Tiết 1
TÔN TRỌNG LẼ PHẢI
1. Mục tiêu bài dạy
1.1. Kiến thức:
- Học sinh hiểu thế nào là tôn trọng lẽ phải. Những biểu hiện của tôn trọng lẽ phải.
- Học sinh nhận thức được vì sao trong cuộc sống mọi người cần phải tôn trọng lẽ phải.
1.2. Kĩ năng:
- Rèn luyện cho học sinh có thói quen và biết tự kiểm tra hành vi của mình để rèn luyện bản thân trở thành người biết tôn trọng lẽ phải.
1.3. Thái độ:
- Học sinh biết phân biệt các hành vi thể hiện sự tôn trọng lẽ phải và không tôn trọng lẽ phải trong cuộc sống hằng ngày.
- Học tập gương của những người biết tôn trọng lẽ phải và phê phán những hành vi thiếu tôn trọng lẽ phải.
2. Chuẩn bị
- SGK. SGV. GDCD 8.
- Một số câu chuyện , đoạn thơ nói về việc tôn trọng lẽ phải.
3. Phương pháp
- Phương pháp nêu vấn đề.
- Phương pháp thảo luận nhóm.
- Sử dụng kết hợp phương pháp đàm thoại với giảng giải.
4. Tiến trình dạy học
4.1. Ổn định tổ chức:
4.2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sách vở của học sinh 5 phút.
4.3. Bài mới:
GV dẫn câu nói của Bác Hồ : Điều gì phải thì dù là điều phải nhỏ cũng cố làm cho bằng được . Điều gì sai thì dù là việc nhỏ cũng hết sức tránh .
Nếu trong cuộc sống hàng ngày , mọi người ai cũng biết cư xử đúng đắn, tôn trọng lẽ phảI , thực hiện tốt những quy định chung của cộng đồng thì xã hội sẽ trở lên tốt đẹp và lành mạnh biết bao .
Ngày soạn: 16/8/2009 Ngày dạy: 18/8/2009 TiÕt 1 TÔN TRỌNG LẼ PHẢI ==================== 1. Mục tiêu bài dạy 1.1. Kiến thức: - Học sinh hiểu thế nào là tôn trọng lẽ phải. Những biểu hiện của tôn trọng lẽ phải. - Học sinh nhận thức được vì sao trong cuộc sống mọi người cần phải tôn trọng lẽ phải. 1.2. Kĩ năng: - Rèn luyện cho học sinh có thói quen và biết tự kiểm tra hành vi của mình để rèn luyện bản thân trở thành người biết tôn trọng lẽ phải. 1.3. Thái độ: - Học sinh biết phân biệt các hành vi thể hiện sự tôn trọng lẽ phải và không tôn trọng lẽ phải trong cuộc sống hằng ngày. - Học tập gương của những người biết tôn trọng lẽ phải và phê phán những hành vi thiếu tôn trọng lẽ phải. 2. Chuẩn bị - SGK. SGV. GDCD 8. - Một số câu chuyện , đoạn thơ nói về việc tôn trọng lẽ phải. 3. Phương pháp - Phương pháp nêu vấn đề. - Phương pháp thảo luận nhóm. - Sử dụng kết hợp phương pháp đàm thoại với giảng giải. 4. Tiến trình dạy học 4.1. Ổn định tổ chức: 4.2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sách vở của học sinh 5 phút. 4.3. Bài mới: GV dẫn câu nói của Bác Hồ : Điều gì phải thì dù là điều phải nhỏ cũng cố làm cho bằng được . Điều gì sai thì dù là việc nhỏ cũng hết sức tránh . Nếu trong cuộc sống hàng ngày , mọi người ai cũng biết cư xử đúng đắn, tôn trọng lẽ phảI , thực hiện tốt những quy định chung của cộng đồng thì xã hội sẽ trở lên tốt đẹp và lành mạnh biết bao . HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG GV gọi học sinh đọc to , rõ ràng câu chuyện : Quan tuần phủ Nguyễn Quang Bích. ? tổ chức học sinh thảo luận nhóm tìm hiểu nội dung câu chuyện. Giáo viên chia lớp làm 4 nhóm thảo luận 4 vấn đề sau. Nhóm 1: Những việc làm của tên tri huyện Thanh Ba và với tên nhà giàu và người nông dân ? Nhóm 2: Hình bộ thượng thư – anh ruột tri huyện Thanh Ba đó có hành động gì ? Nhóm 3: Em có nhận xét gì về việc làm của quan tuần phủ Nguyễn Quang Bích trong câu chuyện trên? Việc làm của quan tuần phủ Nguyễn Quang Bích thể hiện đức tính gì ? *Các nhóm cử nhóm trưởng và thư kí ghi chép lại các ý kiến g cử đại diện lên trình bày. Các nhóm nhận xét bổ xung lẫn nhau giáo viên kết luận cho điểm. ? Trong cuộc tranh luận , có bạn đưa ra ý kiến nhưng bị đa số các bạn khác phản đối. Nếu thấy ý kiến đó là đúng thì em sẽ xử sự như thế nào ? ? Nếu biết bạn quay cóp trong giờ kiểm tra , em sẽ làm gì ? ? Theo em trong nhưng trường hợp trên trường hợp nào được coi là đúng đắn phù hơp với đạo lí và lợi ích chung của xã hội. GV: từ việc phân tích, tìm hiểu ở trên chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu khái niệm và ý nghĩa của tôn trọng lẽ phải . ? Qua ví dụ trên em hiểu thế nào là lẽ phải ? Thế nào là tôn trọng lẽ phải? ? Đối với những việc làm như: -Vi phạm luật giao thông đường bộ. -Vi phạm nội quy ở trường lớp. -Làm trái các qui định của pháp luật. Đó có phải là lẽ phải không? Với những việc làm đó ta cần bày tỏ thái độ hành động gì? ? Vậy tôn trọng lẽ phải có ý nghĩa như thế nào?Là học sinh em phải làm gì để trở thành người biết tôn trọng lẽ phải. g Học sinh trả lời. GV: Cho học sinh liên hệ các hành vi tôn trọng và không tôn trọng lẽ phải trong cuộc sống hàng ngày. ? Tìm những biểu hiện của hành vi tôn trọng lẽ phải ? - Tìm những biểu hiện của hành vi không tôn trọng lẽ phải ? GV kẻ bảng làm đôI và tổ chức trò chơi “Ai nhanh hơn, ai giỏi hơn”.Mỗi đội từ 5-7 em . - Tôn trọng lẽ phải. + Chấp hành nội quy nơi sống và làm việc . + Phê phán việc làm sai trái. + Lắng nghe ý kiến của bạn, phân tích , đánh giá ý kiến hợp lý. + Tôn trọng các quy định của nhà trường đề ra . - Không tôn trọng lẽ phải. + Làm trái quy định của pháp luật + Vi phạm nội quy trường học + Thích việc gì thì làm + Không dám đưa ra ý kiến của mình + Không muốn mất lòng ai gió chiều nào che chiều ấy. GV: Nhận xét , bổ sung và kết luận Xung quanh chúng ta có nhiều hành vi tông trọng lẽ phảI song cũng có nhiểu hành vi không tôn trọng lẽ phải , chúng ta cần phê phán hành vi thiếu tôn trọng lẽ phải , biết bày tỏ thái độ đồng tình , ủng hộ và bảo vệ chân lý , lẽ phải . GV: cho học sinh đọc yêu cầu bài tập 1 SGK. Yêu cầu học sinh cả lớp cùng suy nghĩ GV yêu cầu học sinh đọc và làm bài tập 2 I. Đặt vấn đề. - Nhóm 1. + ăn hối lộ của tên nhà giàu + ức hiếp dân nghèo + Xử án không công bằng đổi trắng thay đen. - Nhóm 2. + Xin tha cho tri huyện Thanh Ba - Nhóm 3 . Việc làm của quan tuần phủ chứng tỏ ông là người dũng cảm, trung thực dám đáu tranh để bảo vệ lẽ phải không chấp nhận những điều sai trái. - Nếu thấy ý kiến đó đúng em cần ủng hộ bạn và bảo vệ ý kiến của bạn bằng cách phân tích cho bạn khác thấy những điểm mà em cho là đúng là hợp lí - Bày tỏ thái độ không đồng tình. Phân tích cho bạn thấy tác hại của việc làm sai trái đó, khuyên bạn lần sau không nên làm như vậy. g Cả 3 cách xử sự trên .g Đó là lẽ phải . II/ Nội dung bài học. 1. Lẽ phải và tôn trọng lẽ phải - Lẽ phải là những điều được coi là đúng đắn phù hợp với đạo lí và lợi ích chung của xã hội. - Tôn trọng lẽ phải ( Sgk ) g Không chấp nhận và không làm những việc sai trái . 2. Ý nghĩa. Tôn trọng lẽ phải giúp mọi người có cách ứng xử phù hợp làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội , góp phân thúc đẩy xã hội ổn định và phát triển . III/ Bài tập. Bài tập 1.Lựa chọn cách ứng xử Chọn đáp án C vì trước đó chúng ta cần tôn trọng bạn là lắng nghe. Nếu ý kiến đó là đúng ta cần đồng tình, ủng hộ và đồng thời phân tích cho các bạn khác cùng hiểu . Đây là hành vi biết tôn trọng lẽ phải. Bài tập 2. Chọn phương án C , vì một người bạn tốt là người chỉ cho ta thấy những khuyết điểm của mình . Trong tình huống này , nếu ta buông xuôI thì bạn càng lún sâu vào khuyết điểm . Vì vậy ta cần giúp bạn bằng cách góp ý chân thành với bạn để bạn tiến bộ. Bài tập 3.Các hành vi biểu hiện sự tôn trọng lẽ phải: a , e , c 4.4. Củng cố: HS đọc nhanh một số câu tục ngữ, ca dao, danh ngôn nói về tôn trọng lẽ phải VD:- Gió chiều nào xoay chiều ấy. - Dĩ hoà vi quý. - Nói phải củ cải cũng nghe. Danh ngôn: Điều gì không rõ ràng thì không nên thừa nhận. HS có thể giải thích câu: Gió chiều nào xoay chiều ấy. GV kết luận toàn bài: Trong cuộc sống hàng ngày có nhiều mối quan hệ XH khác nhau, nếu ai càng biết cách xử sự đúng đắn, biết tôn trọng lẽ phải, thực hiện tốt quy định chung của gia 4.5. Hướng dẫn HS học ở nhà Hướng dẫn học bài và chuẩn bị bài . Học các phần nội dung bài học . Sưu tầm một số câu ca dao tục ngữ danh ngôn nói về tôn trọng lẽ phải Chuẩn bị bài cho tiết sau: Liêm khiết. 5/ Rút kinh nghiệm giờ dạy .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... TiÕt 2 Ngày soạn: 25/8/2009 Ngày dạy: 27/8/2009 LIÊM KHIẾT =============== 1. Mục tiêu bài dạy 1.1Kiến thức: Học sinh hiểu thế nào là liêm khiết: Phân biệt hành vi liêm khiết với không liêm khiết trong cuộc sống hằng ngày. Vì sao phải sống liêm khiết. Muốn sống liêm khiết thì cần phải làm gì? 1.2.Kĩ năng: Học sinh có thói quen và biết tự kiểm tra hành vi của mình để rèn luyện bản thân có lối sống liêm khiết. 1.3.Thái độ: Có thái đô đồng tình ủng hộ và học tập tấm gương của những người liêm khiết, đồng thời phê phán những hành vi thiếu liêm khiết trong cuộc sống. 2. Chuẩn bị SGK. SGV. GDCD 8. Sưu tầm 1 số truyện nói về phẩm chất này . 3. Phương pháp Phương pháp đàm thoại, giảng giải , nêu gương . Phương pháp nêu vấn đề , thảo luận nhóm . 4. Tiến trình dạy học 4.1. Ổn định tổ chức: 4.2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sách vở của học sinh GV chi bàng làm hai và gọi học sinh lên bảng Câu 1 : Tìm những hành vi của học sinh biết tôn trọng lẽ phải ? Câu 2 : Tìm những hành vi học sinh không biết tôn trọng lẽ phải ? GV nhận xét , bổ sung và cho điểm. 4.3. Bài mới: Từ xưa đến nay ông cha ta luôn coi trọng và đề cao vấn để danh dự và nhân phẩm của con người . Đói cho sạch , rách cho thơm Bần tiến bất năng dâm Phú quý bất năng di Uy vũ bất năng khuất. Dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng không thay đổi phải giữ cho được sự trong sạch và thanh thản của tâm hồn. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG GV : Gọi 3 học sinh có giọng đọc tốt đọc các mẩu chuyện phần đặt vấn đề. ? GV : tổ chức HS thảo luận nhóm Chia lớp thành 3 nhóm ứng với 3 câu hỏi sau : Câu 1. Bà Mari Quy-ri đã có những việc làm gì? Hành động đó thể hiện đức tính gì? - Bà Mari Quy-ri và chồng đã có những đóng góp cho thế giới những sản phẩm có giá trị khoà học và kinh tế. - Không giữ bản quyền sáng chế cho mình ,sẵn sàng sống túng thiếu. - Bà gửi biết tài sản cho trẻ mồ côi - Không nhận món quà của tổng thông Câu 2. Hãy nêu những hành động của Dương Chấn . Những hành động đó thể hiện đức tính gì? Dương Chấn từ chối vàng bạc Vương Mật mang đến biếu. - Ông nói tiến cử người làm việc tốt chứ không cần vàng. - Đức tính thanh cao , vô tư không vụ lợi. Câu 3. Hành động của Bác Hồ được đánh giá như thế nào ? Những hành động đó của Bác thể hiện đức tính gì ? - Cụ sống như những người Việt Nam bình thường - Khước từ nhà cửa , quân phục ,huân huy chương HS các nhóm cử đại diện trả lời . GV nhận xét và bổ sung và đặt câu hỏi chung cho cả lớp . ? Em có suy nghĩ gì về những cách xử sự trên ?Theo em những cách xử sự trên có điểm gì giống nhau ? Vì sao? Theo em những cách sử xự của Mari , Dương Chấn , Bác Hồ có điểm gì chung? Bộc lộ phẩm chất gì ? ? Em thử đoán xem khi bà Mari từ chối sự giúp đở của Pháp . Sự từ chối đút lót của Dương Chấn và cách sống của Bác Hồ thì họ cảm thấy như thế nào ? Mọi người sẽ có thái độ như thế nào đối với họ . Lương tâm thanh thản . Mọi người quí trọng tin cậy của mọi người làm cho xã hội trong lành sạch tốt đẹp hơn . I. Đặt vấn đề. - Bà Mari Quy Bà không vụ lợi, tham lam sống có trách nhiệm với gia đình và xã hội. - Dương Chấn là người thanh cao , vô tư không vụ lợi. - Cụ là người Việt Nam trong sạch và liêm khiết. gSống thanh cao không vụ lợi, không hám danh làm việc một cách vô tư có trách nhiệm không đòi hỏi điều kiện vật chất. gLiêm khiết. ? Qua phần đặt vấn đề em cho biết liêm khiết là gì ? Trái với liêm khiết là gì ( nhỏ nhen , ích kỷ ). ? Sống liêm khiết sẽ có ý nghĩa như thế nào ? Học sinh thảo luận nhóm. Chia lớp làm 2 nhóm thảo luân 2 vấn đề Vấn đề 1: Nêu những biểu hiện trái với lối sống liêm khiết . - Lợi dụng chức quyền tham ô. - Lâm tặc móc lối với công an , cán bộ kiểm lâm ăn cắp gỗ - Công ty A làm ăn gian lận . - Công ty B trốn thuế nhà nước. - Bạn A không qua ... tập, lao động. 1.2. Kĩ năng: - Biết cách rèn luyện kỹ năng lao động, sáng tạo trong các Lvhđ. 1.3. Thái độ: - Hình thành ở học sinh ý thức tự giác. - Không hài lòng với biện pháp đã thực hiện và kết quả đã đạt được. Luôn hướng tới tìm tòi cái mới trong học tập - lao động. 2. Chuẩn bị Thầy: SGK, SGV, một số mẩu chuyện về lao động sáng tạo. Trò : SGK, đọc trước bài, sưu tầm một số mẩu chuyện về tự lập 3. Phương pháp - Phương pháp nêu vấn đề. - Phương pháp thảo luận nhóm. - Sử dụng kết hợp phương pháp đàm thoại với giảng giải. 4. Tiến trình dạy học 4.1. Ổn định tổ chức: 4.2. Kiểm tra bài cũ: ? - Thế nào là lao động tự giác? Em hãy lấy ví dụ để minh hoạ? - Thế nào là lao động sáng tạo? Em hãy lấy ví dụ để minh hoạ? 4.3. Bài mới: GV nhắc lại nội dung tiết 1 và chuyển ý vào nội dung bài mới. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG Tìm hiểu biểu hiện và mối quan hệ của lao động tự giác, sáng tạo ? Em hãy nêu biểu hiện của lao động tự giác và sáng tạo? ? Lao động tự giác và lao động sáng tạo có mối quan hệ như thế nào? HS: Trả lời ý kiến cá nhân- Cả lớp nhận xét, bổ sung GV. Chốt ý , kết luận nhấn mạnh tự giác là phẩm chất đạo đức sáng tạo là phẩm chất trí tuệ.Muốn có phẩm chất ấy phải có quá trình rèn luyện lâu dài và bền bỉ, có ý thức vượt khó, khiêm tốn học hỏi. ? Vậy lao động tự giác và sáng tạo có ý nghĩa gì? HS: Trả lời ý kiến cá nhân- Cả lớp nhận xét, bổ sung GV. Chốt ý kết hợp ghi bài HS liên hệ và rèn luyện kĩ năng ( nhóm, cá nhân) GV HDHS thảo luận nhóm (chia 3 n) (5 phút) + N1: Thái độ lao động của chúng ta như thế nào để rèn luyện tính tự giác, sáng tạo? + N2: Nêu biện pháp rèn luyện của bản thân + N3: Nêu biểu hiện thiếu tự giác và sáng tạo trong học tập và trong lao động HS thảo luận N - Đại diện N lên trình bày - Các N khác nhận xét, bổ sung G. Nhận xét ý kiến của 3 tổ. G. Cho HS lấy ví dụ cụ thể về liên hệ bản thân + Có tự giác học tập không? Kết quả như thế nào? + Có cần nhắc nhở ở lớp, ở trường không? Vì sao? + Gặp bài khó có nản chí không? Vì sao? HS: Trả lời ý kiến cá nhân- Cả lớp nhận xét, bổ sung G. Nhận xét, bổ sung: Cần rèn luyện ý thức tự giác và ốc sáng tạo trong mọi lĩnh vực ? Vậy mỗi HS chúng ta cần phải làm gì? HS trả lời -GV kết hợp ghi bảng nội dung bài học GV Chuyển ý, vận dụng vào nội dung đã học các em hãy làm các bài tập sau đây: Luyện tập giải bài tập SGK,củng cố. G. Sử dụng phiếu học tập in sẵn câu hỏi, phát cho HS - HS làm vào phiếu học tập GV. Cho HS làm bài tập: Tìm những câu tục ngữ, ca dao nói về lao động. - G. Thu 3 bài, nhận xét đưa ra ý kiến đúng Tục ngữ Ca dao Cày sâu cuốc bẫm , Tay làm hàm nhai, Tay quai miệng trễ, Chân lấm tay bùn, Miệng làm hàm nhai, - Cày đồng đang buổi ban trưa. Mồ hôi thánh thoát như mưa ruộng cày. Ai ơi bưng bát cơm đầy Dẻo thơm mmột hạt đắng cay muôn phần ? HS tìm các câu tục ngữ ca dao nói về lao động trí óc và lao động chân tay. Hoặc phê phán quan điểm sai lầm về lao động trí óc và lao động chân tay. Gọi cá nhân nêu- Cả lớp theo dõi, nhận xét. GV.Nhận xét, đánh kết quả HS. - Cầy sâu cuốc bẫm - Châm lấm tay bùn - Trăm hay không bằng tay quen - Mồm miệng đỡ chân tay - Ai ơi chớ lấy học trò Dài lưng tốn vải ăn no lại nằm - Vai u thịt bắp mồ hôi dầu. II/ Nội dung bài học ( tiếp) 3. Lợi ích của lao động tự giác, sáng tạo - Giúp chúng ta tiếp thu kiến, kĩ năng ngày càng thuần phục - Hoàn thiện, phát triển phẩm chất phẩm chất và năng lực của cá nhân. - Chất lượng học tập, lao động sẽ được nâng cao. 4. HS cần làm gì? HS phải có kế hoặch rèn luyện tự giác, sáng tạo trong học tập và lao động hàng ngày. III/ Bài tập 4.4. Củng cố: GV củng cố toàn bộ nội dung bài học - Thế nào là lao động tự giác, lao động sáng tạo ? - Em hãy tìm những biểu hiện của lao động tự giác, lao động sáng tạo trong học tập, lao động, tronghọc tập , lao động? - Lợi ích của lao động tự giác, sáng tạo? GV Kết luận toàn bài: Lao động là điều kiện và là phương tiện để con người tồn tại, phát triển. Vì vậy mmỗi con người phải có ý thức lao động tự giác và lao động sáng tạo. Mỗi HS cần phải rèn luyện lâu dài và bền bỉ, phải có ý thức vượt khó, khiêm tốn học hỏi để trở thành người có ích cho gia đình và xã hội. 4.5. Hướng dẫn về nhà - Làm các bài tập về nhà - Sưu tầm tục ngữ , ca dao - Sưu tầm nhứng mẩu chuyện - Xem trước bài 12. Đọc trước phần đặt vấn đề trong SGK /30,31. Trả lời các câu hỏi gợi ý trong SGK/30,31 Đọc trước tư liệu tham khảo: Hiến pháp năm 1992 5/ Rút kinh nghiệm giờ dạy .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... Ngày soạn: 16 / 11 /2009 Ngày dạy: / 11 /2009 TiÕt 14 QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN TRONG GIA ĐÌNH (2T) =========================================== 1. Mục tiêu bài dạy 1. 1. Kiến thức: - Giúp HS hiểu được một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của mọi thành viên trong gia đình thông qua truyện đọc, tình huống. 1.2. Kĩ năng: - HS biết ứng xử phù hợp các qui định của Pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình - Biết đánh giá hành vi của bản thân và của người khác theo qui định của Pháp luật. 1.3. Thái độ: - Tôn trọng, có tình cảm với gia đình. - Mong muốn xây dựng gia đình hạnh phúc. - Thực hiện tốt nghĩa vụ đối với ông bà cha mẹ. 2. Chuẩn bị - Thầy: SGK, SGV, một số mẩu chuyện về lao động sáng tạo. - Trò : Đọc trước phần đặt vấn đề trong SGK /30,31. Trả lời các câu hỏi gợi ý trong SGK/30,31. Đọc trước tư liệu tham khảo: Hiến pháp năm 1992 Sgk trang 32, 33. 3. Phương pháp - Phương pháp nêu vấn đề. - Phương pháp thảo luận nhóm. - Sử dụng kết hợp phương pháp đàm thoại với giảng giải. 4. Tiến trình dạy học 4.1. Ổn định tổ chức: 4.2. Kiểm tra bài cũ: ? Em đồng ý với quan điểm nào sau đây? Vì sao? - Chỉ có thể rèn luyện tính tự giác vì nó là phẩm chất đạo đức. - Sự sáng tạo không thể rèn luyện được vì đó là tư chất trí tuệ do bẩm sinh di truyền mà có. 4.3. Bài mới Giới thiệu bài GV đưa ra một bài ca dao ghi trên bảng phụ Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra Một lòng thờ mẹ kính cha Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con . HS quan sát câu ca dao trên bảng phụ- suy nghỉ trả lời ? Em hiểu như thế nào về câu ca dao nói trên? ? Tình cảm gia đình đối với em quan trọng như thế nào? G. Câu ca dao nói về tình cảm gia đình. Công ơn to lớn của cha mẹ đối với con cái. Bổn phận của con cái là phải kính trọng cha mẹ, có hiếu với... Tình cảm gia đình là cao quý, thiêng liêng. Để xây dựng gia đình hạnh phúc mỗi người phải thực hiện tốt bổn phận, trách nhiệm của mình đối với gia đình. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG Tìm hiểu phần đặt vấn đề qua truyện đọc (nhóm) HS đọc phần đặt vấn đề sgk/31 (truyện đọc). GV HDHS thảo luận nhóm(chia 4 nhóm) + N1: Những việc làm của Tuấn đối với ông bà? + N2: Em có đồng tình với việc làm của Tuấn không? Vì sao? + N3: Những việc làm của con trai cụ Lam? + N4: Em có đồng tình cách cư xử của con trai cụ Lam không? Vì sao? HS thảo luận nhóm, cử đại diện nhóm lên trình bày. Các N khác nhận xét, bổ sung N1: - Tuấn xin về ở với ông bà nội - Thương ông bà Tuấn chấp nhận đI học xa nhà , xa mẹ , xa em - Dạy sớm nấu cơm , cho lợn ăn - Đun nước cho ông bà tắm - Dắt ông bà đi dạo - Ban đêm bê chõng nằm cạnh ông bà để tiện chăm sóc. N2: em đồng tình và rất khăm phục cách ứng xử của Tuấn. N3: Dùng tiền bán vườn, bán nhà để xây dựng nhà . - Tầng một cho thuê - Cụ Lam ở dưới bếp - Hàng ngày mang cho mẹ bát cơm và ít thức ăn - Buồn tủi cụ về quê sống với con thứ. N4: Việc làm của anh con trai cụ Lam là không thể được. Anh là đứa con bất hiếu GV. Nhận xét ý kiến của 4tổ. GV: Cho HS rút ra bài học qua 2 câu chuyện trên. Chuyển ý Phát triển nhận thức về quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình ? Gia đình là gì ? Cho ví dụ? HS. Trả lời, GV. Chốt ý ghi bảng nội dung bài học - GV: Tổ chức trò chơi “ Bịt mắt, nhặt thẻ” - GV: Để vào một cái lọ có nhiều thẻ gồm có 2 màu (đỏ, đen) và qui định màu cho mỗi tổ( mỗi tổ gồm có 2 bạn, trong đó có một bạn bịt mắt) + Bạn bịt mắt rút thẻ, bạn không bịt mắt đọc câu hỏi và ghi đáp án lên bảng (bài tập 3,4,5 sgk/33) - Cả lớp theo dõi, nhận xét. GV: Tóm tắt ý chính. - GV.Nhận xét, đánh giá kết quả cho nhóm ? Ông bà, cha mẹ có quyền và nghĩa vụ gì? HS: Trả lời - Cả lớp nhận xét, bổ sung - GV: Chốt ý ghi bảng nội dung bài học. :Luyện tập giải bài tập SGK,củng cố GV.Cho HS làm bài tập tình huống trên bảng phụ Bài tập: Những hành vi nào sau đây thể hiện trách nhiệm với ông, bà, cha mẹ. Hãy khoan tròn chữ cái đầu câu mà em chọn. A. kính trọng lễ phép B. Biết vâng lời C. Chăm sóc ông bà, bố mẹ khi ốm dâu D. Nói dối với ông bà để đi chơi Gọi cá nhân nêu - Cả lớp theo dõi, nhận xét. GV.Nhận xét, đánh kết quả HS. ? Qua phần học ở tiết 1 em rút ra đươc quyền và nghĩa vụ của ông bà, cha mẹ là gì? - HS. Trả lời, GV: Chốt ý, kết luận nội dung của tiết 1. I/ Đặt vấn đề: SGK/30,31 - Đồng tình và rất khăm phục cách ứng xử của Tuấn. - Việc làm của anh con trai cụ Lam là không thể được. Anh là đứa con bất hiếu II/ Nội dung bài học 1.Gia đình là gì? - Là cái nôi nuôi dưỡng mỗi con người. - Là môi trường quan trọng hình thành và giáo dục nhân cách. 2. Quyền và nghĩa vụ của ông bà, cha mẹ - Cha mẹ có quyền và nghĩa vụ nuôi dạy con thành những công dân tốt, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con, tôn trọng ý kiến của con, không được ngược đãi, xúc phạm con, ép buộc con làm những điều trái pháp luật, đạo đức. - Ông bà nội, ngoại có quyền và nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục cháu, nuôi dưỡng cháu chưa thành niên hoặc cháu thành niên bị tàn tật nếu cháu không có người nuôi dưỡng. 4.4. Củng cố: GV củng cố nội dung tiết học Gia đình là gì ? Ông bà, cha mẹ có quyền và nghĩa vụ gì? 4.5. Hướng dẫn về nhà - Tìm hiểu quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong g/đình - Làm bài tập 1 và 2 SGK tr33. - Chuẩn bị chu đáo cho tiết 2. 5/ Rút kinh nghiệm giờ dạy .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... ..........................................................................................................................
Tài liệu đính kèm: