Giáo án Giáo dục công dân 79 kì 1 - Trường THCS Viên Bình

Giáo án Giáo dục công dân 79 kì 1 - Trường THCS Viên Bình

 Tuần 1

 Tiết 1

Bài 1 :CHÍ CÔNG VÔ TƯ

I. Mục tiêu bài học :

1. Kiến thức :

Hiểu thế nào là chí công vô tư; những biểu hiện của phẩm chất chí công vô tư; vì sao cần phải chí công vô tư.

2. Kĩ năng :

- Biết phân biệt các hành vi thể hiện chí công vô tư hoặc không chí công vô tư trong cuôc sống hàng ngày.

- Biết tự kiểm tra hành vi của mình và rèn luyện để trở thành người có phẩm chất chí công vô tư.

3. Thái độ :

- Biết quí trọng và ủng hộ những hành vi thể hiện chí công vô tư.

- Phê phán, phản đối những hành vi thể hiện tính tự tư tự lợi, thiếu công bằng trong giải quyết công việc.

II. Chuần bị :

- GV : SGK, SGV, tục ngữ nói về chí công vô tư

- HS : Xem bài trước ở nhà, SGK

III. Phương pháp: Nêu vấn đề ,đàm thoại, so sánh

IV Các bước lên lớp :

1. Ổn định tổ chức :

2. Kiểm tra bài cũ :

3. Bài mới :

 

doc 49 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 861Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân 79 kì 1 - Trường THCS Viên Bình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 1	
 Tiết 1	
Bài 1 :CHÍ CÔNG VÔ TƯ
I. Mục tiêu bài học :
1. Kiến thức : 
Hiểu thế nào là chí công vô tư; những biểu hiện của phẩm chất chí công vô tư; vì sao cần phải chí công vô tư.
2. Kĩ năng :
- Biết phân biệt các hành vi thể hiện chí công vô tư hoặc không chí công vô tư trong cuôc sống hàng ngày.
- Biết tự kiểm tra hành vi của mình và rèn luyện để trở thành người có phẩm chất chí công vô tư.	
3. Thái độ :
- Biết quí trọng và ủng hộ những hành vi thể hiện chí công vô tư.
- Phê phán, phản đối những hành vi thể hiện tính tự tư tự lợi, thiếu công bằng trong giải quyết công việc.
II. Chuần bị :
- GV : SGK, SGV, tục ngữ nói về chí công vô tư 
- HS : Xem bài trước ở nhà, SGK 
III. Phương pháp: Nêu vấn đề ,đàm thoại, so sánh
IV Các bước lên lớp :
1. Ổn định tổ chức : 
2. Kiểm tra bài cũ :
3. Bài mới :
Hoạt động của giáo viên &học sinh
Nội dung kiến thức cần đạt
Hoạt động 1. Thảo Luận tìm hiểu nội dung Đặt Vấn Đề
GV : Yêu cầu HS đọc phần đặt vấn đề SGK trang 3, 4.
HS : Đọc SGK.
GV : Chia nhóm cho HS thảo luận các câu hỏi
? Những việc làm nào của Tô Hiến Thành và Chủ tịch HCM thể hiện chí công vô tư?
HS : Thảo luận nhóm. Các nhóm trả lời, các nhóm khác bổ sung.
GV : Kết luận chung, chốt lại nội dung chính
GV : Những việc làm trên xuất phát từ đâu?
HS : Xuất phát từ lợi ích của tập thể, đặt lợi ích tập thể lên trên lợi ích cá nhân.
Hoạt động 2. Đàm thoại tìm hiều nội dung bài học.
GV : Thế nào là chí công vô tư?
HS : Chí công vô tư là phẩm chất đạo đức của con người, thể hiện ở sự công bằng, không thiên vị...
GV : Chí công vô tư có tác dụng như thế nào đối với tập thể và cá nhân?
HS : Chí công vô tư đem lại lợi ích cho tập thể và cộng đồng xã hội, góp phần làm cho dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ, văn minh...
GV : Chúng ta rèn luyện phẩm chất chí công vô tư bằng cách nào?
HS : Có thái độ quí trọng người chí công vô tư, phê phán những hành động vụ lợi thiếu công bằng...
GV : Yêu cầu HS cho vd cụ thể.
Hoạt động 3 : Bài tập rèn luyện kĩ năng
GV : Yêu cầu HS làm bài tập 1, 2 SGK trang 5
HS : Làm bài theo sự hướng dẫn của gv.
GV : Kết luận chung.
I. Đặt vấn đề.
* Tô Hiến Thành:
Đề cử Trần Trung Tá thay ông gánh vác công việc của triều đình.
* Chủ tịch HCM:
Cả đời phấn đấu cho quyền lợi của dân tộc và hạnh phúc của nhân dân.
II. Nội dung bài học.
- Chí công vô tư là phẩm chất đạo đức của con người, thể hiện ở sự công bằng, không thiên vị...
- Chí công vô tư đem lại lợi ích cho tập thể và cộng đồng xã hội, góp phần làm cho dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ, văn minh...
- Có thái độ quí trọng người chí công vô tư, phê phán những hành động vụ lợi thiếu công bằng...
III. Bài tập.
1) 
- Hành vi d và e thể hiện chí công vô tư vì Lan và bà Nga đều giải quyết công việc xuất phát từ lợi ích chung.
- Hành vi a, b, c & đ không thể hiện chí công vô tư vì họ giải quyết công việc đều xuất phát từ lợi ích cá nhân hay do tình cảm riêng tư chi phối.
2) Không tán thành với quan điểm a, b và c 
4. Củng cố : 
- Thế nào là chí công vô tư?
- Chí công vô tư có tác dụng như thế nào đối với tập thể và cá nhân?
- Chúng ta rèn luyện phẩm chất chí công vô tư bằng cách nào?
5. Dặn dò : 
- HS về học kĩ nội dung bài.
- Xem trước bài 2 :TỰ CHỦ
 Tuần 2 	
 Tiết 2	
Bài 2 :TỰ CHỦ
I. Mục tiêu bài học :
1. Kiến thức.
- Thế nào là tự chủ ; ý nghĩa của tính tự chủ trong cuộc sống cá nhân và xã hội.
- Sự cần thiết phải rèn và cách rèn luyện để trở thành một người có tính tự chủ.
2. Kĩ năng.
- Nhận biết được những biểu hiện ccủa tính tự chủ.
- Biết đánh giá bản thân và người khác về tính tự chủ.
3. Thái độ.
- Tôn trọng những người biết sống tự chủ.
- Có ý thức rèn luyện tính tự chủ trong quan hệ với mọi người và trong những công việc cụ thể của bản thân.
II. Chuẩn bị :
- GV : Giáo án, SGK, những vd cụ thể về tính tự chủ ...
- HS : Học bài, xem bài trước ở nhà, SGK ...
III. Phương pháp: Nêu vấn đề ,đàm thoại, Thảo luận nhóm 
IV. Các bước lên lớp.
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ.
- Thế nào là chí công vô tư?
- Chí công vô tư có tác dụng như thế nào đối với tập thể và cá nhân?
- Chúng ta rèn luyện phẩm chất chí công vô tư bằng cách nào?
3. Bài mới.
Hoạt động của giáo viên &học sinh
Nội dung kiến thức cần đạt
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Hoạt động 2: Đàm thoại giúp HS nhận biết biểu hiện của tính tự chủ.
HS : Đọc truyện Một Người Mẹ.
GV:Bà Tâm đã làm gì trước nỗi bất hạnh to lớn của gia đình?
GV:Theo em, bà Tâm là người như thế nào?
HS : Tự do phát biểu ý kiến.
GV : Kết luận chung.
Bà Tâm là người đã làm chủ được tình cảm, hành vi của mình nên đã vượt qua đau khổ, sống có ích cho con và người khác.
GV: Do đâu mà N từ một hs ngoan, do bạn bè rủ rê N đã sa vào con đường nghiện hút và trộm cắp. 
GV: Trong cuộc sống hàng ngày ,khi làm việc gì chúng ta cần tự chủ,giữ vững lòng tin
Hoạt động 3: Tìm hiểu nội dung bài học
GV:Tự chủ là gì?
GV: Tính tự chủ giúp chúng ta như thế nào?
Hoạt động 3: Thảo luận nhóm tìm hiểu biểu hiện tính tự chủ và thiếu tính tự chủ trong cuộc sống
GV: Chia lớp cho học sinh thảo luận nhóm
Nhóm1,2: Tìm những biểu hiện tính tự chủ trong cuộc sống ?
Nhóm 3,4: Tìm những biểu hiện thiếu tính tự chủ trong cuộc sống ?
HS: Thảo luận ,trình bày,bổ sung
GV:Chốt lại :
Tính tự chủ : tự tin trong cuộc sống, chủ động trong công việc
Thiếu tính tự chủ :Thường hay nổi nóng, to tiếng cãi vã, gây gỗ; trước những khó khăn thường tỏ ra hoang mang sợ hãi, dễ bị cám dỗ, dễ bị người khác lợi dụng.
GV : Chúng ta cần phải rèn luyện tính tự chủ bằng cách nào?
HS : Suy nghĩ trước khi hành động, sau mỗi việc làm, cần xem lại thái độ, hành động của mình đúng hay sai để kịp thời rút kinh nghiệm, sửa chữa.
Hoạt động 4.:HS làm bài tập SGK.
GV : Giao nhiệm vụ cho HS làm bài tập 1.
HS : HS làm bài tập 1.
HS: Bổ sung ý kiến (nếu có)
GV : Chữa bài, nhận xét.
Bài 1 : Đồng ý với ý kiến a, b, d, e.
I. Đặt Vấn Đề.
- Bà Tâm đã kiềm nến nỗi đau của mình,bà đã cố gắn sống trước mặt con
- Bà Tâm là người đã làm chủ được tình cảm, hành vi của mình nên đã vượt qua đau khổ, sống có ích cho con và người khác.
- N là một HS ngoan, do bạn bè rủ rê N đã sa vào con đường nghiện hút và trộm cắp. Vì N là người không làm chủ được bản thân.
II. Nội dung bài học.
- Tự chủ là làm chủ bản thân. Biểu hiện, bình tĩnh, không nóng nảy vội vàng, khi gặp khó khăn không chán nản sợ hãi...
- Tự chủ là đức tính quí giá. Vì nhờ có tính tự chủ mà con người biết sống một cách đúng đắn và biết cư xử có đạo đức, có văn hoá.
- Rèn luyện tính tự chủ bằng cách : Suy nghĩ trước khi hành động, sau mỗi việc làm, cần xem lại thái độ, hành động của mình đúng hay sai để kịp thời rút kinh nghiệm, sửa chữa.
III. Bài tập.
Bài 1 : Đồng ý với ý kiến a, b, d, e.
4. Củng cố. 
- Thế nào là tự chủ? Biểu hiện của tính tự chủ?
- Vì sao con người cần phải biết tự chủ?
- Rèn luyện tính tự chủ bằng cách nào?
5. Dặn dò.
- HS về học kỉ nội dung bài.
- Làm bài tập 2&3. Xem và trả lời các câu hỏi gợi ý bài 3 
 Tuần 3 	
 Tiết 3	
Bài 3:DÂN CHỦ VÀ KỈ LUẬT
I. Mục tiêu bài học :
1. Kiến thức.
- Hiểu thế nào là dân chủ, kỉ luật ; những biểu hiện của dân chủ và kỉ luật trong nhà trường và trong đời sống xã hội.
- Hiểu được ý nghĩa của việc tự giác thực hiện những yêu cầu, phát huy dân chủ và kỉ luật là điều cơ hội, điều kiện để mỗi người phát triển nhân cách và góp phần xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
2. Kĩ năng.
- Biết giao tiếp, ứng xử và phát huy được vai trò của công dân, thực hiện tốt dân chủ, kỉ luật như biết biểu đạt quyền và nghĩa vụ đúng lúc, đúng chổ, biết góp ý với bạn bè và mọi người xung quanh.
- Biết phân tích, đánh giá các tình huống trong cuộc sống xã hội thể hiện tốt (hoặc chưa tốt) tính dân chủ và kỉ luật.
3. Thái độ.
- Có ý thức rèn luyện tính kỉ luật, phát huy dân chủ trong học tập, trong hoạt động xã hội và trong lao động ở nhà, ở trường cũng như trong tập thể và cộng đồng xã hội.
- Ủng hộ những việc tốt, những người thực hiện tốt dân chủ và kỉ luật ; biết góp ý, biết phê phán đúng mức những hành vi vi phạm dân chủ, kỉ luật như gia trưởng, quân phiệt, tự do vô kỉ luật ...
II. Chuẩn bị :
GV : Giáo án, SGK, câu hỏi thảo luận...
HS : Học bài, xem bài trước ở nhà, SGK...
III. Phương pháp: Nêu vấn đề ,đàm thoại, Thảo luận nhóm 
IV.Các bước lên lớp :
1. Ổn định tổ chức. 
2. Kiểm tra bài cũ.
- Thế nào là tự chủ? Biểu hiện của tính tự chủ?
- Vì sao con người cần phải biết tự chủ?
- Rèn luyện tính tự chủ bằng cách nào?
3. Bài mới.
Hoạt động của giáo viên&học sinh
Nội dung kiến thức cần đạt
Hoạt động 1. Giới thiệu bài.
GV: Nêu tình huống nội dung thể hiện tính dân chủ và kỉ luật.
GV: Trong một số trường hợp, khi làm đúng những điều đã được qui định có bạn cho rằng như vậy là mất tự do, mất dân chủ. Theo em, bạn ấy nói như vậy là đúng hay sai. Vì sao?
HS: Trả lời.
GV: dẫn dắt HS vào bài mới.
Hoạt động 2. Thảo luận nhóm tìm hiểu nội dung đặt vấn đề.
GV: Giao nhiệm vụ cho HS đọc phần đặt vấn đề SGK
+ Một em đọc phần đặt vấn đề 1.
+ Một em đọc phần đặt vấn đề 2.
GV: Chia nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận theo các câu hỏi gợi ý a, b, c, d, đ & e.
 HS: Thảo luận 
HS: Các nhóm trình bày kết quả thảo luận, các nhóm bổ sung ý kiến (nếu có).
GV: Kết luận chung
+ Câu a: Nêu những chi tiết thể hiện việc làm phát huy dân chủ ở câu chuyện trên?
+ Câu b: Nêu những chi tiết thể hiện việc làm thiế ... Tìm hiểu thông tin của phần đặt vấn đề.
GV: Tổ chức cho HS thảo luận nhóm
Gợi ý cho HS trao đổi các nội dung sau:
Nhóm 1: 
GV: Trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, thế hệ trẻ của chúng ta đã làm gì? Lý tưởng của thanh niên trong giai đoạn đó là gì?
Nhóm 2:
GV: Trong thời kì đổi mới đất nước hiện nay, thanh niên chúng ta đã có đóng góp gì? Lý tưởng sống của thanh niên thời đại ngày nay là gì?
GV: Hãy nêu một vài tấm gương thanh niên Việt Nam sống có Lý tưởng trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc và trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
HS: 
Nguyễn Việt Hùng – học tập
Lâm Xuân Nhật – công nghệ thông tin
Bùi Quang Trung – Khoa học kĩ thuật
Nguyễn Văn Dần – hi sinh ở biên giới.
Nhóm 3: 
GV: Suy nghĩ của bản thân em về lý tưởng sống của thanh niên qua hai giai đoạn trên? Em học tập được gì?
HS: Thấy được tinh thần yêu nước, xả thân vì độc lập dân tộc.
Em thấy rằng việc làm có ý nghĩa đó là nhờ thanh niên thế hệ trước đã xác định đúng lý tưởng sống của mình
Hoạt động 3:Liên hệ thực tế về lý tưởng của thanh niên qua mỗi thời kì lịch sử
Mục tiêu:
Biết được một số lý tưởng của thanh niên qua mỗi thời kì lịch sử
Rèn kuyện kĩ năng trình bày ý tưởng suy nghĩ
Rèn kuyện kĩ năng xác định giá trị
GV:Chia nhóm cho hs thảo luận
Câu 1: Nêu những tấm gương tiêu biểu trong lịch sử về lý tưởng sống mà thanh niên đã chọn và phấn đấu.
HS: tự do phát biểu Ý kiến cá nhân.
GV: Bổ sung thêm Liệt sĩ công an nhân dân Nguyễn Văn Thinh ( Quảng Ninh) ; Liệt sĩ Lê Thanh Á (Hải Phòng) đã hi sinh vì sự bình yên của nhân dân.
Bác Hồ nói: “cả cuộc đời tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc là nước nhà được độc lập, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành.”
Câu 2: Sưu tầm những câu nói, lời dạy của Bác Hồ với thanh niên Việt Nam.
- 6/1925 B Hồ lập ra tổ chức : Hội Việt Nam cách mạng thanh niên. - Trong thư gửi thanh niên và nhi đồng năm 1946 B Hồ viết: “Một năm bắt đầu bằng mùa xuân, tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội”.
- Lễ kỉ niệm 35 năm ngày thành lập đoàn Bác chỉ rõ: “Đoàn thanh niên là cánh tay phải của Đảng, là người dìu dắt các cháu nhi đồng”.
- Bác còn khuyên thanh 
“Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên”
GV: Em hiểu thế nào là lý tưởng sống?
I. Đặt vấn đề.
- Trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc hầu hết ở lứa tuổi thanh niên sẵn sàng hi sinh vì đất nước .
- Lý tưởng sống của họ là giải phóng dân tộc.
- Trong thời đại ngày nay, thanh niên tích cự tham gia, năng động sáng tạo trên các lĩnh vực xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
- Lý tưởng của họ là: dân giàu nước mạnh tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Lý Tự Trọng hy sinh khi 18 tuổi “Con đường của thanh niên chỉ có thể là con đường CM”
Nguyễn Văn Trỗi trước khi bị giặc xử bắn còn hô “Bác Hồ muôn năm”.
- Thấy được tinh thần yêu nước, xả thân vì độc lập dân tộc.
- Việc làm có ý nghĩa đó là nhờ thanh niên thế hệ trước đã xác định đúng lý tưởng sống của mình.
II. Nội dung bài học.
Lí tưởng sống (lẽ sống) là cái đích của cuộc sống mà mỗi người khát khao muốn đạt được.
4. Củng cố:
GV: cho HS làm 1 số bài tập trắc nghiệm trong sách bài tập
HS: Làm bài độc lập và phát biểu.
GV: Vậy theo em Lý tưởng sống của thanh niên ngày nay là gì?
HS: Suy nghĩ trả lời
5. Dặn dò
- Về nhà học kĩ nội dung bài. 
- Xem trước nội dung bài học, làm các bài tập SGK.
 Tuần 14	
 Tiết 14	
BÀI 10: LÝ TƯỞNG SỐNG CỦA THANH NIÊN 
I. Mục tiêu bài học:	
1. Kiến thức.
- Lý tưởng là mục đích sống tốt đẹp của mỗi người và bản thân.
- Mục đích sống của mỗi người là như thế nào.
- Lẽ sống của hanh niên hiện nay nói chung và bản thân là phải làm gì?
- Ý nghĩa của việc thực hiện tốt lý tưởng và sống đúng mục đích.
2. Kĩ năng.
- Có kế hoạch thực hiện lý tưởng cho bản thân.
- Biết đánh giá hành vi, lối sống lành mạnh hay không lành mạnh.
- Phấn đấu học tập rèn luyện, hoạt động để đạt được ước mơ, dự định, kế hoạch cá nhân.
3. Thái độ	
- Có thái độ đúng đắn trước những biểu hện sống có lý tưởng, biết phê phán những hiện tượng sinh hoạt thiếu lành mạnh..
- Biết tôn trong, học hỏi những người sống có lý tưởng cao đẹp.
- Góp ý kiến, phê bình, tự đánh giá kiểm điểm để thực hiện tốt lư tưởng.
II. Chuẩn bị.
GV: SGK, SGV, những tấm gương lao động học tập thực hiện lý tưởng .
HS: Học thuộc bài cũ, đọc trước bài mới, làm bài tập.
III. Phương pháp: Nêu vấn đề , thảo luận nhóm, diễn giảng
IV Các bước lên lớp
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ. 
GV: Trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, thế hệ trẻ của chúng ta đã làm gì? Lý tưởng của thanh niên trong giai đoạn đó là gì?
HS: Trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc hầu hết ở lứa tuổi thanh niên sẵn sàng hi sinh vì đất nước 
Lý tưởng sống của họ là giải phóng dân tộc.
3. Bài mới.
Hoạt động của giáo viên &học sinh
Nội dung kiến thức cần đạt
Hoạt động 1 :Giới thiệu bài.
Trong bức thư gửi HS nhân ngày khai trường (5/9/1945) HCTịch viết :   “Non sông VN có được vẻ vang hay khụng, dân tộc VN ... là phần lớn nhờ ở công học tập của các cháu.” 
GV: Học tập có phải là một nội dung của Lí tưởng hay không?
HS : trả lời, GV dẫn vào bài.
Hoạt động 2 : Thảo luận nhóm.Tìm biểu hiện của Người sống có lí tưởng
Mục tiêu:
Biết được biểu hiện của người có lí tưởng sống
Rèn luyện kĩ năng trình bày ý tưởng suy nghĩ
Rèn luyện kĩ năng tự nhận thức về lý tưởng sống của bản thân
GV: Tổ chức cho HS thảo luận nhóm.
HS: Thảo luận.
Nhóm1: Theo em Người có lí tưởng sống là người như thế nào?
 Nhóm 2:Ý nghĩa của việc xác định Lí tưởng sống?
HS: Thảo luận trả lời
Nhóm 3: Cho biết lý tưởng sống của thanh niên ngày nay? HS phải rèn luyện như thế nào?
HS: thảo luận 
HS: Thảo luận , trình bày, nhận xét
GV: Kết luận:
 Trung thành với lí tưởng XHCN là đòi hỏi đặt ra nghiêm túc đối với thanh niên, kính trọng, biết ơn, học tập thế hệ cha anh, chủ động xây dượng cho mình lí tưởng sang, cống hiến cao nhất cho sự phát triển của XH.
Hoạt động 3 :Liên hệ thực tế lí tưởng sống của thanh niên
Mục tiêu
Biết phân biệt những biểu hiện sống có lí tưởng và thiếu lí tưởng của thanh niên
Rèn luyện kĩ năng trình bày ý tưởng suy nghĩ
1. Nêu những biểu hiện sống có lí tưởng và thiếu lí tưởng của thanh niên trong giai đoạn hiện nay.
HS: Trả lời
Sống có lý tưởng:
+ Vượt khó trong học tập.
+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
+ Năng động sáng tạo trong công vệc
+ Phấn đấu làm giàu chân chính
+ Đấu tranh chốngcác hiện tượng tiêu cực.
Sống thiếu lí tưởng:
+ Sống ỷ lại, thực dụng
+ Không có hoài bão, ước mơ.
+ Sống vì tiền tài, danh vọng.
+ ăn chơi cờ bạc.
+ Sống thờ ơ với mọi người.
2. Ý kiến của em về các tình huống:
- Bạn Nam tích cực tham gia diễn đàn chủ đề: “ Lí tưởng của thanh niên HS ngày nay”
- Bạn Thắng cho rằng HS lớp 9 quá nhỏ để bàn về lí tưởng
HS:Trả lời cá nhân.
Hoạt động 4Hướng dẫn HS giải bài tập trong SGK
GV: Yêu cầu HS làm bài tập 1 SGK trang 35.
HS: Lên bảng làm bài tập.
HS: Cả lớp nhận xét. 
GV: Kết luận chung.
GV: Kết luận toàn bài:
ĐN ta đang đổi mới theo định hướng XHCN, đường lối đổi mới của Đảng đang mở ra triển vọng và khả năng to lớn của sự nghiệp phát triển đất nước và tài năng sáng tạo của tuổi trẻ. Với học vấn và văn hoá được trang bị, thế hệ thanh niên hiện nay phải ra sức xây dựng ĐN dân giàu nước mạnh XH công bằng, dân chủ, VN theo định hướng XHCN.
II. Nội dung bài học.
Biểu hiện.
Người có lí tưởng sống là luôn suy nghĩ hành động không mệt mỏi để thực hiện lí tưởng của dân tộc, nhân loại, vì sự tiến bộ của bản thân, XH; luôn vươn tới sự hoàn thiện bản thân về mọi mặt, mong muốn cống hiến trí tuệ và sức lực cho sự nghiệp chung.
Ý nghĩa.
Người sống có lí tưởng luôn được mọi người tôn trọng
Lí tưởng sống của thanh niên ngày nay:
- Xây dựng nước VN dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh.
- Thanh niên HS phải ra sức học tập rèn luyện để có đủ tri thức, phẩm chất và năng lực để thực hiện Lí tưởng.
III. Bài tập.
Bài 1: 
- Việc làm đúng: a, c, d, đ, e, i, k.
- Việc làm sai: b, g, h.
4. Củng cố.
Người có lí tưởng sống là người như thế nào?
Lí tưởng sống của thanh niên ngày nay?
Xác định đúng và phấn đấu cho lí tưởng sẽ có lợi gì? Cho vd?
Sống thiếu lí tưởng sống hoặc xác định mục đích không đúng sẽ có hại gì? Cho ví dụ?
5. Dặn dò.
- Về nhà học bài , làm bài tập 2, 3, 4 SGK trang 36.
Tuần 15 
 Tiết 15 
	THỰC HÀNH NGOẠI KHÓA
TÌM HIỂU VỀ HIV/AIDS
 I. MỤC TIÊU BÀI HỌC :
 1.Kiến thức:
 - Giúp HS :
 Hiểu được thế nào là HIV/AIDS
 Biết được các con đường có thể lây nhiểm HIV/AIDS
 Biết được cách phòng tránh nhiểm HIV/AIDS
 2.Thái độ
 Có thái độ thận trọng trong sự lây nhiểm HIV/AIDS trong cộng đồng dân cư
 3. kỉ năng
 Biết được cách phòng tránh nhiểm HIV/AIDS
 Biết cách chăm sóc bện nhân ( nếu gia đình có người bị nhiễm)
II. CHUẨN BỊ :
 GV : Giáo án, SGK, SGV 
 HS : Xem bài trước ở nhà, SGK ... 
III. PHƯƠNG PHÁP : Nêu vấn đề ,thảo luận nhóm ,diển giảng
IV.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : 
 1.Ổn định lớp :
 2.Kiểm tra bài cũ :
 -Em hiểu thế nào là tự tin?
 -Tự tin giúp con người giúp con người như thế nào?
 -Chúng ta rèn luyện tính tự tin bằng cách nào?
 3. Bài mới
Hoạt động của GV -HS
Nội dung kiến thức cần đạt
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
 GV: Ngày 1.12 hàng năm là ngày gì?
 HS: Ngày thế giới phòng chống HIV/AIDS
 GV: HIV/AIDS được xem là một căn bệnh thế kỷ.Bởi vì cho đến hiện nay chưa một nhà khao học ,một nhà nghiên cứu tìm ra mmotj loại thuốc đặc trị cũng như vaacsin nào cho HIV/AIDS
Hoạt động 2: Tìm hiểu khái niệm về HIV/AIDS
 GV: Mấy em biết HIVlà gì ?
 HS: 
GV: Mấy em biết AIDS là gì?
GV: Kết luận:
 Một con người bị nhiểm HIV thì cơ thể của họ( hệ miễm dịch) ngày càng suy yếu dần. Sự nhiểm HIV được chia thành 4 giai đoạn .Bệnh AIDS là giai đoạn cuối của quá trình nhiểm HIV
Hoạt động 3: Tìm hiểu con đường lây nhiểm HIV/AIDS
GV: Có mấy con đường lây nhiểm HIV?
Hoạt động 4: Tìm hiểu cách phòng chống lây nhiểm HIV/AIDS
HS:Em hãy cho biết một số cách phòng chống lây nhiểm HIV/AIDS ?
 HS: 
I .Khái niệm về HIV/AIDS
 -HIV là một loại vi rút gây suy giảm hệ miểm dịch ở người
 -AIDS là giai đoạn cuối của sự nhiểm HIV
Đó là căn bệnh vô cùng nguy hiểm đối với sức khỏe, tính mạng của con người và tương lai nồi giống của dân tộc ảnh hưởng nghiem trọng đến nền kinh tế,xã hội đát nước
II.Có 3 con đường chính lây nhiểm HIV
 Đường tình dục
 Đường máu
 Đường từ mẹ sang con
 III.Cách phòng cơ bản chống lây nhiểm HIV/AIDS
Không quan hệ tình dục bừa bãi
Không dùng bom kim tim
Không dùng chung dụng cụ vệ sinh với người bị nhiểm
Không đi chân đất 
 4.Cũng cố :
 Mấy em biết HIVlà gì ?
 Mấy em biết AIDS là gì?
 Có mấy con đường lây nhiểm HIV?
 Em hãy cho biết một số cách phòng chống lây nhiểm HIV/AIDS ?
 5.Dặn dò :
Các em về học bài
Về nhà làm bài tập

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an 9.doc