Giáo án Giáo dục công dân 8 tiết 11: Tự lập

Giáo án Giáo dục công dân 8 tiết 11: Tự lập

TIẾT 11: BÀI 9: TỰ LẬP.

I. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức: - Giúp HS hiểu được thế nào là tự lập; nêu được những biểu hiện của người có tính tự lập; hiểu được ý nghĩa của tính tự lập. ( Ý nghĩa đối với cuộc sống của bản thân, gia đình và xã hội.)

2. Kĩ năng: - Biết tự giải quyết, tự làm những công việc hàng ngày của bản thân trong học tập, lao động, sinh hoạt.

3. Thái độ: - Ưa thích sống tự lập không dựa dẫm, ỷ lại phụ thuộc vào người khác.

- Cảm phục và tự giác học hỏi những bạn, những người xung quanh biết ssống tự lập.

II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài.

- Kĩ năng thể hiện sự tự tin.

- Kĩ năng ứac định giá trị; trình bày suy nghĩ; ý tưởng về biểu hiện, ý nghĩa của tự lập trong cuộc sống.

- Kĩ năng đặt mục tiêu; đảm nhận trách nhiệm trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch rèn luyện tính tự lập.

 

doc 3 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 1756Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân 8 tiết 11: Tự lập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 01/11/2010.
Ngày dạy : 08/11/2010.
TIẾT 11:	BÀI 9: TỰ LẬP.
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: - Giúp HS hiểu được thế nào là tự lập; nêu được những biểu hiện của người có tính tự lập; hiểu được ý nghĩa của tính tự lập. ( Ý nghĩa đối với cuộc sống của bản thân, gia đình và xã hội.)
2. Kĩ năng: - Biết tự giải quyết, tự làm những công việc hàng ngày của bản thân trong học tập, lao động, sinh hoạt.
3. Thái độ: - Ưa thích sống tự lập không dựa dẫm, ỷ lại phụ thuộc vào người khác.
- Cảm phục và tự giác học hỏi những bạn, những người xung quanh biết ssống tự lập.
II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài.
- Kĩ năng thể hiện sự tự tin.
- Kĩ năng ứac định giá trị; trình bày suy nghĩ; ý tưởng về biểu hiện, ý nghĩa của tự lập trong cuộc sống.
- Kĩ năng đặt mục tiêu; đảm nhận trách nhiệm trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch rèn luyện tính tự lập.
III. Các phương pháp/ kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng:
- Nghiên cứu trường hợp điển hình.
- Thảo luận, tranh luận.
- Kĩ thuật trìh bày 1 phút.
- Xây dựng kế hoạch rèn luyện tính tự lập.
IV Phương tiện dạy học.
1. Giáo viên: 
- SGK, SGV, SBT, chuẩn kiến thức, máy chiếu, các phương tiện khác liên quan.
2. Học sinh: 
- Đọc tìm hiểu truớc bài học ở nhà ( SGK ). Các tư liệu khác liên quan đến bài học.
V. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định: ( 2 phút).
2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút).
1. Công đồng dân cư là gì? Thế nào là xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư?.
2. Hãy nhận xét về nếp sống văn hoá ở khóm em đang sống?.Để xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư chúng ta cần làm và cần tránh những điều gì?. 
3. Bài mới.
a. Khám phá. (2 phút).
- GV giới thiệu bài mới.- Gv có thể hỏi một số Hs: Em đi học bằng phương tiện gì? Ở nhà em đã làm được những việc gì? Gv dẫn dắt vào bài.
b Kết nối: - Tự lập có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển cá nhân, giúp con người đạt được thành công trong cuộc sống và được mọi người kính trọng.
Hoạt động của thầy và trò.
Nội dung kiến thức cơ bản,
*HĐ1: ( 10 phút) Tìm hiểu phần ĐVĐ ở sgk.
- Mục tiêu: HS nắm được biểu hiện của tính tự lập.
- Cách tiến hành: ( PP thực hiện ).Nghiên cứu trường hợp điển hình. 
Gv: gọi hs đọc phần đặt vấn đề SGK.
- Phân vai: + Dẫn chuyện; Anh Thành; Anh Lê.
Gv: Vì sao Bác Hồ có thể ra đi tìm đường cứu nước dù chỉ với hai bàn tay?
Hs: Bác có lòng yêu nước, tin vào chính mình...
Gv: Em có nhận xét gì về suy nghĩ và hành động của anh Lê? ( Yêu nước nhưng không đủ can đảm..)
Gv: Em có suy nghĩ gì qua câu chuyện trên?
( Bác không sợ khó khăn, gian khổ, có ý chí tự lập cao)
HS: Các nhóm nhận xét bổ sung.
GV:nhận xét chốt lại ý chính và ghi kết luận vàophần ghi bảng. ( nội dung kiến thức cơ bản )
* HĐ2:( 10 phút) Tìm hiểu nội dung bài học.
- Mục tiêu:Giúp HS nắm kiến thức nội dung bài học.
- Cách tiến hành: ( PP thực hiện ). Thảo luận nhóm.
Gv: Thế nào là tự lập?
- Người có tính tự lập thường gặt hái được nhiều thành công trong cuộc sống
Gv: Hãy nêu những biểu hiện của tự lập?
Gv: Trái với tự lập là gì?
Gv: Hãy kể một số việc làm thể hiện tính tự lập của em hoặc của bạn và kết quả của việc làm đó?
HS: - Độc lập trong suy nghĩ và hành động, Thường xuyên tự bồi dưỡng năng lực bản thân.
- Tin tưởng vào bản thân mình.
- Rèn luyện mình từ những việc nhỏ nhất trong học tập. lao động, sinh hoạt hằng ngày.
- Thích sống tự lập, biết phê phán lối sống dựa dẫm, ỷ lại. phụ thuộc vào người khác 
HS biết tự giải quyết, tự làm những công việc hàng ngày của bản thân trong học tập, lao động, sinh hoạt.
Gv: Vì sao cần phải sống tự lập?
HS: Các nhóm nhận xét bổ sung.
GV:Nhận xét chốt lại ý chính và ghi kết luận vàophần ghi bảng. ( nội dung kiến thức cơ bản )
HS: Tự làm bài tập, tự thực hiện các nhiệm vụ được phân công, tự gấp chăn màn , sách vở, quét dọn nhà của, giặt quần áo..
- Tự giải quyết nhiệm vụ học tập, lao động của bản thân ở trường, ở nhà khong trông chờ ỷ lại dựa dẫm vào bạn bè, người thân và người khác.
- Biết ủng hộ, khen ngợi, đánh giá cao và học tập, làm theo những tấm gương biết sống tự lập của bạn bè và nmhững người xung quanh.
* HĐ3: ( 6 phút) Liên hệ thực tế- cách rèn luyện.
- Mục tiêu: HS biết lập kế hoạch rèn luyện tính tự lập.
- Cách tiến hành: ( PP thực hiện ).Trình bày 1 phút. XD kế hoạch tự rèn luyện tự lập.
Gv: Hs cần làm để trở thành người có tính tự lập?.
Gv: Tìm những câu ca dao, tn, dn nói về tự lập?
 Hs: - Hãy bơi bằng chính cái bè của anh.
 - Có công mài sắt có ngày nên kim.
 - Tự lực cánh sinh.
 - Há miệng chờ sung.
 - Có cứng mới đứng đầu gió.
GV:nhận xét chốt lại ý chính và ghi kết luận vàophần ghi bảng. ( nội dung kiến thức cơ bản )
1. Tự lập:
 Là tự làm lấy, tự giải quyết công việc của mình, tự lo liệu, tạo dựng cuộc sống của mình; không trông chờ, dựa dẫm vào người khác.
* Biểu hiện:
- Tự tin, bản lĩnh, kiên trì
- Dám đương đầu với khó khăn, có ý chí vươn lên trong học tập và trong cuộc sống.
* Trái với tự lập:
- Nhút nhát, lo sợ, ngại khó, trông chờ, ỷ lại, dựa dẫm, phụ thuộc vào người khác.
2. Ý nghĩa:
- Tự lập có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển cá nhân, giúp con người đạt được thành công trong cuộc sống và được mọi người kính trọng.
3. Cách rèn luyện:
- Ưa thích sống tự lập, không dựa dẫm ỷ lại, phụ thuộc vào người khác.
- Cảm phục và tự giác học hỏi những bạn, những người xung quanh biết sống tự lập.
c. Thực hành , luyện tập ( 6 phút)
- Bài tập SGK. 1, 2, 3, 4, 5, tr/26-27.	
d.Vận dụng: ( 2 phút)
- Tự lập có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển cá nhân, giúp con người đạt được thành công trong cuộc sống và được mọi người kính trọng.
4. Hướng dẫn HS học ở nhà: ( 2 phút)
- Học bài cũ, làm bài tập 1, 2, 3, 4, 5. SGK/26/27.
- Xem trước bài học :Lao động tự giác và sáng tạo.
 VI. Rút kinh nghiệm tiết dạy:..
.
.
.
.
 Chuyêm môn kiểm tra. Tổ chuyên môn kiểm tra.
Ngày tháng năm 2010. Ngày tháng năm 2010.

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 11.doc