin trên?.
Gv: Hậu quả của những vụ tai nạn đó là gì?.
Gv: Vì sao phải phòng ngừa tai nạn vũ khí...?.
Gv: Hãy nêu những nguyên nhân dẫn đến các vụ tai nạn vũ khí....?.( Cố ý gây tội ác, thiếu hiểu biết, không tôn trọng PL)
HS: các nhóm nhận xét bổ sung.
GV:nhận xét chốt lại ý chính và ghi kết luận vàophần ghi bảng. 
* HĐ2:( 10 phút) Tìm hiểu các quy định của PL về phòng ngừa tai nạn.....
Ghi tiêu đề nội dung bài học.
- Mục tiêu: HS nắm được các quy định của PL về phòng ngừa cháy nổ.
- Cách tiến hành: ( PPthực hiện ). Thảo luận nhóm.
Gv: Đối với vũ khí nhà nước có những quy định gì?.Những ai có quyền sử dụng súng săn?.
Gv: Cần phải làm gì để hạn chế các tai nạn do các chất trên gây ra?.
Gv: Nêu tình hình thực hiện quy định về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ, và các chất độc hại ở địa phương?.
Gv: Theo em Hs cần có những trách nhiệm gì trong việc phòng ngừa các tai nạn..?.GV:
HS: Các nhóm thảo luận, trình bày kết quả thảo luận.
HS: Các nhóm nhận xét bổ sung.
GV:nhận xét chốt lại ý chính và ghi kết luận vàophần ghi bảng. 
* HĐ3: ( 6 phút) Luyện tập
- Mục tiêu: HS củng cố nội dung bài học.
- Cách tiến hành: ( PPthực hiện ). Luyện tập.
Gv: HD học sinh làm bài tập 1,2,3,4 sgk/ 43,44 
- một số bài tập ở sbt/43.
HS: Trình bày các bài làm.
HS: Các nhóm nhận xét bổ sung.
GV:Nhận xét chốt lại ý chính. 
1. Sự cần thiết phải phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy nổ, độc hại.
- Các thứ trên rất cần thiết cho quốc phòng, nghiên cứu khoa học cho sản xuất và cuộc sống của con người.
Nhưng dễ gây tai nạn cho con người, gây tổn thất to lớn về người và tài sản cho cá nhân gia đình và xã hội và làm ô nhiễm môi trường.
2. Những quy định của PL:
- Cấm tàng trữ, vận chuyển, buôn bán, sử dụng trái phép các loại vũ khí, các chất nổ, cháy, chất phóng xạ và độc hại.
- Những cơ quan cá nhân được nhà nước giao nhiệm vụ chuyên chở, sử dụng... phải được huấn luyện về chuyên môn, có đủ phương tiện bảo hộ cần thiết và tuân thủ các quy định về an toàn.
3. Trách nhiệm của HS:
- Nghiêm chỉnh thực hiện các quy định về phòng ngừa tai nạn....
- Tuyên truyền vận động bạn bè mọi người thực hiện tốt các quy định trên.
- Tố các những kẻ cố ý phá hoại, buôn bán, tàng trữ, sử dụng traí phép các 
loại vũ khí, cháy nổ và các chất độc hại.
c. Thực hành / luyện tập ( 5 phút).
- Bài tập SGK.
d.Vận dụng: ( 2 phút)
Gv yêu cầu HS khái quát lại nội dung toàn bài.
4. Hướng dẫn HS học ở nhà: ( 2 phút)
- Học bài
- Làm các bài tập còn lại SGK/43, 44.
VI. Rút kinh nghiệm tiết dạy:..
.
.
.
.
 Chuyêm môn kiểm tra. Tổ chuyên môn kiểm tra.
Ngày tháng năm 2011. Ngày tháng năm 2011.

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 22.doc