Giáo án Giáo dục công dân 8 chuẩn - Học kì 1

Giáo án Giáo dục công dân 8 chuẩn - Học kì 1

 * Tuần: 1 Bài 1: “TÔN TRỌNG LẼ PHẢI ” (1T)

 * Tiết : 1 Ngày soạn :

 Ngày dạy :

 A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:

 1. Kiến Thức:

 - Hs hiểu thế nào là tôn trọng lẽ phải những biểu hiện của tôn trọng lẽ phải

 - Hs nhận thức được vì sao trong cuộc sống mọi người điều phải tôn trọng lẽ phải.

 2. Thái Độ:

 - Hs biết phân biệt các hành vi thể hiện sự tôn trọng lẽ phải và không tôn trọng lẽ phải và không tôn trọng lẽ phải trong cuộc sống hằng ngày.

 - Hs biết học tập gương của những người biết tôn trọng lẽ phải và phê phán những hành vi thiếu tôn trọng lẽ phải.

 3. Kỹ Năng:

 - Hs có thói quen và biết tự kiểm tra hành vi của mình để rèn luyện bản thân trở thành người biết tôn trọng lẽ phải.

 

doc 58 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 1108Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân 8 chuẩn - Học kì 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 * Tuần: 1 Bài 1: “TÔN TRỌNG LẼ PHẢI ” (1T)
 * Tiết : 1 Ngày soạn : 
 Ngày dạy : 
---------------------
 A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC: 
 1. Kiến Thức: 
 - Hs hiểu thế nào là tôn trọng lẽ phải những biểu hiện của tôn trọng lẽ phải 
 - Hs nhận thức được vì sao trong cuộc sống mọi người điều phải tôn trọng lẽ phải.
 2. Thái Độ: 
 - Hs biết phân biệt các hành vi thể hiện sự tôn trọng lẽ phải và không tôn trọng lẽ phải và không tôn trọng lẽ phải trong cuộc sống hằng ngày.
 - Hs biết học tập gương của những người biết tôn trọng lẽ phải và phê phán những hành vi thiếu tôn trọng lẽ phải.
 3. Kỹ Năng:
 - Hs có thói quen và biết tự kiểm tra hành vi của mình để rèn luyện bản thân trở thành người biết tôn trọng lẽ phải.
 B/ PHƯƠNG PHÁP:
 - Động não, thảo luận nhóm, xử lý tình huống.
 C/ TÀI LỊÊU & PHƯƠNG TIỆN:
 - Sách giáo khoa, sách giáo viên, giấy A4.
 D/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 1.On Định Lớp: Kiểm tra sỉ số, hát tập thể. (1 phút)
 2.Kiểm Tra Bài Củ: Nhắc học sinh bao bìa dán nhãn sách giáo khoa, tập.
 3.Bài Mới: 
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
3’
17’
15’
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
 - Gv: Đưa ra tình huống: An, Hoa, Nam là những học sinh của lớp 4A.
 An: Đầu năm học không cần mặc đồng phục, cờ đỏ chưa trực.
 Hoa: Đúng rồi không cần đồng phục miễn là đẹp và thoải mái là được.
 Nam: Mình không đồng ý với ý kiến của các bạn chúng ta là h/s phải ăn mặc đúng theo qui định của nhà trường dù có đội cờ đỏ trực hay không cũng vậy.
 ? Em có nhận xét gì về ý kiến của bạn Nam ? Gọi h/s trả lời,
 - Gv: kết luận: Ý kiến của bạn Nam là đúng có như vậy mới thể hiện được chấp hành nội qui nhà trường và tôn trọng lẽ phải. Vậy để hiểu rõ hơn thế nào là lẽ phải, chúng ta phải tôn trong lẽ phải như thế nào ? Hôm nay chúng ta cùng đi vào nội dung =>
 * Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung đặt vấn đề.
 - Gv: Gọi 4 h/s đọc bài SGK trang 3
 ? Gv: Kể những việc làm viên tri huyện Thanh Ba đối với nhà giàu và nông dân nghèo ?
 - Hs: trả lời và bổ sung.
 - Gv: Tên tri huyện Thanh Ba ăn hối lộ của tên nhà giàu:
 - Ức hiếp dân nghèo.
 - Xử án không công minh nói có thành không, nói không thành có.
 - Bắt giam nông dân nghèo, ghép tội gây rối trị an.
 ? Gv: Hình bộ Thượng thư anh ruột của Tri huyện Thanh Ba có hành động gì ?
 - Hs: trả lời.
 ? Những việc làm của quan Tuần phủ Nguyễn Quang Bích ? 
 - Hs: trả lời.
 ? Em có nhận xét gì về việc làm của quan Tuần phủ Nguyễn Quang Bích ?
 - Hs: trả lời.
 @ Gv: Nhận xét bổ sung => Việc làm của quan Tuần phủ Nguyễn Quang Bích là đúng không nể nang, không đồng tình với việc xấu, mạnh dạng đấu tranh với những việc làm sai, việc xấu, để bảo vệ chân lý thể hiện đức tính trung thực, ngay thẳng, dũng cảm tin tưởng vào lẻ phải.
 + Gv: Chia lớp làm 2 nhóm thảo luận:
 - Nhóm 1 câu 2 (SGK trang 3).
 - Nhóm 2 câu 3 (SGK trang 3).
 + Hs thảo luận nhóm thời gian 2 phút.
 @ Gv: Nhận xét bổ sung.
 - Câu 2: Trong trường hợp này nếu em thấy ý kiến của bạn là đúng em nên ủng hộ bạn bằng cách phân tích những điểm em cho là đúng và hợp lý.
 - Câu 3: Trong trường hợp này em cần thể hiện thái độ không đồng tình với bạn và phân tích cho bạn thấy tác hại của việc làm sai và khuyên bạn không nên làm vì đó là tật xấu.
 ? Theo em trong các trường hợp ở câu 2,3 hành động như thế nào được coi là đúng và phù hợp nhất ?
 + Hs: Trả lời
 @ Gv: Nhận xét bổ sung => Để có cách ứng xử phù hợp, đúng đắn cần phải có hành vi xử sự tôn trọng sự thật, bảo vệ lẽ phải, phê phán cái sai.
 * Hoạt động 3: Tìm hiểu nội dung bài học.
 + Gv: Qua phần đặt vấn đề và giải quyết các tình huống các em hãy cho Thầy biết thế nào là lẽ phải ?
 + Hs: Trả lời
 @ Gv: Nhận xét rút ra bài học =>
 + Gv: Thế nào là tôn trọng lẽ phải ? 
 + Hs: Trả lời
 @ Gv: Nhận xét rút ra bài học =>
 ? Tìm những biểu hiện của hành vi tôn trọng lẻ phải ?
 + Hs: Trả lời 
 @ Gv: Nhận xét bổ sung : 
 - Chấp hành tốt nội qui nhà trường, những qui định nơi cư trú . . . Phê phán, không bao che việc làm sai trái, lắng nghe ý kiến của người khác . . . 
 ? Tìm những biểu hiện của hành vi không tôn trọng lẽ phải ?
 + Hs: Trả lời 
 @ Gv: Nhận xét bổ sung : 
 - Làm trái với qui định của pháp luật, vi phạm nội qui nhà trừơng, qui định nơi công cộng, nơi mình đang sinh sống. Thích làm gì thì làm, không dám đưa ra ý kiến, xu nịnh, bè phái một chiều . . . 
 @ Gv: Tôn trọng lẽ phải có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống ? 
 + Hs: Trả lời
 @ Gv: Nhận xét rút ra bài học =>
 @ Giáo dục: Trong cuộc sống hiện nay có rất nhiều hành vi, biểu hiện sự tôn trọng lẻ phải. Mỗi h/s chúng ta cần học tập và thực hiện tốt để có hành vi và cách ứng xử phù hợp. Cần tránh xa và loại bỏ những hành vi sai trái, ngược với sự tôn trọng lẽ phải.
* Bài: “Tôn Trọng Lẽ Phải “
- Lẽ phải là những điều được coi là đúng đắn phù hợp với đạo lý và lợi ích chung của xã hội.
- Tôn trọng lẽ phải là công nhận, ủng hộ, tuân theo & bảo vệ những điều đúng đắn, biết điều chỉnh suy nghĩ, hành vi của mình theo hướng tích cực; không chấp nhận và không làm những điều sai trái.
- Tôn trọng lẽ phải giúp mọi người có cách ứng xử phù hợp, làm lnành mạnh các mối quan hệ xã hội, góp phần thúc đẩy xã hội ổn định va phát triển.
 4.Củng Cố: ( 5 phút )
 - Gv cho h/s làm bài tập 1,2,3 SGK trang 4, 5.
 5. Dặn Dò: (1 phút ) 
 - Về nhà học bài và xem trước bài “ Liêm Khiết “.
 *Tuần: 2 Bài 2: “LIÊM KHIẾT ” (1T)
 * Tiết : 2 Ngày dạy : 
---------------------
 A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC: 
 1. Kiến Thức: 
 - Hs hiểu thế nào là liêm khiết, phân biệt hành vi liêm khiết với không liêm khiết trong cuộc sống hằng ngày.
 - Vì sao cần phải liêm khiết.
 - Muốn sống liêm khiết cần phải làm gì ? 
 2. Kỹ Năng: 
 - Hs có thói quen và biết tự kiểm tra hành vi của mình để rèn luyện bản thân có lối sống liêm khiết.
 3. Thái Độ:
 - Có thái độ đồng tình ủng hộ và học tập các gương liêm khiết, đồng thời phê phán những hành vi thiếu liêm khiết trong cuộc sống. 
 B/ PHƯƠNG PHÁP:
 - Thảo luận nhóm. Động não. Kể chuyện.
 C/ TÀI LỊÊU & PHƯƠNG TIỆN:
 - Sách giáo khoa & sách giáo viên GDCD 8.
 D/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 1.On Định Lớp: Kiểm tra sỉ số, hát tập thể. (1 phút)
 2.Kiểm Tra Bài Củ: Bài : “ Tôn Trọng Lẽ Phải “( 7 phút )
 - Lẽ phải là gì ? Tôn trọng lẽ phải là gì ?
 - Tôn trọng lẽ phải có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống ?
 3.Bài Mới: 
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
2’
15’
15’
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
 - Gv: đưa ra ví dụ.
 # VD1: Bạn A nhặt được ví tiền liền đem giao cho chú Công an để trả lại cho người mất.
 # VD2: Chú Cảnh sát giao thông không nhận tiền hối lộ của người lái xe khi họ vi phạm về an toàn giao thông.
 ? Những hành vi trên của bạn A, chú Công an thể hiện đức tính gì ?
 - Hs: Trả lời.
 -Gv => Những hành vi trên thể hiện sự liêm khiết ngay thẳng. Để hiểu rõ hơn liêm khiết là gì ? chúng ta học bài =>
* Hoạt động 2: Tìm hiểu những biểu hiện của “ Liêm Khiết”
 - Gv: gọi h/s đọc bài SGK
 ? Trình bày những việc làm của bà Mari Quyri ?
 - Hs: Trả lời.
 ? Những hành vi đó thể hiện đức tính gì ?
 - Hs: Trả lời.
 @ Gv: Nhận xét bổ sung : Bà không vụ lợi, không tham lam, sống có trách nhiệm với gia đình và xã hội và luôn nghĩ tới người khác, không nghĩ tới điều kiện vật chất.
 ? Hãy nêu những hành động của Dương Chấn ?
 - Hs: Trả lời.
 ? Những hành động đó thể hiện đức tính gì ?
 - Hs: Trả lời.
 @ Gv: Nhận xét bổ sung: Đức tính thanh cao vô tư không hám lợi.
 ? Hành động của Bác Hồ được đánh giá như thế nào ?
 - Hs: Trả lời.
 ? Những hành động đó thể hiện đức tính gì ?
 - Hs: Trả lời.
 @ Gv: Nhận xét bổ sung: Thể hiện đức tính giản dị, trong sạch,liêm khiết.
 - Chia lớp làm 2 nhóm. Nhóm 1 câu a, nhóm 2 câu b trang 7, thời gian thảo luận 2 phút.
 - Hs thảo luận và đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận.
 * Câu a: Trong các trường hợp trên cách xử sự của Mari Quyri, Dương Chấn, Bác Hồ là những tấm gương sángđể chúng ta học tập noi theo và kính phục.
 * Câu b: Những cách xử sự đó đều nói lên cách sống thanh tao, không vụ lợi, không hám danh, làm việc vô tư, có trách nhiệm mà không đòi hỏi điều kiện vật chất những biểu hiện đó thể hiện đức tính liêm khiết.
 ? Theo em việc học tập những tấm gương sáng đó hiện nay có phù hợp không ? Vì sao ?
 - Hs: Trả lời.
 @ Gv: Nhận xét bổ sung:
 - Trong điều kiện hiện nay việc học tập những tấm gương sáng đó rất cần thiết và có ý nghĩa. Vì: giúp con người phân biệt được những hành vi thể hiện sự liêm khiết hoặc không liêm khiết nhằm điều chỉnh hành vi cho bản thân mình.
 - Đồng tình, ủng hộ quý trọng người liêm khiết, phê phán những hành vi thiếu liêm khiết tham ô hám lợi.
 - Giúp mọi người có thói quenvà biết tự kiểm tra hành vi của mình để rèn kỷ năng có lối sống liêm khiết.
* Hoạt động 3: Tìm hiểu nội dung bài học.
 ? Gọi h/s đưa ra ví dụ về hành vi thể hiện lối sống liêm khiết ? 
 - Hs: Trả lời.
 @ Gv: Nhận xét bổ sung: 
 - Làm giàu bằng sức lao động và tài năng của chính mình.
 - Không thiên vị vô tư, không tham ô, tham nhũng.
 ? Tìm những hành vi của biểu hiện lối sống không liêm khiết ?
 - Hs: Trả lời.
 @ Gv: Nhận xét bổ sung:
 - An hối lộ, luồng lách trốn thuế, bè phái 
móc ngoặc, gian lận trong thi cử. . .
 ? Liêm khiết là gì ?
 - Hs: Trả lời.
 @ Gv: Nhận xét bổ sung và rút ra bài học =>
 ? Tính liêm khiết có ý nghĩa gì ?
 - Hs: Trả lời.
 @ Gv: Nhận xét bổ sung =>
 ? Em hãy đọc những câu ca dao, tục ngữ nói về liêm khiết ?
 - Hs: Trả lời.
 @ Gv: Nhận xét bổ sung:
 “ Cây ngây không sợ chết đứng”
 “ Chết vinh hơn sống nhục”
 * Giáo dục: Ở lứa tuổi các em các em phài phấn đấu học tập và tự điều chỉnh hành vi của mình nhằm rèn luyện bản thân.
* Bài: Liêm khiết.
- Liêm khiết là một phẩm chất đạo đức của con người thể hiện lối sống trong sạch, không hám danh, hám lợi, không bận tâm về những toan tính nhỏ nhen, ích kỷ.
- Sống liêm khiết sẽ làm cho con người thanh thản, nhận được sư quý trọng tin cậy của mọi người, góp phần làm cho xã hội trong sạch và tốt đẹp hơn.
 4.Củng Cố: ( 4 phút )
 - Hs làm bài tập 1,2 trang 8.
 5. Dặn Dò: (1 phút)
 - Học thuộc bài và xem trước bài 3 :“ Tôn Trọng Người Khác”
 * Tuần: 3 Bài 3: “TÔN TRỌNG NGƯỜI KHÁC ” 
 * Tiết : 3 
 Ngày dạy : 
 A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:
 1. Kiến Thức:
 - Hs hiểu thế nào là tôn trọng người khác, sự tôn trọng của người khác đối với bản thân mình và mình phải biết tự tôn trọng bản thân.
 - Biểu hiện của tôn trọng người khác trong cuộc sống.
 - Ý nghĩa của tôn trọng người khác đối với quan hệ xã hội. 
 2. Thái Độ: 
 - Đồng tình, ủng hộ và học tập những hành vi biết tôn trọng người khác.
 - Có thái độ phê phán hành vi thiếu tôn trọng mọi người.
 3. Kỹ Năng:
 - Biết phân biệt hành vi tôn trọng và không tôn trọng người khác trong cuộc sống.
 - Có hành vi rè ... ải quyết : Trong các cuộc tranh luận em sẽ.
 a. Bảo vệ đến cùng ý kiến của mình.
 b. Ý kiến nào được nhiều bạn đồng tình nhất thì theo.
 c. Lắng nghe ý kiến của các bạn và phân tích ý kiến nào hợp lý thì theo.
 + Học sinh trao đổi và thống nhất.
? Tại sao em lại chọn phương án trên.
 + Hs suy nghĩ trả lời.
 + Gv nhận xét -> Mình lắng nghe các ý kiến của bạn từ đó ta sẽ suy nghĩ và tìm được những ý kiến hay, ý kiến đúng, ý kiến sai có cách ứng xử phù hợp.
? Liêm khiết là gì. 
 + Học sinh trả lời.
 + Gv nhậ xét.
? Hành vi nào sao đây thể hiện lòng tôn trọng người khác.
Đi nhẹ nói khẽ khi vào bệnh viện.
Bật nhạc to khi đã quá khuya.
Vứt rác nơi công cộng.
Đỗ lỗi cho người khác.
? Có ý kiến cho rằng giữ chữ tín chỉ là giữ lời hứa. Em có có đồng ý với ý kiến đó không. Vì sao.
 + Hs: Thảo luận => Em không đồng ý vì giữ chữ tín không chỉ giữ lời hứa mà còn thể hiện ở tinh thần ý thức khi thực hiện lời hứa của mình.
 + Gv bổ sung => Là hs chúng ta phải sống trong sạch tôn trọng người khác, phải giữ đúng lời hứa của mình với mọi người chung quanh.
? Pháp luật là gì ? Kỷ luật là gì ? 
 + Hs trả lời theo nội dung bài đã học.
 + Gv nhận xét.
? Em tán thành với ý kiến nào sau đây ? Vì sao.
 a. Tình bạn đẹp chỉ có trong sách vở.
 b. Bạn bè phải biết bao che nhau trong mọi trường hợp.
 c. Tình bạn trong sáng lành mạnh không thể có từ một phía.
 + Hs: Câu c vì : Để xây dựng tình bạn trong sáng và lành mạnh cần có thiện chí từ hai phía, phải thành thật và tôn trọng lẫn nhau.
? Hoạt động chính trị XH là gì. 
 + Hs trả lời theo nội dung bài đã học.
 + Gv nhận xét.
? Em đồng ý với ý kiến nào sau đây.
 a. Bắt trước quần, áo, tóc của các ngôi sao điện ảnh.
 b. Không xem nghệ thuật của các dân tộc khác.]
 c. Ap dụng công nghệ KHKT vào Việt Nam.
 + Hs trả lời.
? Em hiểu thế nào là tự lập.
 + Hs trả lời theo nội dung bài học.
 + Gv nhận xét => Là hs cần phải rèn luyện tính tự lập để đạt được kết quả cao trong học tập và mọi công việc.
? Lao động tự giác và sáng tạo là gì ? 
 + Hs trả lời theo nội dung bài đã học.
 + Gv => Lao động tự giác và sáng tạo giúp ta có óc sáng tạo trong công việc và tạo lập được sự nghiệp trong cuộc sống.
 4. Củng Cố: (4’) 
 - Tìm những câu ca dao tục ngữ nói về tình bạn trong sáng và lành mạnh.
 5. Dặn Dò: (1’)
 - Học bài chuan bị thi học kỳ I. 
 - Kỳ kiểm tra này chúng ta sẽ kiểm tra kiến thức bằng đề trắc nghiệm, 40 câu mỗi câu 0,25 điểm không có tự luận.
KIỂM TRA HỌC KỲ I MÔN GDCD KHỐI 8
***************
1. Tôn trọng lẽ phải là . . . những điều đúng đắn.
 a. Công nhận, ủng hộ, tuân theo và bảo vệ.
 b. Tán thành, ủng hộ, tuân theo và làm theo.
 c. Ủng hộ, tuân theo, làm theo và bảo vệ.
 d. Sẳn sàng tuân theo, bảo vệ và làm theo.
2. Trong các cuộc tranh luậnvới các bạn cùng lớp, em sẽ :
 a. Bảo vệ đến cùng ý kiến của mình, không cần lắng nghe ý kiến người khác.
 b. Ý kiến nào được nhiều bạn đồng tình thì theo.
 c. Lắng nghe ý kiến của bạn, tự phân tích, đánh giá xem ý kiến nào hợp lý nhất thì theo.
 d. Không bao giờ dám đưa ra ý kiến của mình.
3. Theo em, hành vi nào sau đây thể hiện sự tôn trọng lẻ phải ?
 a. Chỉ làm những việc mà mình thích.
 b. Phê phán những việc làm sai trái.
 c. Tránh tham gia vào những việc không liên quan đến mình.
 d. Gió chiều nào che chiều ấy, cố gắng không làm mất lòng ai.
4. Người biết giữ chữ tín sẽ nhận được . . . của người khác đối với mình.
 a. Tin cậy, tin tưởng. b. Tin cậy, tín nhiệm.
 c. Tin tưởng, tín nhiệm. d. Tin cậy, tin tưởng, tự tin.
5. Giữ chữ tín sẽ giúp mọi người như thế nào ?
 a. Gắn bó. b. Đoàn kết.
 c. Đoàn kết và dễ dàng hợp tác với nhau. d. Dễ dàng hợp tác với nhau.
6. Hành vi nào sau đây chưa thể hiện việc giữ chữ tín.
 a. Làm việc gì cũng có chất lượng, có hiệu quả.
 b. Thực hiện nội quy nhà trường.
 c. Cố gắng thực hiện cho được lời hứa.
 d. Hứa lần sau không tái phạm nhưng vẫn tái phạm.
7. Những qui định của một tập thể phải như thế nào với những qui định của pháp luật ?
 a. Phù hợp. b. Thống nhất. 
 c. Tuân theo. d. Song song.
8. Học sinh cần . . . thực hiện đúng những qui định của nhà trường, cộng đồng và nhà nước.
 a. Thường xuyên và tự giác. b. Tự nguyện và tự giác.
 c. Thực hiện và tự giác. d. Làm tốt và tự giác.
9. Những qui định của pháp luật và kỷ luật giúp con người có một . . . để rèn luyện và thống nhất trong hoạt động.
 a. Qui định chung. b. Chuẩn mực chung.
 c. Qui luật chung. d. Phép tắc chung.
10. Tình bạn là tình cảm gắn bó giữa . . .
 a. Một người. b. Hai người.
 c. Hai người hoặc nhiều người. d. Một người, hai người hay nhiều người.
11. Để xây dựng tình bạn trong sáng , lành mạnh cần có . . . từ cả hai phía.
 a. Thiện cảm, thiện chí. b. Thiện cảm và cố gắng.
 c. Thiện chí và cố gắng. d. Cảm thông và cố gắng.
12. Em tán thành ý kiến nào sao đây ?
 a. Tình bạn đẹp chỉ có trong sách vở.
 b. Bạn bè phải biết bao che, bảo vệ nhau trong mọi trường hợp.
 c. Không thể có tình bạn trong sáng, lành mạnh giữa hai người khác giới.
 d. Tình bạn trong sáng, lành mạnh không thể có từ một phía. 
13. Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác sẽ tạo . . . để nước ta tiến nhanh trên con đường xây dựng đất nước.
 a. Điều kiện. b. Thời cơ. c. Tiềm năng. d. Thách thức.
14. Em đồng ý với việc làm nào dưới đây:
 a. Bắt chước kiểu quần áo của các ngôi sao điện ảnh.
 b. Học hỏi công nghệ sản xuất hiện đại để ứng dụng ở Việt Nam.
 c. Chỉ dùng hàng hóa ngoại, chê hàng hóa của Việt Nam.
 d. Không xem nghệ thuật dân tộc Việt Nam.
15. Cần học tập, tìm hiều và tiếp thu đời sống và nền văn hóa của các dân tộc trên thế giới một cách có . . . với điều kiện, hoàn cảnh và truyền thống của dân tộc ta.
 a. Chọn lọc. b. Phù hợp
 c. Chọn lựa, chọn lọc, phù hợp. d. Chọn lọc phù hợp.
16. Góp phần xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư là . . . của mỗi công dân.
 a. Nghĩa vụ. b. Bổn phận. 
 c. Trách nhiệm. d. Nhiệm vụ.
17. Những biểu hiện nào sau đây là chưa xây dựng nếp sống văn hóa ?
 a. Bỏ trồng cây thuốc phiện. 
 b. Trẻ em đến tuổi đi học đều được đến trường. 
 c. Nghe và tuyên truyền tin đồn nhảm. 
 d. Tích cực đọc sách báo.
18. Học sinh chúng ta cần phải làm gì với tính tự lập ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường ?
 a. Rèn luyện. b, Phấn đấu. c. Học tập. d. Cố gắng
19. Người có tính tự lập thường . . . trong cuộc sống và họ xứng đáng nhận được sự kính trọng của mọi người.
 a. Thuận lợi. b. Thành cộng. c. May mắn. d. Vượt qua.
20. Em không tán thành với ý kiến nào sau đây :
 a. Tự lập trong cuộc sống không phải là điều dễ dàng.
 b. Bố mẹ giàu có cũng cần cố gắng học tập.
 c. Những thành công chỉ nhờ vào sự nâng đơ, bao che của người khác thì không thể bền vững.
 d. Không thể thành công nếu chỉ dựa trên sự nổ lực phấn đấu của bản thân. 
21. Chúng ta cần rèn luyện lao động tự giác và sáng tạo vì :
 a. Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đang đòi hỏi.
 b. Sự nghiệp của cộng đồng, toàn xã hội đang cần.
 c. Lợi ích của cá nhân mình.
 d. Lợi ích của bản thân, gia đình và xã hội.
22. Học sinh phải có . . . lao động tự giác và lao động sáng tạo trong học tập.
 a. Ý chí vươn lên. b. Đức tính siêng năng. 
 c. Kế hoạch rèn luyện. d. Tinh thần trách nhiệm.
23. Biểu hiện nào sau đây chưa thể hiện lao động tự giác và lao động sáng tạo ?
 a. Tự giác thực hiện nội qui của trường, lớp.
 b. Lối sống tự do cá nhân.
 c. Nghiêm khắc sửa chữa sai trái.
 d. Chống lười biếng, dối trá, cẩu thả, tùy tiện.
24. Lao động tự giác và sáng tạo thì sẽ giúp chúng ta . . . được kiến thức, kỹ năng, ngày càng thuần thục.
 a. Tích lũy. b. Tiếp thu. c. Rèn luyện. d. Thu hoạch.
25. Nội qui trường học do ai đề ra ?
 a. Nhà trường. b. Nhà nước. c. Giáo viên chủ nhiệm. d. Học sinh.
26. Trong bài xây dựng tình bạn trong sáng lành mạnh nói về hai vị lãnh tụ nào ?
 a. Mác- LêNin. b. Mác – Ang ghen. 
 c. Bác Hồ – Lê Nin. d. Lê Nin – Ang ghen.
27. Di sản văn hóa nào sau đây là của nước Việt Nam ?
 a. Kim tự tháp. b. Nữ thần tự do.
 c. Vịnh Hạ Long. d. Vạn lý trường thành.
 28. Em đồng với ý kiến nào sau đây ?
 a. Học tiếng nước ngoài là một việc làm vô ích.
 b. Học tiếng nước ngoài để có cơ hội đi làm việc ở nước ngoài vì lương cao. 
 c. Học tiếng nước ngoài có ích cho bản thân và xã hội trong điều kiện hội nhập của nước ta hiện nay.
 d. Không cần học, có tiền mua được chứng chỉ tiếng nước ngoài.
29. Liêm khiết là một . . . của con người.
 a. Phẩm chất đạo đức. b. Đặc điểm sống.
 c. Cách xử sự. d. Đức tính.
30. Người sống liêm khiết sẽ nhận được.
 a.Sự quý trọng tin cậy của mọi người. b. Mọi người kính sợ.
 c. Sự xa lánh của mọi người. d. Mọi người giúp đỡ.
31. Cần tôn trọng người khác trong hoàn cảnh nào ?
 a. Mọi nơi, mọi lúc, trong cử chỉ, hành động và cả lời nói.
 b. Thể hiện ở hành động.
 c. Tôn trọng người khác ở chỗ đông người.
 d. Dùng lời nói để thể hiện tôn trọng người khác.
32. Người . . . là coi trọng lòng tin của mọi người đối với mình, biết trọng lời hứa và biết tin tưởng nhau. 
 a. Giữa chữ tín. b. Giữ lời hứa. c. Tôn trọng lẽ phải. d. Tự trọng.
33. Các quy tắc xử sự chung có tính bắt buộc, do nhà nước ban hành được gọi là :
 a. Pháp luật. b. Nội quy. c. Văn bản. d. Công văn.
34. Học sinh cần thường xuyên và . . . thực đúng những quy định của nhà trường, cộng đồng và nhà nước.
 a. Tự giác. b. Phải. c. Nổ lực. d. Từng bước.
35. Điền từ còn thiếu vào câu ca dao : 
 “ . . . Là nghĩa trước sau.
 Tuổi thơ cho đến bạc đầu không phai”
 a. Anh em. b. Bạn bè. c. Tình cảm. d. Tình thân.
36. Khi thấy bạn mình sai phạm hoặc vi phạm pháp luật, em sẽ : 
 a. Che dấu giúp bạn. 
 b. Khuyên bạn bỏ trốn.
 c. Khuyên bạn nhận lỗi và khắc phục sửa sai. 
 d. Cùng tham gia với bạn.
37. Trong câu truyện nói về tính tự lập, anh Lê là người có tính tự lập :
 a. Đúng. b. Sai.
38. Là học sinh, chúng ta . . . tính tự lập.
 a. Không phải rèn luyện. b. Đã có sẳn.
 c. Kế thừa và phát huy. d. Cần phải rèn luyện. 
39. Theo em, biểu hiện nào sau đây là biểu hiện xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư ?
 a. Làm vệ sinh đường phố, làng xóm. b. Truyền tin đồn nhảm. 
 c. Tụ tập đánh bạc d. Kế thừa và phát huy.
40. Đặc điểm nào sau đây thể hiện tình bạn trong sáng, lành mạnh ?
 a. Nữ phải tôn trọng nam. b. Bình đẳng trong tôn trọng lẫn nhau.
 c. Nam phải tôn trọng nữ. d. Bạn nghèo phải nghe theo bạn giàu.
 ĐÁP ÁN
 CÂU
 ĐÚNG
 CÂU
 ĐÚNG
 CÂU
 ĐÚNG
 CÂU
 ĐÚNG
 1
 A
 11
 C
 21
 A
 31
 A
 2
 C
 12
 D
 22
 C
 32
 A
 3
 A
 13
 A
 23
 B
 33
 A
 4
 B
 14
 B
 24
 B
 34
 A
 5
 C
 15
 D
 25
 A
 35
 B
 6
 D
 16
 C
 26
 B
 36
 C
 7
 C
 17
 C
 27
 C
 37
 B
 8
 A
 18
 A
 28
 C 
 38
 D
 9
 B
 19
 B
 29
 A
 39
 A
 10
 C
 20
 D
 30
 A
 40
 B

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN GDCD 8 OK CHUAN.doc