Tuần 1. Tiết 1.
Bài 1: TÔN TRỌNG LẼ PHẢI.
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
- Hiểu được thế nào là lẽ phải và tôn trọng lẽ phải.
- Nêu được một số biểu hiện của tôn trọng lẽ phải.
- Phân biệt được tôn trọng lẽ phải với không tôn trọng lẽ phải.
- Hiểu ý nghĩa của tôn trọng lẽ phải.
2. Kĩ năng:
Biết suy nghĩ và hành động theo lẽ phải.
3. Thái độ:
- Có ý thức tôn trọng lẽ phải và ủng hộ những người làm theo lẽ phải.
- Không đồng tình với những hành vi làm trái lẽ phải, làm trái đạo lí của dân tộc.
II. Phương pháp.
Giải quyết vấn đề, thảo luận, liên hệ thực tế,giảng giải .
III. Tài liệu và phương tiện.
- Câu chuyện.
- Ca dao, tục ngữ, danh ngôn nói về tôn trọng lẽ phải.
IV. Hoạt động dạy và học.
Tuần 1. Tiết 1. Bài 1: TÔN TRỌNG LẼ PHẢI. I. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: - Hiểu được thế nào là lẽ phải và tôn trọng lẽ phải. - Nêu được một số biểu hiện của tôn trọng lẽ phải. - Phân biệt được tôn trọng lẽ phải với không tôn trọng lẽ phải. - Hiểu ý nghĩa của tôn trọng lẽ phải. 2. Kĩ năng: Biết suy nghĩ và hành động theo lẽ phải. 3. Thái độ: - Có ý thức tôn trọng lẽ phải và ủng hộ những người làm theo lẽ phải. - Không đồng tình với những hành vi làm trái lẽ phải, làm trái đạo lí của dân tộc. II. Phương pháp. Giải quyết vấn đề, thảo luận, liên hệ thực tế,giảng giải. III. Tài liệu và phương tiện. - Câu chuyện. - Ca dao, tục ngữ, danh ngôn nói về tôn trọng lẽ phải. IV. Hoạt động dạy và học. 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ. Nhắc lại chương trình GDCD 7 và giới thiệu khái quát về chương trình GDCD 8. 3. Bài mới: Nếu trong cuộc sống chúng ta, lẽ phải không được tôn trọng và bảo vệ thì hậu quả sẽ ra sao? Để hiểu rõ vấn đề này, hôm nay chúng ta cùng nhau đi vào tìm hiểu bài mới. Hoạt động dạy và học Nội dung ghi bảng. GV: Gọi HS đọc phần Đặt vấn đề SGK. GV: Chia 3 nhóm thảo luận 3 phút. ? Nêu những việc làm của viên tri huyện Thanh Ba? HS: Thảo luận. ? Hình bộ Thượng Thư anh ruột Tri Huyện Thanh Ba có hành động gì? HS: Thảo luận. ? Nhận xét về việc làm của quan Tuần Phủ Nguyễn Quang Bích? Việc làm của ông thể hiện đức tính gì? HS: Thảo luận. ? Trong các cuộc tranh luận, có bạn đưa ra ý kiến nhưng bị đa số các bạn khác phản đối. Nếu thấy ý kiến đúng thì các em sử xự ntn? HS: Thì em cần ủng hộ bạn và bảo vệ ý kiến của bạn bằng cách phân tích cho các bạn thấy những điểm mà em cho là đúng , hợp lí. ? Nếu biết bạn mình quay cóp trong giờ kiểm tra, em sẽ làm gì? HS: Thì em cần thể hiện thái độ không đồng tình của em đối với hành vi đó. Phân tích cho bạn thấy tác hại của việc sai trái đó và khuyên bạn lần sau không nên làm như vậy. GV: Để có cách sử xự đúng đắn, phù hợp trong những trường hợp trên, đòi hỏi mỗi người không chỉ có nhận thức đúng mà còn cần phải có hành vi và có cách ứng xử phù hợp trên cơ sở tôn trọng sự thật, bảo vệ lẽ phải, phê phán những việc làm sai trái. ? Em hiểu thế nào là lẽ phải? HS: Sgk. ? Thế nào là tôn trọng lẽ phải? HS: Sgk. Gv: Ghi và phát phiếu học tập. ? Tìm những biểu hiện của hành vi tôn trọng lẽ phải và không tôn trọng lẽ phải. Tôn trọng lẽ phải Không tôn trọng lẽ phải 1. Chấp hành nội quy nơi mình sống, làm việc và học tập. 2. Phê phán việc làm sai trái. 3. Lắng nghe ý kiến của bạn phân tích, đánh giá ý kiến hợp lý. 4. Tôn trọng các quy định mà trường đề ra. 1. Làm trái quy định của pháp luật. 2. Vi phạm nội quy trường học. 3. Thích việc gì thì làm. 4. Không dám đưa ra ý kiến của mình. 5. Không muốn mất lòng ai, gió chiều náo xoay chiều ấy. Gv: Nhận xét, đánh giá. ? Tôn trọng lẽ phải bao gồm những biểu hioện nào? Chúng ta cần phải học tập để có cách ứng xử phù hợp, tránh xa và loại bỏ hành vi trái ngược với sự tôn trọng lẽ phải. ? Tôn trọng lẽ phải sẽ đem lại ý nghĩa gì trong cuộc sống. Hs: sgk ? Em hãy thử tìm một số câu tục ngữ, danh ngôn nói về tôn trọng lẽ phải. Hs: + Tục ngữ: “ Ăn ngay nói thẳng” + Danh ngôn: “ Người ta sống trong 1 ngày, có được nghe câu nói phải, trông thấy được 1 điếu phải, làm được 1 việc làm phải, ngày ấy mới không hư sinh”( Trần My Công) “Điều gì không rõ ràng thì không nên thừa nhận” I. Đặt vấn đề. - Ăn hối lộ của tên nhà giàu. - Xử cho tên nhà giàu thắng kiện trong vụ chiếm đoạt ruộng đất của người nghèo. - Ức hiếp người nông dân, bắt gian, ghép tội gây rối trị an. - Xử án không công minh, đổi “trắng” thay “đen”. Xin tha cho tri huyện Thanh Ba. - Bắt tên nhà giàu trả ruộng cho người nông dân. - Phạt tên nhà giàu về tội ức hiếp và đút tiền hối lộ. - Cách chức tri huyện Thanh Ba. - Không nể nang, đồng lõa việc xấu. - Dũng cảm, trung thực, đấu tranh với những sai trái. Việc làm của ông thể hiện: bảo vệ chân lí, tin tưởng lẽ phải. II. Nội dung bài học. 1. Thế nào là lẽ phải? Lẽ phải là những điều được coi là đúng đắn, phù hợp với đạo lí và lợi ích chung của xã hội. 2. Thế nào là tôn trọng lẽ phải? Là công nhận, ủng hộ, tuân theo và bảo vệ những điều đúng đắn, biết điều chỉnh suy nghĩ, hành vi của mình theo hướng tích cực, không chấp nhận và không làm những việc sai trái. 3. Biểu hiện. Thái độ lời nói, cử chỉ và hành động, ủng hộ, bảo vệ điều đúng đắn của con người. 4. Ý nghĩa. Giúp mọi người có cách ứng xử phù hợp, làm lành mạnh các mối quan hệ xh, góp phần thúc đẩy xh ổn định và phát triển. 4. Củng cố. 1. Bài tập tình huống: Con ông Tư vi phạm pháp luật bị công an truy nã, nhưng vẫn sống lén lút trong nhà ông. Nhìn ánh mắt lo sợ của con, ông Tư vừa thương, vừa giận ông không biết làm thế nào cho đúng. ? Theo em, ông Tư giải quyết sự việc trên ntn cho trọn lý vẹn tình. 2. Làm BT 1,2,3 sgk ( Bài 1: câu c), Bài 2: câu c, Bài 3: a, c, e. 5. Dặn dò: - Học bài và làm BT 4,5,6 sgk trang 5 - Chuẩn bị bài 2: LIÊM KHIẾT. + Đọc đặt vấn đề và trả lời câu hỏi gợi ý. + Xem nội dung bài học. . Thế nào là liêm khiết, tìm 1 số hành vi trái ngược với liêm khiết. . Tìm biểu hiện của liêm khiết và ý nghĩa của liêm khiết. Tuần 2, Tiết 2 Bài 2: LIÊM KHIẾT I. Mục tiêu bài học. 1. Kiến thức. - Hiểu thế nào là liêm khiết. - Nêu được một số biểu hiện của liêm khiết. - Hiểu được ý nghĩa của liêm khiết. 2. Kĩ năng: - Phân biệt được hành vi liêm khiết với tham lam, làm giàu bất chính. - Biết sống liêm khiết, không tham lam. 3. Thái độ: Kính trọng những người sống liêm khiết, phê phán những hành vi tham ô, tham nhũng. II. Phương pháp. - Giảng dạy, đàm thoại. - Nêu và giải quyết vấn đề. - Thảo luận nhóm, liên hệ thực tế. - Kích thích tư duy. III. Tài liệu, phương tiện. - Chuyện đọc - Tục ngữ, ca dao, danh ngôn nói về liêm khiết. IV. Hoạt động dạy và học. 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ. - Thế nào là lẽ phải? Thế nào là tôn trọng lẽ phải? Tìm 1 vài biểu hiện không tôn trọng lẽ phải? - Tôn trọng lẽ phải sẽ đem lại ý nghĩa gì trong cuộc sống? Đọc 1 vài câu tục ngữ. - Bài tập: Đánh dấu x vào nói về đức tính tôn trọng lẽ phải. 1. Ăn ngay nói thẳng 2. Ngậm miệng ăn tiền 3. Nói thật không sợ mất lòng 4. Quân pháp bất vi thân 5. Thuốc đắng dã tật, sự thật mất lòng 6. Dĩ hòa di quý 3. Bài mới. Trong cuộc sống hiện nay, chúng ta thường bắt gặp 1 số hiện tượng tham ô, hám danh, hám lợi của 1 số người có chức có quyền và đã dẫn đến những tác hại gì đối với cuộc sống, đặc biệt nhất là ảnh hưởng đến phẩm chất đạo đức của con người. Để hiểu rõ hơn những tác hại của hiện tượng này chúng ta cùng nhau đi vào tìm hiểu bài mới. Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng Gv: Gọi hs đọc 3 phần trong đặt vấn đề. Gv: Chia 3 nhóm thảo luận trong 3 phút ? Em có suy nghĩ gì về cách xử sự của Mari-Quy-ri, Dương Chấn và của Bác Hồ trong những câu chuyện trên? Hs: Thảo luận. Gv: Gọi nhóm, nhận xét và chốt lại ý chính. ? Theo em cách xử sự đó có gì chung? Vì sao? Hs: Thảo luận. Gv: Nhận xét, bổ sung ? Trong điều kiện hiện nay theo em, việc học tập những tấm gương đó có còn phù hợp nữa không? Vì sao? Hs: Trả lời Gv: Nhận xét, bổ sung Việc học tập gương sáng về đức tính liêm khiết giúp cho cuộc sống tốt đẹp nên rất cần thiết và có ý nghĩa. ? Qua phần tìm hiểu trên, em hiểu thế nào là liêm khiết? Cho vd? Hs: Sgk Vd: Không xem bài của bạn mặc dù mình không thuộc bài. ? Tìm 1 số hành vi biểu hiện đức tính liêm khiết và trái với đức tính liêm khiết. Hs: Tự nêu Liêm khiết Trái liêm khiết 1. Học tập bằng chính sức lực và hiểu biết của mình 2. Nhặt được của rơi trả lại cho người mất 3. Nhiệt tình giúp đỡ mọi người mà không tính toán không vụ lợi 4. Làm giàu bằng chính tài năng và sức lực của mình. 1. Sẵn sàng làm bất cứ chuyện gì miễn có lợi cho mình. 2. Muốn được việc phải chịu tốn kém, quà cáp. 3. Không tham không giàu. 4. Làm bất cứ việc gì để đạt được mục đích. Nếu 1 người luôn có mong muốn làm giàu bằng tài năng và sức lao động của mình( làm giàu chính đáng), luôn kiên trì phấn đấu vươn lên để đạt được kết quả cao trong công việc, không móc ngoặc, hối lộ, làm ăn gian lặn thì đó là những biểu hiện của hành vi liêm khiết. ? Sống liêm khiết sẽ đem lại ý nghĩa gì? Hs: sgk ? Nêu tác dụng của việc sống liêm khiết? Hs: suy nghĩ trả lời Gv: Bổ sung ? Theo em, muốn trở thành người liêm khiết, cần rèn luyện những đức tính gì? HS: Trung thực, siêng năng, kiên trì; tôn trọng kỉ luật; tự trọng; sống giản dị; yêu thương con người; khoan dung;, đoàn kết tương trợ; tôn trọng lẽ phải Gv: Tìm 1 số câu ca dao, tục ngữ nói về liêm khiết Hs: + Cần, kiệm, liêm, chính chí công vô tư + Cây thẳng bóng ngay, cây cong bóng vẹo + Đói cho sạch rách cho thơm * Không liêm khiết + Ăn 1 miếng tiếng 1 đời. + Củi vào nhà quan như than vào lò I. Đặt vấn đề. Trong những trường hợp trên, cách xử sự của Ma-ri- Quy-ri, Dương Chấn và Bác Hồ là những tấm gương đáng để chúng ta học tập, noi theo và kính phục. - Những cách xử sự đó đều có điểm chung giống nhau: + Sống thanh cao, không vụ lợi, không hám danh, làm việc 1 cách vô tư có trách nhiệm mà không đòi hỏi bất cứ 1 điều kiện vật chất nào. + Vì thế, người sống liêm khiết sẽ nhân được sự quý trọng tin cậy của mọi người, làm cho xh trong sạch, tốt đẹp hơn. - Trong điều kiện hiện nay, lối sống thực dụng chạy theo đồng tiền có xu hướng ngày càng gia tăng, thì việc học tập những tấm gương đó càng trở nên cần thiết và có ý nghĩa thiết thực. Bởi lẽ điều đó: + Giúp mọi người phân biệt được những hành vi thể hiện dự liêm khiết hoặc không liêm khiết trong cuộc sống hằng ngày. + Đồng tình, ủng hộ, quý trọng người liêm khiết, phê phán những hành vi thiếu liêm khiết: tham ô, tham nhũng, hám danh, hám lợi + Giúp mọi người có thói quen và biết tự kiểm tra hành vi của mình để rèn luyện bản thân có lối sống liêm khiết. II. Nội dung bài học. 1. Thế nào là liêm khiết. Là 1 phẩm chất đạo đức của con người thể hiện lối sống trong sạch, không hám danh, hám lợi, không bận tâm về những tính toán nhỏ nhen, ích kỉ. 2. Ý nghĩa Sống liêm khiết sẽ làm cho con người thanh thản, nhận được sự quý trọng, tin cậy của mọi người, góp phần làm cho xh trong sạch, tốt đẹp hơn. 3. Tác dụng. - Biết phân biệt hành vi liêm khiết và không liêm khiết. - Đồng tình ủng hộ quý trọng người liêm khiết, phê phán hành vi thiếu liêm khiết. - Thường xuyên rèn luyện để có thói quen sống liêm khiết. 4. Củng cố. 1. Trong điều kiện kinh tế, thị trường, lối sống thực dụng, nhu cầu vật chất càng cao thì đạo đức ngày càng suy đồi. ? Theo em nhận định trên đúng hay sai? Vì sao? Đúng: vì:. 2. Làm BT 1,2 sgk (Bài 1: Không liêm khiết: b,d,e ) ( Bài 2: không tán thành với cách sử xự ở tình huống a,c vì chúng điều biểu ... chăm sóc, giáo dục cháu, nuôi dưỡng cháu chưa thành niên hoặc cháu thành niên bị tàn tật nếu cháu không có người nuôi dưỡng. 4. Củng cố: 1. Làm bài tập 1 SGK. 2. Làm bài tập 3 SGK. - Bố mẹ Chi đúng và họ không xâm phạm quyền rự do của con vì cha mẹ có quyền và nghĩa vụ quản lý, trông nom con. - Chi sai vì Chi không tôn trọng ý kiến của cha mẹ. - Cách cư xử đúng là nghe lời cha mẹ, không đi chơi xa mà không có cô giáo, nhà trường quản lý và nên giải thích lí do cho nhóm bạn hiểu. 5. Dặn dò: - Học bài và xem trước bài tập SGK. - Chuẩn bị tiết 2: + Quyền và nghĩa vụ của con cháu. + Trách nhiệm và bổn phận của anh chị em trong gia đình. + Ý nghĩa của quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình. + Sưu tầm câu ca dao, tục ngữ. ****************************************** Tuần 15. tiết 15 Bài 12: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN TRONG GIA ĐÌNH Tiết 2 I. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: - Biết được một số quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình. - Hiểu được ý nghĩa của quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình. 2. Kĩ năng: - Biết phân biệt hành vi thực hiện đúng với hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình. - Thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của bản thân trong gia đình. 3. Thái độ: - Yêu quý các thành viên trong gia đình mình. - Tôn trọng quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình. II. Phương pháp: - Đàm thoại, diễn giải, giải quyết vấn đề. - Thảo luận nhóm, liên hệ thực tế III. Tài liệu và phương tiện. - Luật hôn nhân và gia đình năm 2000. - Tục ngữ, ca dao, danh ngôn về tình cảm gia đình. IV. Hoạt động dạy và học. 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: - Em hãy nêu quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con cái. - Quyền và nghĩa vụ của ông bà đối với các cháu đượv quy định ntn? - Em hãy nêu một vài việc làm chưa tốt của cha mẹ trong gia đình? Cho biết hậu quả của những việc làm đó? 3. Bài mới: Tiết trước chúng ta đã tìm hiểu một số quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của ông bà cha mẹ trong gia đình. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu tiếp theo một số quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của con cháu. Trong gia đình anh chị em cần có những bổn phận gì? Để hiểu rõ vấn đề trên Hoạt động dạy và học. Nội dung ghi bảng. ? Trẻ em có thể tham gia bàn bạc và thực hiện các công việc của gia đình không? HS: Trẻ em có thể tham gia bàn bạc, nói lên ý kiến của mình và tham gia thực hiện các công việc gia đình, đó là thể hiện quyền của trẻ em “ quyền tham gia”. ? Nguyên nhân vì sao con cái của một số gia đình không ngoan? HS: + Do cha mẹ không quan tâm dạt dỗ. + Cha mẹ thiếu gương mẫu. + Bạo lực với con cái. ? Theo em, nguyên nhân của nạn bạo lực trong gia đình là gì và biện pháp khắc phục? HS: + Cha mẹ không tâm sự hiểu ý kiến của con. + Do khó khăn của gia đình. + Do cha mẹ bất hòa. Cố gắng gần gũi con nhiều hơn, cho con trình bày ý kiến, nguyện vọng của mình, tránh sự gây gỗ, bất hòa trong gia đình. ? Con cháu có quyền và nghĩa vụ gì trong gia đình? HS: Sgk. GV: Phân tích thêm quyền và nghĩa vụ của con cháu. ( SGV trang 66). ? Anh chị em trong gia đình có bổn phận gì? HS: Sgk. ? Điều gì sẽ xảy ra nếu em không hoàn thành tốt bổn phận và nghĩa vụ của mình đối với ông bà, cha mẹ, anh chị em. HS: Thì mình là đứa con bất hiếu, sống không có đạo đức, sẽ bị xã hội lên án. ? Vì sao, pháp luật phải có những quy định về quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình? HS: Sgk. GV: Vì vậy, chúng ta phải hiểu và thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của mình đối với gia đình. ? Em hãy nêu một vài câu ca dao, tục ngữ nói về mối qun hệ các thành viên trong gia đình? HS: - Tục ngữ: + Con có cha mẹ đẻ, chẳng ai lỗ nẻ chui lên. + Một giọt máu đào, hơn ao nước lã. + Của chồng, công vợ. + Con dại, cái mang. - Ca dao: + Khôn ngoan đối. chớ hoài đá nhau”. + “ Cá không ăn muối .. con hư.” + Bầu ơi thương lấy. chung một giàn. 2. Quyền và nghĩa vụ của con cháu. - Con cháu có bổn phận yêu quý, kính trọng biết ơn ông bà, cha mẹ. - Có quyến và nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, ông bà, đặc biệt khi cha mẹ, ông bà ốm đau già yếu. - Nghiêm cấm con cháu có hành vi ngược đãi, xúc phạm cha mẹ, ông bà. 3. Bổn phận của anh chị em trong gia đình. Anh chị em có bổn phận thương yêu, chăm sóc, giúp đỡ nhau và nuôi dưỡng nhau nếu không còn cha mẹ. 4. Ý nghĩa. Quy định về quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình là nhằm xây dựng gia đình hòa thuận, hạnh phúc, phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt nam. III. Bài tập. * Câu 4: - Theo em, cả Sơn và cha mẹ Sơn đều có lỗi trong việc này. - Vì: + Sơn đua đòi ăn chơi không làm đúng nghĩa vụ của một người con trong gia đình là phải học hành, chăm ngoan, hiếu thảo với cha mẹ. + Cha mẹ Sơn quá nuông chiều con, buông lỏng việc quản lí con, giáo dục con không đến nơi, đến chốn, cho nên Sôn đã xa vào con đường nghiện ngập. * Câu 5. - Bố mẹ Lâm cư xử như vậy là không đúng, vì cha mẹ phải chịu trách nhiệm về hành vi của con, phải bồi thường thiệt hại do con gây ra cho người khác vì Lâm mới 13 tuổi. - Lâm vi phạm Luật GT đường bộ do cha mẹ Lâm đi xe gắn máy trong khi độ tuổi Lâm chưa cho phép và Lâm lại đi vào đường ngược chiều. * Câu 6. - Ngăn cản không cho mối bất hòa nghiêm trọng thêm. - Khuyên hai bên thật bình tĩnh, lắng nghe để thấy được đúng sai. 4. Củng cố: - Con cháu có quyền và nghĩa vụ gì trong gia đình? - Anh chị em trong gia đình có bổn phận gì? - Em mong ước điều gì ở cha mẹ và em dự định sẽ làm gì cho cha mẹ vui lòng. 5. Dặn dò: - Học bài và làm bài tập 7 Sgk. - Chuẩn bị tiết ngoại khóa: Chủ đề: Văn hóa giao tiếp qua điện thoại và ở nơi công cộng. + Tìm hiểu tình huống và trả lời câu hỏi. + Tìm hiểu nội dung bài học: . Biết được các quy tắc giao tiếp qua điện thoại, giao tiếp ở nơi công cộng. . Phê phán hành vi thiếu văn hóa khi giao tiếp. ************************************* Tuần 16. Tiết 16. NGOẠI KHOÁ CHỦ ĐỀ: VĂN HOÁ GIAO TIẾP QUA ĐIỆN THOẠI VÀ Ở NƠI CÔNG CỘNG. *----------*----------* I. MỤC TIÊU: - Hiểu được nội dung các quy tắc giao tiếp qua điện thoại và giao tiếp ở nơi công cộng. - Có ý thức thực hành các quy tắc đó trong thực tiễn. - Đồng tình, ủng hộ các hành vi ưng xử phù hợp với các quy tắc giao tiếp đã học. II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN. - Một vài bộ điện thoại. - Các tình huống đóng vai gọi điện thoại. III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC. 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: - Pháp luật quy định như thế nào về quyền và nghĩa vụ của con cháu đối với ông bà, cha mẹ. - Là anh chị em trong gia đình cần có bổn phận gì? - Vì sao pháp luật nước ta quy định quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình? 3. Bài mới: Trò chơi. Học sinh ngồi ghế theo hình chữ U hoặc vòng tròn. Bắt đầu chơi, người điều khiển trò chơi hô to tên mình và gọi tên một bạn trong lớp, chẳng hạn: “ A lô, alô, Mai gọi Lan”. Bạn có tên Lan lập tức phải gọi tiếp tên một bạn khác trong lớp: “ A lô, a lô, Lan gọi Quang” Cứ như vậy, trò chơi tiếp tục cho đến khi kết thúc. Hoạt động của thầy và trò. Nội dung ghi bảng. Gv: chia 5 nhóm thảo luận. Mỗi nhóm tự chuẩn bị: Lời thoại và đóng vai ( Với những tình huống sau). Tình huống 1: Kiên gọi điện thoại cho Tuý để hỏi bài. Tình huống 2: Nga gọi điện thoại hỏi thăm sức khoẻ bà ngoại. Tình huống 3: Hùng gọi điện thoại nhờ Lan xin phép cô giáo cho nghỉ học. Tình huống 4: Có người gọi nhầm số máy đến nhà Mai. Tình huống 5: Chi gọi điện thoại cho Diệp nhưng chỉ gặp mẹ Diệp ở nhà. HS: Đại diện nhóm đóng vai, nhóm khác nhận xét và bổ sung. ? Cần làm gì khi nhận và nghe điện thoại? HS: tự nêu. ? Vì sao cần lịch sự khi nhận và nghe điện thoại? HS: Tự nêu. GV: Kết luận chung. ? Khi gọi điện thoại chúng ta cần chú ý điều gì? HS: Tự nêu. GV: Nhận xét và kết luận. ? Khi nhận điện thoại cần chú ý điều gì? HS: Tự nêu. GV: Nhận xét và kết luận. Gv: Chia 3 nhóm lên bảng ghi những yêu cầu về giao tiếp trên các phương tiện giao thông công cộng. Hs: ghi tiếp sức với nhau. GV: Gọi HS nhận xét. Sau đó chọn lọc và kết luận chung. ?Khi đi trên các phương tiện giao thông công cộng chúng ta cần tuân thủ điều gì? HS: Tự nêu. GV: Kết luận. GV: Chia 3 nhóm thảo luận 3 phút. Nêu những yêu cầu khi giao tiếp: - Nhóm 1: Ở nhà hát, rạp chiếu bóng. - Nhóm 2: Ở bảo tàng. - Nhóm 3: Ở bệnh viện. HS: Thảo luận , trình bày. GV: Nhận xét, bổ sung và kết luận. GV: Kết kuận chung toàn bài. I. TÌNH HUỐNG: Cần nói chuyện nhỏ nhẹ, ôn tồn,lịch sự khi nghe và nhận điện thoại. Vì đó là điều tế nhị, thể hiện sự tôn trọng đối tượng giao tiếp và sự gần gũi giữa người với người. II. NỘI DUNG BÀI HỌC. 1. Các quy tắc khi gọi và nhận điện thoại. * Khi gọi điện thoại cần chú ý. - Nhấc và đặt máy điện thoại nhẹ nhàng. - Phải chào và tự giới thiệu khi có người nhấc máy. - Nói năng rõ ràng, ngắn gọn, lễ phép, âm lượng vừa đủ nghe. - Chào tạm biệt khi kết thúc cụôc nói chuyện. * Khi nhận điện thoại cần chú ý: - Dùng câu: A lô, tôi nghe (hoặc xưng tên) để báo hiệu cho người ở đầu dây bên kia biết mình đã nhấc máy. - Chào đáp lại người gọi điện khi họ chào mình. - Nếu chưa rõ yêu cầu của người gọi điện có thể hỏi lại họ. - Nói năng rõ ràng, ngắn gọn, lễ phép, âm lượng vừa đủ nghe. - Nói “ Xin chờ một chút” Hoặc một câu nói có nội dung tương tự và chuyển máy điện thoại cho người khác khi đầu dây bên kia yêu cầu. 2. Quy tắc giao tiếp khi đi trên phương tiện giao thông công cộng. Không chen lấn, xô đẩy. Nhường đường, nhường chỗ cho cụ già, em bé, phụ nữ có thai. Không nói chuyện, cười đùa quá to. Không gác chân lên ghế đằng trước. Không sử dụng đồ dùng của người ngồi cùng khi chưa được phép. Muốn đi qua chỗ người khác phải xin lỗi trước. Không khạc nhổ, vứt rác bừa bãi. 3. Quy tắc giao tiếp ở nơi công cộng. Ăn mặc lịch sự, gọn gàng khi đến nhà hát, rạp chiếu phim. Đi lại nhẹ nhàng, không chạy nhảy. Không cười đùa, nói to, hò hét, gọi tên nhau Không nói chuyện to hoặc bình luận thiếu văn hoá về các diễn viên, về nội dung phim, về người thuyết minh trong bảo tàng. Không tự tiện ra vào các khu vực riêng, nơi dành cho các cán bộ, nhân viên của nhà hát, rạp chiếu phim, baỏ tàng, bệnh viện. làm việc hoặc tự tiện ra vào các phòng bệnh nhân khác. 4. Củng cố: - Khi gọi điện thoại chúng ta cần chú ý điều gì? - Khi nhận điện thoại chúng ta cần chú ý điều gì? - Khi đi trên các phương tiện giao thông công cộng chúng ta cần tuân thủ điều gì? - Khi ở nhà hát, rạp chiếu phim, bảo tàng, bệnh việnta phải giao tiếp như thế nào? 5. Dặn dò: - Xem lại bài và ứng dụng những điều đã học vào thực tế cuộc sống. - Chuẩn bị tiết ôn tập. + Học từ bài 1 đến bài 12. + Xem lại các bài tập SGK. *********************************************
Tài liệu đính kèm: