Giáo án Giáo dục công dân 8 chi tiết - Học kì 1

Giáo án Giáo dục công dân 8 chi tiết - Học kì 1

Bài 1. TÔN TRỌNG LẼ PHẢI

I Mục tiêu bài học:

1, Kiến thức:

- HS hiểu thế nào là tôn trọng lẽ phải, phân biệt được những biểu hiện tôn trọng lẽ phải và ko tôn trọng.

- HS nhận được vì sao trong c/s mọi người đều cần phải tôn trọng lẽ phải.

2, Kĩ năng:

- HS có thói quen và biết tự kiểm tra hành vi của mình, rèn luyện troẻ thành người biết tôn trọng lẽ phải.

3, Thái độ:

- HS biết phân biệt các hành vi tôn trọng và ko tôn trọng lẽ phải.

- Học tập gương những người biết tôn trọng lẽ phải, phê phán những hành vi thiếu tôn trọng lẽ phải.

 II/Chuẩn bị:

 1) Giáo viên:

 - SGK, SGV GDCD 8

 - Phiếu học tập

 - Giấy khổ lớn, bút dạ, băng dính, kéo

 2) Học sinh:

 SGK GDCD 8

 

doc 54 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 979Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân 8 chi tiết - Học kì 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 1: 
Soạn: 15/08/2011 Giảng: 16/08/2011
Bài 1. Tôn trọng lẽ phải
I Mục tiêu bài học:
1, Kiến thức:
- HS hiểu thế nào là tôn trọng lẽ phải, phân biệt được những biểu hiện tôn trọng lẽ phải và ko tôn trọng.
- HS nhận được vì sao trong c/s mọi người đều cần phải tôn trọng lẽ phải.
2, Kĩ năng:
- HS có thói quen và biết tự kiểm tra hành vi của mình, rèn luyện troẻ thành người biết tôn trọng lẽ phải.
3, Thái độ:
- HS biết phân biệt các hành vi tôn trọng và ko tôn trọng lẽ phải.
- Học tập gương những người biết tôn trọng lẽ phải, phê phán những hành vi thiếu tôn trọng lẽ phải.
 II/Chuẩn bị:
 1) Giáo viên:
 - SGK, SGV GDCD 8
 - Phiếu học tập
 - Giấy khổ lớn, bút dạ, băng dính, kéo 
 2) Học sinh: 
 SGK GDCD 8
III/ Các giá trị sống cần tích hợp và những kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài.
	- Các giá trị sống cần tích hợp: Chí công vô tư, tôn trọng lẽ phải...
	- Những kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài: kĩ năng suy nghĩ tích cực, kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng nói, kĩ năng làm việc theo nhóm, kĩ năng tư duy sáng tạo, kĩ năng làm chủ bản thân.
IV/ Các phương pháp/ kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng
	- Thảo luận nhóm
	- Giải quyết vấn đề
	- Động não
	- Đóng vai 
 V/ Tiến trình các hoạt động dạy học:
1) ổn định tổ chức lớp:
 2 ) Kiểm tra bài cũ 
 3) Bài mới:
Hoạt động 1. Khởi động
Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng cho học sinh
Giới thiệu bài mới
?: trong chương trình lớp 7 chúng ta đã được học những đức tính, phẩm chất đáng quý nào?
HS: giản dị, trung thực, tự trọng, yêu thương con người, tôn sư trọng đạo
GV: lên lớp 8 chúng ta tiếp tục học các nội dung đó và pháp luật.
Hoạt động 2. Hướng dẫn hs tìm hiểu bản chất, nội dung của tôn trọng lẽ phải.
Mục tiêu: Nhận ra thế nào là lẽ phải ,tôn trọng lẽ phải.
Kỹ năng sống cần đạt: Làm việc nhóm, suy nghĩ tích cực, tự nhận thức
Phương pháp
Nội dung
GV: chia lớp làm 6 nhóm thảo luận.
Nhóm 1,2: đọc trường hợp 1 và nhận xét về quan tuần phủ Nguyễn Quang Bích.
Nhóm 3,4: ý 2.
Nhóm 5,6: ý 3.
HS: thảo luận, cử đại diện lên trình bày kết quả.
GV: bổ xung, kết luận.
Theo em để có cách sử sự phù hợp trong các trường hợp này cần dựa trên cơ sở nào?
HS: 
Nhận thức đúng đắn về vấn đề.
Tôn trọng sự thật, bảo vệ lẽ phải, phê phán việc làm sai trái.
GV: kết luận: Những cách cư sử trên là tôn trọng lẽ phải.
Vậy lẽ phải là gì? thế nào là tôn trọng lẽ phải? chúng ta cùng chuyển sang phần tiếp theo ->
I, Đặt vấn đề:
1, Quan tuần phủ NQBích: một con người dũng cảm, trung thực dám đấu tranh đến cùng bảo vệ chân lí, lẽ phải.
2, Em cần ủng hộ nếu ý kiến của bạn mình đúng. -> Phân tích cho các bạn khác hiểu.
3, Cần tỏ thái độ ko đồng tình, phân tích cho các bạn thấy tác hại của việc làm sai trái đó.-> khuyên bạn lần sau ko làm như thế nữa.
Hoạt động 3 Tìm hiểu nội dung bài học.
Mục tiêu: Tìm hiểu khái niệm nội dung bài học.
Kỹ năng sống cần đạt: suy nghĩ tích cực ,làm việc nhóm...trình bày....
?: Lẽ phải là gì?
HS:
?: Tôn trọng lẽ phải là làm như thế nào?
HS:
?: Em hãy nêu những biểu hiện hành vi tôn trọng lẽ phải và ko tôn trọng lẽ phải?
HS:
GV:
* nêu các trường hợp tôn trọng lẽ phải
- Thầy giáo Đỗ Việt Khoa (Hà Tây) dám đấu tranh chống tiêu cực trong thi cử.
* Một số tình huống vi phạm do ko tôn trọng:
- Vi phạm luật ATGT đường bộ.
- Vi phạm nội quy trường, lớp .
- Làm trái quy định của pháp luật.
- Gió chiều nào che chiều ấy.
GV: trong c/s quanh ta có nhiều những tấm gương thể hiện sự tôn trọng lẽ phải, được biểu hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau: qua thái độ, lời nói, cử chỉ và hành động.
?: Có lúc nào em ko tôn trọng lẽ phải? cần điều chỉnh như thế nào?
HS: tự nêu.
?: Theo em việc chúng ta tôn trọng lẽ phải có ý nghĩa như thế nào? (VD: Trong c/s, ở trường lớp, ngoài XH)
HS:
?: Theo em hs cần phải làm gì để trở thành người biết tôn trọng lẽ phải?
HS:
GV: treo bảng phụ ghi nội dung bài tập.
HS: lựa chọn đáp án đúng của mình.
GV: thống nhất lựa chọn c, vì đố là cách ứng xử phù hợp nhất.
?: Tại sao ko chọn a? 
HS: vì đó là sự bảo thủ.
?: Tại sao ko chọn b?
HS: đó là a dua, gió chiều nào che chiều ấy.
?: Tại sao ko chọn d?
HS: đó là thiếu tự tin ko dám đấu tranh
II, Bài học:
1, Lẽ phải: những điều được coi là đúng đắn, phù hợp đạo lí và lợi ích chung của XH.
- Tôn trọng lẽ phải là công nhận, ủng hộ, tuân theo và bảo vệ những điều đúng đắn, biết điều chỉnh suy nghĩ, hành vi của mình theo hướng tích cực, ko chấp nhận và ko làm việc sai trái.
2, ý nghĩa:
Giúp chúng ta có cách ứng xử phù hợp, làm lành mạnh các mối quan hệ XH, góp phần thúc đẩy XH ổn định, phát triển.
3, Trách nhiệm của HS: 
- học tập gương những người biết tôn trọng lẽ phải để có hành vi ứng xử phù hợp, 
- tránh xa và loại bỏ hành vi trái ngược với sự tôn trọng lẽ phải.
Hoạt động 4 Tìm hiểu phần luyện tập.
Mục tiêu: Làm tốt các bài tập.
Kỹ năng sống cần đạt: suy nghĩ tích cực ,làm việc nhóm...trình bày....làm việc độc lập.
HS: đọc yêu cầu của bài tập và lựa chọn đáp án nào? vì sao?
HS:
GV: kết luận
GV: treo bảng phụ ghi các hành vi.
HS: lựa chọn 
GV: hướng dẫn hs tự làm
?: Sưu tầm một số câu ca dao, tục ngữ nói về tôn trọng lẽ phải?
VD: 
Gió chiều nào xoay chiều ấy
Dĩ hoà vi quý
Nói phải củ cải cũng nghe.
II, Bài tập:
Bài 1: c là cách giải quyết phù hợp, biết phân tích đánh giá đúng sai, biết tôn trọng lẽ phải.
Bài 2: c là phương án tích cực nhất, vừa thể hiện sự tôn trọng lẽ phải vừa có tác dụng giúp đỡ bạn tiến bộ
Bài 3: các hành vi thể hiện sự tôn trọng lẽ phải là: a,c,e.
Bài 4:
Bài 5:
4, Củng cố kiến thức:
- Nhắc lại KN tôn trọng lẽ phải.
- HS cần làm gì để bết tôn trọng lẽ phải?
5, Hướng dẫn về nhà:
- làm hoàn thiện các bài tập.
- Chuẩn bị bài: “Liêm khiết”
Soạn: 21/08/2011 Giảng: 23/08/2011 
Tiết 2: 
Bài 2. Liêm khiết
I Mục tiêu bài học:
1, Kiến thức:
- HS hiểu khái niệm về liêm khiết. Biết phân biệt hành vi liêm khiết và hành vi ko liêm khiết.
- HS thấy rõ tầm quan trọng của liêm khiết.
2, Kĩ năng:
- HS có thói quen và biết tự kiểm tra hành vi của mình, rèn luyện trở thành người liêm khiết.
3, Thái độ:
- HS đồng tình, học tập. Biết phê phán những hành vi ko liêm khiết.
 II/Chuẩn bị:
 1) Giáo viên:
 - SGK, SGV GDCD 8
 - Phiếu học tập
 - Giấy khổ lớn, bút dạ, băng dính, kéo 
 2) Học sinh: 
 SGK GDCD 8
III/ Các giá trị sống cần tích hợp và những kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài.
	- Các giá trị sống cần tích hợp: Liêm khiết ,sống giản dị,trung thực....
	- Những kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài: kĩ năng suy nghĩ tích cực, kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng nói, kĩ năng làm việc theo nhóm, kĩ năng tư duy sáng tạo, kĩ năng làm chủ bản thân.
IV/ Các phương pháp/ kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng
	- Thảo luận nhóm
	- Giải quyết vấn đề
	- Động não
	- Đóng vai 
 V/ Tiến trình các hoạt động dạy học:
1) ổn định tổ chức lớp:
 2 ) Kiểm tra bài cũ 
 3) Bài mới:
Hoạt động 1. Khởi động
Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng cho học sinh.
GV: nêu tình huống
Nhặt được của rơi trả người đánh mất.
Một bác sĩ ko nhận tiền của bệnh nhân.
Một cán bộ nhận tiền hối lộ.
?: Nhận xét của em về các tình huống trên?
HS: A,B thể hiện tính liêm khiết 
 Hoạt động 2 Tìm hiểu các biểu hiện liêm khiết.
Mục tiêu: Nhận ra những biểu hiện của liêm khiết.
Các kỹ năng sống cần đạt: Suy nghĩ tích cực, làm việc nhóm, làm việc cá nhân
Phương pháp
Nội dung
Thảo luận nhóm.
GV: Chia lớp làm 6 nhóm thảo luận.
Nhóm 1,2: đọc tình huống 1 và thảo luận
?: Ông bà Mariquyri đã có phát minh gì? phát minh ấy có giá trị như thế nào? Sau đó c/s của họ ra sao? Bà đã có thái độ như thế nào khi nhận quà? Em có nhận xét gì về bà?
Nhóm 3,4: đọc tình huống 2.
?: Dương Chấn đã giúp Vương Mật điều gì? Thái độ của Dương Chấn khi Vương Mật trả ơn ? Nhận xét gì về ông?
Nhóm 5,6: đọc tình huống 3.
?: Em hiểu gì về Bác Hồ qua lời nhà bào Mĩ?
HS: các nhóm cử đại diện trình bày.
GV: nhận xét cách xử sự của 3 nhân vật trong 3 câu chuyện trên: đều nói lên lối sống thanh tao, ko vụ lợi ko ham danh, làm việc vô tư, có trách nhiệm, ko đòi hỏi điều kiện vật chất nào
 -> Đó là biểu hiện của tính liêm khiết.
I, Đặt vấn đề:
- Bà Mari ko vụ lợi, tham lam, sống có trách nhiệm với gia đình và XH, ko đòi hỏi điều kiện vật chất nào.
- Thanh cao, vô tư, ko hám lợi.
- Cụ Hồ là người VN trong sạch, liêm khiết.
Hoạt động 3 Tìm hiểu nội dung bài học.
Mục tiêu:Tìm hiểu các kiến thức nội dung bài học.
Kỹ năng: Tổng hợp, suy nghĩ tích cực ,trình bày..
?: Vậy em hiểu liêm khiết là gì?
HS:
?: Hãy lấy ví dụ về tấm gương liêm khiết mà em biết?
HS:
1, Bố mẹ em làm giàu bằng sức lao động và tài năng của mình.
2, Nhiều doanh nghiệp trẻ thành đạt làm giàu cho đất nước.
?: Trái với liêm khiết là những biểu hiện như thế nào?
HS: Tham ô, lợi dụng chức quyền làm giàu, móc ngoặc, ăn hối lộ,
?: Những người làm giàu bất chính liệu c/s tinh thần của họ có thanh thản ko?
HS:
?: Thái độ của mọi người với họ ra sao?
HS: coi thường, ko tôn trọng.
?: Vậy t/d của liêm khiết là gì?
HS: đọc bài học 2.
?: Muốn trở thành người có đức tính liêm khiết cần rèn luyện như thế nào?
HS
.
II, Nội dung bài học:
1, Liêm khiết là:
 Là một phẩm chất đạo đức của con người thể hiện lối sống trong sạch, ko hám danh, hám lợi, ko bận tâm về những toan tính nhỏ nhen, ích kỉ.
2, Tác dụng của lối sống liêm khiết:
 Làm cho con người thanh thản, nhận được sự quý trọng, tin cậy của mọi người, góp phần làm cho XH trong sạch, tốt đẹp hơn.
3, Rèn luyện:
- Biết phân biệt hành vi liêm khiết với ko liêm khiết.
- Đồng tình, ủng hộ, quý trọng người liêm khiết.
- Biết phê phán những hành vi ko liêm khiết.
Hoạt động 4 Luyện tập.
Mục tiêu: Giải quyết nội dung các bài học.
Kỹ năng: Tổng hợp,luyện tập...
GV: treo bảng phụ ghi các hành vi
HS: chọn hành vi em cho là liêm khiết, giải thích.
GV: treo bảng phụ ghi các hành vi
Chia lớp làm 4 nhóm thảo luận.
Nhóm1: ý a (chọn và giải thích)
Nhóm2: ý b. (chọn và giải thích)
Nhóm3: ý c (chọn và giải thích)
Nhóm4: ý d (chọn và giải thích)
GV: đọc trong bài tập tình huống
III, Luyện tập:
Bài 1: 1,3,5,7
Bài 2: tán thành ý d, ko tán thành a,b,c.
Bài 3: kể một câu chuyện về tính liêm khiết.
Bài 4:
Những câu tục ngữ, ca dao nói về liêm khiết
Đói cho sạch rách cho thơm.
Chết trong hơn sống đục
Cần kiệm liêm chính, chí công vô tư.
 4, Củng cố kiến thức:
- Liêm khiết là gì?
- Tác dụng của liêm khiết.
- Rèn luyện liêm khiết như thế nào?
5, Hướng dẫn về nhà:
- làm hoàn thiện các bài tập.
- Chuẩn bị: “ Tôn trọng người khác”
Soạn: 29/08/2011 Giảng : 30/8/2011 
Tiết 3: 
Bài 3. tôn trọng người khác
I Mục tiêu bài học:
1, Kiến thức:
- HS hiểu thế nào là tôn trọng người khác, nắm vững những biểu hiện tôn trọng người khác.
2, Kĩ năng:
- HS biết phân biệt ... rất cần được cha mẹ, ông bà nuôi dạy, yêu thương
Con cái phải biết kính trọng biết ơn và phụng dưỡng ông bà cha mẹ
-> điều đó thể hiện p/c đạo đức của con người, phù hợp với đạo lí với truyền thống tốt đẹp của DT VN.
-> Chính vì vậy mà PL nước ta đã có quy định cụ thể và rõ ràng về quyền và trách nhiệm của cha mẹ, ông bà đối với con cháu và của con cháu đối với ông bà cha mẹ. Chúng ta chuyển sang nội dung bài học ->
I. Đặt vấn đề:
* Gia đình: có vai trò đặc biệt quan trọng, nó là cái nôi nuôi dưỡng, là môi trường quan trọng hình thành và giáo dục nhân cách mỗi con người, 
đồng thời cũng là nguồn động lực để thúc đẩy chúng ta phấn đấu và trưởng thành.
Hoạt động 3
Mục tiêu: Học sinh tìm hiểu nội dung bài học.
Rèn các kỹ năng sống: Làm việc nhóm, suy nghĩ tích cực,làm việc độc lập.
?: Dựa vào hiểu biết của em PL nhà nước ta quy định như thế nào về quyền và nghĩa vụ của ông bà cha mẹ đối với con cháu?
HS:
GV: treo bảng phụ ghi nội dung bài học 1.
HS: đọc
GV: Em hiểu thế nào về quyền và lợi ích hợp pháp của con, tôn trọng ý kiến của con?
HS: quyền và lợi ích hợp pháp là những quyền thuộc các nhóm quyền được PL quy định. 
?: Theo em những hành vi như thế nào là phân biệt đối xử? ngược đãi? xúc phạm? hoặc ép con làm trái PL?
GV: để hiểu rõ hơn về quyền và nghĩa vụ của ông bà cha mẹ, chúng ta làm bài tập SGK.T33
GV; chia lớp làm 6 nhóm thảo luận
N1,2: bài 3
N3,4: bài 4
N5,6: bài 5
HS; thảo luận cử đại diện trình bày
GV: kết luận
Kết thúc tiết học.
=> Con cái rất cần được cha mẹ, ông bà nuôi dạy, yêu thương song cũng phải kính trọng, biết ơn và phụng dưỡng ông bà cha mẹ.
II. Bài học:
1, Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ, ông bà đối với con cháu:
Hoạt động 2
- Mục tiêu: Học sinh tìm hiểu nội dung bài học.
- Rèn các kỹ năng sống: Làm việc nhóm, suy nghĩ tích cực,làm việc độc lập.
?: Nhắc lại quyền của ông bà, cha mẹ đối với concái?
HS:
2, Quyền và nghĩa vụ của con cháu.
4, Bổn phận của anh chị em:
 Hoạt động 3 Luyện tập.
Mục tiêu: Học sinh làm tốt các bài tập.
Kỹ năng sống cần đạt: Làm việc nhóm, suy nghĩ độc lập.
GV: nêu tình huống 1: Nhà Oanh có 5 người: ông bà nội, bố mẹ, và Oanh. Bố mẹ bận đi làm, thương ông bà nên ngoài thời gian học tập Oanh thường đọc báo, trò chuyện, chăm sóc ăn uống cho ông bà. Ngày nghie Oanh đưa ông bà đi dạo chơi, sợ ảnh hưởng đến học tập của con có lúc bố mẹ mắng Oanh.
?: nêu ý kiến của em về việc làm của Oanh? Của bố mẹ Oanh?
HS:
- Oanh: chăm sóc, yêu quý ông bà, 
- bố mẹ Oanh: chỉ biết lo cho con mà ko quan tâm đến bố mẹ, ko hiểu cả con.
GV; nêu tình huống 2:
Ông nội M ở quê lên chơi, bố mẹ vui lắm đã mua quần áo mới, thức ăn ngon cho ông, đưa ông đi chơi. Riêng M luôn để ý và nhắc ông phải để dép ở ngoài, ko nói to, ko mở tivi xem chương trình mà M ko thích.
?: nêu ý kiến của em về M và bố mẹ M?
HS
- M: ko tôn trọng ông, coi thường ô.
- bố mẹ M: có hiếu với ông.
GV: như vậy chúng ta thấy trong gia đình nhiều khi có 2,3,4 thế hệ cùng chung sống. để gia đình thật sự hạnh phúc, theo em mỗi thành viên trong gia đình phải như thế nào?
HS: thật sự yêu thương, quý trọng nhau
GV: bên cạnh tình yêu thương thì con cháu còn có quyền và nghĩa vụ như thế nào?
HS: đọc nội dung bài học 2.
?: hãy tìm những câu tục ngữ, ca dao nói về t/c gia đình?
HS:
GV: nêu
- anh em nào phải người xa
Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân
- anh em như chân với tay
Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần
?: em hiểu như thế nào về bài ca dao trên?
HS: anh em trong gia đình phải yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau
?: từ đó ta thấy anh em có bổn phận như thế nào?
HS: SGK
?: theo em nếu đảm bảo các quyền và nghĩa vụ trên thì gia đình sẽ như thế nào?
HS: êm ấm, hạnh phúc, tiến bộ.
?: CD phải có trách nhiệm như thế nào về việc này?
HS: thực hiện tốt các quy định về quyền và nghĩa vụ của CD đối với gia đình.
GV: Chia lớp làm 3 đội xây dựng 3 tình huống trong SGK, thực hiện trước lớp
HS: các nhóm nhận xét
GV: đánh giá, cho điểm.
III, Luyện tập:
 4, Củng cố:
- Nhắc lại các quyền và nghĩa vụ của CD trong gia đình?
- Trách nhiệm của HS?
5, Hướng dẫn về nhà:
- học bài và làm hoàn thiện các bài tập vào vở.
- chuẩn bị nội dung thực hành ngoại khoac các vấn đề địa phương.
Tiết 16: 
Soạn: 7 /12/2011 Thực hành, ngoại khoá
 G: 8/12. 8AB. Các nội dung đã học
Mục tiêu bài học:
1, Kiến thức:
- qua nôi dung thực hành giúp hs hiểu rõ hơn về việc thực hiện theo quy định của PL ở địa phương.
2, Kĩ năng:
- HS biết tham gia vào việc vận động thực hiện tốt nghĩa vụ công dân
3, Thái độ:
- GD ý thức tuyên truyền công đồng về tác hại cảu các tai tệ nạn XH.
II/Chuẩn bị:
 1) Giáo viên:
 - SGK, SGV GDCD 8
 - Phiếu học tập
 - Giấy khổ lớn, bút dạ, băng dính, kéo 
 2) Học sinh: 
 SGK GDCD 8
 III/ Các giá trị sống cần tích hợp và những kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài.
	- Các giá trị sống cần tích hợp: khả năng làm việc độc lập, hợp tác.
	- Những kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài: kĩ năng suy nghĩ tích cực, kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng nói, kĩ năng làm việc theo nhóm, kĩ năng tư duy sáng tạo, kỹ năng phan tích tình huống.
IV/ Các phương pháp/ kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng
	- Thảo luận nhóm
	- Giải quyết vấn đề
	- Động não
 V/ Tiến trình các hoạt động dạy học:
 1, Tổ chức:
2, Kiểm tra:
3, Bài mới:
Hoạt động 1
- Mục tiêu; Tạo tâm thế định hướng học tập cho học sinh.
Hoạt động của GV – HS
 HĐ2 :
GV: 
- nêu mục đích, ý nghĩa của buổi hoạt động
- thông qua chương trình: thi giữa 4 tổ
- Nội dung: các tổ trình bày kết quả sưu tầm theo chủ đề:
+ tích cực thamgia các hoạt đông chính trị XH
+ Xây dựng đời sống văn hoá ở cộng đồng dân cư
+ việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình.
 -> rút ra bài học ý nghĩa cho bản thân
* HĐ3 : các tổ trưởng bốc thăm thứ tự
- lần lượt trình bày kết quả sưu tầm theo chủ đề
* HĐ4:
HS: Các tổ thẻ hiện tiểu phẩm theo một trong 3 chủ đề trên.
GV: nhận xét, đánh giá.
* HĐ5
GV:
- nhận xét sự chuẩn bị của HS
- nhận xét thái độ tham gia giờ học của HS
- nhận xét kết quả giờ học.
Nội dung
Chủ đề 1: 
Việc tham gia các hoạt độngchính trị, XH ở địa phương.
Chủ đề 2:
Việc xây dựng đời sống văn hoá ở cộng đồng dân cư của địa phương:
Chủ đề 3:
Việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của CD trong gia đình 
4, Hướng dẫn về nhà:
- chuẩn bị giờ sau ôn tập.
Soạn : 14/12/2011 Giảng : 15/12/2011 8AB.
 Ôn tập học kì I
I Mục tiêu bài học:
1, Kiến thức:
- Giúp HS củng cố, hệ thống hoá kiến thức đã học trong chương trình.
2, Kĩ năng:
- HS biết nhận xét và sử lí các tình huống thường gặp
3, Thái độ:
- GD ý thức tự tu dưỡng, biết tuân thủ các chuẩn mực đạo đức.
II/Chuẩn bị:
 1) Giáo viên:
 - SGK, SGV GDCD 8
 - Phiếu học tập
 - Giấy khổ lớn, bút dạ, băng dính, kéo 
 2) Học sinh: 
 SGK GDCD 8
 III/ Các giá trị sống cần tích hợp và những kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài.
	- Các giá trị sống cần tích hợp: khả năng làm việc độc lập, hợp tác.
	- Những kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài: kĩ năng suy nghĩ tích cực, kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng nói, kĩ năng làm việc theo nhóm, kĩ năng tư duy sáng tạo, kỹ năng phan tích tình huống.
IV/ Các phương pháp/ kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng
	- Thảo luận nhóm
	- Giải quyết vấn đề
	- Động não
 V/ Tiến trình các hoạt động dạy học:
 1, Tổ chức:
2, Kiểm tra:
3, Bài mới:
Hoạt động 1
- Mục tiêu; Tạo tâm thế định hướng học tập cho học sinh.
Hoạt động của GV – HS
* HĐ2:
?; các bài trong chương trình đã học, thuộc những chủ đề đạo đức và PL nào?
HS: bài 1,2
- Bài 3,4
- bài 5
- bài 6,7
- bài 8
- bài 9
- bài 10
- bài 11
- bài 12.
* HĐ3: ôn lại các bài đã học
?: lẽ phải là gì? ý nghĩa? Thế nào là tôn trọng lẽ phải?
HS: 
?: Thế nào là liêm khiết? í nghĩa? Rèn luyện như thế nào?
HS:
?: Thế nào là tôn trọng người khác? ý nghĩa? 
HS:
?: Thế nào là giữ chữ tín? Tác dụng? rèn luyện như thế nào?
HS:
?: Em hiểu thế nào về PL – kỉ luật? Phân biệt sự giống và khác nhau? í nghĩa đối với c/s?
HS:
?: Tình bạn là gì? nêu những đặc điểm của TB trong sáng lành mạnh? Tác dụng của TB trong sáng lành mạnh?
HS:
?: thế nào là hoạt động chính trị XH? í nghĩa? Em đã tham gia những hoạt động nào?
HS:
?: thế nào là tôn trọng học hỏi các dân tộc khác? ý nghĩa? Chúng ta phải học hỏi, tiếp thu những gì?
HS:
?: em hiểu thế nào là cộng đồng dân cư? í nghĩa của việc xây dựng đời sống văn hoá ở cộng đồng dân cư? Em và gia đình đã làm gì góp phần xây dựng đ/s Vh ở công đồng dân cư nơi em sống?
HS:
?: Thế nào là tính tự lập? í nghĩa? Em rèn luyện như thế nào?
HS:
?: thế nào là LĐ tự giác, sáng tạo? ý nghĩa? 
HS:
?: nêu quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình? Vì sao phải tôn trọng quyền và trách nhiệm đó của CD?
HS:
* HĐ4:
GV: hướng dẫn hs giải quyết tình huống.
Nội dung
I, Các chủ đề đã học:
* đạo đức:
1, Sống cần kiệm liêm chính, chí công vô tư.
2, Sống tự trọng
3, Sống có kỉ luật
4, Sống nhân ái, vị tha
5, Sống hội nhập
6, Sống chủ động sáng tạo
7, Sống có văn hoá
8, Sống có mục đích
* Pháp luật:
Quyền và nghĩa vụ của trẻ em.
II, Nội dung bài học:
1, Tôn trọng lẽ phải:
2, Liêm khiết:
3, Tôn trọng người khác:
4, Giữ chữ tín:
5, Pháp luật và kỉ luật:
6, TB trong sáng, lành mạnh:
7, Tích cực tham gia các hoạt động chính trị và XH:
8, Tôn trọng học hỏi các DT khác:
9, XD đời sống VH ở cộng đồng dân cư:
10, Tính tự lập:
11, LĐ tự giác và sáng tạo:
12: Quyền và nghĩa vụ cuảt các thành viên trong gia đình:
III, Luyện tập:
Bài tập tình huống bài: 10,11,12.
4, Củng cố: nắm vững các nội dung ôn tập
5, Hướng dẫn về nhà: ôn kĩ các bài đã học giờ sau kiểm tra học kì.
Tiết 18: 
Soạn: 20/12/2011 
G: 21/12/2011 kiểm tra học kì I
Mục tiêu bài học:
1, Kiến thức:
- Giúp HS củng cố, hệ thống hoá kiến thức đã học trong chương trình.
- kiểm tra khả năng tiếp thu kiến thức đã học của hs.
2, Kĩ năng:
- HS biết nhận xét và sử lí các tình huống thường gặp
3, Thái độ:
- GD ý thức tự tu dưỡng, biết tuân thủ các chuẩn mực đạo đức.
II/Chuẩn bị:
 1) Giáo viên: Ra đề KT
 2) Học sinh: 
 Ôn theo nội dung.
 III/ Các giá trị sống cần tích hợp và những kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài.
	- Các giá trị sống cần tích hợp: khả năng làm việc độc lập
	- Những kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài: kĩ năng suy nghĩ tích cực, kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng nói, kĩ năng làm việc theo nhóm, kĩ năng tư duy sáng tạo, kỹ năng phan tích tình huống.
IV/ Các phương pháp/ kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng
	- Động não
 V/ Tiến trình các hoạt động dạy học:
 1, Tổ chức:
2, Kiểm tra:
3, Bài mới:
Hoạt động 1
- Mục tiêu; Tạo tâm thế định hướng học tập cho học sinh.
1, Tổ chức:
2, Kiểm tra: 
3, Bài mới:
 Hoạt động 2
GV: phát đề
HS: làm vào đề.

Tài liệu đính kèm:

  • docGD 8 KHONG THE CHI TIET HON.doc