Giáo án Giáo dục công dân 8 cả năm - Trường THCS Xuân Phong

Giáo án Giáo dục công dân 8 cả năm - Trường THCS Xuân Phong

Tiết 1

TÔN TRỌNG LẼ PHẢI

I.Mục tiêu.

1.Kiến thức: HS hiểu thế nào là lẽ phải và tôn trọng lẽ phải. Nêu được một số biểu hiện của tôn trọng lẽ phải.

- Phân biệt được tôn trọng lẽ phải với không tôn trọng lẽ phải. Hiểu được ý nghĩa của tôn trọng lẽ phải.

2. Kĩ năng: HS biết suy nghĩ và hành động theo lẽ phải.

3. Thái độ: HS có ý thức tôn trọng lẽ phải và ủng hộ những người làm theo lẽ phải.

- Không đồng tình với những hành vi làm trái lẽ phải, làm trái đạo lí của dân tộc.

II. Chuẩn bị:

1.GV: SGV, SGK.

2. HS: Sưu tầm những câu truyện về tôn trọng lẽ phải.

III. Tiến trình bài dạy.

1.Ổn định tổ chức ( 1’) 8A.

 8B.

2. Kiểm tra bài cũ (Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS)

3. Bài mới:

 Sống trung thực dám bảo vệ những điều đúng đắn ,không chấp nhận và không làm những điều sai trái đó là những nội dung cốt lõi của tôn trọng lẽ phải .Vậy tôn trọng lẽ phải là gì ? Nó có ý nghĩa như thế nào? Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta giải đáp những thắc mắc đó .

 

doc 90 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 710Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân 8 cả năm - Trường THCS Xuân Phong", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 18/8
Tiết 1
TÔN TRỌNG LẼ PHẢI
I.Mục tiêu.
1.Kiến thức: HS hiểu thế nào là lẽ phải và tôn trọng lẽ phải. Nêu được một số biểu hiện của tôn trọng lẽ phải.
- Phân biệt được tôn trọng lẽ phải với không tôn trọng lẽ phải. Hiểu được ý nghĩa của tôn trọng lẽ phải.
2. Kĩ năng: HS biết suy nghĩ và hành động theo lẽ phải.
3. Thái độ: HS có ý thức tôn trọng lẽ phải và ủng hộ những người làm theo lẽ phải.
- Không đồng tình với những hành vi làm trái lẽ phải, làm trái đạo lí của dân tộc.
II. Chuẩn bị:
1.GV: SGV, SGK.
2. HS: Sưu tầm những câu truyện về tôn trọng lẽ phải.
III. Tiến trình bài dạy.
1.Ổn định tổ chức ( 1’) 8A.......................................................................................
 8B........................................................................................
2. Kiểm tra bài cũ (Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS)
3. Bài mới: 
 Sống trung thực dám bảo vệ những điều đúng đắn ,không chấp nhận và không làm những điều sai trái đó là những nội dung cốt lõi của tôn trọng lẽ phải .Vậy tôn trọng lẽ phải là gì ? Nó có ý nghĩa như thế nào? Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta giải đáp những thắc mắc đó .
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
* Hoạt động 1: HDHS tìm hiểu phần đặt vấn đề.
- Gọi HS đọc chuyện về quan Tuần phủ Hưng Hóa: Nguyễn Quang Bích.
 * Hoạt động nhóm. ( Nhóm nhỏ)
- GV nêu vấn đề: 
+ Những việc làm của viên tri huyện Thanh Ba với tên nhà giàu và người nông dân nghèo?
+ Hình bộ thượng thư anh ruột tri huyện Thanh Ba có hành động gì?
+ Nhận xét về việc làm của quan tuần phủ Nguyễn Quang Bích.
- Nhiêm vụ: HS tập trung giải quyết vấn đề.
- Đại diện nhóm trả lời.
- HS nhận xét-> GV nhận xét.
-> Tri huyện Thanh Ba: ăn hối lộ, ức hiếp dân nghèo, xử án không công minh.
-> Xin tha tội cho tri huyện.
-> Bắt tên nhà giàu, trả lại ruộng cho người nông dân. Phạt tên nhà giàu về tội hối lộ, ức hiếp. Cách chức tri huyện Thanh Ba. 
+ CH: Hành động của quan tuần phủ thể hiện đức tính gì ?
+ CH: Trong các cuộc tranh luận, có bạn đưa ra ý kiến nhưng bị đa số các bạn khác phản đối. Nếu theo ý kiến đó đúng thì em sẽ xử sự như thế nào?
-> Nếu ý kiến đó đúng thì em cần ủng hộ bạn và bảo vệ ý kiến của bạn bằng cách phân tích cho các bạn khác thấy những điểm mà em cho là đúng, hợp lý.
+ CH: Nếu biết bạn mình quay cóp bài trong giờ kiểm tra, em sẽ làm gì?
-> Em cần thể hiện thái độ không đồng tình đối với hành vi đó. Phân tích cho bạn thấy tác hại của việc làm sai trái đó.
+ CH: Để có cách xử sự phù hợp trong các trường hợp ta cần phải làm gì ? 
* Hoạt động 2: HDHS tìm hiểu nội dung bài học.
+ CH: Em hãy kể những biểu hiện của hành vi tôn trọng lẽ phải hoặc không tôn trọng lẽ phải mà em thấy trong cuộc sống hàng ngày?
+ CH: Vậy em hiểu lẽ phải là gì?
+ CH: Tôn trọng lẽ phải được thể hiện qua những khía cạnh nào?
-> Qua thái độ, lời nói, cử chỉ, hành động của con người.
+CH: Lẽ phải có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi người
+ CH: Là HS em phải làm gì để rèn luyện tính tôn trọng lẽ phải?
-> Học tập gương của những người biết tôn trọng lẽ phải để có những hành vi và cách ứng xử phù hợp.
* Hoạt động 3: HDHS luyện tập.
+ CH: Lựa chọn cách giải quyết nào và giải thích vì sao?
+ CH: Nếu người thân của em mắc khuyết điểm, em sẽ lựa chọn phương án nào và giải thích vì sao?
+ CH: Hành vi nào thể hiện sự tôn trọng lẽ phải?
- GV đọc cho HS nghe truyện: Vụ án “ Trái đất quay” (SGV T.21)
