Giáo án Giáo dục công dân 8 - Bài 12: (2 tiết ) Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình (tiết 1)

Giáo án Giáo dục công dân 8 - Bài 12: (2 tiết ) Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình (tiết 1)

Giáo án GDCD 8

 Tuần 14 - Tiết 14

 Ngày soạn / / 20

 Ngày dạy : / / 20

Bài 12.(2 tiết ) Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình

( tiết 1)

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Về kiến thức

 - Giúp HS hiểu được một số quy định cơ bản của PL về quyền và nghĩa

 vụ của mọi thành viên trong gia đình

 - Ý nghĩa của những quy định đó

2. Về kĩ năng

 - Biết ứng xử phù hợp với các quy định của PL về quyền và nghĩa vụ của

 bản thân trong gia đình

 - HS biết đánh giá hành vi của bản thân và của người khác theo quy định

 của PL

3. Về thái độ

 - HS có thái độ tôn trọng và tình cảm đối với gia đình mình

 - Có ý thức xây dựng gia đình hạnh phúc

 - Thực hiện tốt nghĩa vụ đối với ông bà, cha mẹ, anh chị em

 

doc 3 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 1220Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân 8 - Bài 12: (2 tiết ) Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình (tiết 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án GDCD 8
 Tuần 14 - Tiết 14
 Ngày soạn / / 20
 Ngày dạy : / / 20
Bài 12.(2 tiết ) Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình
( tiết 1)
A. Mục tiêu bài học
1. Về kiến thức
 - Giúp HS hiểu được một số quy định cơ bản của PL về quyền và nghĩa
 vụ của mọi thành viên trong gia đình
	 - ý nghĩa của những quy định đó
2. Về kĩ năng 
 - Biết ứng xử phù hợp với các quy định của PL về quyền và nghĩa vụ của
 bản thân trong gia đình
	 - HS biết đánh giá hành vi của bản thân và của người khác theo quy định 
 của PL
3. Về thái độ 
 - HS có thái độ tôn trọng và tình cảm đối với gia đình mình
	 - Có ý thức xây dựng gia đình hạnh phúc
	 - Thực hiện tốt nghĩa vụ đối với ông bà, cha mẹ, anh chị em
B. Tài liệu và phương tiện 
 1. Tài liệu , phương tiện 
 Thầy : SGK, luật hôn nhân gia đình năm 2000 (điều 2,4,5)
	 - Hiến pháp 1992 điều 64
 Trò : - Đọc và trả lời các câu hỏi SGK
	 - Liên hệ trách nhiệm của cha mẹ, ông bà trong gia đình
	 - Liên hệ bổn phận của bản thân em
 2. Phương pháp. 	Xây dựng tình huống; thảo luận và xử lí tình huống, đàm thoại, kể chuyện, chơi trò chơi, đóng vai
C. các hoạt động dạy học 
 I. ổn định lớp ; kiểm tra sĩ số 
 II. Kiểm tra bài cũ 
1. Em cho biết những biểu hiện của tự giác, sáng tạo trong học tập ?
2. Nêu lợi ích của tự giác, sáng tạo trong học tập đối với HS ?
 III. Bài mới 
Hoạt động của GV và HS
HĐ1 Giới thiệu bài
“ Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”
GV dùng những đoạn văn, thơ, ca dao, tục ngữ nói về tình cảm gia đình, công ơn của cha mẹ đối với con cái, bổn phận, trách nhiệm của con cái để vào bài
HĐ2 HS chia sẻ với nhau về những việc mà mọi thành viên trong gia đình dành cho nhau.
HS đọc phần ĐVĐ 1
HS thảo luận
Em hiểu thế nào về bài ca dao trên ?
Tình cảm gia đình đối với em quan trọng như thế nào ?
GV yêu cầu HS kể những việc cha mẹ, anh chị em đã làm cho mình và những việc mình đã làm cho ông bà, cha mẹ, anh chị em
HS kể
HĐ3 Thảo luận nội dung mục ĐVĐ
Em thử hình dung nếu không có tình yêu thương, chăm sóc, dạy dỗ của cha mẹ thì em sẽ ra sao ?
Điều gì sẽ xảy ra nếu em không hoàn thành tốt bổn phận và nghĩa vụ của mình đối với ông bà, cha mẹ, anh chị em ?
- GV kết luận
HĐ4 Thảo luận phân tích tình huống (Bài tập SGK)
Giúp Hs phát triển nhận thức về quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình
 HS đọc 2 mẩu chuyện mục ĐVĐ
 Em đồng tình và không đồng tình với với cách cư xử của nhân vật nào ?
Vì sao ?
GV kết luận
 Là con cháu, phải kính trọng, yêu thương, chăm sóc ông bà, cha mẹ
 GV chia HS thành nhóm nhỏ, yêu cầu mỗi nhóm thảo luận 1 tình huống trong các bài tập 3, 4, 5 SGK
HS đọc tình huống
Thảo luận và trình bày
 Em cho biết các đáp án đúng.
Bài tập 3
GV chốt lại : ð
GV kết luận
 Mỗi người trong gia đình đều có bổn phận và trách nhiệm đối với nhau.
Những điều chúng ta vừa tìm ra đều phù hợp với quy định của PL
Nội dung cần đạt
I. Tìm hiểu phần đặt vấn đề
- Bài ca dao trên nói lên công lao to lớn của cha mẹ đối với con cái, đó là công sinh thành, nuôi dưỡng của cha mẹ được ví như núi Thái Sơn, như nước trong nguồn nhiều không thể kể xiết
- bài ca dao cũng nói lên bổn phận của con cái đối với cha mẹ, đó là phải thờ mẹ, kính cha, làm những việc tốt để đền đáp công ơn cha mẹ , xứng đáng với đạo làm con 
- Gia đình là tổ ấm, là cái nôi nuôi dưỡng mỗi con người, là chỗ dựa cả về tinh thần và vật chất cho mỗi con người từ lúc tuổi thơ cho dến khi về già 
- Ông bà, cha mẹ sinh ra mình, nuôi dưỡng chăm sóc, quan tâm, có trách nhiệm, lo cho mình trưởng thành.
- Bản thân em: Thương yêu, kính trọng ông bà, cha mẹ, chăm ngoan học giỏi giúp đỡ, yêu mến ông bà cha mẹ, anh chị em.
- Làm cho mọi người buồn phiền
- Làm cho mình thiếu tự tin.
- Không nhận được sự yêu mến của mọi người
- Đồng ý với nhân vật Tuấn vì Tuấn đã thực hiện tốt, đúng trách nhiệm và bổn phận của mình đối với ông bà, cha mẹ.
Tuấn đã chăm sóc ông bà thật chu đáo
- Không đồng tình với nhân vật người con trai cả của cụ Nam vì đó là một hành dộng trái với đạo lí làm con , bất hiếu với cha mẹ 
- Bố mẹ Chi đúng vì cha mẹ có quyền và nghĩa vụ quản lí, trông nom con.
- Chi sai vì không tôn trọng ý kiến của cha mẹ.
- Cách ứng xử đúng là nghe lời cha mẹ, không đi chơi xa mà không có người quản lí và nên giải thích lí do cho các bạn hiểu.
- Cả Sơn và bố mẹ Sơn đều có lỗi
 + Sơn đua đòi ăn chơi
 + Cha mẹ Sơn quá nuông chiều, buông lỏng việc quản lí con, không biết kết hợp giữa gia đình và nhà trường để giáo dục Sơn
- Bố mẹ Lâm cư xử không đúng vì cha mẹ thì phải chịu trách nhiệm về hành vi sai trái của con đối với người khác, phải bồi thường thiệt hại do con gây ra cho người khác.
IV. Củng cố - Đọc và tìm hiểu sâu hơn phần ĐVĐ
 - Ông bà, cha mẹ có trách nhiệm như thế nào ?
 - Con cháu có bổn phận, nghĩa vụ gì đối với ông bà, cha mẹ ?
 - Liên hệ thực tế bản thân em đã làm được gì cho ông bà, cha mẹ, anh chị em ? 
V. Hướng dẫn - Đọc kỹ và ghi nhớ phần nội dung bài học, làm các bài tập còn lại 
 - Tìm hiểu thêm phần tư liệu tham khảo
 - Chuẩn bị tiết 2

Tài liệu đính kèm:

  • doct14hagiang.doc