Giáo án Giáo dục công dân 8 - Bài 1 đến bài 6

Giáo án Giáo dục công dân 8 - Bài 1 đến bài 6

Tiết 1:

BÀI 1: TÔN TRỌNG LẼ PHẢI

I- Mục tiêu bài hoc:

1- Kiến thức:

 - HS hiểu thế nào là tôn trọng lẽ phải, biểu hiện của sự tôn trọng lẽ phải.

 - Ý nghĩa của tôn trọng lẽ phải với cuộc sống.

2- Tư tưởng:

 - GD HS tư tưởng biết tôn trọng lẽ phải, học tập những gương tốt trong xã hội.

 - Biết phê phán hành vi không tôn trọng lẽ phải.

3- Kĩ năng:

 - Biết phân biệt các hành vi thể hiện sự tôn trọng lẽ phải và không tôn trọng lẽ phải.

 - Rèn luyện thói quen tự kiểm tra hành vi của mình.

II- Phương tiện dạy học:

 - Phương tiện: SGK, SGV, bảng phụ.

 - Tài liệu: Thơ, danh ngôn, ca dao, tục ngữ.

III- Tiến trình giờ dạy:

1- Ổn định lớp(1)

2- Kiểm tra bài cũ(4)

 - GV kiểm tra việc chuẩn bị của HS.

3- Bài mới(35)

a- Mở bài: GV đưa ra 1 tình huống về việc thực hiện nội qui HS ( vệ sinh lớp)

 ? Việc thực hiện nội qui có cần thiết không?

HS trả lời.

 GV vào bài: Mỗi người cần biết tôn trọng và làm theo những điều đúng đắn đó.

 

doc 17 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 729Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân 8 - Bài 1 đến bài 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Giáo án giáo dục công dân 8
Năm học 2008- 2009
Ngày giảng 19- 8- 2008
Tiết 1:
Bài 1: Tôn trọng lẽ phải
I- Mục tiêu bài hoc:
1- Kiến thức:
	- HS hiểu thế nào là tôn trọng lẽ phải, biểu hiện của sự tôn trọng lẽ phải.
	- ý nghĩa của tôn trọng lẽ phải với cuộc sống.
2- Tư tưởng:
	- GD HS tư tưởng biết tôn trọng lẽ phải, học tập những gương tốt trong xã hội.
	- Biết phê phán hành vi không tôn trọng lẽ phải.
3- Kĩ năng:
	- Biết phân biệt các hành vi thể hiện sự tôn trọng lẽ phải và không tôn trọng lẽ phải.
	- Rèn luyện thói quen tự kiểm tra hành vi của mình.
II- Phương tiện dạy học:
	- Phương tiện: SGK, SGV, bảng phụ.
	- Tài liệu: Thơ, danh ngôn, ca dao, tục ngữ.
III- Tiến trình giờ dạy:
1- ổn định lớp(1)
2- Kiểm tra bài cũ(4)
	- GV kiểm tra việc chuẩn bị của HS.
3- Bài mới(35)
a- Mở bài: GV đưa ra 1 tình huống về việc thực hiện nội qui HS ( vệ sinh lớp) 
	? Việc thực hiện nội qui có cần thiết không?
HS trả lời.
	GV vào bài: Mỗi người cần biết tôn trọng và làm theo những điều đúng đắn đó.
b- Nội dung:
Hoạt động của thầy và trò
T
Nội dung
Hoạt động 1
GV cho HS đọc câu chuyện về quan tuần phủ Hưng Hoá Nguyễn Quang Bích.
GV dặt câu hỏi cho Hs lần lượt trả lời: ? : Quan tri huyện Thanh Ba đã xử sự ntn trong vụ kiện giữa tên nhà giầu và người nông dân?
? Em có nhận xét gì về cách xử kiện của vị quan đó?
? Khi biét sự việc quan tuần phủ Nguyễn Quang Bích đã làm gì?
? Việc làm của quan tuần phủ thể hiện đức tính gì?
HS suy nghĩ lần lượt trả lời các câu hỏi.
GV mở rộng tầm hiểu biết bằng cách cho HS thảo luận nhóm:
N1+2: Trong cuộc tranh luận , có bạn đưa ra ý kiến nhưng bị các bạn phản đối, nếu thấy ý kiến đó đúng thì em xử sự như thế nào?
N3+4: Nếu biết bạn mình quay cóp trong giờ kiểm tra thì em sẽ làm gì?
? Qua 2 tình huống, em thất hành vi như thế nào là phù hợp đúng đắn?
HS tiến hành thảo luận nhóm, cử đại diện trình bày.
GV nhận xét, bổ xung.
GV kết luận chung.
Hoạt động 2
GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi:
? Thế nào là tôn trọng lẽ phải?
? Tôn trọng lẽ phải biểu hiện như thế nào?
? Tôn trọng lẽ phải có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống?
HS lần lượt trả lời các câu hỏi trênGV chốt ý, nhấn mạnh thêm về tôn trọng lẽ phải.
Hoạt động 3
Gv phát phiếu học tập cho HS :
+ Tìm những hành vi tôn trọng lẽ phải?
+ Tìm những hành vi không tôn trọng lẽ phải?
HS trình bào kết quả học nhóm.
GV nhận xét, kết luận:
- Tôn trọng: Chấp hành nội qui làm việc, học tập, phê phán việc làm sai trái., lắng nghe ý kiến, đánh giá ý kiến hợp lý, tôn trọng nội qui trường lớp đề ra.
- Không tôn trọng: Làm trái qui dịnh của pháp luật, vi phạm nội qui cơ quan, không dám đưa ra ý kiến của mình, không muốn làm mất lòng ai.
10
15
10
I- Đặt vấn đề
1- Tình huống:
2- Nhận xét:
- Quan huyện xử án không công bằng.
- Quan tuần phủ Nguyễn Quang Bích không đồng tình, đấu tranh bảo vệ lẽ phải.
Gv có thể cho Hs trình bày trên bảng phụ kết quả thảo luận.
II- Nội dung bài học:
- Tôn trọng lẽ phải: công nhận và ủng hộ những biểu hiện đúng đắn.
- Biểu hiện: Thái độ, hành vi, cử chỉbảo vệ điều đúng đắn của con người.
- ý nghĩa: Giúp con người có cách xử sự phù hợp, làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội, góp phần thúc đẩy xã hội ổn định và phát triển.
III- Liên hệ thực tế:
4- Sơ kết tiết học(4)
	Gv cho HS làm một số bài tập trong SGK theo yêu cầu của GV.
GV khái quát nội dung bài học: 
	+ Trong cuộc sống có nhiều mối quan hệ xã hội, ai càng có cách xử sự đúng , biết tôn trọng lẽ phải sẽ góp phần làm cho xã hội trở nên lành mạnh, tốt đẹp hơn.
5- Hướng dẫn về nhà(1)
	Đọc, ghi nhớ nội dung SGK, chuẩn bị trước nội dung bài mới.
*************************************************************
Ngày giảng 27- 8- 2008
Tiết 2:
Bài 2: Liêm khiết
I- Mục tiêu bài học:
1- Kiến thức:
	HS hiểu thế nào là liêm khiết.
	Biết phân biệt hành vi trái ngược với liêm khiết.
2- Tư tưởng:
	- Đồng tình, ủng hộ , học tập gương tốt liêm khiết, phê phán hành vi không liêm khiết trong cuộc sống.
3- Kĩ năng:
	HS biết kiểm tra hành vi của mình để rèn luyện bản thân.
II- Phương tiện dạy học:
	- Phương tiện: SGK, SGV, bảng phụ.
	- Tài liệu: Chuyện kể, ca dao tục ngữ...
III- Tiến trình giờ dạy:
1- ổn định lớp(1)
2- Kiểm tra bài cũ(4)
	? Thế nào là tôn trọng lẽ phải? Lấy ví dụ?
	? Em rèn luyện đức tính âý trong cuộc sống hàng ngày như thế nào?
3- Bài mới(35)
a- Mở bài: Dương Chấn không nhận hối lộ.
	- Hành vi của ông là biểu hiện của đức tính liêm khiết.
	 Vậy liêm khiết là gì? Liêm khiíet có ý nghĩa thế nào trong cuộc sống? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay.
b- Nội dung:
Hoạt động của thầy và trò
T
Nội dung
Hoạt động 1
GV yêu cầu HS đọc câu chuyện trong SGK
GV chia lớp thành 3 nhóm thảo luận các vấn đề sau:
+ Nhóm 1: Em có suy nghĩ gì về cách xử sự của Ma ri Quy ri, Dương Chấn và của Bác Hồ trong những câu chuyện trên?
+ Nhóm 2: Theo em, những cách xử sự đó có điểm gì chung? Vì sao?
+ Nhóm 3: Trong diều kiện hiện nay, theo em, việc học tập những tấm gương đó còn phù hợp nữa không? Vì sao?
HS thảo luận, đại diện nhóm trình bày.
GV nhận xét, bổ xung.
GV kết luận.
Hoạt động 2
GV đạt câu hỏi: Qua những nội dung đã phân tích, em hãy cho biét:
? Thế nào là liêm khiết?
? Hành vi biểu hiện liêm khiết là gì?
? ý nghĩa của đức tính liêm khiết?
? Tác dụng của liêm khiết đối với em và mọi người?
HS lần lượt trả lời các câu hỏi trên.
GV bổ xung, kết luận.
Hoạt động 3
GV cho HS làm bài tập 1-2 SGK
HS đọc, xác định yêu cầu của bài tập.
HS giải thích vì sao tán thành hay không tán thành.
GV nhận xét, đánh giá, cho điểm kết quả làm bài của HS.
10
15
9
I- Đặt vấn đề
- Đó là lối sống thanh tao, không vụ lợi, không hám danh, làm việc vô tư.
II- Nội dung bài học
1- Khái niệm:
- Là phẩm chất đạo đức, lối sống không hám danh, không hám lợi, không nhỏ nhen.
2- ý nghĩa:
- Con người thanh thản, mọi người quí trọng.
3- Tác dụng:
- Làm cho xã hội trong sạch, tốt đẹp hơn.
III- Luyện tập:
Bài 1: b, c, d.
Bài 2: Không đồng ý với ý kiến:
a- Vì lợi ích cá nhân....
4- Sơ kết tiết học(4)
	- GV khái quát nội dung tiết học
	- GV yêu cầu HS đọc 1 bài ca dao, tục ngữ hoặc danh ngôn về đức tính liêm khiết.
5- Hướng dẫn về nhà(1)
	- Học nội dung bài, biết liên hệ thực tế.
	- Chuẩn bị nội dung bài mới.
Ngày giảng 10- 9- 2008
Tiết 3:
Bài 3: Tôn trọng người khác
I- Mục tiêu bài học:
1- Kiến thức:
	- HS hiểu thế nào là tôn trọng người khác, ý nghĩa của tôn trọng người khác.
2- Tư tưởng:
	Đồng tình, ủng hộ và học tập những hành vi biết tôn trọng người khác.
3- Kĩ năng:
	Có hành vi, thói quen tự kiểm tra đánh giá hành vi của mình cho phù hợp.
II- Phương tiện dạy học:
	- Phương tiện: SGK, SGV, bảng phụ.
	- Tài liệu: chuyện kể, ca dao, danh ngôn...
III- Tiến trình giờ dạy:
1-ổn định lớp(1)
2- Kiểm tra bài cũ(4)
	? Em hiểu thế nào là liêm khiết? Liêm khiết có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống của chúng ta?
	? Em rèn luyện tính liêm khiết như thế nào?
3- Bài mới(35)
a- Mở bài: GV đưa ra 1 tình huống: Trong giờ học môn toán, cả lớp đang yên lặng nghe thầy giáo giảng, bỗng phía cuối lớp có tiếng cười rúc rích của Quân và Hùng. Thì ra 2 bạn đang đọc truyện.
	? Em có nhận xét gì về hành động đó của 2 bạn?
b- Nội dung:
Hoạt động của thầy và trò
T
Nội dung
Hoạt động1
GV yêu cầu HS đọc tình huống SGK.
GV chia lớp thành các nhóm thảo luận các vấn đề sau:
+ Nhóm 1: Em có nhận xét gì về cách cư xử, thái độ, việc làm của Mai?
Hành vi của Mai được mọi người đối xử như thế nào?
+ Nhóm 2: Nhận xét về cách cư xử của một số bạn đối với Hải? Suy nghĩ của Hải như thế nào?
Thái độ của Hải thể hiện đức tính gì?
HS thảo luận, trình bày.
HS nhận xét, bổ xung.
GV nhận xét, kết luận
Hoạt động 2
GV đặt câu hỏi
? Qua những nội dung đã phân tích, em hãy cho biết:
- Thế nào là tôn trọng người khác?
- Vì sao chúng ta phải tôn trọng người khác?
- Tôn trọng người khác có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống của chúng ta?
HS trả lời.
GV chốt lại những ý chính
? Chúng ta phải rèn luyện đức tính tôn trọng người khác như thế nào?
GV yêu cầu HS tìm những hành vi thể hiện thái độ không tôn trọng người khác. HS nhận xét những hành động đó.
Hoạt động 3
GV hướng dẫn HS làm các bài tập trong SGK.
HS bày tỏ ý kiến cá nhân, tán thành hay không tán thành
GV đưa ra tình huống sư phạm, HS nhận xét, đánh giá.
10
13
8
I- Đặt vấn đề
1- Tình huống: SGK
2- Nhận xét:
- Mai: + Không kiêu căng
 + Lễ phép, chan hoà với mọi người.
* Được mọi người yêu quí
- Hải: Biết tôn trọng cha mình.
II- Nội dung bài học
- 1- Tôn trọng người khác:
- Đánh giá đúng mức, coi trọng danh dự, phẩm giá, lợi ích của người khác, thể hiện lối sống có văn hoá của mọi người
2- ý nghĩa:
- Tôn trọng người khác sẽ nhận được sự tôn trọng của người khác đối với mình.
- Mọi người tôn trọng nhau thì xã hội trở nên lành mạnh trong sáng, tốt đẹp.
3- Cách rèn luyện:
- Tôn trọng người khác ở mọi nơi, mọi lúc.
- Thể hiện hành động cử chỉ, lời nói tôn trọng người khác.
III- Luyện tập
1- Bài 1
a, g, i
2- Bài 2
a: không; b: có; c: có
3- Bài tập tình huống: Đúng
4- Sơ kết tiết học(4)
	GV khái quát nội dung bài học
	Gv yêu cầu HS sưu tầm, giải thích các câu ca dao tục ngữ liên quan đến phẩm chất đạo đức đã học.
5- Hướng dẫn về nhà(1)
	- Đọc và ghi nhớ nội dung đã học.
	- Tìm hiểu bài: giữ chữ tín.
Ngày giảng 17- 09- 2008
Tiết 4:
Bài 4: Giữ chữ tín
I- Mục tiêu bài học:
1- Kiến thức:
- HS hiểu thế nào là giữ chữ tín, Biểu hiện của việc giữ chữ tín.
- ý nghĩa của việc giữ chữ tín trong cuộc sống đời thường.
2- Tư tưởng:
Hướng HS tới mong muốn và sự tích cực rèn luyện theo gương người biết giữ chữ tín.
3- Kĩ năng:
- HS biết phân biệt hành vi giữ chữ tín và không giữ chữ tín.
- Rèn luyện thói quen để trở thành người biết giữ chữ tín.
II- Phương tiện dạy học:
- Phương tiện: SGK, SGV, bảng phụ.
- Tài liệu: Chuyện kể, tục ngữ, ca dao.
III- Tiến trình tiết dạy:
1- ổn định lớp(1)
2- Kiểm tra bài cũ(4)
? Em hiểu thế nào là tôn trọng người khác? Điều đó có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống của chúng ta?
? Em rèn luyện đức tính tôn trọng người khác trong cuộc sống hàng ngày như thế nào?
3- Bài mới(35)
a- Mở bài: Gv đưa ra tình huống: Hùng hẹn Dũng tối thứ 7 này sẽ sang nhà Dũng học nhóm. Buổi tối hôm đó trời mưa tầm tã nhưng Hùng vẫn đến nhà Dũng.
? Em có nhận xét gì về hành động của Hùng?
=> Việc Hùng bất chấp mưa gió để đến nhà Dũng cho chúng ta thấy Hùng rất tôn trọng lời hẹn của mình. Đó cũng chính là biểu hiện của con người biết giữ chữ tín.
b- Nội dung:
Công việc của thầy và trò
T
Nội dung
Hoạt động 1
GV hướng dẫn HS hoạt động nhóm:
+ Nhóm 1: Tìm hiểu việc làm của nước Lỗ?
Tìm hiểu việc làm của Nhạc Chính Tử?
+ Nhóm2: Một em bé đã nhờ Bác điều gì?
Bác đã làm gì và  ... trả lời câu hỏi
HS xác định hành vi giữ chữ tín, giải thích.
GV cho HS sưu tầm những câu ca dao tục ngữ nói về giữ chữ tín
10
15
10
I- Đặt vấn đề
1- Tình huống:
2- Nhận xét:
3- Kết luận:
- Chúng ta phải biết giữ lòng tin, giữ lời hứa, có trách nhiệm với việc làm của mình.
II- Nội dung bài học:
1- Khái niệm: Giữ chữ tín là coi trọng danh dự, lòng tin của mọi người đối với mình, biết trọng lời hứa, biết tin tưởng nhau.
2- ý nghĩa:
- Được mọi người tin cậy, tín nhiệm.
- Giúp mọi người đoàn kết, đễ dàng hợp tác.
3- Cách rèn luyện:
- Làm tốt nghĩa vụ của mình.
- Biết trọng lời hứa, đúng hẹn
III- Luyện tập
1- Bài tập:
HS làm bài tập 1
2- Tình huống
HS tìm hiểu một số tình huống về giữ chữ tín trong cuộc sống xung quanh.
4- Sơ kết tiết học(4)
GV khái quát lại nội dung bài học.
Yêu cầu HS liên hệ thực tế.
Tìm những biểu hiện giữ chữ tín và không giữ chữ tín trong cuộc sống.
5- Hướng dẫn về nhà(1)
- Học bài theo nội dung SGK.
- Chuẩn bị bài Pháp luật và kỉ luật.
Ngày giảng24- 09- 2008
Tiết 5: Pháp luật và kỉ luật
I- Mục tiêu bài dạy:
1- Kiến thức:
- HS hiểu thế nào là pháp luật, kỉ luật và mối liên hệ của kỉ luật và pháp luật. Từ đó HS thấy rõ lợi ích của việc thực hiện pháp luật, kỉ luât.
2- Kĩ năng:
- HS biết xây dựng kế hoạch, rèn luyện ý thức và thói quen kỉ luật
3- Giáo dục tư tưởng:
- HS có ý thức tôn trọng pháp luật và kỉ luật.
- Biết tôn trọng ngươì có tính kỉ luật, tôn trọng pháp luật.
II- Phương tiện, tài liệu:
- GV: SGK, SGV, bản nội qui của nhà trường, ca dao, danh ngôn.
- HS sưu tầm một số câu chuyện liên quan đến bài học. 
III- Hoạt động dạy và học:
1- ổn định tổ chưc lớp(1)
2- Kiểm tra bài cũ(4)
? Thế nào là giữ chữ tín? ý nghĩa của giữ chữ tín? 
? là HS em phải làm gì để giữ chữ tín?
3- Bài mới(35)
a- Giới thiệu bài: GV liên hệ việc thực hiện nội qui HS trong nhà trường có tốt không?
- Việc thực hiện tốt luật giao thông đường bộ có cần thiết cho chúng ta không?
=> Để hiểu rõ vấn đề này chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.
b-Nội dung bài giảng:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
T
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1
Gv tổ chức cho HS thảo luận:
? Theo em Vũ Xuân Trường đã có hành vi như thế nào?
? Những hành vi đó gây ra hậu quả gì?
? Chúng bị trừng phạt như thế nào?
? Để chống lại tội phạm các chiến sĩ công an cần có những phẩm chất gì?
HS thảo luận, đại diện nhóm trình bày.
Các nhóm bổ xung, hoàn thiện ý kiến thảo luận.
GV nhận xét, bổ xung ý kiến thảo luận của HS.
Hoạt động 2
GV nêu vấn đề: Nhà nước ta ban hành Luật Giao thông đường bộ nhằm mục đích gì?
? Mọi người có cần tuân theo luật đường bộ không?
HS thảo luận, Kiến thưc cần đạt: Mục đích đảm bảo cho mọi người khi tham gia giao thông an toàn.
? Việc tuân theo luật giao thông đường bộ có nghĩa là tuân theo PL. Vậy PL là gì?
HS trả lời
GV bổ xung, chốt ý kiến .
? Nội qui do nhà trường đề ra , vậy việc thực hiện nội qui có cần thiết không? Vì sao?
HS phải trả lời đúng theo kiến thức:Việc thực hiện nội qui trường lớp đề ta là rất cần thiết vì nó giúp HS học tập tốt, rèn luyện tôt.
? Việc thực hiện nọi qui trường lớp là một biểu hiện của tôn trọng kỉ luật, vậy em hiểu kỉ luật như thế nào?
HS suy nghĩ trả lời
? Những qui định của tập thể có cần phải tuân theo qui định của PL không? Vì sao?
HS tluận: Những qui định của tập thể nếu không tuân theo qui định của PL thì sẽ vi phạm PL.
? Những qui định của PL và kỉ luật có ý nghĩa ntn với mọi người và xã hội?
Hs trả lời
? Là HS em phải làm ntn để tôn trọng PL và kỉ luật?
HS trả lời
Hoạt động 3
GV hướng dẫn HS làm bài tập3, yêu cầu HS đọc và xác định yêu cầu của bài tập.
HS thảo luận câu hỏi: ý kiến của chi đội trưởng là đúng hay sai?
GV yêu cầu HS tìm những câu tục ngữ, ca dao, danh ngôn có liên quan đến PL và kỉ luật.
10
I- Đặt vấn đề
1- Tình huống: SGK
2- Nhận xét:
- Buôn bán, vận chuyển ma tuý
- Hao tiền, tốn của
- Bị trừng phạt
- Công an: dũng cảm, mưu trí, vượt khó
3- Kết luận:
- Mọi người phải chấp hành PL tránh xa tệ nạn XH
- Có nếp sống lành mạnh
II- Nội dung bài học:
1- PL và kỉ luật:
- PL: qui tắc xử sự có tính bắt buộc, do nhà nước ban hành, được nhà nước đảm bảo thực hiện bằng biện pháp GD, thuyết phục, cưỡng chế.
- Kỉ luật: những qui định, qui ước của một cộng đồng về những hành vi cần tuân theo nhằm đảm bảo sự hoạt động phối hợp thống nhất.
2- ý nghĩa:
- Mọi người có một chuẩn mực chung để rèn luyện và thống nhất trong hành động
- Tạo điều kiện cho mỗi cá nhân và toàn xã hội p/triển theo một định hướng chung.
3- Cách rèn luyện:
- Tự nguyện, tự giác rèn luyện ý thức kỉ luật ngay từ những việc nhỏ: không coi cóp, thực hiện tốt nội qui nhà trường, 
- Tôn trọng người khác, có lòng tự trọng.
III- Luyện tập:
Bài 3: 
ý kiến của chi đội trưởng là đúng vì đội là một tổ chức XH có qui định để thống nhất hành động, đi họp chậm thiếu lí do là vi phạm kỉ luật đội.
4- Củng cố(4)
GV khái quát nội dung bài học
? Hs phải thực hiện tính kỉ luật như thế nào?
5- Hướng dẫn học bài(1)
- Sưu tầm các câu ca dao tục ngữ có liên quan đếnbài học.
- Chuẩn bị trước nôi dung bài mới.
************************************************************************
Ngày giảng 3- 10- 2008
Tiết 6:
Bài 6: Xây dựng tình bạn trong sáng lành mạnh
I- Mục tiêu bài dạy:
1- Kiến thức:
- HS nắm được biểu hiện của tình bạn trong sáng, lành mạnh trong thực tế.
- Phân tích được đặc điểm ý nghĩa của tình bạn lành mạnh trong sáng đối với mỗi người trong cuộc sống.
2- Kĩ năng:
Biết đánh giá thái độ hành vi của bản thân và người khác trong quan hệ bạn bè, biết xây dựng tình bạn trong sáng lành mạnh.
3- Giáo dục:
- Có thái độ quí trọng bạn bè.
- Mong muốn xây dựng tình bạn trong sáng, lành mạnh.
II- Phương tiện – tài liệu;
- GV: SGK, SGV, bảng phụ
- HS sưu tầm ca dao. Tục ngữ, danh ngôn về tình bạn.
III- Hoạt động dạy và học:
1- ổn định tổ chức lớp(1)
2- Kiểm tra(4)
 Thế nào là PL và kỉ luật? PL và KL khác nhau như thế nào?
? HS phải làm gì để thực hiện tốt PL và KL?
3- Bài mới(35)
a- Giới thiệu bài: Mỗi người ai cũng cần có bạn, và thế ông cha ta đã dạy: Chọn bạn mà chơi, chọn nơi mà ở
=> GV vào bài.
b- Nội dung bài giảng:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
T
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1
GV yêu cầu HS đọc câu chuyện SGK
HS đọc chuyện
GV tổ chức thảo luận với một số câu hỏi:
? Nêu việc làm của Ăng ghen đối với Mác?
Em có nhận xét gì về tình bạn giữa Mác và Ăng ghen?
? Tình bạn đó dựa trên cơ sở nào?
HS thảo luận nhóm, đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác bổ xung hoàn thiện ý kiến thảo luận.
Gv kết luận
Hoạt động 2
GV yêu cầu HS trả lời một số câu hỏi:
? Qua mục ĐVĐ, hãy cho biết thế nào là tình bạn?
HS trả lời theo ý hiểu và nội dung SGK
GV tổ chức lớp thành hai nhóm thực hiện hai nhiệm vụ:
- Nhóm 1: Tìm biểu hiện của tình bạn trong sáng lành mạnh?
- Nhóm 2: Biểu hiện của tình bạn không trong sáng lành mạnh?
Các nhóm thảo luận, ghi các biểu hiện đã tìm được:
+Nhóm 1: Chia sẻ niềm vui nỗi buồn, cùng học tập vui chơi, tôn trọng nhau, không lợi dụng nhau
+ Nhóm 2: Tụ tập rủ rê, ăn chơi, không tôn trọng nhau, lợi dụng nhau
? Từ những ví dụ trên em hãy chỉ ra đặc điểm của tình bạn trong sáng lành mạnh?
HS suy nghĩ trả lời
? Tình bạn có ý nghĩa như thế nào với mỗi chúng ta?
? Em hãy kể một câu chuyện vè tình bạn trong sáng lành mạnh của em?
HS trả lời
Hoạt động 3
GV hướng dẫn HS làm bài tập 1
HS thảo luận, giải thích được lí do
GV hướng dẫn HS làm bài tập 2
HS nêu cách ứng xử của mình
GV tổ chức cho HS chơi trò chơi sắm vai:
HS đóng vai tình huống: Em sẽ làm gì nếu bạn em rủ rê lôi kéo em vào việc làm vi phạm PL?
10
15
10
I- Đặt vấn đề
1- Truyện đọc:
2- Nhận xét:
- Luôn sát cánh cùng nhau trong sự nghiệp đấu tranh chống hệ tư tưởng tư sản.
- Giúp đỡ nhau.
- Cơ sở: chung tư tưởng lớn, yêu tổ quốc nhân dân.
3- Kết luận: Tình bạn đẹp, trong sáng
II- Nội dung bài học:
1- Khái niệm:
- Tình bạn là tình cảm gắn bó giữa hai người trên cơ sở hợp nhau về tính tình sở thích
2- Đặc điểm:
- Bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau
- Chân thành, tin cậy, có trách nhiệm.
- Thông cảm, đồng cảm
- Trung thực
3- ý nghĩa:
- Giúp con người tự tin, yêu cuộc sống.
- Biết tự hoàn thiện mình để sống tốt hơn.
III- Luyện tập:
1- Bài 1:
Tán thành: c,đ
2- Bài 2
3- HS chơi trò chơi.
4- Củng cố(4)
GV khái quát lại nội dung bài học
5- Hướng dẫn học bài(1)
- Học nội dung bài học theo SGK. Sưu tầm ca dao tục ngữ về tình bạn.
- Đọc và chuẩn bị nội dung bài: Tích cực phòng chống tệ nạn xã hội.
- 
Ngày giảng
Tiết 7: Tích cực tham gia các hoạt động chính trị xã hội
I- Mục tiêu bài dạy:
1- Kiến thức:
- HS hiểu được các loại hình hoạt động chính trị xã hội, nhận thấy cần tham gia các hoạt động chính trị xã hội .
- Hiểu được lợi ích của tham gia các hoạt động chính trị xã hội.
2- Kĩ năng:
3- Giáo dục:
II- Phương tiện – tài liệu;
- GV: SGK, SGV, bảng phụ
- HS sưu tầm ca dao. Tục ngữ, danh ngôn về tình bạn.
III- Hoạt động dạy và học:
1- ổn định tổ chức lớp(1)
2- Kiểm tra(4)
3- Bài mới(35)
a- Giới thiệu bài
 b- Nội dung bài giảng:
************************************************************************
Ngày giảng
Tiết 6:
I- Mục tiêu bài dạy:
1- Kiến thức:
2- Kĩ năng:
3- Giáo dục:
II- Phương tiện – tài liệu;
- GV: SGK, SGV, bảng phụ
- HS sưu tầm ca dao. Tục ngữ, danh ngôn về tình bạn.
III- Hoạt động dạy và học:
1- ổn định tổ chức lớp(1)
2- Kiểm tra(4)
3- Bài mới(35)
a- Giới thiệu bài
 b- Nội dung bài giảng:
************************************************************************
Ngày giảng
Tiết 6:
I- Mục tiêu bài dạy:
1- Kiến thức:
2- Kĩ năng:
3- Giáo dục:
II- Phương tiện – tài liệu;
- GV: SGK, SGV, bảng phụ
- HS sưu tầm ca dao. Tục ngữ, danh ngôn về tình bạn.
III- Hoạt động dạy và học:
1- ổn định tổ chức lớp(1)
2- Kiểm tra(4)
3- Bài mới(35)
a- Giới thiệu bài
 b- Nội dung bài giảng:
************************************************************************
Ngày giảng
Tiết 6:
I- Mục tiêu bài dạy:
1- Kiến thức:
2- Kĩ năng:
3- Giáo dục:
II- Phương tiện – tài liệu;
- GV: SGK, SGV, bảng phụ
- HS sưu tầm ca dao. Tục ngữ, danh ngôn về tình bạn.
III- Hoạt động dạy và học:
1- ổn định tổ chức lớp(1)
2- Kiểm tra(4)
3- Bài mới(35)
a- Giới thiệu bài
 b- Nội dung bài giảng:
************************************************************************
Ngày giảng
Tiết 6:
I- Mục tiêu bài dạy:
1- Kiến thức:
2- Kĩ năng:
3- Giáo dục:
II- Phương tiện – tài liệu;
- GV: SGK, SGV, bảng phụ
- HS sưu tầm ca dao. Tục ngữ, danh ngôn về tình bạn.
III- Hoạt động dạy và học:
1- ổn định tổ chức lớp(1)
2- Kiểm tra(4)
3- Bài mới(35)
a- Giới thiệu bài
 b- Nội dung bài giảng:
************************************************************************

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Giao duc khoi 8.doc