Giáo án Giáo dục công dân 8 tiết 10 đến 16

Giáo án Giáo dục công dân 8 tiết 10 đến 16

Tiết PPCT: 10

 Bài 9: GÓP PHẦN XÂY DỰNG NẾP SỐNG

 VĂN HÓA Ở CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ

A. Mục tiêu bài học:

1. Về kiến thức:

- Hiểu được thế nào là cộng đồng dân cư và xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư.

- Hiểu được ý nghĩa của việc góp phần xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư.

- Nêu được trách nhiệm của HS trong việc tham gia xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư.

2. Về kĩ năng:

- Thực hiện các quy định về nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư.

- Tham gia các hoạt động tuyên truyền,vận động dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư.

 3. Về thái độ:

Đồng tình ủng hộ các chủ trương xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư và các hoạt động thực hiện chủ trương đó.

◊ ŠNỘI DUNG TÍCH HỢP GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG: Giúp HS hiểu:

- Mọi người trong cộng đồng đều có ý bảo vệ môi trường nơi ở là biểu hiện của nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư.

- Thực hiện và vận động bạn bè, người thân thực hiện các hành vi, việc làm bảo vệ môi trường là trách nhiệm của thanh niên, HS.

 

doc 14 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 756Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân 8 tiết 10 đến 16", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GV:La Thị Hồng Uyên
Ngaøy soaïn: :20/10/2012
Ngaøy daïy::22/10/2012
TUẦN 10
Tiết PPCT: 10
 Bài 9: GÓP PHẦN XÂY DỰNG NẾP SỐNG 
 VĂN HÓA Ở CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ
A. Mục tiêu bài học:
Về kiến thức:
- Hiểu được thế nào là cộng đồng dân cư và xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư.
- Hiểu được ý nghĩa của việc góp phần xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư.
- Nêu được trách nhiệm của HS trong việc tham gia xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư.
Về kĩ năng:
- Thực hiện các quy định về nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư.
- Tham gia các hoạt động tuyên truyền,vận động dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư.
 3. Về thái độ:
Đồng tình ủng hộ các chủ trương xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư và các hoạt động thực hiện chủ trương đó.
◊ ŠNỘI DUNG TÍCH HỢP GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG: Giúp HS hiểu:
- Mọi người trong cộng đồng đều có ý bảo vệ môi trường nơi ở là biểu hiện của nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư.
- Thực hiện và vận động bạn bè, người thân thực hiện các hành vi, việc làm bảo vệ môi trường là trách nhiệm của thanh niên, HS.
B. Tài liệu và phương tiện:
	- Tài liệu Chuẩn kiến thức, kĩ năng môn GDCD.
- SGK, SGV GDCD 8.
C. Các hoạt động dạy và học:
I. Kiểm tra bài cũ: (4’) Sửa và phát bài KT 1 tiết.
 II. Giới thiệu bài mới: (3’)
 GV: Kể lại 1 số tình huống các em thường gặp để dẫn dắt vào bài mới.
 III. Dạy bài mới:
Hoạt động 1: Khai thác phần Đặt vấn đề. (10’)
Đọc SGK trang 22, 23.
Gọi HS đọc SGK. Cho HS thảo luận câu hỏi:
 + Nhóm 1: Câu chuyện đã nêu lên những hiện tượng tiêu cực nào?
 + Nhóm 2: Những hiện tượng đó có ảnh hưởng gì đến cuộc sống của người dân?
 + Nhóm 3: Vì sao làng Hinh được công nhận là làng văn hóa?
 + Nhóm 4: Những thay đổi đó có tác động như thế nào đến cuộc sống của người dân nơi đây?
- HS: Các nhóm thảo luận, cử đại diện trình bày.
- GV: Nhận xét, nêu kết luận chung và hỏi:
* Nơi gồm nhiều người tập hợp lại để cùng làm ăn sinh sống gọi là gì? Để hiểu rõ vấn đề này, chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài học.
Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài học. (15’)
- GV: Đặt câu hỏi:
 + Ở nông thôn và thành phố có những đơn vị hành chính nào và được gọi bằng tên gọi gì?
 + Những nơi đó có hoạt động gì xảy ra?
 + Những việc làm nào góp phần xây dựng nếp sống văn hóa?
 + Thế nào là cộng đồng dân cư và xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư?
1. Thế nào là cộng đồng dân cư và xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư?
* Cộng đồng dân cư là gì?
Mục 1/23 SGK
* Xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư là gì?
Mục 2/23, 24 SGK
° Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường: GV giải thích thêm: Mọi người trong cộng đồng đều có ý thức bảo vệ môi trường nơi ở là biểu hiện của nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư. Chẳng hạn như: Giữ gìn trật tự, vệ sinh chung; bảo vệ môi trường nơi ở, trồng cây phủ xanh đất trồng, đồi nứi trọc, làm xanh mát đường làng, ngõ xóm,
 + Xây dựng nếp sống văn hóa có ý nghĩa như thế nào?
2. Ý nghĩa của việc xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư
 Xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư là góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống gia đình và cộng đồng.
+ Là HS em cần có những việc làm gì để xây dựng văn hóa ở địa phương?
3. Trách nhiệm của HS trong việc tham gia xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư.
Thực hiện tốt và vận động gia đình, hàng xóm cùng thực hiện tốt các quy định về nếp sống văn hoá của cộng đồng; đồng thời tích cực tham gia những hoạt động xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng phù hợp với khả năng.
°{ Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường. 
à Trách nhiệm của em trong việc bảo vệ môi trường nơi em ở: Thực hiện và vận động bạn bè, người thân thực hiện các hành vi, việc làm bảo vệ môi trường.
- HS: Lần lượt trả lời câu hỏi. Cả lớp nhận xét.
- GV: Nhận xét chung. Rút ra kết luận.
Hoạt động 3: Liên hệ thực tế. (8’)
- GV: Đưa ra một số câu hỏi:
 + Hãy nêu những hành vi tích cực và tiêu cực ở cộng đồng nơi em sinh sống.
 + Để mọi người có những việc làm góp phần xây dựng nếp sống văn hóa cần có những biện pháp nào?
- HS: Làm việc theo từng bàn.
- GV: Gọi HS trả lời. Cho điểm. Kết bài.
IV. Củng cố, luyện tập tại lớp: (4’)
 	- GV: Hướng dẫn HS làm bài tập 2/24 SGK.
 	- HS: Làm bài theo hướng dẫn của GV.
- GV: Nhận xét, đưa ra đáp án đúng. Cho điểm.
à Bài tập 2: 
+ Những biểu hiện xây dựng nếp sống văn hoá: a, c, d, đ, g, i, k, o.
+ Những biểu hiện không phải là xây dựng nếp sống văn hoá: b, e, h, l, m, n.
V. Hướng dẫn HS học ở nhà: (1’)
 	- Học thuộc Nội dung bài học.
 	- Làm bài tập 1, 3, 4/24, 25 SGK.
- Chuẩn bị bài mới: “Tự lập”.
˜˜&˜˜
Ngaøy soaïn::27/10/2012 
Ngaøy daïy::29/10/2012 
TUẦN 11
Tiết PPCT: 11 
Bài 10:	 TỰ LẬP	
A. Mục tiêu bài học:
Về kiến thức: 
- Hiểu được thế nào là tự lập.
- Nêu được những biểu hiện của người có tính tự lập.
- Hiểu được ý nghĩa của tính tự lập.
Về kĩ năng:
Biết tự giải quyết, tự làm những công việc hằng ngày của bản thân trong học tập, lao động, sinh hoạt.
Về thái độ:
- Ưa thích sống tự lập, không dựa dẫm, ỷ lại, phụ thuộc vào người khác.
- Cảm phục và tự giác học hỏi những bạn, những người xung quanh biết sống tự lập.
B. Tài liệu và phương tiện:
- Tài liệu Chuẩn kiến thức, kĩ năng môn GDCD.
- SGK, SGV GDCD 8.
C. Cáchoạt động dạy và học:
I. Kiểm tra bài cũ: (5’)
Nêu những việc làm góp phần xây dựng nếp sống văn hóa. Ý nghĩa của việc xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư.
II. Giới thiệu bài mới: (3’)
- GV: Đưa ra tình huống:
Trong học tập, bạn Ái có thói quen không chịu tìm hiểu thấu đáo bài học, gặp bài hơi khó thường lười suy nghĩ hay hỏi người khác, trong lớp thường ít phát biểu ý kiến, hay nói theo các bạn, trong giờ kiểm tra thì hay chép bài của bạn.
Em có suy nghĩ như thế nào về thái độ và cách học tập của bạn Ái?
- HS: Trình bày ý kiến.
- GV: Nhận xét. Chuyển vào bài mới.
III. Dạy bài mới:
Hoạt động 1: Phân tích phần đặt vấn đề. (10’)
- GV: Cho HS đọc theo vai. Đặt câu hỏi:
 + Vì sao Bác Hồ có thể ra đi tìm đường cứu nước với hai bàn tay trắng?
 + Em có nhận xét và suy nghĩ gì về anh Lê?
 + Qua câu chuyện trên, em có thể rút ra bài học gì?
- HS: Phát biểu.
- GV: Giải thích, nhận xét chung.
Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài học. (15’)
- GV: Cho HS thảo luận một số câu hỏi:
+ Khi gặp một bài toán khó em thường làm gì?
+ Tìm hiểu những biểu hiện của tính tự lập trong học tập, lao động và trong cuộc sống hằng ngày?
+ Thế nào là tự lập?
Thế nào là tự lập?
 Tự lập là tự làm lấy, tự giải quyết công việc, tự lo liệu, tự tạo dựng cho cuộc cống của mình; không trông chờ, dựa dẫm, phụ thuộc vào người khác.
+ Những biểu hiện của tự lập?
Biểu hiện của tính tự lập
 Tự tin, bản lĩnh, kiên trì, dám đương đầu với những khó khăn, thử thách, có ý chí vươn lên trong học tập và trong cuộc sống, ...
+ Ý nghĩa của tính tự lập?
Ý nghĩa của tính tự lập: 
 Tự lập có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển cá nhân, giúp con người đạt được thành công trong cuộc sống và được mọi người kính trọng.
+ HS cần phải làm gì để có tính tự lập?
- HS: Thảo luận theo nhóm. Cử đại diện trình bày.
- HS: Cả lớp nhận xét.
- GV: Nhận xét. Kết luận. Cho HS ghi bài.
Hoạt động 3: Luyện tập. (7’)
- GV: Cho HS làm bài tập sau:
* Nêu câu ca dao, tục ngữ nói về tính tự lập. Giải thích.
- HS: Làm bài tập.
- GV: Nhận xét, giải thích.
IV. Củng cố, luyện tập tại lớp: (4’)
 	- GV: Hướng dẫn HS làm bài tập 2/26, 27 SGK.
 	- HS: Làm bài theo hướng dẫn của GV.
 	- GV: Nhận xét, đưa ra đáp án đúng. Cho điểm.
à Bài tập 2: 
+ Tán thành: c, d, đ, e.
+ Không tán thành: a, b.
V. Hướng dẫn HS học ở nhà: (1’)
 	- Học thuộc Nội dung bài học.
 	- Làm bài tập 3, 4, 5/27 SGK.
- Chuẩn bị bài mới: “Lao động tự giác, sáng tạo”.
˜˜&˜˜
Ngaøy soaïn:: 3/11/2012
Ngaøy daïy: 6/11/2012
TUAÀN 12
Tiết PPCT: 12
Bài 11: LAO ÑOÄNG TÖÏ GIAÙC VAØ SAÙNG TAÏO
(Tiết 1)
A. Mục tiêu bài học:
Về kiến thức: 
- Hiểu thế nào là lao động tự giác, sáng tạo.
- Nêu được những biểu hiện của sự tự giác, sáng tạo trong lao động, trong học tập.
- Hiểu được ý nghĩa của lao động tự giác và sáng tạo.
Về kĩ năng:
Biết lập kế hoạch học tập, lao động; biết đièu chỉnh, lựa chọn các biện pháp, cách thức thực hiện để đạt kết quả cao trong lao động, học tập.
Về thái độ:
- Tích cực, tự giác và sáng tạo trong học tập, lao động.
- Quý trọng những người tự giác, sáng tạo trong học tập và lao động; phê phán những biểu hiện lười nhác trong học tập và lao động. 
B. Tài liệu và phương tiện:
- Tài liệu Chuẩn kiến thức, kĩ năng môn GDCD.
SGK, SGV GDCD 8.
Câu chuyện về người tốt, việc tốt trong lao động.
C. Các hoạt động dạy và học:
I. Kiểm tra bài cũ: (5’)
 - Tự lập thể hiện trong học tập và sinh hoạt hằng ngày như thế nào?
 - Nêu ý nghĩa của tự lập? Nêu biểu hiện trái với tự lập.
II. Giới thiệu bài: (3’)
GV: Có bao giờ trước khi làm một việc gì đó, em đã tự hỏi: Làm để làm gì? Có khó khăn gì? Khắc phục khó khăn đó như thế nào? Có cách làm nào tốt hơn hay không? Nếu em làm được như vậy đó là thể hiện một con người lao động tự giác và sáng tạo. Đó là nội dung bài học hôm nay. 
III. Bài mới:
Hoạt động 1: Phân tích phần đặt vấn đề. (15’)
1. Tình huống
 2. Truyện đọc
Đọc SGK trang 28, 29.
- GV: Gọi HS đọc mục 1. Tình huống và 2. Truyện đọc SGK trang 28, 29. 
- HS: Đọc truyện.
- GV: Hướng dẫn HS tìm hiểu qua các câu hỏi:
 + Em có nhận xét gì về thái độ lao động của người thợ mộc trước và trong quá trình làm ngôi nhà cuối cùng?
 + Hậu quả việc làm của ông là gì?
 + Nguyên nhân nào dẫn đến hậu quả trên?
- HS: Trả lời cá nhân.
- GV: Nhận xét. Cho HS thảo luận câu hỏi:
 + Tại sao ngày nay lại cần lao động tự giác và sáng tạo?
 + Theo em, HS có cần chuẩn bị, rèn luyện lao động tự giác và lao động sáng tạo không? Những biểu hiện của lao động tự giác và sáng tạo trong học tập như thế nào?
- HS: Thảo luận theo từng nhóm. Cử đại diện trình bày.
- HS: Các nhóm nhận xét.
- GV: Nhận xét chung. Bổ sung, giải thích thêm.
Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung và hình thức lao động của con người. (16’)
- GV: Diễn giải. Đặt câu hỏi cho cả lớp:
 + Tại sao nói lao động là điều kiện và là phương tiện để con người và xã hội phát triển? Có bao nhiêu hình thức lao động?
 + Nếu con người không lao động thì điều gì sẽ xảy ra? Ví dụ.
 + Thế nào là lao động tự giác, sáng tạo?
1. Thế nào là lao động tự giác, sáng tạo?
Lao động tự giác, sáng tạo là chủ động làm việc, không đợi ai nhắc nhở, không phải do áp lực từ bên ngoài; luôn suy nghĩ, cải tiến để tìm tòi cái mới, tìm ra cách giải quyết tối ưu nhằm không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả lao động.
+ Những biểu hiện của sự tự giác, sáng tạo trong lao động, học tập.
- HS: Phát biểu ý kiến cá nhân.
- GV: giải thích, bổ sung. Kết luận tiết 1.
 Lao động là điều kiện và là phương tiện của sự phát tr ... ọc: (như tiết 12)
B. Tài liệu và phương tiện: (như tiết 12)
C. Các hoạt động dạy và học:
I. Kiểm tra bài cũ: (5') 
 - Vì sao nói lao động là điều kiện, phương tiện để con người và xã hội phát triển? 
Có mấy hình thức lao động? Điều gì sẽ xảy ra nếu con người không lao động?
 II. Giới thiệu bài: Nhắc lại nội dung bài cũ có liên quan để vào bài.
 III. Bài mới:
Hoạt động 1: Phân tích nội dung bài học (15')
- GV: Nhắc lại nội dung của tiết 1. Sau đó GV đặt câu hỏi:
 + Vì sao phải lao động tự giác, sáng tạo?
2. Ý nghĩa của lao động tự giác và sáng tạo
 Giúp con người học tập mau tiến bộ, nâng cao năng suất và chất lượng lao động, phát triển nhân cách; thúc đẩy sự phát triển xã hội.
+ Nêu hậu quả của việc thiếu tự giác, sáng tạo trong học tập?
 + Nêu mối quan hệ giữa tự giác và sáng tạo?
 + Lợi ích của lao động tự giác, sáng tạo. Lấy ví dụ.
 + Bản thân học sinh cần phải làm gì?
3. HS cần phải làm gì?
 - Biết lập kế hoạch học tập, lao động; biết điều chỉnh, lựa chọn các biện pháp, cách thức thực hiện để đạt kết quả cao trong học tập, lao động.
 - Tích cực, tự giác và sáng tạo trong học tập, lao động.
 - Quý trọng những người tự giác, sáng tạo trong học tập và lao động; phê phán những biểu hiện lười nhác trong học tập và lao động.
- GV: Cho HS thảo luận nhóm.
- HS: Thảo luận, cử thư kí.
- GV: Chỉ định HS trình bày, yêu cầu các nhóm nhận xét.
- GV: Nhận xét, giải thích thêm.
Hoạt động 2: HS tự liên hệ, rèn luyện kỹ năng. (10')
- GV: đặt các câu hỏi gợi mở:
 + Thái độ lao động của chúng ta như thế nào để rèn luyện tính tự giác, sáng tạo?
 + Nêu biểu hiện của tự giác, sáng tạo trong lao động và ngược lại?
HS: phát biểu ý kiến cá nhân.
- GV: Nhận xét, bổ sung.
Hoạt động 3: Làm bài tập sgk (8')
- GV: Cho hs làm bài tập 4/30 SGK.
- HS: Làm việc cá nhân.
- HS: Trình bày trước lớp.
- GV: Nhận xét, cho điểm, kết bài.
 Lao động là điều kiện và là phương tiện để con người tồn tại, phát triển. Vì vậy mọi người phải có ý thức lao động tự giác, sáng tạo. HS chúng ta cần phải rèn luyện lâu dài, bền bỉ, phải có ý thức vượt khó, khiêm tốn học hỏi để trở thành người có ích cho gia đình và xã hội.
IV. Củng cố, luyện tập tại lớp: (4’)
 GV yêu cầu HS nhắc lại toàn bộ Nội dung bài học.
V. Hướng dẫn HS học ở nhà: (2’)
- Học thuộc Nội dung bài học.
- Chuẩn bị bài mới: “Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình”.
˜˜&˜˜
Ngaøy soaïn: 4/11/2012
Ngaøy daïy: 20/11/2012
TUAÀN 14
Tiết PPCT: 14
Bài 12:QUYEÀN VAØ NGHÓA VUÏ CUÛA COÂNG DAÂN TRONG 
GIA ÑÌNH
TÍCH HÔÏP NOÄI DUNG HÑNGLL THAÙNG 1, 2.
CHUÛ ÑEÀ: “MÖØNG ÑAÛNG, MÖØNG XUAÂN”
(Tiết 1)
A. Mục tiêu bài học:
Về kiến thức: 
	 - Biết được một số quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình.
 - Hiểu được ý nghĩa của quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình.
Về kĩ năng:
- Biết phân biệt hành vi thựuc hiện đúng với hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình.
- Thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của bản thân trong gia đình
Về thái độ:
 - Yêu quý các thành viên trong gia đình mình.
 - Tôn trọng quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình.
 C Mục tiêu giáo dục theo chủ điểm:
- Hiểu rõ vai trò, công ơn của Đảng đối với quê hương, đất nước. Đảng đã đem lại hạnh phúc cho mọi người, trong đó có bản thân em, gia đình em và làng xóm quê hương em.
- Tin tưởng ở sự lãnh đạo của Đảng; tự hào và yêu mến quê hương, đất nước.
- Tự giác học tập tốt, rèn luyện tốt để đền đáp công ơn của Đảng. Biết tôn trọng, gìn giữ, bảo vệ và phát huy những phong tục tập quán, truyền thống tốt đẹp và bản sắc văn hóa của dân tộc mình.
B. Tài liệu và phương tiện:
- Tài liệu Chuẩn kiến thức, kĩ năng môn GDCD.
- SGK, SGV GDCD 8.
- Luật hôn nhân và gia đình năm 2000.
- Tục ngữ, ca dao nói về tình cảm gia đình.
C. Các hoạt động dạy và học:
I. Kiểm tra bài cũ: (5')
	- Ý nghĩa của lao động tự giác và sáng tạo?
	- HS rèn luyện tính tự giác và sáng tạo như thế nào? Biểu hiện trong học tập, lao động và trong cuộc sống hằng ngày.
 II. Giới thiệu bài mới:(2')
- GV: Hướng dẫn cho HS vào bài bằng câu hỏi gợi mở:
Trong ba môi trường: Gia đình, nhà trường và xã hội, môi trường nào ảnh hưởng đến sự trưởng thành của mỗi người nhất?
- HS: Phát biểu cá nhân.
- GV: Nhận xét, vào bài mới.
 III. Bài mới:
Hoạt động 1: Thảo luận phần đặt vấn đề (12')
- GV: Đặt một một số câu hỏi:
 + Hãy đọc một số câu ca dao, tục ngữ nói về tình cảm gia đình?
 + Câu ca dao nói lên điều gì?
 + Tình cảm của gia đình em quan trọng như thế nào?
 + Em hãy kể về những việc làm mà ông bà, cha mẹ hoặc anh chị em đã làm cho em và ngược lại.
 + Hãy thử hình dung nếu không có tình yêu thương, chăm sóc, dạy dỗ của cha mẹ thì em sẽ ra sao?
 + Điều gì sẽ xảy ra nếu em không hoàn thành tốt bổn phận và nghĩa vụ của mình đối với gia đình?
- GV: Hướng dẫn hs thảo luận.
- HS: Đại diện trình bày ý kiến.
- GV: Nhận xét chung, giải thích.
=> Tình cảm gia đình vô cùng thiêng liêng đối với mỗi con người.
- GV: Cho HS đọc hai mẩu chuyện/31sgk. Đặt câu hỏi:
 + Nêu những việc làm của Tuấn đối với ông bà?
 + Theo em, Tuấn là người như thế nào?
 + Con trai cụ Lam đã đối xử với cụ ra sao? Em có nhận xét gì về việc làm của con trai cụ?
 + Qua hai câu chuyện trên, em rút ra bài học gì cho bản thân?
- HS: Trình bày ý kiến cá nhân.
- GV: Bổ sung, giải thích thêm.
=> Qua hai câu chuyện, chúng ta phải biết kính trọng, yêu thương, chăm sóc ông bà, cha mẹ.
Hoạt động 2: Giới thiệu những qui định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của các thành viên. (5')
- GV: Diễn giải. Sau đó giới thiệu những quy định chủ yếu của pháp luật. 
Hiến pháp năm 1992. Điều 64: “Gia đình là tế bào của xã hội  phân biệt đối xử giữa các con”
Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000. Điều 2: “Những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình”. (Trích khoản 4 và 5).
- GV: Cho hs thảo luận câu hỏi:
Hãy nêu các việc làm tốt và không tốt của các thành viên trong gia đình?
- HS: Thảo luận nhóm (3 – 4 HS), đại diện trình bày.
- GV: Bổ sung, nhận xét chung.
Hoạt động 3: Tìm hiểu nội dung bài học (15')
- GV: Gợi mở bằng một số câu hỏi:
+ Pháp luật quy định như thế nào về quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình?
 Ÿ Cha mẹ, ông bà có quyền và nghĩa vụ gì đối với con cháu?
 Ÿ Con cháu có nghĩa vụ gì đối với ông bà, cha mẹ?
 ŸAnh chị em trong gia đình có bổn phận và trách nhiệm gì đối với nhau?
Một số quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình
* Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ, ông bà đối với con cháu.
* Quyền và nghĩa vụ của con cháu đối với ông bà, cha mẹ. 
* Bổn phận của anh chị em trong gia đình đối với nhau.
+ Các thành viên trong gia đình đều phải có nghĩa vụ gì đối với nhau?
 + Ý nghĩa của quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình. 
2. Ý nghĩa của quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình. 
Nhằm xây dựng gia đình hòa thận hạnh phúc; phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam.
HS: Trả lời cá nhân, nêu thắc mắc.
- GV: Giải thích, kết luận.
 Mỗi người đều phải có bổn phận và trách nhiệm đối với nhau. Có như vậy, gia đình mới thật sự là tổ ấm của mỗi người, mới thực sự là gia đình hòa thuận và hạnh phúc. Kết thúc tiết 1.
IV. Củng cố, luyện tập tại lớp: (4’)
 GV tổ chức cho HS thi tìm hiểu các câu ca dao, tục ngữ nói về tình cảm gia đình 
 và giải thích về ý nghĩa của nó.
V. Hướng dẫn HS học ở nhà: (2’)
- Học bài.
 - Tìm hiểu Luật hôn nhân và gia đình.
- Sưu tầm một số bức tranh và mẩu chuyện nói về gia đình.
- Chuẩn bị nội dung tiếp theo của bài "Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình".
˜˜&˜˜
Ngaøy soaïn: 5/11/2012
Ngaøy daïy: 27/11/2012
TUAÀN 15
Tiết PPCT: 15
Bài 12: QUYEÀN VAØ NGHÓA VUÏ CUÛA COÂNG DAÂN TRONG GIA ÑÌNH
TÍCH HÔÏP NOÄI DUNG HÑNGLL THAÙNG 1, 2.
CHUÛ ÑEÀ: “MÖØNG ÑAÛNG, MÖØNG XUAÂN”
(Tiết 2)
A. Mục tiêu bài học: (như tiết 14)
B. Tài liệu và phương tiện: (như tiết 14)
C. Các hoạt động dạy và học:
I. Kiểm tra bài cũ: (5')
Pháp luật quy định cha mẹ, ông bà có quyền và nghĩa vụ gì đối với con cháu và con cháu có nghĩa vụ gì đối với ông bà, cha mẹ?
Nêu cách ứng xử của em trong một số tình huống cụ thể.
 II. Giới thiệu bài mới: Tìm hiểu tiếp bài 12 phần Nội dung bài học.
III. Bài mới:
Hoạt động 1: Phân tích tình huống, giải bài tập SGK để thấy được trách nhiệm cuả bản thân. (15')
- GV: Chia HS làm 3 nhóm thảo luận.
Nhóm 1: Bài tập 3/ sgk33.
š Bài tập 3: Chi phải nghe lời cha mẹ, không nên đi chơi xa nếu không có cô giáo và Chi nên giải thích với bạn bè.
Nhóm 2: Bài tập 4/ sgk33.
š Bài tập 4: Cả Sơn và cha mẹ Sơn đều có lỗi. Vì cha mẹ quá nuông chiều, buông lỏng việc quản lí Sơn.
Nhóm 3: Bài tập 5 /sgk33.
š Bài tập 5: Lâm vi phạm luật giao thông đường bộ. Bố mẹ Lâm phải chịu trách nhiệm về hành vi của con, phải bồi thường thiệt hại do con gây ra cho người khác.
HS: Thảo luận 3', cử đại diện trình bày.
- HS: Các nhóm nhận xét.
- GV: Nhận xét chung, kết luận.
=> Trách nhiệm của HS:
- Biết phân biệt hành vi thực hiện đúng với hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình.
- Thực hiện tốt bổn phận của bản thân trong gia đình.
- Yêu quý các thành viên trong gia đình mình.
Hoạt động 2: Tích hợp chủ đề: “Mừng Đảng, mừng Xuân”. (15')
- GV dẫn dắt: Gia đình là tế bào của xã hội. Xã hội muốn phát triển thì mỗi công dân phải đóng góp công sức của mình để xây dựng quê hương đất nước. Vậy để làm được điều đó chúng ta phải làm gì cho quê hương đất nước?
- HS: Suy nghĩ, trả lời.
- GV: Nhận xét và yêu cầu HS tìm hiểu về các phong tục tập quán, truyền thống văn hoá mừng Xuân đón Tết của quê hương, đất nước, của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
- HS: Trình bày ý kiến cá nhân.
- GV: Em phải làm gì để góp phần làm cho đất nước ngày càng phát triển?
- HS: Suy nghĩ, trả lời.
- GV: Tóm tắt, kết bài.
IV. Củng cố, luyện tập tại lớp: (8’)
 	- GV: Hướng dẫn hs làm bài tập 6/33SGK.
- HS: Suy nghĩ, trả lời.
- GV: Nhận xét, cho điểm ý kiến đúng.
- GV: Hãy tìm những câu ca dao, tục ngữ nói lên mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình?
- HS: Trả lời.
- GV: Bổ sung, kết bài.
V. Hướng dẫn HS học ở nhà: (2’)
- Làm bài tập 1, 2, 7/33 SGK.
- Học thuộc Nội dung bài học.
- Chuẩn bị bài mới: Ôn tập HKI.
˜˜&˜˜
Ngaøy soaïn: 
Ngaøy daïy: 
TUAÀN 16
Tiết PPCT: 16 OÂN TAÄP 	
A. Mục tiêu bài học:
Kiến thức: 
 Học sinh ôn lại, củng cố kiến thức đã học.
Thái độ:
 Rèn luyện kĩ năng phân tích, liên hệ thực tế và bản thân.
Kỹ năng:
 Nắm bắt nội dung cơ bản để chuẩn bị tốt kiến thức cho kì thi HK I.
B. Tài liệu và phương tiện:
SGK, SGV GDCD 8.
Sách bài tập tình huống, tấm gương điển hình.
C. Các hoạt động dạy và học:
 I. Bài cũ: Lồng trong quá trình ôn tập.
 II. Giới thiệu bài:
 GV nói qua về mục đích của tiết ôn tập.
III. Nội dung ôn tập:

Tài liệu đính kèm:

  • docBai 9101112.doc