TIẾT 10: BÀI 9: GÓP PHẦN XÂY DỰNG NẾP SỐNG VĂN HOÁ
Ở CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ.
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: - Hiểu được thế nào là cộng đồng dân cư và xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư. Nêu được một vài ví dụ về xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư.
- Hiểu được ý nghĩa của việc xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư. Ý nghĩa trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống gia đình và cộng đồng.
- Nêu được trách nhiệm của HS trong việc tham gia xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng .
2. Kĩ năng:
- Thực hiện các quy định về nếp sống văn hóc ở cộng đồng dân cư.
- Tham gia các hoạt động tuyên truyền, vận động xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư.
3. Thái độ:
- Đồng tình, ủng hộ các chủ trương xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư và các hoạt động thực hiện chủ trương đó.
Ngày soạn: 25/10/2011. Ngày dạy : 01/11/2011. TIẾT 10: BÀI 9: GÓP PHẦN XÂY DỰNG NẾP SỐNG VĂN HOÁ Ở CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ. I. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: - Hiểu được thế nào là cộng đồng dân cư và xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư. Nêu được một vài ví dụ về xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư. - Hiểu được ý nghĩa của việc xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư. Ý nghĩa trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống gia đình và cộng đồng. - Nêu được trách nhiệm của HS trong việc tham gia xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng . 2. Kĩ năng: - Thực hiện các quy định về nếp sống văn hóc ở cộng đồng dân cư. - Tham gia các hoạt động tuyên truyền, vận động xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư. 3. Thái độ: - Đồng tình, ủng hộ các chủ trương xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư và các hoạt động thực hiện chủ trương đó. II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài. - Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin. - Kĩ năng tư duy phê phán. - Kĩ năng tư duy sáng tạo. - Kĩ năng giải quyết vấn đề. III. Các phương pháp/ kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng: - Thảo luận nhóm/ lớp. - Chúng em biết 3 . IV. Phương tiện dạy học. 1. Giáo viên: - SGK, SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng, máy chiếu, các phương tiện khác liên quan. 2. Học sinh: - Đọc tìm hiểu truớc bài học ở nhà ( SGK ). Các tư liệu khác liên quan đến bài học. V. Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định: ( 2 phút). 2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút). - Đánh giá, nhận xét kết quả bài kiểm tra 1 tiết. - Rút kinh nghiệm. 3. Bài mới. a. Khám phá. (2 phút). - GV giới thiệu bài mới: Chúng ta cần làm gì để góp phần xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc? Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu rõ vấn đề này. b Kết nối: Hoạt động của thầy và trò. Nội dung kiến thức cơ bản, *HĐ1: ( 10 phút) Tìm hiểu phần ĐVĐ ở sgk. - Mục tiêu: HS biết được những việc làm còn mang nặng hủ tục, lạc hậu, tiêu cực - Cách tiến hành: ( Thảo luận nhóm - nghiên cứu trương hợp điển hình). Gv: gọi hs đọc phần đặt vấn đề SGK( mục 1). Gv: Hãy kể những hiện tượng tiêu cực vẫn còn tồn tại ở nước ta hiện nay? Gv: Những hiện tượng đó ảnh hưởng ntn đến cuộc sống của người dân? Gv: Goi hs đọc phần 2 ở phần ĐVĐ. Gv: Vì sao làng Hinh được công hận là làng văn hoá? Gv: Hãy nêu những thay đổi ở làng Hinh và tác động của nó tới đời sống của nhân dân nơi đó?. HS: Thảo luận theo nhóm. HS: Các nhóm trình bày kết quả thảo luận. HS: Các nhóm nhận xét bổ sung. GV:Nhận xét chốt lại ý chính và ghi kết luận vàophần ghi bảng. ( nội dung kiến thức cơ bản ) * HĐ2:( 10 phút):( 10 phút) Tìm hiểu nội dung bài học. - Mục tiêu: HS biết được cộng đồng dân cư. Những việc làm góp phần xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư. - Cách tiến hành: ( Chúng em biết 3 ). Gv: Giới thiệu: Ở nông thôn có: Thôn, xóm, làng... Ở thành thị có : Thị trấn, khu tập thể, ngõ phốnhững cái đó gọi là công đồng dân cư?. Vậy cộng đồng dân cư là gì? Gv: Hãy kể tên một số cộng đồng dân cư mà em biết? * HĐ3: ( 6 phút) Tìm hiểu ý nghĩa của việc xây dựng đời sống văn hoá ở cộng đồng dân cư. - Mục tiêu: HS hiểu được ý nghĩa của việc xây dựng đời sống văn hoá ở cộng đồng dân cư. - Cách tiến hành: ( PP thực hiện ). * Thảo luận nhóm. 1. Nêu một số nếp sống có văn hoá ở cộng đồng dân cư. 2. Nêu một số nếp sống thiếu văn hoá ở cộng đồng dân cư. 3. Vì sao phải xây dựng nếp sống văn hoá ở khu dân cư. 4. Em có thể làm gì để góp phần xây dựng nếp sống văn hoá ở khu dân cư. Hs: Thảo luận, trình bày. nhận xét, bổ sung, Gv chốt lại. Gv: Thế nào là xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư?. Gv: Vì sao phải xây dựng nếp sống văn hoá?. GV:nhận xét chốt lại ý chính và ghi kết luận vàophần ghi bảng. ( nội dung kiến thức cơ bản ) HĐ3: ( 6 phút) Liên hệ thực tế- cách rèn luyện. Gv: Hướng dẫn HS làm bt 1,2 sgk/24 Gv: Hs cần làm và cần tránh những việc gì để góp phần xây dựng nếp sống văn hoá?. 1. Cộng đồng dân cư là: Toàn thể những người cùng sinh sống trong một khu vực, lãnh thổ hoặc đơn vị hành chính, gắn bó, liên kết, hợp tác với nhau để cùng thực hiện lợi ích của mình và lợi ích chung. 2. Xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồngdân cư : - Làm cho đời sống văn hoá ngày càng lành mạnh, phong phú: + Giữ gìn trật tự an ninh. + Vệ sinh nơi ở. + Bảo vệ cảnh quan, môi trường. + XD tình đoàn kết xóm giềng. + Bài trừ phong tục, tập quán lạc hậu. + Chống mê tín dị đoan. + Phòng chống TNXH. 3. Ý nghĩa: - Góp phần làm cho cuộc sống bình yên, hạnh phúc. - Bảo vệ và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc. 4. Trách nhiệm của HS: - Tránh những việc làm xấu ảnh hưởng đến văn hoá của thôn xóm - Tham gia những hoạt động vừa sức mình. c. Thực hành , luyện tập ( 7 phút). - Bài tập SGK. d.Vận dụng: ( 2 phút) - GV: Thế nào là góp phần xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư? Theo em cần phải có những việc làm như thế nào để góp phần xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư? - HS: Suy nghĩ , trình bày. - HS: Nhận xét bổ sung. - GV: Kết luận: - Xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồngdân cư : - Góp phần làm cho cuộc sống bình yên, hạnh phúc. - Bảo vệ và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc. 4. Hướng dẫn HS học ở nhà: ( 1 phút) - Học bài cũ, làm bài tập 3,4, SGK/25. - Xem trước bài học : Tự lập. VI. Rút kinh nghiệm tiết dạy:.. . . . . Chuyêm môn kiểm tra. Tổ chuyên môn kiểm tra. Ngày tháng năm 2011. Ngày tháng năm 2011.
Tài liệu đính kèm: