Giáo án Giáo dục công dân 8 cả năm - Trường THCS Khong Hin

Giáo án Giáo dục công dân 8 cả năm - Trường THCS Khong Hin

Tiết 1:

Bài 1: TÔN TRỌNG LẼ PHẢI

A. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức:

- HS hiểu thế nào là tôn trọng lẽ phải;

- Biểu hiện của hành vi tôn trọng lẽ phải.

- Ý nghĩa của tôn trọng lẽ phải đối với cuộc sống.

2. Kỹ năng:

- Biết phân biệt các hành vi thể hiện sự tôn trọng lẽ phải và không tôn trọng lẽ phải trong cuộc sống.

- Rèn luyện và giúp đỡ mọi người biết tôn trọng lẽ phải.

- Rèn luyện thói quen biết kiểm tra hành vi của mình để trở thành người biết tôn trọng lẽ phải.

3. Thái độ:

- Biết tôn trọng lẽ phải, học tập những tấm gương tốt trong xã hội.

- Biết phê phán hành vi không tôn trọn lẽ phải.

B. Chuẩn bị:

 1. GV: Câu chuyện, đoạn thơ, ca dao, tục ngữ nói về phẩm chất tôn trọng lẽ phải.

 2. HS: Nghiên cứu bài học.

C. Tiến trình bài dạy:

I. Ổn định tổ chức :

II. Kiểm tra

 - Kiểm tra sự chuẩn bị về sách, vở, dụng cụ học tập của học sinh.

 - GV: Nhận xét.

III. Bài mới:

1. Giới thiệu bài :

Cho cho học sinh theo dõi tiểu phẩm

Phân vai: Lớp trưởng: Lan

Tổ trưởng tổ 1: Mai

Tổ trưởng tổ 2: Lâm

Tổ trưởng tổ 3: Thắng

Tổ trưởng tổ 4: Mạnh

(Tại lớp 8A đang diễn ra buổi họp cán bộ lớp)

 

doc 102 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 867Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân 8 cả năm - Trường THCS Khong Hin", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	Ngày soạn:
 Ngày giảng:
Tiết 1:
Bài 1: 	 TÔN TRọNG lẽ phải
A. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
- HS hiểu thế nào là tôn trọng lẽ phải; 
- Biểu hiện của hành vi tôn trọng lẽ phải.
- ý nghĩa của tôn trọng lẽ phải đối với cuộc sống.
2. Kỹ năng:
- Biết phân biệt các hành vi thể hiện sự tôn trọng lẽ phải và không tôn trọng lẽ phải trong cuộc sống.
- Rèn luyện và giúp đỡ mọi người biết tôn trọng lẽ phải.
- Rèn luyện thói quen biết kiểm tra hành vi của mình để trở thành người biết tôn trọng lẽ phải.	
3. Thái độ:
- Biết tôn trọng lẽ phải, học tập những tấm gương tốt trong xã hội.
- Biết phê phán hành vi không tôn trọn lẽ phải.	
B. Chuẩn bị:
	1. GV: Câu chuyện, đoạn thơ, ca dao, tục ngữ nói về phẩm chất tôn trọng lẽ phải.
	2. HS: Nghiên cứu bài học.
C. Tiến trình bài dạy:
I. ổn định tổ chức :
II. Kiểm tra 
	- Kiểm tra sự chuẩn bị về sách, vở, dụng cụ học tập của học sinh.
	- GV: Nhận xét.
III. Bài mới:
1. Giới thiệu bài :
Cho cho học sinh theo dõi tiểu phẩm
Phân vai:	 Lớp trưởng: Lan
Tổ trưởng tổ 1: Mai
Tổ trưởng tổ 2: Lâm 
Tổ trưởng tổ 3: Thắng
Tổ trưởng tổ 4: Mạnh
(Tại lớp 8A đang diễn ra buổi họp cán bộ lớp)
Lan(LT): Ngày lễ khai giảng năm học mới, nhà trường yêu cầu chúng ta mặc đồng phục, đề nghị các bạn nhắc tổ mình thực hiện tốt. Có ai có ý kiến về vấn đề này?
Mai(T1): Theo mình không cần phải mặc đồng phục, nên để mọi người mặc tự do miễn là đẹp.
Lâm(T2): Theo mình năm nay nên đổi mới. Các bạn nữ mặc váy còn các bạn nam mặc quần bò, áo phông để cho nó hiện đại và mốt.
Mạnh(T4): Mình không đồng ý với ý kiến của Mai và Lâm. Chúng ta nên mặc đồng phục vì nó có ý nghĩa với học sinh và phù hợp với ngày lễ long trọng.
Lan: Giờ còn bạn Thắng cho biết ý kiến.
Thắng(T3): Theo mình ý kiến của Mạnh là đúng. Chúng ta đang tuổi HS THCS nên mặc đúng quy định của nhà trường mới tốt nhất.
Lớp trưởng: Vừa rồi cúng ta đã phát biểu ý kiến của mình. Bây giờ mình xin kết luận: Chúng ta mặc đồng phục trong lễ khai giảng.
(Các bạn đều vỗ tay đồng ý vui vẻ)
GV: Qua tiểu phẩm trên các em có nhận xét gì?
HS bày tỏ quan điểm cá nhân.
GV: Việc làm của Mạnh, Thắng, Lan thể hiện đức tính gì?
HS: Trả lời.
GV: Để hiểu thêm về việc làm thể hiện đức tính của các bạn. Chúng ta học bài học hôm nay.
2. Tìm hiểu bài 
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung phần Đặt vấn đề.
GV: Mời 2 bạn có giọng đọc tốt đọc chuyện về quan Tuần phủ Hưng Hóa - Nguyễn Quang Bích.
Trả lời các câu hỏi sau:
Những việc làm của quan Tri huyện Thanh Ba với tên nhà giàu và người nông dân nghèo?
Hình bộ Thượng thư anh ruột Tri huyện Thanh Ba đó có hành động gì?
Nhận xét về việc làm của quan Tuần phủ Nguyễn Quang Bích?
Việc làm của quan tuần phủ thể hiện đức tính gì?
Hoạt động 2: Liên hệ với nội dung Đặt vấn đề.
GV: Cho học sinh thảo luận nhóm(3 nhóm)
Tình huống 1: Trong các cuộc tranh luận, có bạn đưa ra ý kiến nhưng bị đa số các bạn khác phản đối. Nếu thấy ý kiến đó đúng thì em xử lí như thế nào?
Tình huống 2: Nếu biết bạn mình quay cóp trong giờ kiểm tra, em sẽ làm gì?
Tình huống 3: Theo em trong các trường hợp tình huống 1, 2 hành động thế nào được coi là phù hợp, đúng đắn.
GV: Hướng dẫn các nhóm thảo luận.
HS: Trình bày kết quả thảo luận, nhận xét, bổ sung.
GV: Nhận xét.
Hoạt động 3: Tìm hiểu nội dung bài học:
HS: Trả lời câu hỏi sau:
Thế nào là lẽ phải?
Thế nào là tôn tọng lẽ phải?
Như thế nào là biểu hiện của tôn trọng lẽ phải?
ý nghĩa của việc tôn trọng lẽ phải trong cuộc sống?
Hoạt động 4: Luyện tập.
GV hướng dẫn HS làm bài tập 1,2, 3 (Trang 4,5-SGK)
- HS: Đọc yêu cầu BT1, 2, 3.
- HS: Trình bày BT.
- GV: Nhận xét.
1. Đặt vấn đề.
a.
- ăn hối lộ của tên nhà giàu.
- ức hiếp dân nghèo.
- Xử án không công minh, đổi “trắng” thay “đen”.
b.
- Xin tha cho tri huyện.
c.
- Bắt tên nhà giàu, trả ruộng cho người nông dân.
- Phạt tên nhà giàu về tội hối lộ, ức hiếp.
- Cắt chức Tri huyện Thanh Ba.
- Không nể nang, đồng lõa việc xấu.
- Dũng cảm , trung thực, dám đấu tranh với những sai trái.
d.
- Bảo vệ chân lí, tin tưởng lẽ phải.
Tình huống 1: Trong trường hợp trên, nếu thấy ý kiến của bạn đúng em cần ủng hộ bạn và bảo vệ ý kiến của bạn bằng cách phân tích cho các bạn thấy những điểm mà em cho là đúng, hợp lí.
Tình huống 2: Trong trường hợp này em cần thể hiện thái độ không đồng tình với bạn và phân tích cho bạn thấy tác hại của việc làm sai trái và khuyên bạn không làm như vậy.
Tình huống 3: Để có cách xử sự phù hợp, đúng đắn cần phải có hành vi xử sự tôn trọng sự thật, bảo vệ lẽ phải và phê phán cái sai trái.
1. Khái niệm:
a. Lẽ phải: Là những điều được coi là đúng đắn, phù hợp với đạo lí và lợi ích chung của xã hội.
b. TTLP: Là công nhận, ủng hộ và tuân theo và bảo vệ những điều đúng đắn.
c. Biểu hiện: Thái độ, lời nói, cử chỉ và hàh động, ủng hộ, bảo vệ điều đúng đắn của con người.
2. ý nghĩa: Giúp con người có cách cư xử phù hợp, làm lành mạnh mối quan hệ xã hội, góp phần thúc đẩy xã hội ổn định và phát triển.
3. Bài tập:
 Đáp án:
Bài 1. c
BàI 2. c
BàI 3. a, c, e
IV. Củng cố :
- GV yêu cầu học sinh đọc nhanh một tục ngữ, ca dao, danh ngôn nói về tôn trọng lẽ phải. Và giải thích câu: Gió chiều nào theo chiều ấy.
- HS trình bày.
- GV kết luận: Trong cuộc sống hằng ngày, có nhiều mối quan hệ xã hội khác nhau, nếu ai càng có cách xử sự đúng đắn, biết tôn trọng lẽ phải, thực hiện tốt những quy định chung của gia đình, nhà trường, cộng đồng thì sẽ góp phần làm cho xã hội càng trở nên lành mạnh, tốt đẹp hơn.
V. Hướng dẫn học ở nhà:
- BT: 4, 5, 6.
- Chuẩn bị bài sau: Liêm khiết.
	------------------------------------------------------------------------
 Ngày soạn:
	Ngày giảng:
Tiết 2:
Bài 2: 	Liêm khiết
A. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
- HS hiểu thế nào là liêm khiết; phân biệt hành vi liêm khiết với không liêm khiết trong cuộc sống hàng ngày
- Vì sao cần phải sống liêm khiết?
- Muốn sống liêm khiết thì phải làm gì?
2. Kỹ năng:
	HS có thói quen và biết tự kiểm tra hành vi của mình để rèn luyện bản thân có lối sống liêm khiết.
3. Thái độ:
	HS có thái độ đồng tình, ủng hộ và học tập tấm gương của những người liêm khiết, đồng thời phê phán hành vi của những người thiếu liêm khiết trong cuộc sống.
B. Chuẩn bị:
	1. GV: Câu chuyện, đoạn thơ, ca dao, tục ngữ nói về phẩm chất liêm khiết.
	2. HS: Nghiên cứu bài học.
C. Tiến trình bài dạy:
I. ổn định tổ chức :
II. Kiểm tra 
	HS1: Lẽ phải là gì? Thế nào là tôn trọng lẽ phải? ý nghĩa?
	HS2: Theo em, người HS cần làm gì để trở thành người biết tôn trọng lẽ phải?
	GV: Nhận xét, ghi điểm.
III. Bài mới:
1. Giới thiệu bài :Trong cuộc sống, chúng ta cũng muốn sống thanh thản, thoải mái, vui tươi. Để đạt được điều này chúng ta cần phải rèn luyện cho mình tính liêm khiết. Liêm khiết là gì? Chúng ta tìm hiểu ở bài học hôm nay.
2. Tìm hiểu bài 
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm những biểu hiện của liêm khiết.
GV: Hướng dẫn HS thảo luận theo 3 nhóm.
Nhóm 1: Em có cách suy nghĩ gì về cách xử sự của Ma-ri Quy-ri?
Nhóm 2: Em có suy nghĩ gì về cách suy nghĩ của Dương Chấn?
Nhóm 3: Em có suy nghĩ gì về cách suy nghĩ của Bác Hồ qua bài viết của nhà báo Mĩ?
? Những cách xử sự đó có điểm gì chung?
HS: Thảo luận.
HS: Trình bày ý kiến thảo luận.
GV: NX, KL: Cách xử sự của 3 nhân vật trên là những tấm gương sáng để chúng ta học tập, noi theo và kính phục.
GV: Trong điều kiện hiện nay, theo em, việc học tập những tấm gương đó có còn phù hợp nữa không? Vì sao?
- HS: Trả lời.
- GV: Nhận xét.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm những biểu hiện trái với lối sống liêm khiết.
GV: Em hãy lấy ví dụ về lối sống không liêm khiết mà em thấy trong cuộc sống hàng ngày.
- HS: Đưa ví dụ.
- GV KL: Đó là những việc làm xấu mà chúng ta cần phê phán. Tuy nhiên, nếu một người có mong muốn làm giàu bằng tài năng và sức lực của mình, luôn kiên trì, phấn đấu vươn lên để đạt kết quả cao trong cuộc sống thì đó là những biểu hiện của hành vi liêm khiết.
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tìm hiểu khái niệm, ý nghĩa của liêm khiết trong cuộc sống.
- GV: Thế nào là liêm khiết>
- HS: Trả lời.
- GV: Nhận xét.
- GV: ý nghĩa của phẩm chất này trong cuộc sống.
- HS: Trả lời.
- GV: Nhận xét.
- GV: Giới thiệu một số câu thơ, ca dao, tục ngữ nói về liêm khiết.
- GV: Theo em, muốn trở thành người liêm khiết cần rèn luyện những đức tính gì?
- HS: Trình bày theo nhóm.
- GV: Nhận xét.
Hoạt động 4: Luyện tập.
GV hướng dẫn HS làm bài tập 1.
- HS: Đọc yêu cầu BT1.
- HS: Trình bày BT.
- GV: Nhận xét.
1. Biểu hiện của liêm khiết.
- Điểm chung: Sống thanh cao, không vụ lợi, không hám danh, làm việc một cách vô tư, có trách nhiệm mà không đòi hỏi bất cứ một điều kiện vật chất nào.
Trong điều kiện hiện nay, lối sống thực dụng, chạy theo đồng tiền có xu hướng ngày càng gia tăng, việc học tập những tấm gương đó càng trở nên cần thiết và có ý nghĩa. Bởi lẽ điều đó giúp mọi người phân biệt được những hành vi thể hiện sự liêm khiết (không liêm khiết) trong cuộc sống hàng ngày; đồng tình ủng hộ, quý trọng người liêm khiết, phê phán những hành vi thiếu liêm khiết; giúp mọi người có thói quen biết tự kiểm tra hành vi của mình để rèn luyện bản thân có lối sống liêm khiết.
2. Biểu hiện trái với liêm khiết.
* Trái với liêm khiết: Sống vụ lợi, hám danh, tham ô, tham nhũng....đồng tình với người tham ô, tham nhũng.
3. Khái niệm
- Liêm khiết là một phẩm chất đạo đức của con người thể hiện lối sống trong sạch, không hám danh, hám lợi, không bận tâm về những toan tính nhỏ nhen, ích kỷ.
4. ý nghĩa:
- Làm cho con người thanh thản.
- Được mọi người tin cậy, quý trọng.
- Làm xã hội trong sạch, tốt đẹp hơn.
+ “Người mà không liêm, không bằng súc vật”- Khổng Tử.
+ “Ai cũng ham lợi thì nước sẽ nguy”- Mạnh Tử.
5. Cách rèn luyện để trở thành người liêm khiết.
- Thật thà, trung thực trong quan hệ với gia đình, bạn bè, xã hội. Chú tâm học tập tốt, dựa vào sức mình; kiển trì phấn đấu....
6. Luyện tập.
1. Hành vi thể hiện sống không liêm khiết: b, d, e
IV. Củng cố :
- GV đưa tình huống: Trong giờ làm bài kiểm tra, Lan - bạn ngồi cạnh em đã quay cóp, xem tài liệu để làm bài. Em sẽ làm gì trong trường hợp trên.
- HS trình bày.
- GV NX, liên hệ thực tế.
V. Hướng dẫn học ở nhà:
- BT: 2, 5.
- Chuẩn bị bài sau: Tôn trọng người khác.
	--------------------------------------------------------------------------
	Ngày soạn:
	Ngày giảng:
Tiết 3:
Bài 3: 	 tôn trọng người khác
A. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
- HS hiểu thế nào là tôn trọng người khác, biểu hiện của tôn trọng người khác trong cuộc sống hàng ngày.
- Vì sao trong quan hệ xã hội, mọi người cần phải tôn tọng lẫn nhau?
2. Kỹ năng:
	- HS biết phân biệt các hành vi thể hiện sự tôn trọng người khác và không tôn trọng người khác trong cuộc sống;
	- HS rèn luyện thói quen tự kiểm tra, đánh giá và điề ...  thể khiếu nại bằng hình thức nào?
 16. Thế nào là quyền tố cáo? Khi tố cáo, công dân cần chú ý điều gì?	
	17. Vì sao Hiến pháp quy định, công dân có quyền khiếu nại, tố cáo?
	18. Thế nào là quyền tự do ngôn luận?
	19. Quyền tự do ngôn luận được thể hiệnntn?
	20. Trách nhiệm của Nhà nước, công dân về thực hiện quyền tự do ngôn luận.
	21. Hiến pháp là gì? Nội dung Hiến pháp quy định những vấn đề gì?
	22. Trong các cơ quan Nhà nước, cơ quan nào xây dựng và sửa đổi Hiến pháp? Hiện nay chúng ta đang sử dụng Hiến pháp nào?
	23. Pháp luật là gì? Đặc điểm của PL?
	24. Bản chất và vai trò của PL.
	25. Hiến pháp và PL giống, khác nhau ntn?
	26. Do hoàn cảnh khó khăn, chị H được địa phương cấp vốn để sản xuất, chăn nuôi. Nhưng vì lợi ích trước mắt, chị H dùng tiền cho vay lấy lãi và cuối cùng chị H bị lừa cả vốn lẫn lãi.
	Theo em: Hành vi của chị H đúng hay sai?
	- Chị H cần làm gì để lấy lại được số tiền đó?
	27. Em hãy cho biết ý kiến của mình:
	- Nhà trường cần thiết phải đề ra nội quy.
	- Thực hiện nội quy là biện pháp tốt để quản lí nhà trường.
	- XH sẽ không ổn định nếu không đề ra PL.
	28. Việc sửa đổi Hiến pháp phải được bao nhiêu đại biểu tán thành?
	a. 2/3 số đại biểu.
	b. 1/2 số đại biểu.
	c. 100% số đại biểu.
	29. Những hành vi nào sau đây lợi dụng quyền tự do ngôn luận?
	a. xuyên tạc sự thật.
	b. Nói xấu.
	c. Vu cáo.
	d. Nghe theo bọn xấu, phản động.
	đ. Lộ bí mật quốc gia.
	e. Gián tiếp gặp cơ quan có thẩm quyền.
	30. Công dân có quyền tự do ngôn luận nhưng tại sao phải tuân theo quy định của pháp luật?
	GV: NX, đánh giá, ghi điểm.
	Hoạt động 3 (12’): HS chơi trò chơi “ Luật sư trả lời công dân”
	HS các nhóm đưa ra những thắc mắc, nhờ “Luật sư” (nhóm khác) giải đáp.
	Cả lớp nhận xét những thắc mắc và cách giải đáp.
	GV: NX, tuyên dương nhóm thực hiện tốt.
3. Củng cố (5’):
	GV: Khái quát lại nội dung cơ bản.
4. Hướng dẫn học ở nhà (1’).
	- Ôn lại các kiến thức đã học.
	- Chuẩn bị kiểm tra học kỳ II
Tuần 33 Ngày soạn :.................................
Tiết 33 Ngày giảng :..............................
Tiết 33
Kiểm tra học kỳ ii
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
	Nắm được các kiến thức ở học kỳ II
2. Kỹ năng
	- Trình bày rõ ràng, có hệ thống.
	- Chữ viết sạch, đẹp, đúng chính tả.
3. Thái độ
	- Trung thực, tự giác làm bài.
II. Chuẩn bị:
	1. GV: Đề kiểm tra.
	2. HS: Học kỹ bài.
D. Tiến trình lên lớp
I. ổn định tổ chức 
II. Kiểm tra
	GV: Nhắc nhở HS trước lúc làm bài.
	Phát đề.
	HS: Làm bài.
	GV: Theo dõi.
III. GV thu bài kiểm tra, NX giờ kiểm tra.
V. Hướng dẫn học ở nhà 
	- Chuẩn bị thực hành ngoại khoá các vấn đề ở địa phương và các nội dung đã học: Tệ nạn xã hội.
ĐỀ KIỂM GDCD 8 TRA HỌC Kè II NĂM HỌC 2010 – 2011
Thời gian làm bài 1 tiết
Câu 1 (4 điểm): Quyền khiếu nại là gì? Quyền tố cáo là gì? Vì sao Hiến pháp quy định công dân có quyền khiếu nại và tố cáo?
Câu 2 (4 điểm): Pháp luật là gì? Pháp luật có những đặc điểm cơ bản nào? Vì sao nói “Nhà nước ta là Nhà nước của dân, do dân, vì dân”?
Câu 3(2 điểm): Hiến pháp là gì? Nội dung Hiến pháp quy định những vấn đề gì?
ĐÁP ÁN GDCD KIỂM TRA HỌC Kè II
Câu 1: ( 4 đ )Quyền khiếu nại: Quyền công dân đề nghị cơ quan tổ chức có thẩm quyền xem xét lại quyết định, việc làm của cán bộ, công chức Nhà nước.. làm trái pháp luật hoặc xâm phạm lợi ích hợp pháp của mình. (1,5đ )
	- Quyền tố cáo: Quyền công dân báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền vè vụ việc vi phạm pháp luật....thiệt hại đến lợi ích Nhà nước, tổ chức, cơ quan và công dân. (1,5 đ)
	- Hiến pháp quy định công dân có quyền khiếu nại và tố cáo nhằm:
	+ Tạo cơ sở cho công dân bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp khi bị xâm phạm
	+ Tạo cơ sở cho công dân giám sát các hoạt động của cơ quan và cán bộ, công chức Nhà nước khi thi hành công vụ....
	+ Ngăn ngừa, đấu tranh phòng chống tội phạm. ( 1 đ )
Câu 2 : ( 4 đ )Pháp luật là quy tắc xử sự chung có tính bắt buộc, do Nhà nước ban hành, được Nhà nước bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục, cưởng chế. ( 1,5 đ )
	- Đặc điểm của pháp luật: Tính quy phạm phổ biến.
	Tính xác định chặt chẽ.
	Tính bắt buộc. ( 1,5 đ )
Nhà nước ta là thành của Cách mạng của nhân dân, do nhân dân sáng lập ra, hoạt động vì lợi ích của nhân dân. ( 1 đ )
Câu 3: ( 2 đ )HP là luật cơ bản của Nhà nước, có hiệu lực pháp lí cao nhất trong hệ thống PL Việt Nam. ( 1 đ )
	- Nội dung Hiến pháp quy định các vấn đề: Bản chất Nhà nước, chế độ chính trị, chế độ kinh tế, chính sách văn hoá Xh; bảo vệ tổ quốc, quyền, nghĩa vụ của cơ bản của công dân, tổ chức bộ máy Nhà nước. ( 1 đ )
Câu 1 (2 điểm): Hiến pháp là gì? Nội dung Hiến pháp quy định những vấn đề gì?
Câu 2 (2 điểm): Em hãy cho biết nghĩa vụ tôn trọng tài sản Nhà nước và lợi ích công cộng thể hiện ntn? Nêu VD.
Câu 3 (1 điểm): Giải thích câu ca dao sau:
	Trăm năm bia đá thì mòn
Ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ.
Câu 4 (1 điểm): Em M học giỏi, ngoan, được các thầy cô và bạn bè quý mến. H là bạn học cùng tổ đã ghen ghét và viết những tờ giấy nói xấu M dán lên chỗ ngồi của M, bàn giáo viên và lên tường.
	Em nhận xét gì về hành vi của H?
Đề số 2
Câu 1 (2 điểm): Pháp luật là gì? Pháp luật có những đặc điểm cơ bản nào?
Câu 2 (1 điểm): Vì sao nói “Nhà nước ta là Nhà nước của dân, do dân, vì dân”?
Câu 3 (2 điểm): Em hãy cho biết nghĩa vụ tôn trọng và bảo vệ tài sản Nhà nước và lợi ích công cộng thể hiện ntn? Nêu VD.
Câu 4 (1 điểm): Ông T chủ tịch UBND xã Q đã kí quyết định li hôn cho anh H và chị K.
	Theo em: Việc làm của ông T là đúng hay sai?
	- Anh H và chị K phải làm gì để việc li hôn của mình đúng PL?
Đáp án
Phần 2: 
Câu 1: HP là luật cơ bản của Nhà nước, có hiệu lực pháp lí cao nhất trong hệ thống PL Việt Nam.
	- Nội dung Hiến pháp quy định các vấn đề: Bản chất Nhà nước, chế độ chính trị, chế độ kinh tế, chính sách văn hoá Xh; bảo vệ tổ quốc, quyền, nghĩa vụ của cơ bản của công dân, tổ chức bộ máy Nhà nước.
Câu 2: Đá ( Vật vô tri) sẽ mòn theo thời gian.
	Lời nói (1 số) tồn tại mãi mãi.
	a Khi sử dung quyền tự do ngôn luận phải theo quy định của pháp luật.
Câu 3: Công dân thực hiện quyền tự do ngôn luận bằng cách: 
	- Trao đổi, góp ý, bàn bạc trong các cuộc họp.
	- Gửi đơn thư trên các phương tiên thông tin đại chúng.
	- Kiến nghị với đại biểu Quốc hội.
Câu 4: H đã xâm phạm danh dự, nhân phẩm của M, gây mất đoàn kết.
Đề 2
Phần 2.
Câu 1: Pháp luật là quy tắc xử sự chung có tính bắt buộc, do Nhà nước ban hành, được Nhà nước bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục, cưởng chế.
	- Đặc điểm của pháp luật: Tính quy phạm phổ biến.
	Tính xác định chặt chẽ.
	Tính bắt buộc.
Câu 2: Nhà nước ta là thành của Cách mạng của nhân dân, do nhân dân sáng lập ra, hoạt động vì lợi ích của nhân dân.
Câu 3: Không được xâm phạm tài sản của Nhà nước và lợi ích công cộng.
	- Khi được Nhà nước giao quản lí, sử dụng tài sản Nhà nước phải bảo quản, giữ gìn, sử dụng tiết kiệm có hiệu quả, không tham ô, lãng phí.
Câu 4: Ông Toai: Anh H và chị K cần viết đơn gửi TAND huyện.
	---------------------------------------------------------------------------
Tuần 34 Ngày soạn :.................................
Tiết 34 Ngày giảng :.............................. 
Thực hành, ngoại khoá các vấn đề ở địa phương và các nội dung đã học.
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
	HS nắm được các kiến thức, thông tin về các tệ nạn xã hội hiện nay.
2. Kỹ năng
	- Rèn luyện kỹ năng nói lưu loát, rõ ràng, súc tích.
	- Giải quyết được các tình huống có thể xảy ra trong cuộc sống.
3. Thái độ
	- Sôi nổi, hứng thú trong giờ học.
	- Mạnh dạn nói đến các tệ nạn xã hội hiện nay, đặc biệt là ở địa phương.
	- Biết tự giác phòng, chống các tệ nạn xã hội, tuyên truyền cho mọi người cùng thực hiện đồng thời tố cáo những hành vi vi phạm.
II. Chuẩn bị:
	1. GV: Thông tin về các tệ nạn xã hội hiện nay
	2. HS: Thông tin về các tệ nạn xã hội.
III. Tiến trình lên lớp:
1. ổn định tổ chức (1’)
2. Kiểm tra
	GV: Tệ nạn xã hội là gì?
	HS: Trả lời
	GV: Để hiểu rõ hơn về vấn đề này chúng ta học bài hôm nay.
	GV: Ghi đề.
Hoạt động 2 (32’): GV tổ chức cho HS chơi trò chơi theo nhóm.
	Phần 1: Thi hùng biện.
	Phần 2: Kể một câu chuyện xảy ra ở địa phương em về việc thực hiện tốt (chưa tốt) phòng chống tệ nạn xã hội.
	Phần 3: Giải quyết tình huống.
	Thời gian: Chuẩn bị: 10’/đội.
	Thi: Phần 1: 2’/đội.
	Phần 2: 2’/đội.
	Phần 3: 1’/đội.
	Điểm: Phần 1: 10đ.
	Phần 2: 10đ.
	Phần 3: 10đ.
	HS: Các nhóm chuẩn bị.
	Bốc thăm thứ tự thi.
	Hoạt động 3 (5’): Liên hệ.
	GV:? Tệ nạn xã hội ở địa phương em hiện nay ntn?
	? Em đã tham gia phòng, chống các tệ nạn xã hội ntn?
	HS: Trả lời.
	GV: Cung cấp một số thông tin về các tệ nạn xã hội.
	Hướng dẫn học ở nhà (1’).
	- Thường xuyên phòng, chống tệ nạn xã hội.
	- Ôn các kiến thức đã học.
	- Sinh hoạt hè ở địa phương tốt.
	---------------------------------------------------------------------------
Tuần 35 Ngày soạn :.................................
Tiết 35 Ngày giảng :.............................. 
Thực hành - Ngoại khoá
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
	HS nắm được các kiến thức, thông tin về các tệ nạn xã hội hiện nay.
2. Kỹ năng
	- Rèn luyện kỹ năng nói lưu loát, rõ ràng, súc tích.
	- Giải quyết được các tình huống có thể xảy ra trong cuộc sống.
3. Thái độ
	- Sôi nổi, hứng thú trong giờ học.
	- Mạnh dạn nói đến các tệ nạn xã hội hiện nay, đặc biệt là ở địa phương.
	- Biết tự giác phòng, chống các tệ nạn xã hội, tuyên truyền cho mọi người cùng thực hiện đồng thời tố cáo những hành vi vi phạm.
II. Chuẩn bị
- Một tấm gương tốt về thực hiện pháp luật được đăng báo.
- Nội dung chuyện Bà luật sư Đức.
- Tình huống sắm vai ( BT1 - T52)
III. Tiến trình
1. ổn định tổ chức
2. Bài cũ: Nêu đặc điểm, bản chất, vai trò của pháp luật nước CHXHCN Việt Nam?
3. Bài mới
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
	GV: Do thời gian có hạn ( 45’)
	Cần ngk để HS nắm thêm nội dung liên quan...
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
Hoạt động 2:
Phân tích chuyện Bà Luật sư Đức
GV: Yêu cầu HS sắm vai Bà luật sư.
Người dẫn chuyện.
HS: Đọc chuyện.
GV: Vì sao bà Luật sư không đến đồn cảnh sát vào ngày T7, CN mà vẫn không vi phạm pháp luật?
HS: Trả lời
 Nhận xét.
GVKL: Hiến pháp là văn bản có hiệu lực cao nhất.
Luật là cụ thể hoá của Hiến pháp.
Bà Luật sư thực hiện theo đúng Hiến pháp.
Hoạt động 3:
Chơi trò chơi tiếp sức “ Gương người tốt, việc tốt”
GV: Nêu thể lệ chơi - Thời gian 45’.
Chủ đề gương người tốt được đăng báo.
HS: Bắt đầu chơi.
HS: Các tổ trình bày.
( GV thu bài. Đọc cho cả lớp nghe)
GV: Nhận xét, cho điểm.
Hoạt động 4:
Trình bày tiểu phẩm sắm vai
GV: Yêu cầu các tổ chức chuẩn bị - Trình bày.
HS: Lớp nhận xét, bổ sung.
GV: Kết luận - Cho điểm.
	4. Dặn dò:
	- Xem lại nội dung đã học.
	- Chuẩn bị ôn tập.

Tài liệu đính kèm:

  • docGDCD 8 CKTKN.doc