Giáo án Giáo dục công dân 8 - Học kỳ 1

Giáo án Giáo dục công dân 8 - Học kỳ 1

Bài 1 TÔN TRỌNG LẼ PHẢI .

Tiết 1 Ngày dạy: / /

*Mục tiêu:

- Kiến thức: giúp cho học sinh:

+ Hiểu được thế nào là tôn trọng lẽ phải.

+ Những biểu hiện của tôn trọng lẽ phải.

+ Vì sao trong cuộc sống, mọi người cần phải tôn trọng lẽ phải.

- Kỹ năng: giúp cho học sinh:

+ Có thói quen biết tự kiểm tra các hành vi của mình và của người khác để rèn luyện bản thân trở thành người biết tôn trọng lẽ phải.

-Thái độ: giúp cho học sinh:

+ Biết phân biệt các hành vi tôn trọng hoặc không biết tôn trọng lẽ phải trong cuộc sống hằng ngày.

+ biết học tập, noi gương những tấm gương biết “tôn trọng lẽ phải”.

 

doc 58 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 851Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân 8 - Học kỳ 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 1	 TÔN TRỌNG LẼ PHẢI .
Tiết 1	Ngày dạy: / /
*Mục tiêu:
- Kiến thức: giúp cho học sinh:
+ Hiểu được thế nào là tôn trọng lẽ phải.
+ Những biểu hiện của tôn trọng lẽ phải.
+ Vì sao trong cuộc sống, mọi người cần phải tôn trọng lẽ phải.
- Kỹ năng: giúp cho học sinh:
+ Có thói quen biết tự kiểm tra các hành vi của mình và của người khác để rèn luyện bản thân trở thành người biết tôn trọng lẽ phải.
-Thái độ: giúp cho học sinh:
+ Biết phân biệt các hành vi tôn trọng hoặc không biết tôn trọng lẽ phải trong cuộc sống hằng ngày.
+ biết học tập, noi gương những tấm gương biết “tôn trọng lẽ phải”.
*Nội dung:
- Lẽ phải là những điều đúng, phù hợp với đạo đức, với pháp luật trong cuộc sống hàng ngày.
-Tôn trọng lẽ phải là sống trung thực, dám bảo vệ những điều đúng, không chấp nhận, không làm những điều sai trái.
-Tôn trọng lẽ phải là điều kiện, là biện pháp giao tiếp ứng xử cấn thiết của mỗi cá nhân tự biết điều chỉnh hành vi sao cho phù hợp với yêu cầu xã hội.
-Tôn trọng lẽ phải biểu hiện ở mọi nơi, mọi lúc qua thái độ, lời nói, hành động
*Tài liệu – Phương tiện:
- Sách giáo khoa, sách giáo viên.
- Câu ca dao, tực ngữ, thành ngữ.
- Giấy A0.
* Những hoạt động chủ yếu:
a. Kiểm tra bài cũ:
b. Giới thiệu bài mới:
- Trong cuộc sống thường ngày; Nếu mọi người ai cũng:
+ Có cách cư xử đúng.
+ Tôn trọng sự thật.
+ Thực hiện tốt những quy định chung.
-Người thực hiện được như thế. Đó là người “Tôn trọng lẽ phải”. Là nội dung của bài học hôm nay.
c. Phát triển chủ đề:
TG
HĐ của GV
HĐ của HS
Nội dung
*HĐ1: “Tìm hiểu phần đặt vấn đề”
*HĐ2: “Trả lời câu hỏi gợi ý”
a. Qua câu chuyện trên, em có nhận xét gì về việc làm của quan tuần phủ Nguyễn Quang Bích?
b.Trong cuộc tranh luận ở lớp,có bạn đưa ra ý kiến nhưng bị các bạn khác phản đối.
-Nếu thấy ý kiến đó đúng thì em sẽ xử sự như thế nào?
*Vậy:
-Theo em, thế nào là lẽ phải?
-Thế nào là tôn trọng lẽ phải?
*HĐ3: “Biểu hiện của tôn trọng lẽ phải”
-Hoạt động nhóm.
+Chia nhóm.
+Thời gian: 2 phút.
+Câu hỏi:
a.Nêu những biểu hiện của tôn trọng lẽ phải?
(nhóm 1+3)
b.Nêu những biểu hiện của không tôn trọng lẽ phải?
(nhóm 2+4)
*HĐ4: “Ý nghĩa của tôn trọng lẽ phải”
-Tôn trọng lẽ phải có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống?
*HĐ5: “Luyện tập”
-Tình huống: Có người cho rằng: “Ý kiến của thầy, cô là luôn luôn đúng, là học sinh thì phải tuyệt đối nghe theo.”
+Em có đồng ý không? Vì sao?
-Bài tập1:
-Bài tập2:
-Bài tập3:
-Đọc phần đặt vấn đề.
-Là vị quan nổi tiếng diệt trừ tham ô:
+Bắt trả lại của đút lót.
+Xử phạt.
+Không nhận đút lót.
ðĐây là:
-Việc làm đúng, phù hợp với đạo lý làm người.
-Nếu thấy ý kiến đó đúng thì em sẽ:
+Ủng hộ ý kiến đó.
+Phân tích rõ cái hay, cái hợp lý cho các bạn cùng nghe.
-Lẽ phải là:
+Những điều đúng.
+Phù hợp với đạo lý, với lợi ích chung của xã hội.
-Tôn trọng lẽ phải là:
+Tôn trọng sự thật.
+Tôn trọng cái đúng.
+Không chấp nhận, không làm những điều sai trái.
a.Những biểu hiện của tôn trọng lẽ phải:
-Nói đúng sự thật.
-Làm đúng những quy định.
-Đấu tranh với những việc làm sai trái.
-Bảo vệ ý đúng, việc làm đúng.
..
b.Những biểu hiện của không tôn trọng lẽ phải:
-Ăn nói gian dối.
-không làm đúng các quy định.
-An phận.
-a dua, nịnh hót.
- Người tôn trọng lẽ phải:
+Sẽ được mọi người tôn kính, khâm phục.
+Là tấm gương sáng cho mọi người noi theo.
+Làm cho các quan hệ xã hội ngày càng tốt đẹp và lành mạnh hơn.
-Em không đồng ý.
-Bởi vì trong các ý kiến của thầy, cô sẽ có ý kiến không đúng hoặc không phù hợp với thực tế.
-Câu c. Vì đây là hành vi biết lắng nghe, biết phân tích, biết đánh giá.
-Câu c. Vì đây là hành vi đúng đắn, phù hợp với đạo lý.
-Câu a - c - e
1.Lẽ phải là:Những điều đúng.Phù hợp với đạo lý, với lợi ích chung của xã hội.
2.Tôn trọng lẽ phải là: Tôn trọng sự thật, tôn trọng cái đúng.Không chấp nhận, không làm những điều sai trái.
3.Tôn trọng lẽ phải sẽ giúp ích cho mọi người có cách ứng xử phù hợp.
d.Hướng dẫn học ở nhà:
-Chép bài học vào vở.
-học bài.
-Làm bài tập còn lại.
-Xem trước bài 2: “Liêm khiết”
+Đọc trước phần đặt vấn đề.
+Trả lời những câu hỏi gợi ý.
 Bài 2 	 LIÊM KHIẾT
 Tiết 2	ngày dạy :........./.........../............
Mục tiêu :
-Kiến thức : Giúp cho học sinh :
Hiểu thế nào là liêm khiết , phân biệt những hành vi liêm khiết và không liêm khiết trong cuộc sống hàng ngày .
Vì sao trong cuộc sống mọi người cần phải liêm khiết .
Muốn sống liêm khiết thì cần phải làm gì ?
-Kỹ năng : Giúp cho học sinh :
Có thói quen biết tự kiểm tra các hành vi của mình để rèn luyện bản thân trở thành người sống liêm khiết .
-Thái độ : Giúp cho học sinh :
Đồng tình, ủng hộ, học tập những tấm gương liêm khiết, phê phán những hành vi không liêm khiết trong cuộc sống hàng ngày . 
Nội dung :
	Liêm khiết là sống trong sạch, không tham lam,không tham ô , không lãng phí , không hám danh lợi .	
*Tài liệu –Phương tiện :
-SGK-SGV .
-Câu chuyện :”Tuổi Trâu”
Giấy A0
Các hoạt động chủ yếu :
a/Kiểm tra bài cũ :
1/Thế nào là tôn trọng lẽ phải ?
2/Hành vi nào sau đây thể hiện “không tôn trọng lẽ phải ?(Đánh dấu X)
a-Chấp hành tốt nội quy trường học . 5
b-Chỉ làm những việc mà mình thích ; không thì thôi . 5
c-Dám phê phán những việc làm sai trái . 5
 d-Gió chiều nào che chiều ấy; cố gắng không làm mất lòng ai . 5
b/Giới thiệu bài mới :
 Mạc Đỉnh Chi (1284-1361) quê ở Lam Sơn- Hải Dương .Đỗ trạng nguyên , làm quan to nhưng gia đình vẫn nghèo .Có lần vua sai người ban đêm mang vàng đến để trước cửa nhà nhằm để thử lòng ông . Sáng hôm sau , khi vào chầu ông mang nộp vào kho . Nhà vua ngạc nhiên phán rằng : “ Vàng ấy là của trời cho thì cớ sao lại không nhận “ . Mạc Đỉnh Chi bẩm rằng : “ Của cải không do mồ hôi , công sức của mình làm ra thì không phải là của mình “. Ông xin nộp vào ngân khố .Theo em việc làm của ông Mạc Đỉnh Chi đã thể hiện đức tính gì, sẽ được làm rõ trong bài học hôm nay .Đó là bài “ Liêm khiết “
c/Phát triển chủ đề :
TG
HĐ của GV
HĐ của HS
Nội dung
*Hoạt động 1 :”Tìm hiểu những biểu hiện của liêm khiết “
-Thảo luận cả lớp :
-Câu hỏi :
a/Hãy nêu cách xử sự của Mary Quyri ; 
của Dương Chấn; của Bác Hồ ?
b/Cách xử sự của 3 người này có gì giống nhau ?
*Hoạt động 2 : Trò chơi :
“Ai hay hơn “
- Chia lớp thành 4 nhóm .
-Viết trên bảng phụ .
-Nhóm nào có ý đúng nhiều nhất sẽ thắng .
-Thời gian : 2 phút .
-Câu hỏi :
+Nhóm 1 và nhóm 3 : Nêu những biểu hiện của liêm khiết ?
+ +Nhóm 2 và nhóm 4 : Nêu những biểu hiện của trái với liêm khiết ?
*Hoạt động 3 : “Ý nghĩa của sống liêm khiết “
-Thảo luận cả lớp :
-Câu hỏi :
Em có suy nghĩ gì về 3 nhân vật ở phần đặt vấn đề? 
*Hoạt động 4: Củng cố :
-Thực hiện các bài tập :
+”Sắm vai :tình huống :A và B trên đường đi học về thì nhặt được 1 túi sách , trong đó có rất nhiều tiền và 1 số giấy tờ .
+Bài tập 1 :
+Bài tập 2 :
+Bài tập 5 :
-Đọc 3 phần của mục đặt vấn đề .
*Mary Quyri:
-Gởi biếu 1 gam Radi trị giá 100000 đôla.
-Từ chối khoản trợ cấp của chính phủ.
" Không tham lam , vụ lợi .
*Dương Chấn :
-Không nhận của biếu, của đút lót .
"Không hám lợi .
*Bác Hồ :
-Từ chối nhà cửa đồ sộ ,những bộ quân phục đắt tiền.
"Sống trong sạch .
-Không hám danh, không vụ lợi, làm việc vô tư và có tinh thần trách nhiệm cao .
" Liêm khiết .
-Các nhóm thể hiện các ý của nhóm mình trên bảng phụ , sau đó lên trình bày ý kiến của nhóm mình .
-Kính trọng , khâm phục ,được mọi người tin cậy ,làm cho quan hệ xã hội ngày càng tốt đẹp hơn .
-Gọi nhóm 1 thể hiện , các nhóm khác nhận xét và cho ý kiến .
-Những hành vi không liêm khiết :b-d-e Vì ; toan tính nhỏ nhen,ích kỷ.
- Những hành vi liêm khiết: a-c-đ Vì : không toan tính nhỏ nhen,ích kỷ.
- Tán thành những hành vi :
b-d "Sống trong sạch,không tham lam .
-Không Tán thành những hành vi : a-c "Tham lam , vụ lợi trước mắt .
-Cây thẳng,bóng ngay .
Cây cong bóng vẹo .
-Cây ngay không sợ chết đứng .
* Khái niệm :
-Thế nào là liêm khiết .
*Vậy : Liêm khiết là không hám danh lợi , sống trong sạch .
*Ý nghĩa của sống liêm khiết :
*Sống liêm khiết sẽ nhận được sự khâm phục, tin cậy của mọi người .
 d/Hướng dẫn học ở nhà :
Chép bài và học bài .
Làm bài tập 3 và 4 .
Chuẩn bị bài 3 : “Tôn trọng người khác “
+Đọc trước phần đặt vấn đề .
+Trả lời những câu hỏi gợi ý .	
 Bài 3 TÔN TRỌNG NGƯỜI KHÁC.
 Tiết 3	 Ngày dạy : 
Mục tiêu :
-Kiến thức : Giúp cho học sinh :
-Hiểu thế nào là tôn trọng người khác , những biểu hiện của tôn trọng người khác trong cuộc sống hàng ngày .
-Vì sao trong quan hệ xã hội cần phải tôn trọng người khác .
-Kỹ năng : Giúp cho học sinh :
-Biết phân biệt những hành vi thể hiện sự tôn trọng người khác và không tôn trọng người khác. -Rèn luyện Có thói quen biết tôn trọng người khác, biết tự kiểm tra đánh giá, điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp , thể hiện sự tôn trọng người khác ở mọi nơi, mọi lúc .
-Thái độ : Giúp cho học sinh :
-Đồng tình, ủng hộ, học tập những ứng xử đẹp trong hành vi của người biết tôn trọng người khác . Biết phê phán những biểu hiện của hành vi thiếu tôn trọng người khác . 
Nội dung :
	-Tôn trọng người khác là tôn trọng danh dự , phẩm giá , và lợi ích của người khác
-Người biết tôn trọng người khác là người sống tự trọng , biết tôn trọng mình và tôn trọng mọi người xung quanh , không xúc phạm, làm mất danh dự người khác .
-Mọi người tôn trọng lẫn nhau là cơ sở để xã hội trở nên lành mạnh , trong sáng và tốt đẹp hơn. -Vì vậy cần phải tôn trọng mọi người ở mọi nơi , mọi lúc cả trong cử chỉ , hành động và cả trong lời nói.	
*Tài liệu –Phương tiện :
-SGK-SGV .
-Những câu ca dao , tục ngữ .
Giấy A0
Các hoạt động chủ yếu :
a/Kiểm tra bài cũ :
1/Em hãy nêu những hành vi thể hiện đức tính liêm khiết trong cuộc sống hàng ngày ?
2/Tán thành (+) Không tán thành (- ) vào những việc làm sau đây :
a-Đến nhà cô giáo để xin nâng điểm . 5
b-Nhân viên khách sạn trả lại đồ để quên cho khách . 5
c-Nhân viên kiểm lâm chống lại bọn lâm tặc . 5
 d-Ông giám đốc thường hay nhận quà biếu . 5
b/Giới thiệu bài mới :
 Khi đến bệnh viện thăm cô giáo bị ốm, mặc dù nhìn thấy khẩu hiệu : “ Không được làm ồn”. Nhưng bạn An vẫn cười nói, đùa giởnHành động của bạn An đã nói lên điều gì ?. Vậy theo các em thế nào là tôn trọng người khác ? sẽ được làm rõ trong bài học hôm nay .
Đó là bài 3: “Tôn trọng người khác”
c/Phát triển chủ đề :
TG
HĐ của GV
HĐ của HS
Nội dung
*Hoạt động 1: “Thảo luận phần đặt vấn đề ”
-Chia nhóm thảo luận .
-Câu hỏi :
a-Nhận xét cách cư xử,thái độ và việc làm của :
*Mai :
*Hải :
*Quân và Hùng :
b-3 hành vi trên , hành vi nào cần học tập , hành vi nào cần phê phán ?
*Vậy : Thế nào là : “Tôn trọng người khác” ?
*Hoạt động 2 :“Ai hay hơn “
Chia lớp thành 4 nhóm .
-Viết trên bảng phụ .
-Nhóm nào có ý đúng nhiều nhất sẽ thắng .
-Thời ...  Giúp cho học sinh :
-Biết tôn trọng trật tự an toàn giao thông .
-Biết phê phán ,lên án các hành vi vi phạm an toàn giao thông .
 *Nội dung :
-Tình hình tai nạn giao thông trong những năm gần đây ở Việt Nam .
-Nguyên nhân và hậu quả của tai nạn giao thông .Nguyên nhân chính .
-Một số biển báo giao thông thông dụng thường gặp .
	*Tài liệu –Phương tiện :
	-Một số biển báo .
	-Tranh , ảnh , báo , tạp chí .
	 -Giấy A
*Các hoạt động chủ yếu :
*Hoạt động 1 : “Giới thiệu”
“Tai nạn giao thong” là vấn đề bức xúc nhất của nước ta hiện nay .Đó là mối hiểm họa khôn lường ,được mọi người trong xã hội quan tâm .Vì vậy “Thực hiện an toàn giao thông” 
là nhiệm vụ của mọi người trong toàn xã hội . Sẽ được làm rõ trong tiết thực hành hôm nay . 
TG
HĐ của GV
HĐ của HS
Nội dung
*Hoạt động 2: “Tình hình tai nạn giao thông”
a/Qua bảng trên , em hãy cho ý kiến nhận xét ? 
b/Hãy nêu những hậu quả do tai nạn giao thông gây ra ?
*Chốt lại :
*Hoạt động 2: “Nguyên nhân của tai nạn giao 
thông ”
-Chia nhóm thảo luận :
-Thời gian : 5 phút .
-Câu hỏi : 
*Hãy nêu những nguyên nhân gây nên tai nạn giao thông ?
*Chốt lại : 
*Hoạt động 3 : “Tín hiệu-Biển báo giao thông”
-Câu hỏi :
a/Hãy nêu những tín hiệu giao thông mà em biết ?
b/Hãy miêu tả 3 biển báo giao thông thường gặp ?
*Hoạt động 4: “Một số quy định khi tham gia giao thông”
-Chia nhóm thảo luận :
-Thời gian : 5 phút .
-Câu hỏi :
a/Khi tham gia giao thông , người đi bộ cần làm gì cho đúng ?
(Nhóm 1-2)
b/Khi tham gia giao thông , người đi xe đạp cần làm gì cho đúng ?
(Nhóm 3-4)
*Hoạt động 5: “Sắm vai”
*Chốt lại :
a/Qua bảng trên cho chúng ta thấy :
+Gia tăng về số vụ, số người chết , số người bị thương .
b/Tai nạn giao thông gây ra :
+Chết người .
+Thương tật .
+Hao tốn tiền của .
+Hư hao tài sản .
ðẢnh hưởng đến đời sống vật chất , tinh thần của toàn xã hội 
-Các nhóm ghi ý kiến thảo luận của nhóm mình ra bảng phụ , cử người lên trình bày .
*Nguyên nhân gây nên tai nạn giao thông ?
-Chủ quan :
+Lạng lách , đánh võng .
+Chạy quá tốc độ.
+Chạy ngược đường , lấn đường .
+Phóng nhanh , vượt ẩu .
+Đua xe trái phép .
+Uống rượu ,bia mà chạy xe .
+Bám vào xe cơ giới .
.
-Khách quan :
+Người tham gia giao thông tăng đáng kể.
+Đường xá chưa đáp ứng .
+Đường xấu . 
a/ Những tín hiệu giao thông thường gặp :
+Đèn giao thông .
+Các biển báo .
+Vạch phân đường .
+Vạch dành cho người đi bộ.
+Dãy phân cách.
+Vòng xuyến .
+Cọc tiêu .
+Tường , rào bảo vệ .
+Vỉa hè .
+Người điều khiển giao thông 
..
b/ 3 biển báo giao thông thường gặp :
*Biển báo cấm : hình tròn,nền trắng , viền đỏ , hình vẽ đen thể hiện điều cấm .
*Biển báo nguy hiểm : hình tam giác đều , nền vàng , viền đỏ , hình vẽ đen thông báo sự nguy hiểm ở phía trước .
*Biển báo hiệu lệnh : hình tròn, nền xanh lam ,hình vẽtrắng thông báo điều phải thi hành . 
-Các nhóm ghi ý kiến thảo luận của nhóm mình ra bảng phụ , cử người lên trình bày .
*Khi tham gia giao thông :
a/Người đi bộ phải :
+Đi trên vỉa hè.(khôngcó vỉa hè thì đi sát lề phải)
+Muốn sang ngang đường thì tìm đến vạch dành cho người đi bộ .
+Không được mang ,vác vật cồng kềnh .
b/Người đi xe đạp không được:
+Chở quá người quy định .
+Chở hàng hóa cồng kềnh ,quá khổ.
+Bám theo xe cơ giới .
+Lạng lách , đánh võng .
+Chạy xe 1 bánh .
+Kéo , đẩy xe khác .
..
*Các nhóm thể hiện ý tưởng của nhóm mình .
*Tai nạn giao thông là hiểm họa ,vì vậy toàn xã hội cần quan tâm đến an toàn giao thông .
*Ý thức chấp hành kém là nguyên nhân chính gây nên tai nạn giao thông .
*Nguyên nhân gây nên tai nạn giao thông là do ý thức chấp hành luật giao thông của một số ít người quá kém .
VD: 
+Vượt đèn đỏ.
+Đổ chất thải ra đường .
+Tổ chức đua xe trài phép .
..
 *Khi tham gia giao thông, mọi người phải tuyệt đối chấp hành những quy định về an toàn giao thông .
 	 ÔN TẬP
 Tiết 18	ngày dạy : / /
Mục tiêu :
-Kiến thức : Giúp cho học sinh :
-Nắm lại và hiểu rõ các chuẩn mực đạo đức và quy định của pháp luật .
-Kỹ năng : Giúp cho học sinh :
- Biết vận dụng những kiến thức đã học vào cuộc sống hàng ngày .
-Biết tự điều chỉnh hành vi của bản thân sao cho phù hợp .
-Thái độ : Giúp cho học sinh :
- Phân biệt được những hành vi tốt xấu .
-Cố gắng tu dưỡng đạo đức , thực hiện tốt pháp luật, quyết tâm học tập thật tốt .
Nội dung :
	-Tất cả những bài đã học .
*Tài liệu –Phương tiện :
-SGK-SGV .
Các hoạt động chủ yếu :
a/Kiểm tra bài cũ :
b/Giới thiệu bài mới :
 c/Phát triển chủ đề :
TG
HĐ của GV
HĐ của HS
Nội dung
*Những câu hỏi dành cho học sinh :
1)Em đã thực hiện những gì để thể hiện “Tôn trọng lẽ phải ;Tôn trọngngười khác ?”
2)Học sinh rèn luyện đức tính “Liêm khiết “ ra sao trong cuộc sống hàng ngày ?
3) Điền từ còn thiếu vào chổ chấm :
4) Phân biệt sự khácnhau giữa pháp luật và kỷ luật ?
5) Khi thấy bạn của em dự định trốn học đi chơi , thì em sẽ làm gì ?
6) Nêu những lợi ích của việc tham gia các hoạt động chính trị - xã hội ?
7) Chúng ta cần học hỏi những dân tộc khác như thế nào ?
8) Em hiểu như thế nào là “ Gia đình văn hóa “ ?
9) Ở địa phương em còn có những tập tục xấu nào , cần xóa bỏ ?
10) Em hiểu như thế nào là tính tự lập ?
11) Nêu những biểu hiện của học tập tự giác và sáng tạo ?
12) Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách của con người ?
13) Ông bà, cha mẹ có quyền và bổn phận gì đối với con cháu ?
14) Con cháu bổn phận gì đối với ông bà , cha mẹ ?
-Nói đúng sự thật .
-Thực hiện đúng nội quy , quy định nơi ở , nơi công cộng .
-Không chọc phá , chế giểu người tàn tật , khuyết tật.
-Không đùa giởn quá mức . 
-Không tham lam .
-Không đút lót , quà cáp .
-Không gian lận trong thi cử .
-Nói chín thì phải làm mười
-Nói mười làm chín , kẻ cười người chê .
*Pháp luật :
-Do nhà nước ban hành .
-Vi phạm thì xử phạt : phạt tù , phạt tiền .
*Kỷ luật :
-Do tập thể hoặc cộng đồng người đặt ra .
-Khi vi phạm thì thuyết phục , giáo dục là chủ yếu .
-Khuyên can bạn.
-Giải thích tác hại của việc trốn học .
- Báo với thầy cô, cha mẹ của bạn ấy . 
-Mở rộng , nâng cao sự hiểu biết .
-Củng cố niềm tin vào chế dộ , vào nhà nước .
-Phát huy năng lực giao tiếp , ứng xử .
-Chọn những cái hay , cái tiến bộ .
-Tránh bắt chước, rập khuôn , máy móc .
-Luôn giữ gìn bản sắc dân tộc .
-Là gia đình hòa thuận , hạnh phúc .
-Nuôi dạy con ngoan .
-Thực hiện tốt : kế hoạch hóa gia đình các chính sách về thuế .
-Giúp đỡ mọi người , hàng xóm .
-Tảo hôn .
-Ma chay , cưới hỏi linh đình .
-Lên đồng bóng, bói toán 
-Chơi số đề , uống rượu say quậy phá xóm làng , tụ tập đánh nhau .
-Là tự lo cho chính bản thân .
-Không trông chờ , dựa dẩm , ỷ lại vào người khác .
-Chủ động học tập , không đợi ai đôn đốc , nhắc nhở .
-Suy nghĩ , tìm tòi ra nhiều cách giải khác nhau .
-Trao đổi cách học với người khác .
-Đọc thêm nhiều tài liệu , sách báo .
-Gia đình – nhà trường – xã hội (Gia đình là yếu tố quan trọng nhất )
-Nuôi dạy , quản lý, chăm sóc .
-Không ngược đãi , phân biệt , đối xử giữa các con .
-Bảo vệ quyền , lợi ích hợp pháp của con .
-Không xen vào chuyện riêng tư của con khi con đã trưởng thành .
-Tôn kính , phụng dưỡng .
-Quan tâm , chăm sóc .
-Không ngược đãi khi ông bà , cha mẹ lúc tuổi già .
*Tôn trọng lẽ phải ; tôn trọng người khác .
*Liêm khiết .
*Pháp luật và kỷ luật.
*Xây dựng tình bạn trong sáng , lành mạnh .
*Tích cực tham gia các công tác chính trị - xã hội 
*Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác .
*Xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư .
*Tự lập .
*Lao động tự giác , sáng tạo .
*Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình .
 d/Hướng dẫn học tập ở nhà :
 -Xem lại tất cả các bài để tuần sau thi học kỳ I .
Thi học kỳ I
 Tiết 19 Ngàythực hiện : / /
A/Phần trắc nghiệm : (4 điểm)
I/ Hãy chọn câu trả lời đúng nhất bằng cách khoanh tròn chữ cái đầu câu : (2đ)
Học tập tự giác – sáng tạo là :
Chủ động học tập , không cần ai đôn đốc ,nhắc nhở .
Không bị ai gò ép , bắt buộc .
Suy nghĩ , tìm ra nhiều cách giải khác nhau .
Trao dổi phương pháp học với nhiều bạn khác .
đ- Gồm tất cả các ý trên .
Tiêu chuẩn đạt gia đình văn hóa là :
Gia đình hòa thuận – hạnh phúc .
Nuôi dạy con ngoan ,giúp đỡ xóm giềng .
Thực hiện kế hoạch hóa gia đình .
Bao gồm cả 3 ý trên .
Thứ tự 3 yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách con người là :
a- Xã hội – gia đình – nhà trường .
b- Nhà trường – xã hội – gia đình .
c- Gia đình – nhà trường – xã hội .
d- Nhà trường – gia đình – xã hội .
4) Ngày thế giới phòng chống AIDS hàng năm là :
a- 1 tháng 12	b- 10 tháng 12	c- 15 tháng 12	d- 20 tháng 12
II/ Các câu ca dao , tục ngữ ở cột A thể hiện loại hình đạo đức gì ở cột B : (2đ)
Cột A
Cột B
1-Cười người chớ vội cười lâu
Cười người hôm trước , hôm sau người cười .
2-Bạn bè là nghĩa tương thân
Sao cho sao trước , một bề mới nên .
3- Thương em anh để trong lòng
Việc quan anh cứ phép công mà làm .
4- Người sao một hẹn thì nên
Tôi sao chín hẹn thì quên cả mười .
B/ Phần tự luận : (6 điểm )
-Câu 1 : (2đ)
Trong gia đình : Ông bà , cha mẹ có trách nhiệm gì đối với con cháu ; con cháu có nghĩa vụ gì đối với ông bà ,cha mẹ ?
-Câu 2 : (2đ)
Tại sao ngoài học tập ra học sinh còn cần phải tham gia các hoạt động chính trị - xã hội ? 
 Em đã tham gia các hoạt động chính trị - xã hội nào ?
-Câu 3 : (2đ)
Vì sao chúng ta phải học hỏi các dân tộc khác ? Chúng ta học những gì và học như thế nào ?
*Đáp án và hướng dẫn chấm :
A/Phần trắc nghiệm :
I/ Khoanh tròn chữ cái đầu câu : chọn : ( 0,5 đ cho 1 câu chọn đúng )
1- câu đ	2- câu d	3- câu c	4- câu a
II/ Điền được các từ : ( 0,5 đ cho 1 từ điền đúng )
Tôn trọng người khác .
Tình bạn trong sáng lành mạnh .
Pháp luật và kỹ luật .
Biết giữ chữ tín .
 B/ Phần tự luận :
-Câu 1 :
+Ông bà , cha mẹ có trách nhiệm : nuôi dạy con cháu thành những công dân có ích ; đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp của con cháu ; không được phân biệt đối xử , ngược đãi . ( 1đ)
+Con cháu có nghĩa vụ : chăm sóc , phụng duỡng ông bà , cha mẹ lúc tuổi già ; phải tôn kính ; không được ngược đãi . (1đ) 
-Câu 2 :
+Ngoài học tập ra học sinh còn cần phải tham gia các hoạt động CT-XH bởi vì : giúp mở rộng kiến thức , sự hiểu biết ; tăng thêm lòng tự tin , khả năng giao tiếp ứng xử (1đ)
+Phong trào : diệt lăng quăng ; phòng chống ma túy ; phòng chống AIDS ; phòng ngừa tai nạn giao thông ; trồng cây xanh ; hội chợ chia sẻ đồ chơi , đồ dùng học tập (1đ) 
-Câu 3 :
+Bởi vì mỗi dân tộc dù nhỏ bé nhưng đều có những đặc điểm ; có những cái hay ; có những thành tựu nổi bậc ; có những công trình đặc sắc riêng của dân tộc mình .(1đ)
+Chúng ta học những điều hay , mới , tiến bộ ở mọi lĩnh vực ; nhưng phải biết chọn lọc , tránh bắt chước ,rập khuôn , máy móc và phải biết giữ gìn bản sắc dân tộc mình . (1đ) 

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an GDCD LOP 8HKI.doc