Tiết 1: Bài 1
Tôn trọng lẽ phải
A. Mục tiêu bài học
1. Về kiến thức:
- HS hiểu thế nào tôn trọng lẽ phải. Những biểu hiện của tôn trọng lẽ phải;
- HS nhận thức được vì sao trong cuộc sống mọi người đều cần phải tôn trọng lẽ phải.
2. Về thái độ:
- HS biết phân biệt các hành vi thể hiện sự tôn trọng lẽ phải và không tôn trọng lẽ phải trong cuộc sống hàng ngày.
- Học tập gương của những người tôn trọng lẽ phải đồng thời phê phán những hành vi thiếu tôn trọng lẽ phải.
3. Về kĩ năng:
- HS có thói quen và biết tự kiểm tra hành vi của mình để rèn luyện bản thân trở thành người biết tôn trọng lẽ phải.
B. Tài liệu và phương tiện
- Sách giáo khoa, sách giáo viên GDCD8.
- Bảng phụ hoặc đèn chiếu, trang phục sắm vai.
- Sưu tầm thêm một vài câu chuyện, đoạn thơ hay ca dao tục ngữ nói về phẩm chất này.
Ngày soạn: 20/8/2010 Ngày dạy: 23/8/2010 Tiết 1: Bài 1 Tôn trọng lẽ phải A. Mục tiêu bài học 1. Về kiến thức: - HS hiểu thế nào tôn trọng lẽ phải. Những biểu hiện của tôn trọng lẽ phải; - HS nhận thức được vì sao trong cuộc sống mọi người đều cần phải tôn trọng lẽ phải. 2. Về thái độ: - HS biết phân biệt các hành vi thể hiện sự tôn trọng lẽ phải và không tôn trọng lẽ phải trong cuộc sống hàng ngày. - Học tập gương của những người tôn trọng lẽ phải đồng thời phê phán những hành vi thiếu tôn trọng lẽ phải. 3. Về kĩ năng: - HS có thói quen và biết tự kiểm tra hành vi của mình để rèn luyện bản thân trở thành người biết tôn trọng lẽ phải. B. Tài liệu và phương tiện - Sách giáo khoa, sách giáo viên GDCD8. - Bảng phụ hoặc đèn chiếu, trang phục sắm vai. - Sưu tầm thêm một vài câu chuyện, đoạn thơ hay ca dao tục ngữ nói về phẩm chất này. c. Các hoạt động dạy học chủ yếu 1. ổn định tổ chức: Lớp 8A..................................., 8B...................., 8C......................., 8D:............................................ 2. Bài cũ: 3. Dạy bài mới: Hoạt động của Giáo Viên Định hướng hoạt động của HS HĐ 1: Giới thiệu bài GV thông qua việc nêu ý nghĩa và sự cần thiết của việc tôn trọng lẽ phải để vào bài. HĐ 2: GVgọi HS đọc tình huống SGK. GV chia thành 6 nhóm và giao nhiệm vụ để thảo luận các câu hỏi sau: - Em có nhận xét gì về việc làm của quan Tuần phủ Nguyễn Quang Bích trong câu chuyện trên? - Trong các cuộc tranh luận, có bạn đưa ra ý kiến nhưng bị đa số các bạn khác phản đối. - - Nếu thấy ý kiến đó đúng thì em sẽ xử sự như thế nào? - Nếu biết bạn mình quay cóp trong giờ kiểm tra, em sẽ làm gì? - Theo em, trong 3 trường hơp trên, hành động như thế nào được coi là đúng đắn, phù hợp? Vì sao? HĐ 3: - Hãy tìm những biểu hiện của hành vi tôn trọng lẽ phải hoặc không tôn trọng lẽ phải mà các em thấy trong cuộc sống hàng ngày. GV cho HS thảo luận theo các tình huống sau: - Vi phạm Luật Giao thông đường bộ. - Vi phạm nội quy ở cơ quan, trường học. - Làm trái các quy định của pháp luật. - Gió chiều nào che chiều ấy. HĐ 4: - Thế nào là tôn trọng lẽ phải? - ý nghĩa của việc biết tôn trọng lẽ phải trong cuộc sống hàng ngày? HĐ 5: GV cho HS thảo luận nhóm các bài tập 1,2,3 - Nêu một số câu tục ngữ, ca dao, bài hát nói về tôn trọng lẽ phải. - Theo em, HS cần phải làm gì để trở thành người biết tôn trọng lẽ phải? I. Đặt vấn đề + Trường hợp 1: Hành động của quan Tuần phủ Nguyễn Quang Bích chứng tỏ ông là một con người dũng cảm, trung thực, dám đấu tranh đến cùng để bảo vệ chân lí, lẽ phải, không chấp nhận những điều sai trái. + Trường hợp 2: Trong các cuộc tranh luận, có bạn đưa ra ý kiến nhưng bị đa số các bạn khác phản đối, nếu thấy ý kiến đó đúng thì em cần ủng hộ bạn và bảo vệ ý kiến của bạn bằng cách phân tích cho các bạn thấy những điểm mà em cho là đúng, hợp lí. + Trường hợp 3: Trong giờ kiểm tra nếu biết bạn mình quay cóp thì em cần thể hiện thái độ không đồng tình của em đối với hành vi đó. Phân tích cho bạn thấy tác hại của việc làm sai trái đó và khuyên bạn lần sau không nên làm như vậy. => HS trả lời. * Liên hệ thực tế + Những biểu hiện tôn trọnglẽ phải: - Kính trọng ông bà, cha mẹ. - Lễ phép với thầy cô giáo...... + Những biểu hiện không tôn trọng lẽ phải: - Trêu chọc những người khuyết tật - Xúc phạm ông bà, cha mẹ,.... HS thảo luận và trả lời. II. Nội dung bài học 1. Lẽ phải là những điều được coi là đúng đắn, phù hợp với đạo lí và lợi ích chung của xã hội. Tôn trọng lẽ phải là công nhận, ủng hộ, tuân theo và bảo vệ những điều đúng đắn; biết điều chỉnh suy nghĩ , hành vi của mình theo hướng tích cực; không chấp nhận và không làm những việc sai trái. 2. Tôn trọng lẽ phải giúp mọi người có cách cư xử phù hợp, làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội, góp phần thúc đẩy xã hội ổn định và phát triển. III. Bài tập Bài 1: Lựa chọn cách cư xử c Bài 2: Lựa chọn cách cư xử c Bài 3: Hành vi a,c,e biểu hịên tôn trọng lẽ phải. - HS tự nêu ra. - HS cần phait học tập tấm gương của những người biết tôn trọng lẽ phải để có những hành vi và cách ứng xử phù hợp. 4. Hướng dẫn học bài : - Hướng dẫn học sinh làm bài tập vào vở. - Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài: Liêm khiết. Ngày soạn: 20/8/2010 Ngày dạy: ............................. Tiết 2 Bài 2 Liêm khiết A. Mục tiêu bài học 1. Về kiến thức: Giúp HS hiểu: - Thế nào liêm khiết. - Vì sao cần phải sống liêm thiết. - Muốn sống liêm khiết thì cần phải làm gì. 2. Về thái độ: - Giúp HS biết phân biệt hành vi thể hiện sự liêm khiết với không liêm khiết trong cuộc sống hàng ngày. - Có thái độ đồng tình, ủng hộ và học tập tấm gương của những người liêm khiết đồng thời phê phán những hành vi thiếu liêm khiết trong cuộc sống. 3. Về kĩ năng: - Giúp HS có thói quen và biết tự kiểm tra hành vi của mình để rèn luyện bản thân có lối sống liêm khiết. B. Tài liệu và phương tiện - Sách giáo khoa, sách giáo viên GDCD8. - Bảng phụ hoặc đèn chiếu, trang phục sắm vai. - Giáo viên tìm thêm nhiều dẫn chứng về biểu hiện của lối sống liêm khiết trong cuộc sống hàng ngày. - Sưu tầm thêm một vài câu chuyện, đoạn thơ hay ca dao tục ngữ nói về phẩm chất này. C. Các hoạt động dạy học chủ yếu 1.ổn định tổ chức: Lớp 8A..................................., 8B...................., 8C......................., 8D:............................................ 2. Bài cũ: Tôn trọng lẽ phải là gì? ý nghĩa của việc tôn trọng lẽ phải trong cuộc sống? 3. Dạy bài mới: Hoạt động của Giáo viên Định hướng hoạt động của HS HĐ1: Giới thiệu bài mới: GV kể một câu chuyện có liên quan đến đức tính liêm khiết và dẫn dắt vào bài. Hđ 2: GV gọi HS đọc tình huống 1,2 và 3 ( SGK, tr 5, 6, 7). - Mỗi câu chuyện kể về vấn đề gì? - Em có suy nghĩ gì về cách cư xử của Ma-ri Quy-ri và Dương Chấn trong câu chuyện trên? -Theo em, những cách cư xử đó có điểm gì chung? Vì sao? -Trong điều kiện nền kinh tế thị trường như hiện nay, theo em, việc học tập những tấm gương đó còn phù hợp nữa không? Điều đó có ý nghĩa gì trong cuộc sống? GV cho HS thảo luận nhóm. GV gọi đại diện trả lời, HS khác bổ sung, nhận xét. GV đánh giá. H 3 : - Hãy kể một câu chuyện hoặc việc làm cụ thể, thể hiện tính liêm khiết. - Hãy nêu một số việc làm, hành vi thiếu tính liêm khiết trong đời sống. GV chốt lại vấn đề. HĐ 4: - Thế nào là liêm khiết? - Vai trò và ý nghĩa của đức tính liêm khiết điối với đồi sống mỗi con người? GV gọi HS đứng tại chổ trả lời, HS khác bổ sung. GV đánh giá và chốt ý bằng đèn chiếu hoặc bảng phụ. HĐ5: - Đánh dấu (+) vào ô trống tương ứng với những hành vi thể hiện tính không liêm khiết. GV chuẩn bị vào bảng phụ hoặc đèn chiếu, cho HS quan sát và thảo luận trả lời. GV gọi HS nhận xét, GV đánh giá. - Em tán thành hay không tán thành với cách xử sự nào sau đây? Vì sao? GV chuẩn bị vào bảng phụ hoặc đèn chiếu, cho HS quan sát và thảo luận trả lời. GV gọi HS nhận xét, GV đánh giá. - Hãy đọc một số câu ca dao, tục ngữ , danh ngôn nói về tính liêm khiết. HS liên tưởng tạo tâm thế vào bài. I. Đặt vấn đề 1. Tình huống1: Kể về tấm lòng cao cả của nhà bác học Ma-ri Quy-ri. 2. Tình huống 2: Kể về tấm lòng ngay thẳng, cương trực của Dương Chấn. 3. Lời cảm xúc của nhà báo Mĩ trước tấm gương sáng của Người => Trong những trường hợp trên, cách cư xử của Ma -ri Quy -ra, Dương Chấn và Bác Hồ là những tấm gương đáng để học tập, noi theo, kính phục. - Đó là những cách xử đúng đắn thể hiện lối sống trong sạch, không thực dụng và tham lam. -> Những cách cư xử có điểm giống nhau sau: + Thể hiện lối sống thanh cao. + Không vụ lợi, không hám danh. + Làm việc một cách vô tư, có trách nhiệm mà không đòi hỏi bất cứ một điều kiện vật chất nào. => Đó là cách cư xử biểu hiện của tính liêm khiết. - HS thảo luận nhóm. + Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, lối sống thực dụng, chạy theo đồng tiền có xu hướng ngày càng gia tăng, thì việc học tập những tấm gương đó càng trở nên cần thiết và có ý nghĩa thiết thực. Vì: Giúp mọi người phân biệt được những hành vi thể hiện sự liêm khiết hoặc không liêm khiết trong cuộc sống hàng ngày. - Đồng tình, ủng hộ quý trọng người liêm khiết, phê phán những hành vi thiếu liêm khiết: Tham ô, tham nhũng, hám danh, hám lợi... - Giúp mọi người có thói quen và biết tự kiểm tra hành vi của mình để rèn luyện bản thân có lối sống liêm khiết. * Liên hệ thực tế. 1. Những biểu hiện của đức tính liêm khiết - Luôn tự học tập để đạt kết quả cao trong công việc được giao. - Trong công việc luôn giải quyết theo đúng quy định của pháp luật. - Không sử dụng tiền của tập thể để giải quyết công việc cá nhân 2. Những biểu hiện của đức tính không liêm khiết. - Sử dụng tiền bạc để đạt công việc của bản thân. - Luôn nhận hối lộ của người khác trong giải quyết công việc. - Lấy tài sản Nhà nước về phục vụ gia đình. - Dùng tiền để mua chức, mua quyền cho bản thân. II. Nội dung bài học - Liêm khiết là lối sống trong sạch không hám danh, không tham lam làm giàu bất chính, không tham ô và không nhận tiền của hối lộ. - Sống liêm khiết làm cho con người thanh thản, yên tâm học tập, công tác, trau dồi tài năng và đạo đức; không bận tâm về những mưu toan nhỏ nhen, ích kỉ. - Sống liêm khiết sẽ nhận được sự quý trọng, tin cậy của mọi người, góp phần làm cho xã hội trong sạch, tốt đẹp hơn. III. bài tập Bài 1: ( SGK, tr 7,8). Những hành vi thể hiện tính không liêm khiết là: - Đạt được mục đích bằng bất cứ giá nào. - Sẵn sàng dùng tiền, quà nhằm đạt được mục đích của mình. - Chỉ làm việc gì khi có lợi cho bản thân. Bài 2: - Em tán thành với cách cư xử ở tình huống e. Vì việc làm của chú Minh không phải biểu hiện của hành vi không liêm khiết: chú Minh mang quà đến thăm thầy là xuất phát từ tình cảm chứ không phải vì mục đích cá nhân vụ lợi nào. - Không tán thành cách cư xử ở tình huống a, b, c, d vì đó là biểu hiện các khía cạnh khác nhau của không liêm khiết. - Tình huống g: hành vi của Mai không phải là thể hiện tính không liêm khiết, song thái độ thiếu quan tâm của Mai rất có thể sẽ dẫn đến hậu quả xấu đối với người chủ chiếc túi nếu nó vô tình lọt vào tay kẻ xấu ( không liêm khiết). Bài 5: HS trả lời, HS khác bổ sung. 4. Bài tập : 3 và 4 ( GSK, tr 8) 4. Hướng dẫn học bài ở nhà - Làm các bài tập trong SGK vào vở. - Sưu tầm thêm các câu tục ngữ, ca dao, thành ngữ ... nói về đức tính liêm khiết. - Soạn bài Tôn trọng người khác Ngày soạn: Ngày dạy: ............................. Tiết 3 Bài 3 Tôn Trọng người khác A. Mục tiêu bài học 1. Về kiến thức - Học sinh hiểu thế nào là tôn trọng người khác, biểu hiện của tôn trọng người khác trong cuộc sống hàng ngày. - Vì sao trong quan hệ xã hội, mọi người đều cần phải tôn trọng lẫn nh ... ã chọn để điền vào bảng. Lớp nhận xét bổ sung. - Học sinh làm việc cá nhân: + Mọi người phải tuân theo pháp luật. + Ai vi phạm sẽ bị nhà nước xử lí. Bài học: Pháp luật là quy tắc xử sự chung. Có tính bắt buộc. II. Nội dung bài học * Đạo đức: - Chuẩn mực đạo đức xã hội đúc kết từ thực tế cuộc sống và nguyện vọng nhân dân. - Tự giác thực hiện. - Sợ dư luận xã hội, lương tâm cắn rứt *Pháp luật: - Do nhà nước đặt ra được ghi lại bằng văn bản pháp luật rõ ràng, chính xác, chặt chẽ. - Bắt buộc thực hiện. - Phạt cảnh cáo, phạt tù, phạt tiền. - Học sinh nêu. - HS trả lời - HS trả lời 1. Khái niệm: Pháp luật là quy tắc xử sự chung, có tính bắt buộc, do nhà nước ban hành, được nhà nước đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế. 2- Đặc điểm: a- Tính quy phạm phổ biến. b- Tính xác định chặt chẽ. c- Tính bắt buộc. III.. Bài tập 1.Bài tập 1: + Hành vi vi phạm kỉ luật của Bình như đi học muộn, không làm bài tập đầy đủ, mất trật tự trong lớp do BGH nhà trường xử lí trên cơ sở Nội quy trường học. + Hành vi đánh nhau với các bạn trong trường là hành vi vi phạm pháp luật, căn cứ vào mức độ vi phạm pháp luật của Bình, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ áp dụng các biện pháp phạt thích đáng. 4. Hướng dẫn học bài ở nhà - Tiếp tục nghiên cứu bài học cho tiết sau. - Tìm đọc thêm các tài liệu khác quy định cụ thể của pháp luật - Nếu còn thời gian, tổ chức cho học sinh chơi hái hoa dân chủ. Tuần: Ngày soạn: / / Tiết: Bài 21: pháp luật nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam (TT) A. Mục tiêu cần đạt 1. Kiến thức - Nêu được pháp luật là gì. - Nêu được đặc điểm, bản chất và vai trò của pháp luật. - Nêu được trách nhiệm của công dân trong việc sống, làm việc theo Hiến pháp và pháp luật. 2. Kĩ năng - Biết đánh giá các tình huống pháp luật xẩy ra hằng ngày ở trường, ở ngoài xã hội. - Biết vận dụng một số quy định pháp luật đã học vào cuộc sống hằng ngày. 3. Thái độ - Có ý thức tự giác chấp hành pháp luật. - Phê phán các hàn vi, việc làm vi phạm pháp luật. B. Chuẩn bị của GV và HS 1.Giáo viên: Bảng phụ, sơ đồ hệ thống pháp luật, đọc tham khảo thêm cuốn tài liệu khác có liên quan. 2. Học sinh: Đọc và soạn theo yêu cầu SGK. C. các hoạt độn g dạy - học 1.ổn định tổ chức: 2. Bài cũ: Pháp luật là gì ? Đặc điểm của pháp luật? 3. Bài mới: Hoạt động của Giáo viên HĐ của HS và nội dung cần đạt HĐ1: Giới thiệu nội dung tiết học HĐ 2: Thảo luận để tiếp tục tìm hiểu nội dung bài học. - GV yêu cầu HS nhắc lại kiến thức ở tiết trước. - Bản chất của pháp luật Việt Nam, phân tích vì sao? Cho ví dụ minh hoạ? - Vai trò của pháp luật? - Nêu ví dụ minh hoạ? - Qua phần thảo luận ta rút ra bài học gì? Giáo viên chuyển ý. Hướng dẫn cho HS làm bài tập trang 61. HĐ 3: GV gọi HS lên bảng làm bài tập 3. HS khác nhận xét, bổ sung dánh giá. - So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa đạo đức và pháp luật. - Về cơ sở hình thành. - Hình thức thể hiện. - Biện pháp bảo đảm thực hiện II. Nội dung bài học (tiếp) 3. Bản chất pháp luật Việt Nam: Pháp luật nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thể hiện tính dân chủ XHCN và quyền làm chủ của công dân lao động (HS nêu ví dụ) 4. Vai trò của pháp luật: Pháp luật là phương tiện quản lí nhà nước, quản lí xã hội. Là phương tiện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. - Học sinh nêu. - Bài học: “ Sống, lao động, học tập theo Hiến pháp và pháp luật” III.. Bài tập Bài tập 3: a. Ca dao,tục ngữ về quan hệ anh em: - Khôn ngoan đối đáp người ngoài Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau. - Em thuận, anh hoà là nhà có phúc. - Anh em như thể tay chân Rách lành đùm bọc dở hay đỗ đần. b. Việc thực hiện các bổn phận trong ca dao, tục ngữ dựa trên cơ sở đạo dức xã hội. Nếu không thực hiện sẽ không bị cơ quan nhà nước xử phạt nhưng sẽ bị dư luận xã hội lên án. c. Nếu vi phạm Điều 48 Luật Hôn nhân gia đình thì sẽ bị xử phạt vì đây là quy định của pháp luật. Bài tập 4: * Đạo đức: CSHT: Đúc kết từ thực tế cuộc sống và nguyện vọng của nhân dân qua nhiều thế hệ HTTH: Các câu ca dao, tục ngữ, các câu châm ngôn.... BPTH: Tự giác, thông qua tác động của dư luận xã hội lên án, khuến khích, khen, chê... * Pháp luật: CSHT: Do Nhà nước ban hành . HTTH: Các văn bản luật như bộ luật.. trong đó quy định các quyền và nghĩa vụ của công dân, co quan, các bộ công chức... BPTH: Bằng sự tác động của nhà nước thông qua tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục hoặc răn đe, cưỡng chế và xử lí các hành vi vi phạm. 4. Hướng dẫn học bài ở nhà - Ôn tập để chuẩn bị tiết ngoại khoá. Tuần: Ngày soạn: / / Tiết: thực hành ngoại khoá các vấn đề địa phương và các nội dung đã học A. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh: - Có ý thức trong việc thực hiện một số quyền và nghĩa vụ của công dân. - Củng cố kiến thức các bài đã học. - Biết được tình hình thực tế ở địa phương đối với việc thực hiện một số quyền và nghĩa vụ đã học và việc phòng chống tệ nạn ở địa phương. B. Chuẩn bị: - Giáo viên: Hệ thống kiến thức, tìm hiểuở địa phương về các vấn đề có liên quan đến bài thực hành. - Học sinh: Tìm hiểu và chuẩn bị các nội dung trên theo hướng dẫn của giáo viên. 1.ổn định tổ chức: 2. Bài cũ: Pháp luật là gì ? Đặc điểm của pháp luật? 3. Bài mới: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò HĐI: Giới thiệu bài mới: Giáo viên giới thiệu bài và nêu yêu cầu tiết học. HĐII: Bài mới: ? Em hãy kể tên các bài học có nội dung phòng chống tệ nạn xã hội? ? Kể tên những bài học có nội dung liên quan đến quyền và nghĩa vụ của công dân? ? Bài 20,21 có nội dung gì? ? Cho biết tình hình phòng chống tệ nạn xã hội ở địa phương em? ? Em đã làm gì để phòng chống việc lây nhiễm HIV/AIDS cho bản thân và mọi người? ? Em hãy kể một vài mẫu chuyện nhỏ nói lên sự bi đát khi bị lây nhiễm HIV? ? Nhà nước có trách nhiệm gì đối với quyền sở hữu tài sản của công dân? ? Em thấy ngày nay việc vi phạm quyền sở hữu tài sản của công dân diễn ra như thế nào? - Học sinh nhắc lại tên bài 13,14,15. - Học sinh nhắc lại tên bài 16,17,18,19. - Học sinh nêu. - Học sinh nêu. - Học sinh nêu. - Học sinh kể. - Học sinh nêu. - Học sinh cho biết một vài tình hình thời sự về việc này. 4. Hướng dẫn học bài : - Tìm hiểu về tình hình TNGT ở Việt Nam và địa phương trong những thập kỉ gầy đây. Tuần: Ngày soạn: / / Tiết: thực hành ngoại khoá các vấn đề địa phương và các nội dung đã học A. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh: - Có ý thức trong việc thực hiện một số quyền và nghĩa vụ của công dân. - Củng cố kiến thức các bài đã học. - Biết được tình hình thực tế ở địa phương đối với việc thực hiện một số quyền và nghĩa vụ đã học và việc phòng chống tệ nạn ở địa phương. B. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: Hệ thống kiến thức, tìm hiểu ở địa phương về các vấn đề có liên quan đến bài thực hành. 2. Học sinh: Tìm hiểu và chuẩn bị các nội dung trên theo hướng dẫn của giáo viên. 1.ổn định tổ chức: 2. Bài cũ: Pháp luật là gì ? Đặc điểm của pháp luật? 3. Bài mới: Hoạt động của Giáo viên Định hướng Hoạt động của hS HĐI: Giới thiệu bài mới Giáo viên giới thiệu bài và nêu yêu cầu tiết học. 4. Hướng dẫn học bài : - Nội dung các bài 17,18,19,20,21 - Dặn các em chuẩn bị tiết ôn tập học kì. Tuần: Ngày soạn: / / Tiết: ôn tập học kì II A. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh: - Củng cố kiến thức các bài đã học trong chương trình kì 2 B. Chuẩn bị: - Giáo viên: Hệ thống kiến thức, bảng phụ ghi một số hoạt động cụ thể để yêu cầu học sinh ôn tập. - Học sinh: Tìm hiểu và chuẩn bị các nội dung trên theo hướng dẫn của giáo viên. 1.ổn định tổ chức: 2. Bài cũ: Pháp luật là gì ? Đặc điểm của pháp luật? 3. Bài mới: Hoạt động của thầy Định hướng hoạt động của trò HĐI: Giới thiệu bài mới và nêu nội dung yêu cầu của tiết học. HĐII: Bài mới: I. Nội dung ôn tập: Toàn bộ chương trình kì 2(Từ bài 13 cho đến bài 21) - Chương trình kì 2 chủ yếu học về các nội dung gì? - Em hiểu thế nào là phòng, chống tệ nạn xã hội. Phòng chống nhiễm HIV/AIDS. Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại? - Theo em cái gì là nguy hiểm nhất trong những điều đã nêu ở trên? - Làm thế nào để phòng tránh các vấn đề trên? Giáo viên cho học sinh xem một số tranh, ảnh thuộc nội dung này, yêu cầu các em phân tích rõ nội dung từng chi tiết được thể hiện trên đó. - Nhắc lại những quyền và nghĩa vụ cụ thể được bàn đến trong các bài từ 16=>19? - Nhắc lại nội dung những quyền và nghĩa vụ này? - Em hiểu gì về Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam? - Em hiểu gì về pháp luật nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam? - Mối quan hệ giữa Hiến pháp và Pháp luật? Giáo viên treo bảng phụ cho học sinh làm bài tập củng cố. - Học sinh nghe. - Học sinh nêu theo hướng: Từ bài 13 đến bài 15: Chủ yếu bàn về việc phòng, chống, ngăn ngừa một số tệ nạn xã hội. - Từ bài 16 đến bài 19: Bàn về mộy số quyền và nghĩa vụ của công dân. - Bài 20,21: Học về Hiến pháp và Pháp luật. - Học sinh hệ thống theo chuẩn bị ở nhà, cử đại diện nhóm trình bày. - Học sinh tự do nêu ý kiến, giáo viên chốt lại theo hướng và khắc sâu cho học sinh: Một cái đều có tính chất nguy hiểm riêng của nó, vấn đề chủ yếu là chúng ta biết “phòng bệnh hơn chữa bệnh” - Học sinh nêu. - Học sinh làm việc cá nhân - Quyền: Sở hữu tài sản. Khiếu nại, tố cáo, Tự do ngôn luận. - Nghĩa vụ: Tôn trọng tài sản của người khác. Tôn trọng, bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng. - Học sinh làm việc theo nhóm, đại diện nhóm trả lời. - Học sinh nhắc lại. - Học sinh nêu. - Học sinh nhắc lại. - Học sinh làm việc theo nhóm. 4. Hướng dẫn học bài : Dặn các em ôn tập, chuẩn bị tiết sau kiểm tra học kì 2 Tiết 35 Soạn ngày 09 tháng 5 năm 2009 Tuần: Ngày soạn: / / Tiết: Kiểm tra học kì ii A. Mục tiêu cần đạt 1.Về kiến thức - Kiểm tra lại quá trình nhận thức của HS từ đầu học kì 2 lại nay. - Giúp HS củng cố và nắm chắc hơn lượng kiến thức đã học. - Qua kiểm tra giúp các em tự đánh giá được năng lực của bản thân. 2. Về kĩ năng - HS biết phân biệt được những hành vi, việc làm thể hiện thái độ tích cực và tiêu cực trong cuộc sống hàng ngày để biết điều chỉnh cá nhân cho phù hợp với yêu cầu chung. - Rèn luyện kĩ năng làm bài cho các em. 3. Về thái độ - Giáo dục ý thức tự giác, sáng tạo trong là bài. - Biết phê phán những hành vi thiếu trong thực trong làm bài cũng như trong cuộc sống hàng ngày. B. Tài liệu và phương tiện dạy học - SGK, SGV GDCD 8 - GV ra đề, xây dựng đáp án, biểu điểm cụ thể. - Phô tô bài kiểm tra và tổ chức thi nghiêm túc, khách quan, đảm bảo nguyên tắc chung trong thi cử. C. Các hoạt động dạy - học chủ yếu 1. ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: GV không kiểm tra bài cũ mà nói rõ mục đích của tiết kiểm tra 3. Dạy bài mới GV phát bài cho HS
Tài liệu đính kèm: