Giáo án Giáo dục công dân 8 tiết 11 đến 15

Giáo án Giáo dục công dân 8 tiết 11 đến 15

Tiết 11.

GÓP PHẦN XÂY DỰNG

NẾP SỐNG VĂN HOÁ Ở CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ

 A- MỤC TIÊU: Giúp học sinh:

- Hiểu được nội dung ,ý nghĩa và những yêu cầu của việc góp phần xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư .

- Phân biệt được những biểu hiện đúng và không đúng theo yêu cầu của việc xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư ; thường xuyên tham gia hoạt động xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư .

- Có tình cảm gắn bó với cộng đồng dân cư nơi ở , ham thích các hoạt động xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư

B. PHƯƠNG PHÁP:

- Nêu và giả quyết vấn đề.

C- CHUẨN BỊ

1- Thầy : SGK, SGV, những mẩu chuyện về đời sống văn hoá ở cộng đồng dân cư , bảng phụ

2- Trò : SGK, xem trước bài .

D- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

I- Ổn định lớp

II – Kiểm tra bài cũ

? Em hãy nêu một vài ví dụ về việc học hỏi các dân tộc khác của những người xung quanh em . Liên hệ bản thân em đã thực hiện việc tôn trọng học hỏi văn hoá dân tộc khác như thế nào ? (Tốt hay chưa tốt)

 

doc 15 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 785Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân 8 tiết 11 đến 15", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 07/11/2011
Ngày dạy: 10/11/2011
Tiết 11.
Góp phần xây dựng
nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư
 a- Mục tiêu: Giúp học sinh: 
- Hiểu được nội dung ,ý nghĩa và những yêu cầu của việc góp phần xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư .
- Phân biệt được những biểu hiện đúng và không đúng theo yêu cầu của việc xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư ; thường xuyên tham gia hoạt động xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư .
- Có tình cảm gắn bó với cộng đồng dân cư nơi ở , ham thích các hoạt động xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư
b. Phương pháp:
- Nêu và giả quyết vấn đề.
c- Chuẩn bị 
1- Thầy : SGK, SGV, những mẩu chuyện về đời sống văn hoá ở cộng đồng dân cư , bảng phụ 
2- Trò : SGK, xem trước bài .
d- Tiến trình dạy học 
I- ổn định lớp 
II – Kiểm tra bài cũ 
? Em hãy nêu một vài ví dụ về việc học hỏi các dân tộc khác của những người xung quanh em . Liên hệ bản thân em đã thực hiện việc tôn trọng học hỏi văn hoá dân tộc khác như thế nào ? (Tốt hay chưa tốt)
III- Bài mới 
- GV : Những người sống cùng theo khu vực lãnh thổ hoặc đơn vị hành chính . 
	+ Nông thôn : Thôn , xóm , làng
	+ Thành thị : Thị trấn , khu tập thể , ngõ ,phố
?Cộng đồng đó được gọi là gì ? Cộng đồng dân cư phải làm gì để góp phần xây dựng nếp sống văn hoá ? 
Hoạt động của thầy và trũ
Nội dung kiến thức
GV tổ chức hs tìm hiểu phần đặt vấn đề 
HS đọc nội dung phần đặt vấn đề .
?- Những biểu hiện tiêu cực ở mục 1 là gì?
?- Những hiện tượng đó ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống của người dân ? 
HS làm việc cá nhân 
GV theo dõi , khuyến khích hs trả lời 
HS trả lời 
HS cả lớp nhận xét , bổ sung 
GV chốt lại 
 HS đọc nội dung (2)phần đặt vấn đề .
?- Vì sao làng Hinh được công nhận là làng văn hoá ? 
?- Những thay đổi ở làng Hinh có ảnh hưởng như thế nào với cuộc sống của người dân cộng đồng ? 
HS làm việc theo bàn 
HS trả lời cá nhân 
HS cả lớp nhận, xét , bổ sung 
GV chốt lại các ý kiến .
Chúng ta hiểu thể nào là cộng đồng dân cư . Chúng ta cần làm gì để góp phần xây dựng nếp sống ở cộng đồng dân cư ? Trách nhiệm của chúng ta ? 
GV chia lớp thành 4 nhóm thảo luận 
Câu 1: Nêu những biểu hiện của nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư ? 
Câu 2: Nêu những biện pháp góp phần xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư ? 
Câu 3: Vi sao cần phải xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư ? 
Câu 4: HS làm gì để góp phần xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư ? 
HS các nhóm cử nhóm trưởng , thư ký và tiến hành thảo luận 
HS các nhóm trình bày kết quả thảo luận 
HS cả lớp nhận xét , bổ sung 
GV bổ sung thêm 
- Hoạt động nhân đạo ,đền ơn đáp nghĩa 
- Giữ gìn thuần phong mĩ tục 
- Xây dựng đời sống văn hoá , KT phát triển 
- Xây dựng cơ sở vững mạnh ,dân chủ 
- Kỉ cương pháp luật 
- Thực hiện quy ước cộng đồng dân cư 
GV bổ sung : Gia đình hạnh phúc , cộng đồng dân cư bình yên , góp phần cho một xã hội văn minh ,tiến bộ 
GV : yêu cầu HS bổ sung thêm hành vi trái với nếp sống văn hoá ở một số học sinh 
- Thiếu lễ độ , tôn trọng người lớn 
- Bỏ học , giao du với bọn xấu 
- Gây rối , mất trật tự 
- Tham gia nghiện hút , đua xe, cờ bạc , số đề 
- Lười lao động , thích ăn chơi .
GV đàm thoại cùng học sinh tìm hiểu nội dung bài học : 
?-Cộng đồng dân cư là gì ? 
?-Xây dựng nếp sống văn hoá như thế nào ? 
?-ý nghĩa của việc làm này ? 
?-HS cần làm gì ?
GV hướng dẫn học sinh tóm tắt nội dung bài học .
GV:Tổ chức học sinh trò chơi đóng vai 
I- Đặt vấn đề 
Câu 1: Những biểu hiện tiêu cực là : 
- Tảo hôn, gả chồng sớm để có người làm , mời thầy cúng về trừ ma khi có người hoặc gia súc chết .
Câu 2: Những tệ nạn đó ảnh hưởng : 
- Các em lấy chồng sớm phải sa gia đình ,có em không được đi học ,vợ chồng trẻ bỏ nhau , cuộc sống dang dở, sinh ra đói nghèo .
- Người bị coi là mà thì bị căm ghét , xua đuổi , những người này bị chết vì bị đối xử tồi tệ , cuộc sống cô đọc khó khăn 
Câu 3 : Làng Hinh được công nhận là làng văn hoá .
- Vệ sinh sạch , dùng nước giếng sạch ,không có bệnh dịch lây lan ,ốm đau đễn trạm xá , trẻ em đủ tuổi được đi học , phổ cập giáo dục , xoá mù chữ , đoàn kết , nương tựa , giúp đỡ nhau ,an ninh giữ vững, xoá bỏ tập tục lạc hậu
Câu 4: ảnh hưởng của sự thay đổi đó:
- Mỗi người dân yên tâm sản xuất , làm ăn kinh tế ..
- Nâng cao đời sống vật chất , tinh thần của người dân 
Nhóm 1 : Những biểu hiện của nếp sống văn hoá .
Có văn hoá
Thiếu văn hoá
- Các gia đình giúp nhau làm kt 
- Tham gia xoá đói giảm nghèo 
- Đoàn kết giúp đỡ nhau 
- Giữ vệ sinh chung 
- Phòng chống TNXH
- Thực hiện sinh đẻ có kế hoạch 
- Nếp sống văn minh 
- Chỉ biết lo cuộc sống của mình 
- Tụ tập quán xá 
- Vứt rác bừa bãi 
- Mua số đề 
- Mê tín dị đoan 
- Tảo hôn 
- Nghe tin đồn nhảm 
- Tổ chức cưới xin , ma chay linh đình 
- Lấn chiếm vỉa hè
- Vi phạm ATGT
Nhóm 2: Biện pháp đó là : 
- Thực hiện đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước 
- Xây dựng đời sống văn hoá tinh thần lành mạnh , phong phú 
- Nâng cao dân trí , chăm lo giáo dục ,y tế cho người dân 
- Xây dựng tình đoàn kết 
- Giữ gìn an ninh 
- Bảo vệ môi trường 
- Giữ kỷ cương , pháp luật 
Nhóm 3: ý nghĩa đó là :
- Cuộc sống bình yên , hạnh phúc 
- Bảo vệ , giữ gìn phát triển truyền thống văn hoá dân tộc 
- Đời sống nhân dân ổn định, phát triển 
Nhóm 4 : HS cần làm 
- Ngoan ngoãn kính trọng ông bà , cha mẹ , những người xung quanh .
- Chăm chỉ học tập 
- Tham gia các hoạt động chính trị, xã hội 
- Thực hiện nếp sống văn minh 
- Tránh xa các TNXH
- Đấu tranh với các hiện tượng mê tín ,dị đoan , hủ tục lạc hậu 
- Có cuộc sống lành mạnh có văn hoá 
II- Nội dung bài học 
1- Cộng đồng dân cư :
- Là toàn thể những người sống trong toàn khu vực lãnh thổ hoặc đơn vị hành chính ..
2- Xây dựng nếp sống văn hóa 
- Làm cho điều kiện văn hoá ngày càng lành mạnh , phong phú 
- Giữ trật tự an ninh 
- Vệ sinh nơi ở ..
3- ý nghĩa : 
- Cuộc sống bình yên , hạnh phúc 
- Bảo vệ và phát huy truyền thống văn hoá 
4- Học sinh cần làm 
IV- Bài tập 
1- Bài tập 2 (SGK)
Đáp án : 
	Việc làm đúng : a,c,d,đ,g,i,k,o
	Việc làm sai : b,e,h,l,n,m
2- Bài tập tình huống 
Tình huống : Gia đình có ông bố rượu chè , chơi đề em phải bỏ học 
	Gia đình bác Nam tổ chức đám cưới cho con quá linh đình tốn kém , sau đó bị vỡ nợ .
IV. Củng cố và hướng dẫn về nhà 	
- Làm bài tập còn lại SGK
- Chuẩn bị bài 10
- Tìm hiểu gương người tốt ở địa phương tham gia xây dựng nếp sống văn hoá 
Ngày soạn:14/11/2011
Ngày dạy:17/11/2011
Tiết 12.
 Bài 10: Tự lập
a- Mục tiêu: Giúp học sinh: 
- Hiểu thế nào là tính tự lập , những biểu hiện và ý nghĩa của tính tự lập đối với bản thân , gia đình và xã hội .
- Học sinh thích lối sống tự lập , phê phán lối sống dựa dẫm , ỷ lại phụ thuộc vào người khác.
- Rèn luyện cho mình tính tự lập , biết sống tự lập trong học tập và lao động.
b. Phương pháp:
- Nêu và giả quyết vấn đề.
c- Chuẩn bị 
1- Thầy : SGK, SGV, một số mẩu chuyện , ca dao , tục ngữ.
2- Trò : SGK, đọc trước bài ở nhà 
d- Tiến trình dạy học 
I- ổn định lớp 
II- Kiểm tra bài cũ.
 Hãy kể về những tấm gương tốt ở khu dân cư em đã tham gia xây dựng nếp sống văn hoá .
 Trách nhiệm của mỗi công dân , học sinh trong việc tham gia xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư là gì ? 
III- Bài mới.
- GV dẫn dắt vào bài bằng một số tấm gướng sáng về lối sống tự lập .
Hoạt động của thầy và trũ
Nội dung kiến thức
GV tổ chức cho học sinh đọc phân vai nội dung phần đặt vần đề.
Một HS đọc lời dẫn
Một HS vai Bác Hồ 
Một HS vai anh Lê
GV chia lớp thành 4 nhóm thảo luận theo các câu hỏi sau : 
Câu 1. Vì sao Bác Hồ có thể ra đI tìm đường cứu nước với hai bàn tay trắng ?
Câu 2. Em có suy nghĩ và nhận xét gì về những hành động của anh Lê ?
Câu 3. Suy nghĩ của em qua câu chuyện trên ?
Câu 4. Qua đây em rút ra được bài học gì cho bản thân ?
Các nhóm tổ chức thảo luận và cử đại diện trình bày .
GV đàm thoại cùng học sinh để tìm hiểu nội dung bài học.
1-HS làm việc cá nhân , mỗi học sinh tìm 1 hành vi của tính tự lập trong học tập, lao động và sinh hoạt hàng ngày.
GV chia cột trên bảng cho HS lên điền.
2- Thế nào là tính tự lập ? 
GV cho HS lấy ví dụ xung quanh chúng ta ở lớp ở trường những tấm gương tự lập .
3- Những biểu hiện của tính tự lập .
GV cùng học sinh tìm những biểu hiện tráI với tính tự lập .
- Nhút nhát
- lo sợ 
- Ngại khó 
- ỷ lại dựa dẫm 
- Phụ thuộc người khác.
“Há miệng chờ sung”
4- ý nghĩa của tính tự lập ?
Các em rút ra bài học gì và phảI làm gì để có tính tự lập ?
 HS cần rèn luyện ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, trong công việc và sinh hoạt hàng ngày .
Em hãy tìm những câu ca dao , tục ngữ nói về đức tính này ? 
- HS làm việc cá nhân – giải thích vì sao .
- GV nhận xét , bổ sung và cho điểm những ý kiến đúng
- GV phát phiếu có mẫu cho HS cả lớp điền vào kế hoạch.
GV thu phiếu , nhận xét , đánh giá một số phiếu làm tốt và rút kinh nghiệm cho những phiếu còn hạn chế 
GV tổng kết toàn bài
I- Đặt vấn đề
 Nhóm 1. Bác làm được việc đó vì: 
- Bác có lòng yêu nước 
- Có lòng quyêt tâm , tin vào sức lực của mình tự nuôi sống mình bằng hai bàn tay trắng.
Nhóm 2. 
- Anh Lê là người yêu nước 
- Vì quá phưu lưu mạo hiểm anh không đủ can đảm đi cùng Bác 
Nhóm 3. 
- Bác là người không sợ khó khăn , gian khổ , có ý chí tự lập cao .
Nhóm 4. Bài học 
- Phải quyết tâm không ngại khó khăn , có ý chí tự lập trong học tập và rèn luyện .
Trong học tập
Trong lao động
Công việc
 hàng ngày 
- Tự mình đi đến lớp
- Tự làm BT
- Học thuộc bài khi lên bảng 
- Tự chuẩn bị bài khi đến lớp 
- Tự mình vệ sinh thân thể 
- Trực nhật lớp một mình 
- Hoàn thành công việc được giao 
- Nỗ lực vươn lên xoá đói giảm nghèo 
- Tự giặt quần áo 
- Tự chuẩn bị bữa ăn sáng
- Tự mình hoàn thiện công việc được giao ở cơ quan 
II- Nội dung bài học 
1- Tự lập .
- Là tự làm lấy , tự giải quyêt công việc , tự lo liệu tạo dựng cuộc sống , không trông chờ ỷ lại , dựa dẫm vào người khác.
 VD:..
2- Biểu hiện .
- Tự tin, bản lĩnh , vượt khó khăn , gian khổ , có ý chí nỗ lực phấn đấu , kiên trì , bền bỉ.
 VD:
3- ý nghĩa .
- Gặt hái được nhiều thành công 
- Được mọi người kính trọng va nể phục
4- Học sinh cần làm .
- Rèn luyện từ nhỏ 
- ĐI học 
- ĐI làm 
- Sinh hoạt hàng ngày
* Tục ngữ.
- Há miệng chớ sung 
- Có công mài sắt có ngày nên kim
- Muốn ăn thì lăn vào bếp 
- Đói thì đầu gối phảI bò
* Ca dao .
- Con mèo nằm bếp co ro 
 ít ăn nên mới ít lo ít làm 
III- Bài tập 
Bài tập 2 SGK.
- Đáp án là : c
.
Bài tập 4 SGK : Lập kế hoạch 
STT
Các lĩnh vực
Nội dung công việc
Biện pháp thực hiện
Thời gian tiến hành
Kết quả
1
2
3
4
Học tập 
Lao động 
Hoạt động tập thể
Sinh hoạt cá nhân 
....
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
IV.  ... c lao động.
* Lao động giúp con người hoàn thiện phẩm chất và đạo đực , tâm lý và tình cảm , con người phát triểm về năng lực 
- làm ra của cảI vật chất cho xã hội đáp ứng cho nhu cầu con người .
* Con người không có cái ăn , cái mặc , ở , ăn ưôngkhông có cáI để vui chơi ,giải trí.
* Lao động chân tay và lao động trí óc.
* Các câu ca dao , tục ngữ nói về lao động chân tay và trí óc hoặc phê phán quan điểm sai lầm về lao động chân tay và trí óc.
- Cấy sâu cuốc bẫm
- Châm lấm tay bùn
- Trăm hay không bằng tay quen 
- Mồm miệng đỡ chân tay 
- Ai ơi chớ lấy học trò 
Dài lưng tốn vải ăn no lại nằm
- Vai u thịt bắp mồ hôi dầu.
IV- Củng cố và hướng dẫn về nhà 
- Học bài và làm bài tập 
- Sưu tầm những mẩu chuỵên, câu ca dao ,dân ca ..
- Chuẩn bị chu đáo cho tiết 2.
Ngày soạn: 28/11/2011
Ngày dạy: 01/12/2011
Tiết 14
Bài 11: Lao động tự giác và sáng tạo
(Tiết 2)
a- Mục tiêu: Giúp học sinh: 
- Hiểu được các hình thức lao động của con người ,học tập là hình thức lao động nào ? Hiểu được những biểu hiện của lao động tự giác và sáng tạo trong học tập và lao động .
- Hình thành ở học sinh ý thức tự giác, không hài lòng với biện pháp đã thực hiện và kết quả đã đạt được ; luôn luôn hướng tới tìm tòi cáI mới trong học tập và lao động.
- Biết cách rèn luyện kỹ năng lao động và sáng tạo trọng các lĩnh vực hoạt động.
b. Phương pháp:
- Nêu và giả quyết vấn đề.
c- Chuẩn bị .
1- Thầy : SGK, SGV, Câu chuyện về người tốt, việc tốt, ca dao, tục ngữ, danh ngôn
2- Trò : SGK, đọc trước bài .
d - Tiến trình dạy học. 
I- ổn định lớp 
II- Kiểm tra bài cũ.
 Chi tiết nào cho ta thấy người thợ mộc làm việc với ý thức tự giác và sáng tạo ? ý nghĩa của việc làm vày ? 
Nguyên nhân nào dẫn đến hậu quả người thợ mộc phảI sống trong ngôI nhà không hoàn hảo ?
Bài học rút ra từ câu chuyện này là gì ? 
III. Bài mới.
Hoạt động của thầy và trũ
Nội dung kiến thức
GV chia nhóm học sinh tiến hành thảo luận nhóm theo các câu hỏi 
Câu 1. 
Thế nào là lao động tự giác và sáng tạo ?Cho ví dụ trong học tập ? 
Tại sao phảI lao động tự giác và sáng tạo ? Nêu hậu quả của việc làm không tự giác, sáng tạo trong học tập ?
* Lao động tự giác.
- Chủ động làm mọi việc 
- Không đợi ai nhắc nhở 
- Không bị ai bắt buộc hoặc ắp lực nào 
* Sáng tạo .
- Suy nghĩ cải tiến 
- Phát hiện cáI mới , hiện đại 
- Tiết kiệm, năng suất cao, chất lượng hiệu quả .
* Ta cần phảI lao động tự giác và sáng tạo :
- Thời đại khoa học kỹ thuật phát triển 
- Không tự giác sáng tạo không theo kịp và tiếp cận với khoa học , tiến bộ của nhân loại .
- Học sinh không sáng tạo không xứng đáng là lực lượng lao động mới của đất nước . 
Câu 2. Nêu biệu hiện của lao động tự giác và sáng tạo ? Mối quan hệ giữa lao động tự giác và sáng tạo ? 
GV chuyển ý tự giác là phẩm chất đạo đức, sáng tạo là phẩm chất trí tuệ . Muốn có phẩm chất ấy phảI không ngừng rèn luyện bề bỉ, lâu dài phảI có ý thức vượt khó , khiêm tốn học hỏi .
Câu 3. 
Lợi ích của lao động tự giác , sáng tạo. Liên hệ đến việc học tập của học sinh .
* Lợi ích . 
- Không làm phiền người khác
- Được mọi người yêu quý ,kính trọng 
- Nâng cao hiệu quả , chất lượng của hoạt động học tập , lao động .
* Liên hệ học tập .
- Không làm phiền đến bố mẹ 
- Ngoan ngoãn , lễ phép 
- Kết quả học tập cao 
GV cho học sinh đọc lại nội dung bài học - chuyển ý củng cố bài 
Chúng ta cần có tháI độ như thế nào để rèn luyện tính tự giác và sáng tạo ?
- HS bịt mắt rút thẻ nêu rút thẻ màu nào thì cán sự đọc câu hỏi và học sinh trả lời 
II- Nội dung bài học .
Nhóm 1.
- Lao động tự giác và sáng tạo .
- Tự giác : Tự động làm việc không cần ai nhắc nhở, không phảI do áp lực nào .
- Lao động sáng tạo: Luôn suy nghĩ , cải tiến tìm ra cái mới , cách giảI quyết mới có hiệu quả 
VD: trong học tập .
- Không làm phiền đến bố mẹ
- Ngoan ngoãn, lễ phép, học giỏi
* Lao động tự giác và sáng tạo thì:
- Kết quả học tập cao
- Biết tôn trọng thành quả lao động của bố mẹ và mọi người.
VD: 
- Tự giác học bài , làm bài 
- Đi học về đúng giờ quy định
- Thực hiện đúng nội quy nhà trường 
- Tự giác tham gia công việc gia đình , xã hội.
VD: 
- Chịu khó suy nghĩ 
- Cải tiến phương pháp học tập
- Trao đổi kinh nghiệm học tập
* Hậu quả .
- Học tập không đạt kết quả cao 
- Chán nản , dể bị lôi kéo vào TNXH
- ảnh hưởng đến gia đình, xã hội và bản thân.
Nhóm 2.
- Biểu hiện: chủ động thực hiện tốt nhiệm vụ được giao 
- Nhiệt tình tham gia mọi công việc 
- Suy nghĩ, tìm tòi , trao đổi
- Tiếp cận cái mới, khoa học , tiến bộ.
* Mối quan hệ .
- Chỉ có lao động tự giác mới vui vẻ, tự tin và có hiệu quả . Tự giác là điều kiện để sáng tạo là động lực cơ bản bên trong thúc đẩy tự giác.
Nhóm 3 : Học sinh cần làm 
- Học sinh cần có kế hoạch rèn luyện tự giác, sáng tạo trong học tập và lao động hàng ngày .
- Học sinh cần tránh lối sống tự do cá nhân , thiếu trách nhiệm , cẩu thả , ngại khó , sống buông thả, lười suy nghĩ trong học tập và lao động .
* Thái độ của chúng ta .
- Coi trọng lao động chân tay và trí óc
- Lao động cần cù, chăm chỉ, có năng suất 
- Chống lười biếng, cẩu thả.
- Tiết kiệm chống lãng phí 
- Cần xây dựng kế hoạch cho mình 
III- Bài tập.
Bài tập 1. GV phát phiếu cho học sinh 
Bài tập 2. : Đáp án 
* Tục ngữ: 
- Cày sâu cuốc bẫm - Làm ruộng ăn cơm nằm
- Tay làm hàm nhai Chăn tằm ăn cơm đứng
 Tay quai miệng trễ 
- Châm lấm tay bùn 
* Ca dao .
- Cầy đồng đang buổi ban trưa 
 Mồ hôI thánh thót như mưa ruộng cày 
 Ai ơi bưng bát cơm đầy 
 Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần.
* Bài tập (rút thẻ) 
Biểu hiện tự giác , sáng tạo 
Không tự giác , sáng tạo 
- Tự giác học tập , làm bài 
- Thực hiện nội quy của trường , lớp 
- Có kế hoạch rèn luyện 
- Có suy nghĩ cảI tiến phương pháp.
- Nghiêm khắc sửa chữa sai trái.
- Lối sống tự do cá nhân 
- Cẩu thả ngại khó 
- Buông thả , lười nhác suy nghĩ
- Thiếu trách nhiệm với bản thân , gia đình và xã hội
IV- Củng cố và hướng dẫn về nhà .
- Làm các bài tập về nhà 
- Sưu tầm tục ngữ , ca dao 
- Sưu tầm nhứng mẩu chuyện 
- Xem trước bài 12.
Ngày soạn:05/12/2011
Ngày dạy: 08/12/2011
Tiết 15.
bài 12: quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình
(Tiết 1)
a- Mục tiêu: Giúp học sinh: 
- Hiểu được một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của mọi thành viên trong gia đình ; ý nghĩa của những quy định đó.
- Có tháI độ tôn trọng và tình cảm đối với gia đình ; có ý thức xây dựng gia đình hạnh phúc; thực hiện tốt nghĩa vụ với ông bà, cha mẹ , anh chị em .
- Biết ứng xử phù hợp với những quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của bản thân trong gia đình ; biết đánh giá hành vi của mình và người khác theo quy định của pháp luật .
b. Phương pháp:
- Nêu và giả quyết vấn đề.
c- Chuẩn bị .
1- Thầy : SGK, SGV, luật hôn nhân và gia đình 
2- Trò : SGK, đọc trước bài 
d- Tiến trình dạy học .
I- ổn định lớp 
II- Kiểm tra bài cũ.
Liên hệ thực tế về những hậu quả của việc thiếu tự giác , sáng tạo trong học tập .
Em đồng tình với quan điểm nào sau đây:
- Chỉ có thể rèn luyện tính tự giác vì đó là phẩm chất đạo đức .
- Sự sáng tạo không rèn luyện được vì đó là tư chất di truyền mà có.
III- Bài mới .
-  GV: Đọc cho học sinh nghe câu ca dao : 
 Công cha như núi Thái Sơn 
 Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra 
 Một lòng thờ mẹ kính cha
 Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con .
Em hiểu gì về ý nghĩa của bài ca dao trên ? 
Tình cảm gia đình đối với em quan trọng như thế nào ? 
GV đàm thoại cùng học sinh theo những câu hỏi sau : 
- Em hãy kể những việc ông bà , cha mẹ , anh chị em đã làm cho em ?
- Em hãy kể những việc làm của em đối với ông bà , cha mẹ và anh chị em ? 
- Em cảm thấy thế nào khi không có tình thương chăm sóc , dạy dỗ của cha mẹ ? 
- Điều gì xảy ra nếu em không có bổn phận , nghĩa vụ và trách nhiệm đối với ông bà , cha mẹ, anh chị em ?
GV yêu cầu học sinh trả lởi chân thực 
GV kết luận : gia đình và tình cảm gia đình là nhứng gì thiêng liêng đối với mỗi người . Để xây dựng gia đình hạnh phúc , mỗi người phảI thực hiện tốt bổn phận , trách nhiệm của mình đối với gia đình - đó là nội dung bài học hôm nay .
Hoạt động của thầy và trũ
Nội dung kiến thức
GV tổ chức HS thảo luận cách ứng xử của hai nhân vật 
GV yêu cầu mỗi học sinh đọc một mẩu chuyện 
Câu 1. Những việc làm của Tuấn đối với ông bà là gì ?
 Em có đồng tình với việc làm của Tuấn không ? Vì sao ? 
Câu 2. Những việc làm của anh con trai cụ Lam ? 
Em có đồng tình với những việc làm của anh con trai cụ Lam không ? Vì sao ?
Câu 3 .qua hai câu truyện trên , em rút ra được bài học gì ? 
GV cho học sinh phát biểu ý kiến cá nhân 
Cả lớp tham gia ý kiến bổ sung
GV tổ chức học sinh thảo luận phát triển nhận thức về quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình .
HS được chi thành 3 nhóm , mỗi nhóm cử một nhóm trưởng và một thư ký .
Nhóm 1 : Bài tập 3 SGK tr 33
Nhóm 2: Bài tập 4 SGKtr 33
Nhóm 3: Bài tập 5 SGK tr33
Các nhóm tranh luận và trả lời câu hỏi 
GV giảI đáp những thắc mắc.
GV thống nhất đáp án đúng 
GV kết luận : Mỗi người trong gia đình đều có trách nhiệm và bổn phận đối với nhau . Những điều chúng ta vừa tìm ra là phù hợp với quy định của pháp luật .
Bài tập nhanh .
Những hành vi nào sau đây thể hiện trách nhiệm với ông bà , cha mẹ ..
- Kính trọng lễ phép 
- Biết vâng lời 
- Chăm sọc bố mẹ khi đau ốm 
- Nói dối ông bà để đi chơi 
- Phát huy truyền thống gia đình 
GV tổng kết tiết 1
I- Đặt vấn đề .
- Tuấn xin về ở với ông bà nội 
- Thương ông bà Tuấn chấp nhận đI học xa nhà , xa mẹ , xa em 
- Dạy sớm nấu cơm , cho lợn ăn 
- Đun nước cho ông bà tắm 
- Dắt ông bà đi dạo
 - Ban đêm bê chõng nằm cạnh ông bà để tiện chăm sóc.
* em đồng tình và rất khăm phục cách ứng xử của Tuấn.
* Dùng tiền bán vườn, bán nhà để xây dựng nhà .
- Tầng một cho thuê 
- Cụ Lam ở dưới bếp 
- Hàng ngày mang cho mẹ bát cơm và ít thức ăn 
- Buồn tủi cụ về quê sống với con thứ.
* Việc làm của anh con trai cụ Lam là không thể được. Anh là đứa con bất hiếu 
* Bài học : Chúng ta phải biết kính trọng , yêu thương ,chăm sóc ông bà , cha mẹ
 Bài tập 3 : Bố mẹ Chi đúng họ không xâm phạm quyền tự do của con vì cha mẹ có quyền quản lý trông nom 
- Chi sai vì không tôn trọng ý kiến bố mẹ 
- Cách ứng xử đúng là nghe lời bố mẹ không đi chơi xa.
Bài tập 4: Cả Sơn và mẹ Sơn đều có lỗi 
- Sơn đua đòi ăn chơi
- Vì cha mẹ quá nuông chiều buông lỏng quản lý, không kết hợp cùng nhà trường.
Bài tập 5: 
- Bố mẹ Lâm cư xử không đúng vì cha mẹ phảI chịu trách nhiệm về hành vi của con cái.phảI bồi thường 
- Lâm vi phạm luật an toàn GT đường bộ.
IV- Củng cố và hướng dẫn về nhà 
- Tìm hiểu quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình 
- Làm bài tập 1 và 2 SGK tr33.
- Chuẩn bị chu đáo cho tiết 2.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an gdcd 8 hk 1.doc