(20’)
7’
(10’)
(10’)
I. Đặt vấn đề.
Quan Tuần phủ Hưng Hóa: Nguyễn Quang Bích.
- Ông là người dũng cảm, trung thực, dám đấu tranh để bảo vệ chân lý, lẽ phải, không chấp nhận những điều sai trái.
- Mỗi người không chỉ có nhận thức đúng mà cần phải có hành vi và cách ứng xử phù hợp trên cơ sở tôn trọng sự thật, bảo vệ lẽ phải, phê phán những việc làm sai trái
II. Nội dung bài học.
1. Khái niệm.
- Lẽ phải là những điều được cho là đúng đắn, phù hợp với đạo lý và lợi ích chung của xã hội.
- Tôn trọng lẽ phải là công nhận ủng hộ, tuân theo và bảo vệ những điều đúng đắn.
2. Ý nghĩa.
- Tôn trọng lẽ phải giúp mọi người có cách ứng xử phù hợp, làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội, gpó phần thúc đẩy xã hội phát triển
III Luyện tập.
1. Bài tập 1.
- Lựa chọn đáp án: C.
2. Bài tập 2. 
- Lựa chọn đáp án: C.
3. Bài tập 3.
- Hành vi a, c, e biểu hiện sự tôn trọng lẽ phải.
4. Củng cố (3’)
- CH: Thế nào là tôn trọng lẽ phải? Là HS em cần phải làm gì để rèn luyện tính tôn trọng lẽ phải?
5. Hướng dẫn về nhà (1’) 
- Làm bài tập 4,5.
- Đọc trước bài: Liêm khiết.
* Những lưu ý, kinh nghiệm rút ra sau giờ giảng
Ngày soạn: 
Tiết 2
LIÊM KHIẾT
I.Mục tiêu.
1.Kiến thức: HS hiểu được thế nào là liêm khiết, Nêu được một số biểu hiện của liêm khiết.
- Nêu được ý nghĩa của liêm kiết.
2. Kĩ năng: HS phân biệt được hành vi liêm khiết với tham lam, làm giàu bất chính.
- Biết sống liêm khiết, không tham lam.
3. Thái độ: Có thái độ kính trọng những người sống liêm khiết, phê phán những hành vi tham ô, tham nhũng.
II. Chuẩn bị:
1.GV: SGV, SGK, luật phòng chống tham nhũng được Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam khóa XI kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29/11/2005.
2. HS: Soạn bài.
III. Tiến trình bài dạy.
1.Ổn định tổ chức ( 1’) 8A.......................................................................................
 8B........................................................................................
2. Kiểm tra bài cũ ( 5’)
- CH: Thế nào là tôn trọng lẽ phải? Là HS em cần phải làm gì để rèn luyện tính tôn trọng lẽ phải?
Đáp án:
- Lẽ phải là những điều được cho là đúng đắn, phù hợp với đạo lý và lợi ích chung của xã hội.
- Tôn trọng lẽ phải là công nhận ủng hộ, tuân theo và bảo vệ những điều đúng đắn.
- Học tập gương của những người biết tôn trọng lẽ phải để có những hành vi và cách ứng xử phù hợp.
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
* Hoạt động 1: HDHS tìm hiểu phần đặt vấn đề.
- GV gọi HS đọc chuyện.
* Hoạt động nhóm.( nhóm lớn)
- GV nêu vấn đề: 
+Nhóm 1, 2: Những việc làm của bà Ma-ri Quy-ri là gì. Những việc làm đó thể hiện đức tính gì?
+ Nhóm 3: Những việc làm của Dương Chấn là gì. Những việc làm đó thể hiện đức tính gì? 
+ Nhóm 4: Hành động của Bác Hồ được đánh giá như thế nào? Những hành động đó thể hiện đức tính gì?
- Nhiêm vụ: HS tập trung giải quyết vấn đề.
- Đại diện nhóm trả lời.
- HS nhận xét-> GV nhận xét.
-> Ma-ri Quy-ri không giữ bản quyền phát minh , biếu 1 gam Ra-đi cho viện nghiên cứu ứng dụng để chữa bệng ung thư, không nhận món quà của tổng thống mà dành nó cho viện nghiên cứu khoa học->Là người không vụ lợi, tham lam, sống có trách nhiệm với gia đình và xã hội.
->Dương Chấn được Vương Mật đem vàng đến lễ nhưng ông không nhận-> Ông là người thanh cao, vô tư, không hám lợi.
-> Bác sống như người Việt Nam bình thường, khước từ nhà cửa, quân phục, ngôi sao sáng chói-> Bác là người trong sạch, liêm khiết.
+ CH: Em có nhận xét gì về cách xử sự trong ba trường hợp trên?
+ CH: Trong điều kiện hiện nay, theo em việc học tập những tấm gương đó có còn phù hợp không? Vì sao?
-> Trong điều kiện hiện nay, lối sống thực dụng, chạy theo đồng tiền có xu hướng ngày càng gia tăng, thì việc học tập những tấm gương đó càng trở nên cần thiết và có ý nghĩa thiết thực Vì: + Giúp mọi người phân biệt được những hành vi liêm khiết hoặc không liêm khiết trong cuộc sống hàng ngày. 
 +Đồng tình, ủng hộ, quý trọng người liêm khiết và phê phán những hành vi thiếu liêm khiết.
 +Giúp mọi người có thói quen và biết tự kiểm tra hành vi của mình để rèn luyện bản thân có lối sống liêm khiết.
* Hoạt động 2: HDHS tìm hiểu nội dung bài học.
+ CH: Em hiểu thế nào là liêm khiết?
+ CH: Sống liêm khiết có ý nghĩa như thế nào đối vói con người và xã hội?
+ CH: Tác dụng của đức tính liêm khiết với bản thân em và mọi người?
- Giới thiệu luật phòng chống tham nhũng được Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam khóa XI kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29/11/2005.
* Hoạt động 3: HDHS luyện tập.
+ CH: Những hành vi nào thể hiện thể hiện tính liêm khiết và không liêm khiết? Giải thích vì sao?
+ CH: Em tán thành hay không tán thành những việc làm có trong bài tập 2? Vì sao?
+ CH: Em hãy kể một câu chuyện nói về tính liêm khiết?
(15’)
7’
(10’)
(10’)
I. Đặt vấn đề.
- Cách xử sự của Ma-ri Quy-ri, Dương Chấn, Bác Hồ là những tấm gương sáng để chúng ta học tập, noi theo và kính phục.
II. Nội dung bài học.
1. Khái niệm.
- Liêm khiết là một phẩm chất đạo đức, thể hiện lối sống không hám danh, hám lợi, không nhỏ nhen, ích kỉ.
2. Ý nghĩa.
- Sống liêm khiết làm cho con người thanh thản, nhận được sự quý trọng, tin cậy của mọi người, góp phần làm xã hội trong sạch, tốt đẹp hơn.
III Luyện tập.
1. Bài tập 1.
- Hành vi liêm khiết: 1, 3, 5, 7.
- Hành vi không liêm khiết: 2, 4, 6.
2. Bài tập 2.
- Không tán thànhvới tất cả các cách ở những tình huống đó vì chúng đều biểu hiện những khía cạch khác nhau của sự không liêm khiết.
4. Củng cố (3’)
- CH: Liêm khiết có tác dụng gì trong cuộc sống của con người? Bản thân em sẽ phải làm gì để rèn luyện tính liêm khiết?
5. Hướng dẫn về nhà (1’) 
- Sưu tầm một số câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn nói về đức tính liêm khiết.
- Đọc trước bài: Tôn trọng người khác.
* Những lưu ý, kinh nghiệm rút ra sau giờ giảng
Giảng: 8A: . .2011. Tiết 4
 8B: . .2011. 
 TÔN TRỌNG NGƯỜI KHÁC
I.Mục tiêu.
1.Kiến thức: HS hiểu thế nào là tôn trọng người khác, nêu được những biểu hiện của sự tôn trọng người khác trong cuộc sống hàng ngày.
- Hiểu được ý nghĩa của việc tôn trọng người khác.
2. Kĩ năng: HS biết phân biệt các hành vi tôn trọng và không tôn trọng người khác trong cuộc sống.
- Biết tôn trọng bạn bè và mọi người trong cuộc sống hằng ngày. 
3. Thái độ: Có thái độ đồng tình, ủng hộ những hành vi biết tôn trọng người khác.
- Phản đối những hành vi thiếu tôn trọng người khác.
II. Chuẩn bị:
1.GV: SGV, SGK, phiếu học tập.
2. HS: Soạn bài.
III. Tiến trình bài dạy.
1.Ổn định tổ chức ( 1’) 8A............................................................................................
 8B.............................................................................................
2. Kiểm tra bài cũ ( 5’)
- CH: : Em hiểu thế nào là liêm khiết? Sống liêm khiết có ý nghĩa như thế nào đối vói con người và xã hội?
Đáp án: 
- Liêm khiết là một phẩm chất đạo đức, thể hiện lối sống không hám danh, hám lợi, không nhỏ nhên, ích kỉ.
- Sống liêm khiết làm cho con người thanh thản, nhận được sự quý trọng, tin cậy của mọi người, góp phần làm xã hội trong sạch, tốt đẹp hơn.
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
* Hoạt động 1: HDHS tìm hiểu phần đặt vấn đề.
- GV gọi HS đọc 3 tình huống trong phần đặt vấn đề. 
* Hoạt động nhóm.( ... u hậu quả từ việc phá rừng?
- GV trình chiếu PowerPoint một số hình ảnh ngập lụt tại thủ đô Hà Nội tháng 11- 2008?
- GV trình chiếu PowerPoint một số hình ảnh tích cực tham gia bảo vệ môi trường?
(10’)
(15’)
(15’)
I. Lịch sử ngày môi trường thế giới.
- Ngày 5/6 hàng năm là ngày môi trường thế giới.
- Việt Nam hưởng ứng ngày môi trường thế giới bắt đầu từ năm 1982.
- Tại Việt Nam hưởng ứng ngày môi trường thế giới thường có sự tham gia của mọi tầng lớp dân chúng như: Các quan chức chính phủ, đại diện các cơ quan, tổ chức quốc tế và các đại sứ quán ở Việt Nam, học sinh, sinh viên và các tổ chức xã hội quần chúng...
II. Các loại ô nhiễm chính.
1. Ô nhiễm đất.
- Xảy ra khi đất bị nhiễm các chất hoá học độc hại ( hàm lượng vượt quá giới hạn thông thường) do các hoạt dộng chủ động của con người như khai thác khoáng sản, sản xuất công nghiệp, sử dụng phân bón hoá học hoặc thuốc trừ sâu quá nhiều... hoặc do bị rò rỉ từ các thùng chứa gầm. Phổ bién nhất trong các loại ô nhiễm đất là Hydrocacbon, kim loại nặng, thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu và các Hydrocacbon clo hoá.
2. Ô nhiễm chất phóng xạ.
3.Ô nhiễm tiếng ồn.
- Bao gồm tiếng ồn xe cộ, máy bay, tiếng ồn công nghiệp.
4.Ô nhiễm không khí.
- Việc xả khói bụi và các chất hoá học vào bầu không khí như Các khí độc là Cácbon mônôxit, điô xít lưu huỳnh, các chất cloroplorocacbon, ôxítnitơ là chất thải công nghiệp và xe cộ. Ô rôn quang hoá và khói lẫn sương dược tạo ra khi các ôxít nitơ phản ứng với ánh mặt trời.
5. Ô nhiễm nước.
- Xảy ra khi nước bề mặt chảy qua rác thải sinh hoạt, nước rác công nghiệp, các chất ô nhiễm trên mặt đất rồi thấm xuống nước gầm.
III. Những ảnh hưởng của môi trường đối với sức khoẻ con người và hệ sinh thái.
Đối với sức khoẻ con người.
- Không khí ô nhiễm có thể giết chết nhiều cơ thể sống trong đó có con người.
- Ô nhiễm orone có thể gây bệnh đường hô hấp, bệnh tim mạch, viêm vùng họng, đau ngực, tức thở.
- Ô nhiễm nước gây ra xấp xỉ 14.000 cái chết mỗi ngày, chủ yếu do ăn uống bằng nước bẩn chưa được sử lí. Các chất hoá học và kim loại nặng nhiễm trong thức ăn, nước uống có thể gây ung thư. Dầu tràn có thể gây ngứa rộp da.
- Ô nhiễm tiếng ồn gây điếc, cao huyết áp, trầm cảm, bệnh mất ngủ.
2. Đối với hệ sinh thái.
- Sunpurdioxide và các ôxítnitơ có thể gây mưa axít làm giảm độ PH của đất. Đất bị ô nhiễm có thể trở nên cằn cỗi, không thích hợp cho cây trồng. Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến các cơ thể sống khác trong lưới thức ăn.
- Khói lẫn sương làm giảm ánh sáng mặt trời mà thực vật nhận được để thực hiện quả trình quang hợp. Các loài xâm lấn có thể cạnh tranh chiếm môi trường sống và làm nguy hại cho các loài sinh vật, từ đó làm giảm đa dạng sinh học.
4. Củng cố: (3’)
- CH: Bản thân em sẽ làm gì để góp phần bảo vệ môi trường? Để mọi người cùng tham gia bảo vệ môi trường chúng ta phải làm gì?
5. Hướng dẫn về nhà: (1’)
- Học nội dung bài, sưu tầm tranh ảnh phòng chống ma túy.
* Những lưu ý, kinh nghiệm rút ra sau giờ giảng
... 
Giảng: 8A: . .2011. Tiết 33
 8B: . .2011.
 THỰC HÀNH NGOẠI KHOÁ
 PHÒNG CHỐNG MA TUÝ
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức: Học sinh hiểu được khái niệm ma tuý và các chất gây nghiện, biết được nguồn gốc ma túy và tác hại của ma tuý.
- Nắm được cách nhận biết người nghiện ma tuý.
- Nguyên nhân dẫn đến nghiện ma tuý.
2. Kĩ năng: Kiên định tránh xa ma tuý và có quyết định đúng đắn đối với những vấn đề có liên quan đến ma tuý. Giải thích, phân tích, khuyên nhủ mọi người thấy được tác hại của ma tuý.
3. Thái độ: Có ý thức không sử dụng ma tuý và tích cực phòng chống ma tuý và các chất gây nghiện.
II. Chuẩn bị.
1. GV: Tài liệu tham khảo, phòng học chung, điều 193, 197, bộ luật hình sự. Điều 3, 4 luật phòng chống ma tuý.
2. HS: Sưu tầm tranh ảnh về phòng chống ma tuý.
III. Tiến trình tổ chức dạy và học.
1. Ổn định tổ chức.( 1’) 8A.........................................................................................
 8B......................................................................................
2. Kiểm tra bài cũ.
3. Bài mới.
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
* Hoạt động 1.HDHS tìm hiểu ma tuý là gì.
+ CH: Em hiểu ma tuý là gì?
+ CH: Hãy kể tên một số ma tuý và các chất gây nghiện mà em biết?
- Giáo viên trình chiếu PowerPoint một số hình ảnh về ma tuý?
* Hoạt động 2. HDHS tìm hiểu nghiện ma tuý là gì.
+ CH: Em hiểu thế nào là nghiện ma tuý?
+ CH: Đặc trưng của hiện tượng nghiện là gì?
* Hoạt động 3. HDHS tìm hiểu nguyên nhân và tác hại của việc nghiện ma tuý.
- Giáo viên chiếu đoạn Clip .
+ CH: Qua đoạn Clip em hãy chỉ ra những nguyên nhân nào dẫn đến nghiện ma tuý và các chất gây nghiện?
- Giáo viên chiếu đoạn Clip .
* Hoạt động nhóm.
- GV nêu vấn đề: Qua đoạn Clip vừa xem hãy cho biết ma tuý gây ra những tác hại gì?
- Nhiệm vụ: HS tập trung giải quyết vấn đề.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả.
HS nhận xét-> GV nhận xét.
* Hoạt động 4 HDHS tìm hiểu cách phòng chống ma tuý.
+ CH: Để phòng chống ma tuý chúng ta cần làm gì?
- Giáo viên trình chiếu PowerPoint một số điều của luật phòng chống ma tuý và luật hình sự về ma tuý?
(8’)
(10’)
(15’)
(7’)
I. Ma tuý là gì.
1. Khái niệm.
- Ma tuý là các chất gây nghiện, kích thích hoặc ức chế thần kinh.
2. Một số ma tuý và các chất gây nghiện thường gặp.
- Ma tuý: Thuốc phiện, cần sa, hêrôin, Amphetamin, côcain, Methamphetanin seduxen, Moocphin.
- Các chất gây nghiện: Caphêin, Nicôtin. 
II. Nghiện ma tuý là gì?
1. Khái niệm.
- Nghiện ma tuý là trạng thái nhiễm độc chu kì mãn tính do sử dụng lặp lại nhiều lần chất đó.
2. Đặc trưng của hiện tượng nghiện là:
- Cần tăng dần liều dùng.
- Có sự lệ thuộc về tâm lí, sinh lí của người dùng vào chất đó.
- Nếu thiếu nó người nghiện sẽ có những triệu chứng như: uể oải, lên cơn co giật, đau đớnvà có thể làm bất cứ điều gì miễn là có nó để dùng.
III. Nguyên nhân và tác hại của việc nghiện ma tuý.
1. Nguyên nhân.
- Thiếu hiểu biết về các chất ma tuý và các chất gây nghiện.
- Tò mò, đua đòi, sĩ diện
- Bế tắc trong cuộc sống ( thi trượt, thất tình, thất nghiệp, bệnh tật)
- Do sự gia tăng của thị trường ma tuý.
- Do bị rủ rê, lừa gạt, ép buộc
- Thiếu sự quan tâm của gia đình và xã hội
2. Tác hại của ma tuý.
- Ảnh hưởng tới sức khoẻ, lây nhiễm HIV/AIDS .
- Ảnh hưởng tới nhân cách, luôn thấy cuộc sống bế tắc, âu sầu, bi quan, sống gấp gáp không mục đích.
- Suy thoái đạo đức.
- Ảnh hưởng tới kinh tế, hạnh phúc gia đình.
- Ảnh hưởng xấu đến trật tự, an ninh xã hội: Cờ bạc, trộm cắp, cướp giật, cướp của, giết người.
IV. Cách phòng chống ma tuý.
- Có hiểu biết đầy đủ về ma tuý.
- Sống lành mạnh, giản dị.
- Tham gia các hoạt động tuyên truyền, phòng chống ma tuý.
4. Củng cố: (3’)
- CH: Ma tuý là gì? Nêu những tác hại của ma túy?
Hướng dẫn về nhà:(1)
- Ôn tập chuẩn bị thi học kì II 
* Những lưu ý, kinh nghiệm rút ra sau giờ giảng.
........................................................................................................................................
Giảng: 8A: . .2012. Tiết 35
 8B: . .2012. 
 ÔN TẬP HỌC KÌ II
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức: 
2. Kĩ năng: 
3. Thái độ: 
II. Chuẩn bị.
- GV: 
- HS: Ôn tập.
III. Tiến trình tổ chức dạy và học.
1. Ổn định tổ chức.( 1’) 8A..........................................................................................
 8B...........................................................................................
2. Kiểm tra bài cũ.
3. Bài mới.
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
* Hoạt động1. HDHS ôn tập bài: Quyền tự do ngôn luận.
+ CH: Thế nào là quyền tự do ngôn luận?
+ CH: Công dân sử dụng quyền tự do ngôn luận trong những trường hợp nào?
+ CH: Khi sử dụng quyền tự do ngôn luận có phải tuân theo quy định của pháp luật không?
* Hoạt động 2. HDHS ôn tập bài: Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam.
+ CH: Em hiểu hiến pháp là gì?
+ CH: Hiến pháp qui định những vấn đề gì?
+ CH: Cơ quan nào có quyền lập ra hiến pháp?
-> Quốc hội có quyền sửa đổi hiến pháp và thông qua quốc hội với ít nhất là 2/3 số đại biểu nhất trí.
* Hoạt động3. HDHS ôn tập bài: Pháp luật nước CHXHCN Việt Nam.
+ CH: Các cơ quan, nhà máy, xí nghiệp, trường học đề ra các quy định để làm gì?
+ CH: Xã hội đề ra pháp luật để làm gì? Vì sao phải có pháp luật?
+ CH: Nếu không có pháp luật thì xã hội sẽ như thế nào?
+ CH: Qua đó em có thể rút ra kết luận gì?
+ CH: Pháp luật Việt Nam có những đặc điểm gì?
+ CH: Em hiểu như thế nào về tính quy phạm. tính xác định và tính bắt buộc của pháp luật?
+ CH: Bản chất của pháp luật Việt Nam là gì?
+ CH: Pháp luật có những vai trò gì?
I. Quyền tự do ngôn luận.
1. Khái niệm.
- Là quyền của công dân được tham gia bàn bạc, thảo luận, đóng góp ý kiến vào những vẫn đề chung của xã hội.
2. Quyền tự do ngôn luận của công dân.
- Quyền tự do báo chí.
- Quyền được thông tin theo quy định của pháp luật.
- Có quyền tự do ngôn luận trong các cuộc họp ở cơ sở.
- Kiến nghị với đại biểu quốc hội, hội đồng nhân dân...
- Sử dụng quyền tự do ngôn luận phải tuân theo quy định của pháp luật, để phát huy tính tích cực và quyền làm chủ của nhân dân.
II. Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam.
1. Khái niệm.
Hiến pháp là luật cơ bản của nhà nước, có hiệu lực pháp lí cao nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Mọi văn bản pháp luật khác đều được xây dựng, ban hành trên cơ sở các quy định của hiến pháp, không được trái với hiến pháp 
- Nội dung cơ bản của hiến pháp .
+ Bản chất nhà nước.
+ Chế độ chính trị.
+ Chế độ kinh tế.
+ Chính sách xã hội, giáo dục, khoa học công nghệ.
+ Bảo vệ tổ quốc.
+ Quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân.
+ Tổ chức bộ máy nhà nước.
- Hiến pháp do quốc hội xây dựng.
- Mọi công dân phải nghiêm chỉnh chấp hành hiến pháp, pháp luật.
III. Pháp luật nước CHXHCN Việt Nam.
1. Khái niệm.
- Pháp luật là qui tắc xử sự chung và có tính bắt buộc, do nhà nước ban hành, được nhà nước đảm bảo, thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế.
2. Đặc điểm.
- Tính qui phạm phổ biến.
- Tính xác định chặt chẽ.
- Tính bắt buộc ( tính cưỡng chế).
3. Bản chất của pháp luật Việt Nam.
- Pháp luật Việt Nam thể hiện ý chí của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, thể hiện quyền làm chủ của nhân dân.
4. Vai trò của pháp luật.
- Pháp luật là công cụ để quản lí nhà nước, kinh tế, văn hoá xã hội.
- Là công cụ để giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
- Là phương tiện phát huy quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
4. Củng cố (3’).
- CH : Em hiểu hiến pháp là gì ? Pháp luật là gì ?
5. Hướng dẫn về nhà (1’)
- Ôn tập chuẩn bị thi học kì.
* Những lưu ý, kinh nghiệm rút ra sau giờ giảng
... 
Giảng : 8A : . .2011 Tiết 35
 8B : . .2011
 THI HỌC KÌ II
 ( Thi theo đề thi và lịch thi của nhà trường)

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN GDCD 8 CHUAN KTKN.doc