TIẾT 2: BÀI 2: LIÊM KHIẾT.
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: - Hiểu thế nào là liêm khiết.
- Nêu được một số biểu hiện của liêm khiết.
- Hiểu được ý nghĩa của liêm khiết.
2. Kĩ năng:
- Phân biệt được hành vi liêm khiết với tham lam, làm giàu bất chính.
- Biết sống liêm khiết, không tham lam.
3. Thái độ:
- Kính trọng những người sống liêm khiết; phê phán những hành vi tham ô, tham nhũng.
II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài.
- Kĩ năng xác định giá trị.
- Kĩ năng tư duy phê phán
- Kĩ năng phân tích so sánh.
III. Các phương pháp/ kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng:
Ngày soạn: 31/8/2011. Ngày dạy : 06/9/2011. TIẾT 2: BÀI 2: LIÊM KHIẾT. I. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: - Hiểu thế nào là liêm khiết. - Nêu được một số biểu hiện của liêm khiết. - Hiểu được ý nghĩa của liêm khiết. 2. Kĩ năng: - Phân biệt được hành vi liêm khiết với tham lam, làm giàu bất chính. - Biết sống liêm khiết, không tham lam. 3. Thái độ: - Kính trọng những người sống liêm khiết; phê phán những hành vi tham ô, tham nhũng. II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài. - Kĩ năng xác định giá trị. - Kĩ năng tư duy phê phán - Kĩ năng phân tích so sánh. III. Các phương pháp/ kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng: - Nghiên cứu trường hợp điển hình. - Động não. - Thảo luận nhóm. - Xử lí tình huống. IV Phương tiện dạy học. 1. Giáo viên: - SGK, SGV, chuẩn kiến thức, máy chiếu, các phương tiện khác liên quan. 2. Học sinh: - Đọc tìm hiểu truớc bài học ở nhà ( SGK ). Các tư liệu khác liên quan đến bài học. V. Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định: ( 2 phút). 2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút). - Lẽ phải là gì? Thế nào là tôn trọng lẽ phải?. - Làm bài tập 5 SGK/5. 3. Bài mới. a. Khám phá. (2 phút). - GV giới thiệu bài mới. GV dẫn dắt từ bài cũ sang bài mới. b Kết nối: . Hoạt động của thầy và trò. Nội dung kiến thức cơ bản, *HĐ1: ( 10 phút) Tìm hiểu phần ĐVĐ ở sgk. - Mục tiêu: HS biết biểu hiện của liêm khiết. - Cách tiến hành: ( PPthực hiện ).Động não. Gv: gọi hs đọc phần đặt vấn đề SGK. Gv: Hãy kể những việc làm của bà Ma ri quy ri?. Gv: Khi Dương Chấn đi nhận chức, Vương Mật đã làm gì?. Gv: hãy nêu những hành động của Dương Chấn?. Gv: Hành động của Bác Hồ được đánh giá ntn?. Gv: Em có suy nghĩ gì về các cách xử sự trên?. Hãy chỉ ra điểm chung của các cách xử sự đó?. ( Không vụ lợi, không tham lam, không hám danh, không đòi hỏi đk vật chất nào, có trách nhiệm => Liêm khiết) HS: các nhóm trình bày các ý kiến, nhận xét bổ sung. GV:nhận xét chốt lại ý chính . * HĐ2:( 10 phút) HD Học sinh tìm hiểu nội dung bài học. - Mục tiêu: HS năm nội dung bài học. - Cách tiến hành: ( PPthực hiện ). Thảo luận nhóm. Gv: Thế nào là Liêm khiết?. Gv: Theo em trái với liêm khiết là gì?. ( Hối lộ, gian lận, làm giàu không chính đáng....). Gv: Hãy kể những việc làm thể hiện tính liêm khiết hoặc thiếu liêm khiết?. Gv: Nêu tác dụng của tính liêm khiết đối với bản thân và mọi người?. HS: Các nhóm nhận xét bổ sung. GV:nhận xét chốt lại ý chính . * HĐ3: ( 6 phút) Luyện tập. - Mục tiêu: Rèn kĩ năng. - Cách tiến hành: ( PP thực hiện ). Luyện tập. Gv: Hướng dẫn HS làm bài tập 1,2,3 ở SGK và bài tập 1,2,3 SBT/8. Gv: Theo em cần làm gì để trở thành người biết sống liêm khiết?. HS: các nhóm nhận xét bổ sung. GV:nhận xét chốt lại ý chính . 1. Liêm khiết Là phẩm chất đạo đức của con người, thể hiện lối sống trong sạch không hám danh lợi, không bận tâm về những toan tính nhỏ nhen, ích kỉ. 2. Ý nghĩa: - Sống liêm khiết sẽ làm cho con người cảm thấy thanh thản, nhận được sự quý trọng, tin cậy của mọi người. - Góp phần làm cho xã hội trong sạch, lành mạnh, công bằng và tốt đẹp hơn. 3. Cách rèn luyện: - Biết phân biệt hành vi liêm khiết và thiếu liêm khiết. + Ủng hộ, quý trọng người sống liêm khiết. + Phê phán, tố cáo những hành vi thiếu liêm khiết. - Trung thực thật thà trong cuộc sống, học tập c. Thực hành / luyện tập ( 6 phút) - Bài tập SGK. d.Vận dụng: ( 2 phút) Yêu cầu HS khái quát nội dung toàn bài. GV đọc cho Hs nghe câu chuyện ở SGV. 4. Hướng dẫn HS học ở nhà: ( 2 phút) - Học bài, làm bài tập 4, 5 SGK. - Xem trước bài 3. VI. Rút kinh nghiệm tiết dạy:.. . . . . Chuyêm môn kiểm tra. Tổ chuyên môn kiểm tra. Ngày tháng năm 2011. Ngày tháng năm 2011.
Tài liệu đính kèm: