Giáo án Giáo dục công dân 8 cả năm - Trường PTDT nội trú Hải Hà

Giáo án Giáo dục công dân 8 cả năm - Trường PTDT nội trú Hải Hà

Tiết 1.

BÀI 1 : TÔN TRỌNG LẼ PHẢI

A - MỤC TIÊU: Giúp học sinh:

- Hiểu được thế nào là lẽ phải , tôn trọng lẽ phải . Những biểu hiện của tôn trọng lẽ phải . Học sinh nhận thức được trong cuộc sống tại sao mọi người phải tôn trọng lẽ phải .

- Có thói quen tự kiểm tra hành vi của mình để rèn luyện bản thân trở thành người biết tôn trọng lẽ phải .

- Phân biệt được hành vi tôn trọng lẽ phải và không tôn trọng lẽ phải trong cuộc sống hàng ngày .

- Học tập gương những người biết tôn trọng lẽ phải , phê phán những hành vi thiếu tôn trọng lẽ phải

B- CHUẨN BỊ .

- Thầy : SGK, SGV, tư liệu tham khảo .

- Trò : SGK, đọc trước bài.

C. PHƯƠNG PHÁP:

- Nêu và giả quyết vấn đề.

D- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

I. Ổn định lớp.

- Kiểm tra sĩ số.

II. Kiểm tra bài cũ:

- GV khái quát cấu trúc chương trình GDCD lớp 8

 

doc 91 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 683Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân 8 cả năm - Trường PTDT nội trú Hải Hà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:	
Ngày dạy:
Tiết 1.
bài 1 : Tôn trọng lẽ phảI
A - Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Hiểu được thế nào là lẽ phải , tôn trọng lẽ phải . Những biểu hiện của tôn trọng lẽ phải . Học sinh nhận thức được trong cuộc sống tại sao mọi người phải tôn trọng lẽ phải .
- Có thói quen tự kiểm tra hành vi của mình để rèn luyện bản thân trở thành người biết tôn trọng lẽ phải . 
- Phân biệt được hành vi tôn trọng lẽ phải và không tôn trọng lẽ phải trong cuộc sống hàng ngày .
- Học tập gương những người biết tôn trọng lẽ phải , phê phán những hành vi thiếu tôn trọng lẽ phải 
B- Chuẩn bị .
- Thầy : SGK, SGV, tư liệu tham khảo .
- Trò : SGK, đọc trước bài.
C. Phương pháp:
- Nêu và giả quyết vấn đề.
d- Tiến trình dạy học: 
I. ổn định lớp.
- Kiểm tra sĩ số.
II. Kiểm tra bài cũ: 
- GV khái quát cấu trúc chương trình GDCD lớp 8 
III. Bài mới: 
- Vào bài : GV dẫn câu nói của Bác Hồ : Điều gì phải thì dù là điều phải nhỏ cũng cố làm cho bằng được . Điều gì sai thì dù là việc nhỏ cũng hết sức tránh .
 Nếu trong cuộc sống hàng ngày , mọi người ai cũng biết cư xử đúng đắn, tôn trọng lẽ phải , thực hiện tốt những quy định chung của cộng đồng thì xã hội sẽ trở lên tốt đẹp và lành mạnh biết bao .
Hoạt động của thầy và trũ
Nội dung kiến thức
 GV: gọi HS đọc to , rõ ràng câu chuyện : Quan tuần phủ Nguyễn Quang Bích.
GV: tổ chức học sinh thảo luận nhóm tìm hiểu nội dung câu chuyện.
Câu 1.
Những việc làm của tên tri huyện Thanh Ba và với tên nhà giàu và người nông dân ?
Câu 2:
Hình bộ thượng thư – anh ruột tri huyện Thanh Ba đó có hành động gì ?
Câu 3: 
Nhận xét về việc làm của quan tuần phủ Nguyễn Quang Bích ?
Câu 4: 
Việc làm của quan tuần phủ Nguyễn Quang Bích thể hiện đức tính gì ?
GV: tổ chức đối thoại với học sinh liên hệ thực tế với phần ĐVĐ.
- Trong cuộc tranhluận , có bạn đưa ra ý kiến nhưng bị đa số các bạn khác phản đối. Nếu thấy ý kiến đó là đúng thì em sẽ xử sự như thế nào ?
- Nếu biết bạn quay cóp trong giờ kiểm tra , em sẽ làm gì ?
- Theo em trong các tình huống 1,2 , hành động nào được coi là phù hợp với và đúng đắn?
GV: từ việc phân tích, tìm hiểu ở trên chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu khái niệm và ý nghĩa của tôn trọng lẽ phải .
Em hiểu thế nào là lẽ phải ? 
Thế nào là tôn trọng lẽ phải ?
- Đi bên phải đường 
- Chấp hành nội quy 
- Bảo vệ môi trường 
- Không nói chuỵên riêng 
Em hiểu thế nào là những biểu hiện của tôn trọng lẽ phải ? 
ý nghĩa của việc tôn trọng lẽ phải trong cuộc sống ? 
GV: Cho học sinh liên hệ các hành vi tôn trọng và không tôn trọng lẽ phải trong cuộc sống hàng ngày.
- Tìm những biểu hiện của hành vi tôn trọng lẽ phải ?
- Tìm những biểu hiện của hành vi không tôn trọng lẽ phải ?
GV kẻ bảng làm đôi và tổ chức trò chơi “Ai nhanh hơn, ai giỏi hơn”.Mỗi đội từ 5-7 em .
GV: Nhận xét , bổ sung và kết luận 
Xung quanh chúng ta có nhiều hành vi tông trọng lẽ phải song cũng có nhiểu hành vi không tôn trọng lẽ phải , chúng ta cần phê phán hành vi thiếu tôn trọng lẽ phải , biết bày tỏ thái độ đồng tình , ủng hộ và bảo vệ chân lý , lẽ phải .
