Bài 1: “ TÔN TRỌNG LẼ PHẢI ”
* Tiết : 1 Ngày soạn :
A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến Thức:
- Hs hiểu thế nào là tôn trọng lẽ phải những biểu hiện của tôn trọng lẽ phải
- Hs nhận thức được vì sao trong cuộc sống mọi người điều phải tôn trọng lẽ phải.
2. Thái Độ:
- Hs biết phân biệt các hành vi thể hiện sự tôn trọng lẽ phải và không tôn trọng lẽ phải và không tôn trọng lẽ phải trong cuộc sống hằng ngày.
- Hs biết học tập gương của những người biết tôn trọng lẽ phải và phê phán những hành vi thiếu tôn trọng lẽ phải.
3. Kỹ Năng:
- Hs có thói quen và biết tự kiểm tra hành vi của mình để rèn luyện bản thân trở thành người biết tôn trọng lẽ phải.
B/ PHƯƠNG PHÁP:
- Động não, thảo luận nhóm, xử lý tình huống.
C/ TÀI LỊÊU & PHƯƠNG TIỆN:
- Sách giáo khoa, sách giáo viên, giấy A4.
TIẾT BÀI HỌC NỘI DUNG GIẢM TẢI 1 Bài 1. Tôn trọng lẽ phải 2 Bài 2. Liêm khiết - Gợi ý b không yêu cầu trả lời 3 Bài 3. Tôn trọng người khác 4 Bài 4. Giữ chữ tín 5 Bài 5. Pháp luật - kỷ luật 6 Bài 6. Xây dựng tình bạn trong sáng, lành mạnh 7 Bài 7. Tích cực tham gia các HĐ CT – XH - Chuyển sang hoạt động NK 8 Bài 8. Tôn trọng học hỏi các dân tộc khác 9 Kiểm tra 1 tiết 10 Bài 9. Góp phần XD nếp sống VH ở CĐ dân cư 11 Bài 10. Tự lập 12 Bài 11. Lao động tự giác & sáng tạo (2 tiết) 13 14 Bài 12. Quyền nghĩa CD trong gia đình 15 THỰC HÀNH NGOẠI KHóA (2 tiết) 16 17 ÔN TẬP HỌC KỲ I 18 THI HỌC KỲ I 19 Bài 13. Phòng chống Tệ nạn xã hội (2 tiết) 20 21 Bài 14. Phòng chống nhiễm HIV/AIDS 22 Bài 15. Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại 23 Bài 16. Quyền sở hữu tài sản & nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác 24 Bài 17. Nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ tài sản Nhà nước & lợi ích công cộng 25 Bài 18. Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân 26 Kiểm tra 1 tiết 27 Bài 19. Quyền tự do ngôn luận 28 Bài 20. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2 tiết) 29 30 Bài 21. Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2 tiết) 31 32 Thực hành - ngoại khóa (2 tiết) 33 34 Ôn Thi học kỳ II 35 THI HỌC KỲ II PHỐI CHƯƠNG TRÌNH GIẢM TẢI MÔN GDCD KHỐI 8 Bài 1: “ TÔN TRỌNG LẼ PHẢI ” * Tiết : 1 Ngày soạn : Ngày dạy : --------------------- A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến Thức: - Hs hiểu thế nào là tôn trọng lẽ phải những biểu hiện của tôn trọng lẽ phải - Hs nhận thức được vì sao trong cuộc sống mọi người điều phải tôn trọng lẽ phải. 2. Thái Độ: - Hs biết phân biệt các hành vi thể hiện sự tôn trọng lẽ phải và không tôn trọng lẽ phải và không tôn trọng lẽ phải trong cuộc sống hằng ngày. - Hs biết học tập gương của những người biết tôn trọng lẽ phải và phê phán những hành vi thiếu tôn trọng lẽ phải. 3. Kỹ Năng: - Hs có thói quen và biết tự kiểm tra hành vi của mình để rèn luyện bản thân trở thành người biết tôn trọng lẽ phải. B/ PHƯƠNG PHÁP: - Động não, thảo luận nhóm, xử lý tình huống. C/ TÀI LỊÊU & PHƯƠNG TIỆN: - Sách giáo khoa, sách giáo viên, giấy A4. D/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1.On Định Lớp: Kiểm tra sỉ số, hát tập thể. (1 phút) 2.Kiểm Tra Bài Củ: Nhắc học sinh bao bìa dán nhãn sách giáo khoa, tập. 3.Bài Mới: TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS NỘI DUNG BÀI HỌC 3’ 17’ 15’ * Hoạt động 1: Giới thiệu bài. - Gv: Đưa ra tình huống: An, Hoa, Nam là những học sinh của lớp 4A. An: Đầu năm học không cần mặc đồng phục, cờ đỏ chưa trực. Hoa: Đúng rồi không cần đồng phục miễn là đẹp và thoải mái là được. Nam: Mình không đồng ý với ý kiến của các bạn chúng ta là h/s phải ăn mặc đúng theo qui định của nhà trường dù có đội cờ đỏ trực hay không cũng vậy. ? Em có nhận xét gì về ý kiến của bạn Nam ? Gọi h/s trả lời, - Gv: kết luận: Ý kiến của bạn Nam là đúng có như vậy mới thể hiện được chấp hành nội qui nhà trường và tôn trọng lẽ phải. Vậy để hiểu rõ hơn thế nào là lẽ phải, chúng ta phải tôn trong lẽ phải như thế nào ? Hôm nay chúng ta cùng đi vào nội dung => * Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung đặt vấn đề. - Gv: Gọi 4 h/s đọc bài SGK trang 3 ? Gv: Kể những việc làm viên tri huyện Thanh Ba đối với nhà giàu và nông dân nghèo ? - Hs: trả lời và bổ sung. - Gv: Tên tri huyện Thanh Ba ăn hối lộ của tên nhà giàu: - Ức hiếp dân nghèo. - Xử án không công minh nói có thành không, nói không thành có. - Bắt giam nông dân nghèo, ghép tội gây rối trị an. ? Gv: Hình bộ Thượng thư anh ruột của Tri huyện Thanh Ba có hành động gì ? - Hs: trả lời. ? Những việc làm của quan Tuần phủ Nguyễn Quang Bích ? - Hs: trả lời. ? Em có nhận xét gì về việc làm của quan Tuần phủ Nguyễn Quang Bích ? - Hs: trả lời. @ Gv: Nhận xét bổ sung => Việc làm của quan Tuần phủ Nguyễn Quang Bích là đúng không nể nang, không đồng tình với việc xấu, mạnh dạng đấu tranh với những việc làm sai, việc xấu, để bảo vệ chân lý thể hiện đức tính trung thực, ngay thẳng, dũng cảm tin tưởng vào lẻ phải. + Gv: Chia lớp làm 2 nhóm thảo luận: - Nhóm 1 câu 2 (SGK trang 3). - Nhóm 2 câu 3 (SGK trang 3). + Hs thảo luận nhóm thời gian 2 phút. @ Gv: Nhận xét bổ sung. - Câu 2: Trong trường hợp này nếu em thấy ý kiến của bạn là đúng em nên ủng hộ bạn bằng cách phân tích những điểm em cho là đúng và hợp lý. - Câu 3: Trong trường hợp này em cần thể hiện thái độ không đồng tình với bạn và phân tích cho bạn thấy tác hại của việc làm sai và khuyên bạn không nên làm vì đó là tật xấu. ? Theo em trong các trường hợp ở câu 2,3 hành động như thế nào được coi là đúng và phù hợp nhất ? + Hs: Trả lời @ Gv: Nhận xét bổ sung => Để có cách ứng xử phù hợp, đúng đắn cần phải có hành vi xử sự tôn trọng sự thật, bảo vệ lẽ phải, phê phán cái sai. * Hoạt động 3: Tìm hiểu nội dung bài học. + Gv: Qua phần đặt vấn đề và giải quyết các tình huống các em hãy cho Thầy biết thế nào là lẽ phải ? + Hs: Trả lời @ Gv: Nhận xét rút ra bài học => + Gv: Thế nào là tôn trọng lẽ phải ? + Hs: Trả lời @ Gv: Nhận xét rút ra bài học => ? Tìm những biểu hiện của hành vi tôn trọng lẻ phải ? + Hs: Trả lời @ Gv: Nhận xét bổ sung : - Chấp hành tốt nội qui nhà trường, những qui định nơi cư trú . . . Phê phán, không bao che việc làm sai trái, lắng nghe ý kiến của người khác . . . ? Tìm những biểu hiện của hành vi không tôn trọng lẽ phải ? + Hs: Trả lời @ Gv: Nhận xét bổ sung : - Làm trái với qui định của pháp luật, vi phạm nội qui nhà trừơng, qui định nơi công cộng, nơi mình đang sinh sống. Thích làm gì thì làm, không dám đưa ra ý kiến, xu nịnh, bè phái một chiều . . . @ Gv: Tôn trọng lẽ phải có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống ? + Hs: Trả lời @ Gv: Nhận xét rút ra bài học => @ Giáo dục: Trong cuộc sống hiện nay có rất nhiều hành vi, biểu hiện sự tôn trọng lẻ phải. Mỗi h/s chúng ta cần học tập và thực hiện tốt để có hành vi và cách ứng xử phù hợp. Cần tránh xa và loại bỏ những hành vi sai trái, ngược với sự tôn trọng lẽ phải. * Bài: “Tôn Trọng Lẽ Phải “ - Lẽ phải là những điều được coi là đúng đắn phù hợp với đạo lý và lợi ích chung của xã hội. - Tôn trọng lẽ phải là công nhận, ủng hộ, tuân theo & bảo vệ những điều đúng đắn, biết điều chỉnh suy nghĩ, hành vi của mình theo hướng tích cực; không chấp nhận và không làm những điều sai trái. - Tôn trọng lẽ phải giúp mọi người có cách ứng xử phù hợp, làm lnành mạnh các mối quan hệ xã hội, góp phần thúc đẩy xã hội ổn định va phát triển. 4.Củng Cố: ( 5 phút ) - Gv cho h/s làm bài tập 1,2,3 SGK trang 4, 5. 5. Dặn Dò: (1 phút ) - Về nhà học bài và xem trước bài “ Liêm Khiết “. *Tuần: 2 Bài 2: “LIÊM KHIẾT ” (1T) * Tiết : 2 Ngày dạy : --------------------- A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến Thức: - Hs hiểu thế nào là liêm khiết, phân biệt hành vi liêm khiết với không liêm khiết trong cuộc sống hằng ngày. - Vì sao cần phải liêm khiết. - Muốn sống liêm khiết cần phải làm gì ? 2. Kỹ Năng: - Hs có thói quen và biết tự kiểm tra hành vi của mình để rèn luyện bản thân có lối sống liêm khiết. 3. Thái Độ: - Có thái độ đồng tình ủng hộ và học tập các gương liêm khiết, đồng thời phê phán những hành vi thiếu liêm khiết trong cuộc sống. B/ PHƯƠNG PHÁP: - Thảo luận nhóm. Động não. Kể chuyện. C/ TÀI LỊÊU & PHƯƠNG TIỆN: - Sách giáo khoa & sách giáo viên GDCD 8. D/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1.On Định Lớp: Kiểm tra sỉ số, hát tập thể. (1 phút) 2.Kiểm Tra Bài Củ: Bài : “ Tôn Trọng Lẽ Phải “( 7 phút ) - Lẽ phải là gì ? Tôn trọng lẽ phải là gì ? - Tôn trọng lẽ phải có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống ? 3.Bài Mới: TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS NỘI DUNG BÀI HỌC 2’ 15’ 15’ * Hoạt động 1: Giới thiệu bài. - Gv: đưa ra ví dụ. # VD1: Bạn A nhặt được ví tiền liền đem giao cho chú Công an để trả lại cho người mất. # VD2: Chú Cảnh sát giao thông không nhận tiền hối lộ của người lái xe khi họ vi phạm về an toàn giao thông. ? Những hành vi trên của bạn A, chú Công an thể hiện đức tính gì ? - Hs: Trả lời. -Gv => Những hành vi trên thể hiện sự liêm khiết ngay thẳng. Để hiểu rõ hơn liêm khiết là gì ? chúng ta học bài => * Hoạt động 2: Tìm hiểu những biểu hiện của “ Liêm Khiết” - Gv: gọi h/s đọc bài SGK ? Trình bày những việc làm của bà Mari Quyri ? - Hs: Trả lời. ? Những hành vi đó thể hiện đức tính gì ? - Hs: Trả lời. @ Gv: Nhận xét bổ sung : Bà không vụ lợi, không tham lam, sống có trách nhiệm với gia đình và xã hội và luôn nghĩ tới người khác, không nghĩ tới điều kiện vật chất. ? Hãy nêu những hành động của Dương Chấn ? - Hs: Trả lời. ? Những hành động đó thể hiện đức tính gì ? - Hs: Trả lời. @ Gv: Nhận xét bổ sung: Đức tính thanh cao vô tư không hám lợi. ? Hành động của Bác Hồ được đánh giá như thế nào ? - Hs: Trả lời. ? Những hành động đó thể hiện đức tính gì ? - Hs: Trả lời. @ Gv: Nhận xét bổ sung: Thể hiện đức tính giản dị, trong sạch,liêm khiết. - Chia lớp làm 2 nhóm. Nhóm 1 câu a, nhóm 2 câu b trang 7, thời gian thảo luận 2 phút. - Hs thảo luận và đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận. * Câu a: Trong các trường hợp trên cách xử sự của Mari Quyri, Dương Chấn, Bác Hồ là những tấm gương sángđể chúng ta học tập noi theo và kính phục. * Câu b: Những cách xử sự đó đều nói lên cách sống thanh tao, không vụ lợi, không hám danh, làm việc vô tư, có trách nhiệm mà không đòi hỏi điều kiện vật chất những biểu hiện đó thể hiện đức tính liêm khiết. ? Theo em việc học tập những tấm gương sáng đó hiện nay có phù hợp không ? Vì sao ? - Hs: Trả lời. @ Gv: Nhận xét bổ sung: - Trong điều kiện hiện nay việc học tập những tấm gương sáng đó rất cần thiết và có ý nghĩa. Vì: giúp con người phân biệt được những hành vi thể hiện sự liêm khiết hoặc không liêm khiết nhằm điều chỉnh hành vi cho bản thân mình. - Đồng tình, ủng hộ quý trọng người liêm khiết, phê phán những hành vi thiếu liêm khiết tham ô hám lợi. - Giúp mọi người có thói quenvà biết tự kiểm tra hành vi của mình để rèn kỷ năng có lối sống liêm khiết. * Hoạt động 3: Tìm hiểu nội dung bài học. ? Gọi h/s đưa ra ví dụ về hành vi thể hiện lối sống liêm khiết ? - Hs: Trả lời. @ Gv: Nhận xét bổ sung: - Làm giàu bằng sức lao động và tài năng của chính mình. - Không thiên vị vô tư, không tham ô, tham nhũng. ? Tìm những hành vi của biểu hiện lối sống không liêm khiết ? - Hs: Trả lời. @ Gv: Nhận xét bổ sung: - An hối lộ, luồng lách trốn thuế, bè phái móc ngoặc, gian lận trong thi cử. . . ? Liêm khiết là gì ? - Hs: Trả lời. @ Gv: Nhận xét bổ sung và rút ra bài học => ? Tính liêm khiết có ý nghĩa gì ? - Hs: Tr ... h bảo vệ quyền và lợi ích bản thân hình thành ý thức đấu tranh chống hành vi vi phạm pháp luật. B/ PHƯƠNG PHÁP: - Thảo luận nhóm. Vấp đáp. C/ TÀI LỊÊU & PHƯƠNG TIỆN: - Sách GK và sách giáo viên GDCD 8. Hiến pháp 1992, luật khiếu nại tố cáo. D/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1.On Định Lớp: Kiểm tra sỉ số, hát tập thể. (1 phút) 2.Kiểm Tra Bài Cũ: (5’) ? Kể các loại tài sản nhà nước và lợi ích công cộng mà em biết. ? Nhà nước quản lý tài sản và lợi ích công cộng như thế nào. 3.Bài Mới: (2’) - Giới thiệu bài: + Trên đường đi học về Án gặp một nhóm người buôn bán ma túy. ? Theo em bạn Án phải làm gì trong trường hợp này. - Hs Án phải báo với công an xử lý hành vi vi phạm đó. - Gv Án đã thực hiện tốt nghĩa vụ công dân đó là thực hiện qyuền tố cáo Để hiểu rõ hơn về vấn đề này chúng ta sẽ học bài : “ Quyền khiếu nại tố cáo của công dân”. TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS NỘI DUNG BÀI HỌC * Hoạt động 1: Tìm hiểu nội dung đặt vấn đề. - Gv cho học sinh đọc SGK. - Gv chia lớp ra làm 3 nhóm thảo luận trong 3’. Xử lý tình huống dưới đây: -N1: Nghi ngờ có người buôn bán và sử dụng ma túy em xử lý như thế nào ? -N2: Phát hiện người lây cắp xe đạp của bạn em giải quyết thế nào ? -N3: Theo em anh H phải làm gì để bảo vệ quyền lợi của mình ? - Thảo luận cử đại diện trình bày. -N1: Báo với cơ quan công an theo dõi . Nếu đúng thì đúng thì các cơ quan chức năng sẽ xử lý theo pháp luật. -N2: Em sẽ báo cho Gv, nhà trường hoặc cơ quan công an về hành vi lấy cắp xe đạp của bạn. -N3: Anh H khiếu nại lên cơ quan có thẩm quyền để cơ quan có trách nhiệm yêu cầu giám đốc giải thích lý do cho thôi việc để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình. - Gv nhận xét bổ sung ? Qua 3 tình huống trên chúng ta rút ra được bài học gì. - Hs: Khi biết được công dân, tổ chức, cơ quan, nhà nước vi phạm pháp luật, làm thiệt hại đến lợi ích của mình và nhà nước thì chúng ta phải tố cáo, khiếu nại để bảo vệ lợi ích của mình và tránh thiệt hại cho xã hội. - Gv nhận xét bổ sung * Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài . - Gv treo bảng phụ đề nghị học sinh trao đổi và lên trình bày. ? Ai là người thực hiện. ? Thực hiện vấn đề gì. ? Vì sao. ? Để làm gì. ? Dưới hình thức nào. Học sinh trả lời Khiếu Nại Tố Cáo Người thực hiện Công dân có quyền & lợi ích bị xâm phạm Bất cứ công dân nào Vấn đề gì (đối tượng) Các quyết định hành chánh, hành vi hành chánh Hành vi vi phạm P.L gây thiệt hại cho nhà nước Cơ sở (vì sao ) Quyền và lợi ích người khiếu nại Gây thiệt hại đến N.N, tổ chức,CD Mục đích (để làm gì ) Khôi phục lợi ích người khiếu nại Ngăn chặng những hành vi vi phạm PL, -> lợi ích N.N ... CD Hình thức Trực tiếp , đơn thư, báo đài. Trực tiếp, đơn thư, báo đài. - Gv nhận xét rút ra nội dung bài học => ? Quyền tố cáo và khiếu nại có những đặc điểm gì giống và khác nhau. - Hs thảo luận và trình bày. + Giống nhau : - Đều là những qyuền của công dân được quy định trong hiến pháp là công cụ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp . là phương tiện để công dân tham gia quản lý nhà nước và xã hội. + Khác nhau : - Khiếu nại là ngừơi trực tiếp bị hại, còn tố cáo là ngăn chặng mọi hành vi xâm phạm đến lợi ích của nhà nước, cơ quan và công dân. - Gv nhận xét và giới thiệu hiến pháp năm 1992 điều 74 và luật khiếu nại tố cáo điều 4, 30, 31, 33. - Hs quan sát lắng nghe. ? Vì sao hiến pháp quy định công dân có quyền khiếu nại và tố cáo. - Hs : Để công dân thấy được nghĩa vụ và quyền lợi của mình đấu tranh với những hành vi vi phạm PL của các cá nhân, c/quan, tổ chức là hình thức để công dân tham gia quản lý nhà nước, cán bộ công chức nhà nước khi thi hành công vụ. - Gv nhận xét bổ sung. ? Ngoài hiến pháp năm 1992 thì Quốc hội còn ban hành luật gì ? có hiệu lực từ bao giờ ? có nội dung gì . - Hs : QH thông qua luật khiếu nại tố cáo, có hiệu lực từ ngày 01/01/1999, quy định rõ quyền, nghĩa vụ của người khiếu nại tố cáo, thẩm quyền giải quyết, thủ tục giải quyết. Giám sát công tác giải quyết khiếu nại tố cáo. - Gv nhận xét rút ra bài học => ? Trách nhiệm của công dân khi thực hiện quyền khiếu nại tố cáo. - Hs : Nhà nước tạo điều kiện cho công dân thực hiện quyền khiếu nại tố cáo, công dân không được quyền vi phạm và lợi dụng quyền khiếu nại tố cáo. - Gv nhận xét rút ra bài học => - Gv : Trách nhiệm của công dân phải tích cực học tập nâng cao hiểu biết về PL nói chung và luật khiếu nại tố cáo nói riêng. Thực hiện đúng quyền khiếu nại tố cáo của công dân là giúp Đảng và nhà nước hiểu rõ yêu cầu của quần chúng, phẩm chất và năng lực của đội ngữ cán bộ, nhân viên nhà nước kịp thời khắc phục những hạn chế thiếu sót. Quyền Khiếu Nại Tố Cáo Của Công Dân 1. Quyền khiếu nại : - Quyền khiếu nại là quyền của CD đề nghị c/quan, tổ chức có thẩm quyền xem lại các quyết định, các việc làm của cán bộ, công chức nhà nướckhi thực hiện công vụ theo quy định của PL, q/định kỷ luật khi cho rằng q/định của hành vi đó trái PL, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Người khiếu nại có thể đến khiếu nại trực tiếp hoặc gởi đơn khiếu nại đến cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật. 2. Quyền tố cáo : - Quyền tố cáo là quyền của CD, báo cho c/quan, tổ chức, cá nhậncó thẩm quyền biết về một vụ iệc vi phạm PL của bất cứ c/quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của n/ nước , quyền lợi hợp pháp của c/dân, c/quan tổ chức. Người tố cáo có thể có thể gởi đơn hoặc trực tiếp tố cáo hành vi vi phạm Pl với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền. 3. Ý nghĩa của quyền khiếu nại và tố cáo : - Quyền khiếu nại và tố cáo là một trong những quyền cơ bản của công dân được ghi nhận trong hiến pháp và các văn bản PL. Công dân khi thực hiện quyền khiếu nại tố cáo cần trung thực, khách quan thận trọng. 4. Trách nhiệm của công dân : - Nhà nước nghiêm cấm việ trả thù người khiếu nại tố cáo hoặc lợi dụng khiếu nại tố cáo để vu khống, vu cáo làm hại làm hại người khác. 4.Củng Cố: (4’) ? Em đồng ý với ý kiến nào sau đây nói về trách nhiệm của công dân. + Nâng cao trình độ hiểu biết về pháp luật. + Bảo vệ quyền lợi chính đáng của bản thân. + Sử dụng đúng quyền khiếu nại tố cáo. + Khách quan trung thực khi làm việc. + Lợi dụng để vu khống trả thù. 5. Dặn Dò: (1’) - Học bài và làm bài tập 1, 2, 3, trang 52. xem lại các bài đã học 17 -> 18 để kiểm tra 1 tiết. KIỂM TRA ( 1tiết) A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến Thức: - Giúp học sinh hệ thống, khắc sâu những kiến thức cơ bản của các bài 13 -> 18 có thể làm bài tốt. 2. Kỹ Năng: - Vận dụng những hiểu biết để làm bài kiểm tra & học sinh phải biết áp dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn. 3. Thái Độ: - Tuyên truyền vận động mọi người cùng thực hiện theo pháp luật và phê phán những hành vi sai trái. B/ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN : - Sách giáo khoa – sách giáo viên GDCD 8. - Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm. C/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : * On Định Lớp: - Yêu cầu học sinh nộp các tài liệu có liên quan và phát đề cho học sinh nhắc nhở học sinh làm bài nghiêm túc. * ĐỀ KIỂM TRA : I/ TRẮC NGHIỆM : ( 6 điểm ) * Khoanh tròn vào câu em cho là đúng nhất : 1. Tệ nạn xã hội là : A. Những hành vi, hiện tượng ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của cá nhân, gia đình, xã hội. B. Những hiện tượng tiêu cực, có nhiều tệ nạn nhưng nguy hiểm nhất là : ma tuý và mại dâm. C. Hiện tượng xã hội bao gồm những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức và pháp luật, gây hậu quả xấu về mọi mặt đối với đời sống xã hội. D. Câu A & B đúng. 2. Điền từ thích hợp vào ô trống. - HIV là . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ở người. - AIDS . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . , thể hiện triệu chứng của các bệnh khác nhau, đe dọa tính mạng con người. 3. Em đồng ý với những ý kiến nào sau đây: A. Chỉ có những người tiêm chích ma túy và hành nghề mại dâm mới bị nhiễm HIV. B. HIV – AIDS không lây truyền nếu như chúng ta biết cách phòng ngừa. C. Một người trông khỏe mạnh thì không thể nào bị nhiễm HIV. D. Tất cả mọi người không thể nào phòng tránh HIV – AIDS được. 4. HIV truyền qua con đường nào sau đây: A. Ho hắt hơi. B Dùng chung nhà vệ sinh. C. Muỗi đốt. D. Qua quan hệ tình dục. 5. Em không đồng ý với ý kiến nào sau đây : A. Những người mắc tệ nạn xã hội thường là những người lười lao động, thích hưởng thụ. B. Dùng thử ma túy một lần cũng không sao. C. Hút thuốc là có hại cho sức khỏe. D. Tệ nạn xã hội là con đường dẫn đến tội ác. 6. Theo em hành vi nào sau đây vi phạm quy định về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại : A. Cho người khác mượn vũ khí. B. Công an sử dụng vũ khí trấn áp tội phạm. C. Không nấu ăn hoặc đốt lửa gần nơi chứa xăng dầu. D. Báo với cơ quan chức năng khi biết có người định cưa bom để lấy thuốc nổ. 7. Nối các câu cho phù hợp. A. Người chủ xe máy. 1. Giữ gìn bảo quản xe. B. Người trông xe. 2. Sử dụng xe để đi lại. C. Người mượn xe. 3. Bán, tặng, cho người khác mượn. 8. Quyền sở hữu của công dân bao gồm những loại quyền nào ? A. Quản lý – Khai thác – Sử dụng. B. Bán cho tặng – Thừa kế – Chiếm hữu. C. Chiếm hữu – Sử dụng – Định đoạt. D. Thừa kế – Định đoạt – Khai thác. 9. Theo em những hành vi nào không được làm. A. Bắn pháo hoa nhân ngày lễ lớn. B. Dùng súng truy bắt tội phạm. C. Kinh doanh xăng dầu. D. Dùng súng để đùa nghịch. 10. Tài sản nhà nước và lợi ích công cộng là cơ sở vật chất của xã hội để . . . . . . . . . . . . . . . . . của đất nước, nâng cao . . . . . . . . . . . . . . . . . .của nhân dân. 11. Tài sản nào sau đây thuộc sở hữu của nhà nước ? A. Nguồn nước sông hồ. B. Trường học. C. Bệnh viện trạm y tế. D. Nhà cửa. 12. Tài sản nào sau đây thuộc lợi ích công cộng ? A. Cầu đường. B. Mỏ dầu. C. Vườn cây ăn trái. D. Câu B & C đúng. II/ TỰ LUẬN: ( 4 điểm ) Nhà nước thực hiện việc quản lý tài sản như thế nào ? (2đ) 2. Em hãy nêu ý nghĩa của quyền khiếu nại và tố cáo của công dân ? (2đ) ĐÁP ÁN I/ TRẮC NGHIỆM: (6đ) CÂU ĐÁP ÁN CÂU ĐÁP ÁN 1 C 2 Tên của 1 loại vi rút gây giảm miễn dịch Là giai đoạn cuối của sự nhiễm HIV 3 B 4 D 5 B 6 A 7 A = 3, B = 1, C = 2 8 C 9 D 10 Phát triển kinh tế / Đời sống vật chất và tinh thần. 11 A 12 A II/ TỰ LUẬN: (4đ) 1. - Nhà nước thực hiện quản lý tài sản bằng việc ban hành và tổ chức thực hiện các qui định pháp luật về quản lý và sử dụng tài sản thuộc sở hữu toàn dân, tuyên truyền GD mọi công dân thực hiện ngĩa vụ tôn trọng, bảo vệ tài sản, lợi ích công cộng. 2. - Quyền khiếu nại và tố cáo là một trong những quyền cơ bản của công dân được ghi nhận trong hiến pháp và các văn bản PL. Công dân khi thực hiện quyền khiếu nại tố cáo cần trung thực, khách quan thận trọng.
Tài liệu đính kèm: