Giáo án Giáo dục công dân 7 cả năm - Trường THCS Viên Bình

Giáo án Giáo dục công dân 7 cả năm - Trường THCS Viên Bình

 Tuần1

 Tiết1

BÀI 1 : SỐNG GIẢN DỊ

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC :

1. Kiến thức :

Giúp HS hiểu thế nào là sống giản dị và không giản dị, tại sao cần phải sống giản dị.

2. Thái độ :

Hình thành ở HS thái độ quý trọng sự giản dị, chân thật, xa lánh lối sống xa hoa, hình thức.

3. Kĩ năng :

Giúp HS :

- Biết tự đáng giá hành vi của bản thân và của người khác về lối sống giản dị ở mọi khía cạnh : lời nói, cử chỉ, tác phong, cách ăn mặc và thái độ giao tiếp với mọi người

- Biết xây dựng kế hoạch tự rèn luyện, học tập những tấm gương sống giản dị của mọi người xung quanh để trở thành người sống giản dị.

II. CHUẨN BỊ :

GV : Giáo án, SGK, câu chuyện, tình huống thể hiện lối sống giản dị.

HS : Xem bài trước ở nhà, SGK .

III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP :

1. Ổn định tổ chức :

2. Kiểm tra bài cũ :

 

doc 101 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 755Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân 7 cả năm - Trường THCS Viên Bình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần1 	 
 Tiết1	
BÀI 1 : SỐNG GIẢN DỊ
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC :
1. Kiến thức : 
Giúp HS hiểu thế nào là sống giản dị và không giản dị, tại sao cần phải sống giản dị.
2. Thái độ :
Hình thành ở HS thái độ quý trọng sự giản dị, chân thật, xa lánh lối sống xa hoa, hình thức.
3. Kĩ năng : 
Giúp HS :
Biết tự đáng giá hành vi của bản thân và của người khác về lối sống giản dị ở mọi khía cạnh : lời nói, cử chỉ, tác phong, cách ăn mặc và thái độ giao tiếp với mọi người
Biết xây dựng kế hoạch tự rèn luyện, học tập những tấm gương sống giản dị của mọi người xung quanh để trở thành người sống giản dị.
II. CHUẨN BỊ : 
GV : Giáo án, SGK, câu chuyện, tình huống thể hiện lối sống giản dị...
HS : Xem bài trước ở nhà, SGK ...
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP : 
1. Ổn định tổ chức :
2. Kiểm tra bài cũ :
3. Bài mới :
Hoạt động của GV – HS
Nội dung kiến thức cần đạt
Hoạt động 1 : Giới thiệu bài :
GV: Đảng và nhà nước ta đang phát động phong trào học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.Các em có biết không Bác của chung ta có rất nhiều đức tính quý báo.Hôm nay chúng ta sẽ đi tìm hiểu một trong những đức tính đó,đó là tính giản dị của Bác
Từ đó, GV hỏi HS suy nghĩ gì về Bác qua những điều đó.
Hoạt động 2 : Tìm hiểu truyện đọc : Bác Hồ trong ngày Tuyên ngôn Độc lập.
GV : Gọi HS đọc truyện.
HS : Đọc truyện
GV : Hãy cho biết ngày mùng 2 tháng 9 là ngày có ý nghĩa như thế nào trong lịch sử của dân tộc ta ?
HS : Ngày 2/9 là ngày Quốc khánh của nước VN, đó là một ngày có ý nghĩa trọng đại trong tiến trình lịch sử của dân tộc.
GV:Trong thời khắc thiêng liêng ấy,mọi người hình dung như thế nào về sự xuất hiện của Bác Hồ ?
HS : 
 - Vị chủ tịch nứơc đầu tiên sẽ không mặc áo honàg bào thăt đai khảm ngọc như một vị hoang đế ngày xưa nhưng nhất định ăn mặt sang trọng và đầy vẽ uy nghiêm
GV : Nhưng trái với những hình dung ấy, Bác Hồ xuất hiện trong ngày 2/9 với cử chỉ, lời nói và trang phục ra sao?
HS:Bác mặc bộ quần áo ka – ki, đội mũ vải đã bạc màu và đi đôi dép cao su.
- Bác cười đôn hậu và vẫy tay chào đồng bào.
- Thái độ như người cha hiền đối với các con.
- Bác hỏi đồng bào : Tôi nói đồng bào có nghe rõ không ?
GV : Chốt lại:
 _Bác ăn mặc đơn giản, không cầu kì, phù hợp với hoàn cảnh đất nước lúc đó.
 _Thái độ chân tình, cởi mở đã xua tan tất cả những gì còn là xa cách giữa Bác Hồ – Chủ tịch nước với nhân dân.
 _Lời nói của Bác dễ hiểu, gần gũi thân thương với mọi người
GV : Em có suy nghĩ gì về những cử chỉ, hành động, lời nói đó của Bác ?
HS : Lời nói của Bác dễ hiểu, gần gũi thân thương với mọi người.
GV : chốt tất cả những biểu hiện ấy cho ta thấy Bác là một người như thế nào?
GV : Vậy em hiểu sống giản dị là sống như thế nào ? Những biểu hiện của lối sống giản dị ? Vì sao phải sống giản dị ? 
HS : dựa vào hiểu biết và những thông tin trong nội dung bài học để trả lời. GV khái quát, nhắc lại nội dung bài học.
Hoạt động 3 : Thảo luận nhóm để HS tìm ra những biểu hiện trái với giản dị, hoặc không giản dị :
GV : Chia nhóm và yêu cầu HS tìm những hành vi trái với lối sống giản dị, (một nhóm tìm những hành vi thể hiện lối sống giản dị, nhóm còn lại tìm những hành vi trái với những biểu hiện đó).
GV : nhận xét và bổ sung bằng cách đưa ra một số hành vi gợi ý để các nhóm thảo luận và từng HS tự rút ra nhận xét, đánh giá như :
- Mặc bộ quần áo lao động đi dự các buổi lễ.
- Có những nhu cầu đòi hỏi về ăn mặc, tiện nghi, vui chơi vượt quá khả năng kinh tế cho phép của gia đình và bản thân.
- Có những hành vi, cử chỉ, cách ăn mặc lạc lõng, xa lạ với truyền thống của dân tộc.
GV giúp HS phân tích cả ba hành vi trên đều thể hiện lối sống không phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của bản thân, gia đình, xã hội.
GV hướng HS khái quát các ý chính và kết luận :
- Trái với giản dị là lối sống xa hoa, lãng phí, phô trương về hình thức, học đòi trong ăn mặc, cầu kì trong cử chỉ, sinh hoạt, giao tiếp.
- Giản dị không có nghĩa là qua loa, đại khái, cẩu thả, tuỳ tiện trong nếp sống, nếp nghĩ, nói năng cộc lốc, trống không, tâm hồn nghèo nà, trống rỗng.
- Hành vi thể hiện lối sống giản dị phải phù hợp với lứa tuổi, với điều kiện của gia đình, bản thân và môi trường xã hội xung quanh.
Hoạt động 4 : Hướng dẫn HS luyện tập, củng cố bài tại lớp :
GV hướng dẫn HS làm các bài tập ở mục 3. bài a và b.
Bài tập về nhà : Yêu cầu mỗi HS tự xây dựng kế hoạch rèn luyện bản thân để trở thành người có lối sống giản dị
1. Tìm hiểu truyện đọc :
Ngày 2/9 là ngày Quốc khánh của nước VN, đó là một ngày có ý
 nghĩa trọng đại trong tiến trình lịch sử của dân tộc.
- Bác mặc bộ quần áo ka – ki, đội mũ vải đã bạc màu và đi đôi dép cao su.