GV: cho học sinh đọc yêu cầu bài tập 1 SGK. 
Yêu cầu học sinh cả lớp cùng suy nghĩ
GV yêu cầu học sinh đọc và làm bài tập 2 
I-Đặt vấn đề.
- Nhóm 1.
+ ăn hối lộ của tên nhà giàu 
+ ức hiếp dân nghèo 
+ Xử án không công bằng đổi trắng thay đen.
- Nhóm 2.
+ Xin tha cho tri huyện Thanh Ba 
- Nhóm 3 .
+ Bắt tên nhà giàu trả ruộng cho nông dân 
+ Phạt tiền nhà giàu vì tội hối lộ, ức hiếp 
+ Cách chức tri huyện Thanh Ba.
+ Việc làm không nể nang , đồng loã với việc xấu. Dũng cảm , trung thực dám đấu tranh với sai trái.
- Nhóm 4. 
+ Bảo vệ chân lý, tin tưởng lẽ phải 
- Đồng tình bảo vệ ý kiến của bạn bằng cách phân tích cho bạn thấy những điểm mà em cho là đúng.
- Không đồng tình với việc làm của bạn và phân tích tác hại cho bạn thấy.
- Để có cách cư xử đúng đắn , phù hợp, cân có hành vi ứng xử tôn trọng sự thật, bảo vệ lẽ phảI và phê phán cái sai trái.
II- Nội dung bài học .
1- Lẽ phải và tôn trọng lẽ phải .
- Lẽ phải là những điều đúng đắn phù hợp với đạo lý và lợi ích của xã hội.
- Tôn trọng là bảo vệ, công nhận, tuân theo và ủng hộ những điều đúng đắn.
- Có thái độ, cử chỉ , lời nói , hành động ủng hộ , bảo vệ điều đúng đắn.
2- ý nghĩa.
- Làm lành mạnh mối quan hệ xã hội , thúc đẩy xã hội phát triển lành mạnh
- Tôn trọng lẽ phải.
+ Chấp hành nội quy nơi sống và làm việc .
+ Phê phán việc làm sai trái.
+ Lắng nghe ý kiến của bạn, phân tích , đánh giá ý kiến hợp lý.
+ Tôn trọng các quy định của nhà trường đề ra .
- Không tôn trọng lẽ phải.
+ Làm trái quy định của pháp luật 
+ Vi phạm nội quy trường học 
+ Thích việc gì thì làm 
+ Không dám đưa ra ý kiến của mình 
+ Không muốn mất lòng ai gió chiều nào che chiều ấy.
III- Bài tập .
Bài tập 1.
- Đáp án: Chọn đáp án C vì trước đó chúng ta cần tôn trọng bạn là lắng nghe. Nếu ý kiến đó là đúng ta cần đồng tình, ủng hộ và đồng thời phân tích cho các bạn khác cùng hiểu . Đây là hành vi biết tôn trọng lẽ phải.
 Bài tập 2. 
- Đáp án. Chọn phương án C , vì một người bạn tốt là người chỉ cho ta thấy những khuyết điểm của mình . Trong tình huống này , nếu ta buông xuôi thì bạn càng lún sâu vào khuyết điểm . Vì vậy ta cần giúp bạn bằng cách góp ý chân thành với bạn để bạn tiến bộ.
IV. Củng cố:
	? Lẽ phải là gi? Vì sao phải tôn trọng lẽ phải?
V. Hướng dẫn về nhà: 
Làm các bài tập còn lại SGK
Đọc , chuẩn bị bài liêm khíêt:
+ Liêm khiết là gì ? Vì sao cần liêm khiết?
+Những hành vi liêm khiết và ngược lạ
+ Học sinh phải làm gì để rèn luyện đức tính này?
E.Rút kinh nghiệm:
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết 2.
bài 2: Liêm Khiết
A - Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Hiểu được thế nào là liêm khiết; phân biệt được hành vi liêm khiết và không liêm khiết trong cuộc sống hàng ngày .
- Vì sao phải liêm khiết , muốn liêm khiết cần phải làm gì?
- Học sinh có thói quen và biết tự kiểm tra hành vi của mình để rèn luyện bản thân có lối sống liêm khiết . 
- Có thái độ đồng tình ,ủng hộ và học tập những tấm gương của những người liêm khiết , đồng thời biết phê phán những hành vi thiếu liêm khiết trong cuộc sống hàng ngày.
b. Chuẩn Bi:
1-Thầy : SGK, SGV, các mẩu chuyện , tư liệu tham khảo .
2-Trò : SGK, đọc trước bài ở nhà.
c. Phương pháp:
- Nêu và giả quyết vấn đề.
D. Tiến trình dạy học :
I. ổn định lớp.
II. Kiểm tra bài cũ.
 GV chi bàng làm hai và gọi học sinh lên bảng 
 Câu 1 : Tìm những hành vi của học sinh biết tôn trọng lẽ phải ?
 Câu 2 : Tìm những hành vi học sinh không biết tôn trọng lẽ phải ?
	Biểu điểm:
	Đối tượng:
 GV nhận xét , bổ sung và cho điểm.
III. Bài mới.
- Vào bài : Từ xưa đến nay ông cha ta luôn coi trọng và đề cao vấn để danh dự và nhân phẩm của con người .
 Đói cho sạch , rách cho thơm 
 Bần tiến bất năng dâm 
 Phú quý bất năng di
 Uy vũ bất năng khuất.
 Dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng không thay đổi phải giữ cho được sự trong sạch và thanh thản của tâm hồn.
Hoạt động của thầy và trũ
Nội dung kiến thức
GV : Gọi 3 học sinh có giọng đọc tốt đọc các mẩu chuyện phần đặt vấn đề.
GV : tổ chức HS thảo luận nhóm
Chia lớp thành 3 nhóm ứng với 3 câu hỏi sau :
Câu 1. Bà Mari Quy-ri đã có những việc làm gì? Hành động đó thể hiện đức tính gì?
Câu 2. Hãy nêu những hành động của Dương Chấn . Những hành động đó thể hiện đức tính gì?
Câu 3. Hành động của Bác Hồ được đánh giá như thế nào ? Những hành động đó của Bác thể hiện đức tính gì ?
HS các nhóm cử đại diện trả lời .
GV nhận xét và bổ sung và đặt câu hỏi chung cho cả lớp .
- Em có suy nghĩ gì về những cách xử sự trên ?
- Theo em những cách xử sự trên có điểm gì giống nhau ? Vì sao?
GV tổ chức học sinh liên hệ thực tế tìm hiểu những tấm gương liêm khiết.
GV sử dụng phiếu có in câu hỏi trước.
Câu 1. Việc học tập đức tính liêm khiết đối với chúng ta có phù hợp và cần thiết không ? Có ý nghĩa gì không ?
Câu 2. Nêu những hành vi biểu hiện lối sống liêm khiết trong cuộc sống hành ngày .
Câu 3 . Nêu những hành vi tráI với đức tính liêm khiết.
GV gọi một vài học sinh lên bảng trình bày và cho điểm.
GV kết luận và chuyển ý .
GV : Nói tới đức tính liêm khiết là nói tới đức tính trong sạch trong đạo đức dù là người dân hay là người có chức quyền . Từ xưa đến nay, chúng ta rất coi trọng những người liêm khiết.
GV: đối thoại với học sinh bằng những câu hỏi.
- Em hiểu thế nào là liêm khiết ?
- ý nghĩa của đức tính liêm khiết trong cuộc sống ?
GV: kết luận toàn bài .
Yêu cầu học sinh đọc nội dung bài tập 1 SGK.
HS cả lớp suy nghĩ và làm bài.
Học sinh đọc yêu cầu của đề bài và suy nghĩ tìm đáp án trả lời.
 - GV yêu cầu học sinh giảI thích việc lựa chọn đáp án trả lời của mình.
I- Đặt vấn đề.
1- Nhận xét tình huống .
Nhóm 1.
- Bà Mari Quy-ri và chồng đã có những đóng góp cho thế giới những sản phẩm có giá trị khoà học và kinh tế.
- Không giữ bản quyền sáng chế cho mình ,sẵn sàng sống túng thiếu.
- Bà gửi biết tài sản cho trẻ mồ côi
- Không nhận m ... ho ví du ? 
GV gợi ý học sinh thảo luận 
HS cử đại diện trả lời .
GV giảI đáp thắc mắc và chốt lại ý kiến 
Qua phần thảo luận trên em rút ra bài học gì ? 
* Bài học : Sống, lao động ,học tập tuân theo pháp luật .
GV tổ chức cho học sinh giảI quyết tình huống SGK
 GV chữa và giảI thích thêm vì đây là bài tập lý luận , GV lấy thêm VD
Theo em ý kiến nao sau đây là đúng : 
2- Đặc điểm của pháp luật .
a- Tính quy luật phổ biến 
b- Tính xác định chặt chẽ
c- Tính bắt buộc
VD: Luật GTĐB quy định : Mọi phương tiện đI qua ngã tư gặp đèn đỏ phảI dừng lại .
3- Bản chất pháp luật VIệt Nam 
- Pháp luật nước CHXH chủ nghĩa Việt Nam thể hiện tính dân chủ XHCN và quyền làm chủ của nhân dân lao động .
VD: Công dân có quyền và nghĩa vụ sau: 
Quyền kinh doanh – nghĩa vụ đóng thúê
Quyền học tập – nhiệm vụ học tập tốt.
4- Vai trò của pháp luật .
- Pháp luật là phương tiện quản lý nhà nước , quản lý xã hội 
- Pháp luật là phương tiện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân .
IV- Bài tập .
Bài tập 1. 
 Đáp án : So sánh sự giống và khác nhau giưa đạo đức và pháp luật .
Bài tập 2. Nhà trường cần phảI đề ra nội quy 
Xã hội sẽ không ổn định nếu không đề ra pháp luật 
Cả 2 ý kiến trên 
Bài tập 3. Kể chuyện gương người tốt việc tốt.
- Sưu tầm tục ngữ , cao dao .
+ Cao dao : 
 Làm người trông rộng , nghe xa
 Biết luân , biết lý mới là người tinh 
+ Tục ngữ .
 Làm điều phi pháp điều ác đến ngay 
 Luật pháp bất vị thân
+ Xử lý tình huống .
Bạn Hưng đi học muộn không làm bài tập , mất trật tự trong lớp , đánh nhau với các bạn .
Hành vi của bạn có vi phạm pháp luật không ? (Lưu ý vừa vi phạm pháp luật ,vừa vi phạm đạo đức)
Đao đức 
Pháp luật 
Cơ sở hình thành 
Đúc kết từ thực tế cuộc sống và nguyện vọng của nhân dân 
Do nhà nước ban hành 
Hình thức thể hiện 
Các câu ca dao , tục ngữ , các câu châm ngôn ..
Các văn bản pháp luật như : Bộ luật , trong đó quy định rõ ..
Biện pháp bảo đảm thực hiện 
Tự giác thực hiện thông qua dư luận xã hội :khen , chê , lương tâm 
Thông qua tuyên truyền, giáo dục , thuyết phục và cưỡng chế.
IV- Củng cố 
	Bản chất pháp luật của nhà nước ta là gì
V. Hướng dẫn về nhà:
- Học thuộc nội dung bài học 
- Làm các bài tập còn lại 
- Sưu tầm ca dao , tục ngữ
- ôn tập kiến thức đã học 
e.rút kinh nghiệm:
Ngày soạn:
Ngày dạy:
 Tiết 32.
Thực hành ngoại khoá 
các vấn đề địa phương và các nội dung đã học
a- Mục tiêu: Giúp học sinh: 
- Củng cố, hệ thống hoá lại nội dung đã học, vận dụng kiến thức đó vào thực tiễn cuộc sống; liên hệ và nắm bắt các vấn đề có liên quan xảy ra tại địa phương cư trú.
- Nhìn nhận, đánh giá một cách khách quan, trung thực các vấn đề đặt ra trong thực tế cuộc sống phù hợp với các chuẩn mực đạo đức, pháp luật và văn hoá.
- Rèn kỹ năng vận dụng kiến thức lý thuyết vào việc nắm bắt các tình huống thực tế trong cuộc sống để hình thành các thói quen và kỹ năng cần thiết.
B - Chuẩn bị 
1- Thầy : SGK, TLTK, các mẩu chuyện , tình huống
2- Trò: SKG, tìm hiểu và nắm bắt các vấn đề tại địa phương có liên quan đến các nội dung đã học
c- Phương pháp:
- Nêu và giả quyết vấn đề.
d- Tiến trìng dạy học 
I- ổn định lớp
II- Kiểm tra bài cũ (kiểm tra việc chuẩn bị thực hành ở nhà của học sinh)
III- Bài mới 
Giáo viên nêu mục tiêu của bài ngoịa khoá
 Yêu cầu học sinh chuẩn bị tốt các nội dung về: Phòng chống TNXH, Phòng chống HIV/AIDS, Phòng ngừa tai nạn vũ khí háy nổ và các chất độc hại..
Chia các đội làm 3 nhóm chuẩn bị nội dung và sân dựng tiểu phẩm trong các nội dung ngoại khoá
Giáo viên giải đáp các thắc mắc của HS về nội dung của các phần thi
IV. Củng cố: 
	GV nhận xét ý thức chuẩn bị bài và xây dựng bìa của HS
V. Hướng dẫn về nhà:
- Ôn tập lại toàn bộ kiến thức đã học 
- Liên hệ thực tế cuộc sống hàng ngày 
- Chuẩn bị nội dung thực hành tiết 2 liên quan đến nội dung các bài học còn lại 
- Tiến hành điều tra, sưu tầm các tình huống có liên quan.
e. Rút kinh nghiệm:
..
.
.
Ngày soạn:
Ngày dạy:
 Tiết 34
Ôn tập học kì II
mục tiêu bài học
- giúp học sinh củng cố lại các kiến thức đã học trong học kì II, giải tốt các dạng bài tập
- Biết nhận dạng các dạng bài tập, có thói quen đánh giá hành vi
- Có thói quen ôn tập các kiến thức đã học
b- chuẩn bị:
1- Thầy: Hệ thống kiến thức lí thuyết và bài tập
2- Trò: Xem lại các nội dung đã học
c- phương pháp
Thuyết trình, vấn đáp, luyện tập
d- tiến trình dạy học:
I. ổn định lớp:
II. Kiểm tra bài cũ:
III. Bài mới:
- GV nêu mục tiêu bài học
- GV hệ thống kiến thức lí thuyết cho học sinh
Các nội dung bài học được trình bày bao gồm:
+ Khái niệm: Mục 1
+ Nội dung của các quyền, ý nghĩa của vấn đề được tìm hiểu
+ Vai trò, trách nhiệm của vấn đề, của công dân
- GV lấy ví dụ chỉ dõ với từng bài cụ thể, học sinh xác định
- GV giải đáp các thắc mắc của HS về các nội dung bài học
- GV giúp học sinh hệ thống các dạng bài tập:
+ Bài tập nhận dang
+ Bài tập vận dụng
+ Bài tập vận dụng nửa sáng tạo
+ Bài tập sáng tạo
- Giáo viên lấy ví dụ cụ thể với từng dạng bài tập 
- Học sinh giải lại một số bài tập
- Giáo viên giải đáp các thắc mắc trong phần bài tập
IV. Củng cố:
GV nhận xét ý thức chuẩn bị và ôn tập trên lớp của HS
V. Hướng dẫn về nhà:
- Ôn tập tốt các kiến thức
- Giải nhuần nhuyễn các bài tập
- Tìm các biểu hiện tốt và chưa tốt với nội dung của bài học
- Chuẩn bị thi học kì
e- rút kinh nghiệm:
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
Ngày soạn:
Ngày dạy:
 Tiết 35.
Thực hành ngoại khoá 
các vấn đề địa phương và các nội dung đã học
a- Mục tiêu: Giúp học sinh: 
- Củng cố, hệ thống hoá lại nội dung đã học, vận dụng kiến thức đó vào thực tiễn cuộc sống; liên hệ và nắm bắt các vấn đề có liên quan xảy ra tại địa phương cư trú.
- Nhìn nhận, đánh giá một cách khách quan, trung thực các vấn đề đặt ra trong thực tế cuộc sống phù hợp với các chuẩn mực đạo đức, pháp luật và văn hoá.
- Rèn kỹ năng vận dụng kiến thức lý thuyết vào việc nắm bắt các tình huống thực tế trong cuộc sống để hình thành các thói quen và kỹ năng cần thiết.
B - Chuẩn bị 
1- Thầy : SGK, TLTK, các mẩu chuyện , tình huống
2- Trò: SKG, tìm hiểu và nắm bắt các vấn đề tại địa phương có liên quan đến các nội dung đã học
c- Phương pháp:
- Nêu và giả quyết vấn đề.
d- Tiến trìng dạy học 
I- ổn định lớp
II- Kiểm tra bài cũ (kiểm tra việc chuẩn bị thực hành ở nhà của học sinh)
III- Bài mới 
Hoạt động của thầy và trũ
Nội dung kiến thức
Kể tên các TNXH nguy hiểm mà em biết hiện nay ? 
ở địa bàn An Sơn chúng ta có hiện tượng mắc các tệ nạn này không ? 
Những tệ nạn này có tác hại như thế nào ? 
GV cho học sinh thi trưng bày và thuyết minh về kết quả điều tra của các nhóm học sinh .
Theo em vì sao hiện nay một bộ phận thanh thiếu niên lại sa vào con đường nghiệm hút ma tuý ? 
Nếu trong gia đình, trong lớp, trong trường có bạn nghiệm hút ma tuý, em sẽ làm gì ? 
HS thảo luận và cử đại diện nhóm trả lời.
HS cả lớp nhận xét, bổ sung 
GV chốt lại và chuyển ý.
HIV/AIDS đây được coi là căn bệnh của thế kỷ. Vậy em có những hiểu biết gì về căn bệnh thế kỷ này ? Các con đường lay lan chủ yếu?
Em hiểu gì về khẩu hiệu “Đừng chết vì thiếu hiểu biết về HIV/AIDS” ?
ở địa phương ta có người nhiễm HIV/AIDS không ? Nếu có em hãy hình dung và tả lại ngoại hình của họ ? 
Em có những để xuất, kiến nghị gì để môi trường học đường của chúng ta không có các TNXH này ? 
Em hãy cho biết một số nguy cơ tiểm ẩn về tại nạn cháy, nổ và các chất độc hại hiện nay mà em biết ? 
Trong năm vừa qua trên địa bàn xã ta có xảy ra vụ cháy, nổ hay ngộ độc thực phẩm nào không ? 
Em hãy cho biết những hậu quả mà các tai nạn trên gây ra ? 
Công dân có quyền sở hữu những gì ? 
Em hãy xác định nghĩa vụ của công dân trong các trường hợp sau: 
- Nhặt được của rơi
- Vay tiền, nợ tiền người khác 
- Mượn xe đạp của người khác 
- Làm hỏng đồ dùng học tập của bạn
Vì sao khi mua xe máy, ô tô ta phải đăng ký ? 
GV kết luận và chốt lại nội dung chính của buổi thực hành.
1. Phòng, chống tệ nạn xã hội 
- Có nhiều tệ nạn xã hội, nguy hiểm nhất hiện nay là tệ cở bạc, may tuý và mại dâm.
- HS lên trình bày các số liệu thống kê của tổ mình.
- Hậu quả : kinh tế kiệt quệ, buồn thảm, thê lương, không hạnh phúc...
- HS trình bày một số nguyên nhân : 
+ Cha mẹ nuôi chuồng, buông lỏng sự quản lý 
+ Thích ăn chơi, hưởng thụ, sống thiếu lý tưởng, buông thả.... 
+ Pháp luật chưa nghiêm
2. Phòng chống nhiễm HIV/ AIDS
- HS tự trình bày 
- Có ba con đường chính lây truyền 
+ Truyền từ mẹ sang con khi mang thai
+ Truyền máu
+ Tiêm chích ma tuý
- Chúng ta cần chủ động phòng chánh cho mình và cho cộng đồng 
- HS lên sắm vai và mô tả lại những gì các em quan sát được.(gầy gò, ốm yếu, ghẻ nở toàn thân, cơ thể tiều tuỵ mất khả năng lao động)
- Đề xuất: Cần tăng cường công tác giáo dục, tuyên truyền cho mọi người dân hiểu
- Kết hợp chặt chẽ GĐ- NT- XH trong việc giáo dục học sinh 
- Duy trì nghiêm nội quy, kỷ luật nhà trường
- HS tham gia ký cam kết không vi phạm
3. Phòng ngừa tại nạn vũ khí cháy, nổ và các chất độc hại
- Cháy nổ 
- Ngộ độc thực phẩm 
Một số nguyên nhân : 
- Dùng thuốc nổ, điện để đánh cá
- Sử dụng thuốc trử sâu không theo quy định 
- Đốt pháo ngày tết
- Bảo quản, sử dụng xăng, ga không tuân theo quy định an toàn về PCCC
* Hậu quả : HS nêu 
4. Quyền sở hữu tài sản và nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác
- CD có quyền sở hữu: TLSH, thu nhập hợp pháp, góp vốn kinh doanh, TLSX, của để dành
- Công dân có nghĩa vụ tôn trọng tài sản người khác. Việc làm đó thể hiện đức tính
+ Trung thực
+ Thật thà 
+ Liêm khiết 
- Là cơ sở pháp lí để nhà nước bảo vệ tài sản của CD khi bị xâm phạm 
 IV- Củng cố: 
 Gv nhận xét ý thức chuẩn bị bài ở nhà của HS
V. Hướng dẫn về nhà:
- Ôn tập lại toàn bộ kiến thức đã học 
- Liên hệ thực tế cuộc sống hàng ngày 
- Tiến hành điều tra, sưu tầm các tình huống có liên quan.
- Tìm hiểu trước các nội dung sẽ học ở lớp 9
e. Rút kinh nghiệm:
..
.
.
.
.
.
.
.

Tài liệu đính kèm:

  • docGDCD 8 CA NAM(3).doc