- Bác cười đôn hậu và vẫy tay chào đồng bào.
- Thái độ như người cha hiền đối với các con.
_ Lời nói của Bác dễ hiểu, gần gũi thân thương với mọi người.
2. Bài học :
- Sống giản dị là sống phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của bản thân, gia đ́nh và xă hội.
- Biểu hịện : Không xa hoa lăng phí, không cầu kì kiểu cách, không chạy theo những nhu cầu vật chất và h́nh thức bề ngoài.
- Giản dị là phẩm chất đạo đức cần có ở mỗi người. Người sống giản dị sẽ được mọi người xung quanh yêu mến, thông cảm và giúp đỡ.
3. Bài tập :
- Bài a : Hành vi 1,2 và 4 không thể hiện lối sống giản dị.
- Bài b : Biểu hiện 2, 5 là những biểu hiện nói lên tính giản dị.
4. Củng cố :
- Thế nào là sống giản dị ? 
- Những biểu hiện của lối sống giản dị ? 
- Vì sao phải sống giản dị ? 
5. Dặn dò:
- HS về học kĩ nội dung bài.
- Xem trước bài 2 Trung Thực
 Tuần 2	
 Tiết 2	
BÀI 2 : 	TRUNG THỰC
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC :
1. Kiến thức.
Giúp HS hiểu thế nào là trung thực, biểu hiện của lòng trung thực và vì sao cần phải trung thực.
2. Thái độ. 
Hình thành ở HS thái độ quý trọng, ủng hộ những việc làm trung thực và phản đối những hành vi thiếu trung thực.
3. Kĩ năng.
Giúp HS biết phân biệt các hành vi thể hiện tính trung thực và không trung thực trong đời sống hàng ngày, biết tự kiểm tra hành vi của mình và rèn luyện để trở thành người trung thực.
II. CHUẨN BỊ :
GV : Giáo án, SGK, câu hỏi thảo luận...
HS : Học bài, xem bài trước ở nhà, SGK...
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP :
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ :
GV : Sống giản dị là gì ? những biểu hiện cụ thể của lối sống giản dị ? Vì sao chúng ta phải sống giản dị ?
HS : Sống giản dị là sống phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của bản thân, gia đ́nh và xă hội.
- Biểu hịện : Không xa hoa lăng phí, không cầu kì, kiểu cách, không chạy theo những nhu cầu vật chất và h́nh thức bề ngoài.
- Giản dị là phẩm chất đạo đức cần có ở mỗi người. Người sống giản dị sẽ được mọi người xung quanh yêu mến, thông cảm và giúp đỡ.
3.Bài mới
Hoạt động của GV & HS
Nội Dung kiến thức cần đạt
Hoạt động 1 : Giới thiệu bài :
GV:Nêu tình huống:
 _Trong giờ kiêm tra em thấy bạn em quay bài em sẽ làm gì trong tình huống đó
HS:
GV Chốt lại :Khi thấy bạn mình quay bài thì mình nhắt nhở bạn hoặc báo với GV biết đó mới thể hiện tính trung thực của mình.Vậy trung thực là gì hôm nay chúmg ta sẽ đi tìm hiểu
Hoạt động 2 : Phân tích truyện đọc :Sự công minh chính trực của một nhân tài.
GV:Thái độ của Bra mam tơ đối với Mi ken lăng giơ như thế nào?
HS:Không ưa thích,ông sợ Mi ken lăng giỡe lừng lẫy lấn áp mình
GV:Thái độ của đối Mi ken lăng giơ đối với Bra mam tơ như thế nào?
HS :Vô cùng khâm phục,và đánh giá cao Bra man tơ.
 Ông tuyên bố:Với tư cách là một nhà kiến trúc Bra man tơ thật vĩ đại ,không ai tháp cổ có thể sánh bằng
GV:Vì sao Mi ken lăng giơ lại xử sự như vậy?Điều đó chứng tỏ ông là người như
 thế nào?
HS:Bởi vì ông là một con người luôn luôn tôn trọng lẽ phải ,điều đó chứng tỏ ông là một người trung thực
Hoạt động 3 : Liên hệ thực tế để thấy được nhiều biểu hiện khác nhau của tính trung thực :
GV:Chia nhóm cho HS thảo luận nhóm
 Nhóm 1:Tìm những biểu hiện thể hiện tính trung thực trong học tập
 Nhóm 2:Tìm những biểu hiện thể hiện tính trung thực trong quan hệ với mọi người
 Nhóm 3:Tìm những biểu hiện thể hiện tính trung thực trong hành động
GV: cho HS đánh giá, nhận xét.
GV nhắc nhở HS, tính trung thực biểu hiện ở các khái cạnh khác nhau :
+ Trong học tập : ngay thẳng, không gian dối : không quay bài, không chép bài của bạn.
+ Trong quan hệ với mọi người : Không nói xấu hay tranh công đổ lỗi cho người khác, dũng cảm nhận khuyết điểm.
+ Trong hành động : bênh vực, bảo vệ chân lí, lẽ phải và đấu tranh, phê phán những việc làm sai trái.
GV nhấn mạnh :
+ Trung thực biểu hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau trong cuộc sống : qua thái độ, hành động, qua lời nói của con người, không chỉ trung thực với mọi người mà cần trung thực với bản thân.
+ Mỗi HS chúng ta cần học tập các tấm gương ấy để mỗi chúng ta sẽ trở thành người trung thực.
Hoạt động 4:Tìm hiểu nội dung bài học:
GV:Em hiểu thế nào là trung thực?
GV: Sống trung thực chúng ta được lợi ích gì?
Hoạt động 5:Tìm hiểu câu ca dao tục ngữ,danh ngôn
GV:Có câu ca dao ,tục ngữ nào thể hiện đức tính trung thực?
GV: Có câu danh ngôn nào thể hiện đức tính trung thực:
1. Tìm hiểu truyện đọc.
_Bra man tơ không ưa thích Mi ken lăng giơvì sợ danh tiếng cửa Mi ken lăng giơ lừng lẫy lấn áp mình
_Mi ken lăng giơ công khai đánh giá cao Bra man tơ
_Trong học tập: không nói dối thầy cô,không quay bài,không gian lận trong thi cử
_Trong quan hệ với mọi người:không lừa dối mọi người, việc gì đúng thì mình cho đúng 
_Trong hành động :biết bênh vực những việc lam đúng,đông thời biết phê phán việc làm sai
_Trung thực là luôn tôn trọng sự thật,tôn trọng chân lý,lẽ phải; sống ngay thẳng thật thà và dũng cảm nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm
_Sống trung thực giúp chúng ta nâng cao phẩm giá,làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội và được mọi người tin yêu kính trọng
Tục ngữ:
_Cây ngay không sợ chết đứng
Danh ngôn:
_Phải thành thật với chính mình , có thế mới không dối trá với người khác
 4.Cũng cố:
 Thế nào là trung thực?
 Thực chúng ta được lợi ích gì? 
 5.Dặn dò:
 Các em về học bài và làm bài tập
 Tuần 3 
 Tiết3 
BÀI 3:TỰ TRỌNG
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC :
1. Kiến thức : 
- Giúp HS hiểu được thế nào là lòng tự trọng, không tự trọng, vì sao phải có lòng tự trọng
2.Thái độ: 
- Hình thành ở HS nhu cầu và ý thức tự trọng ở bất cứ điều kiện, hoàn cảnh nào trong cuộc sống.
3.Kỉ năng:
- Giúp HS biết tự đánh giá hành vi của bản thân và người khác về những biểu hiện của tính tự trọng, học tập những tấm gương về lòng tự trọng của những người sống xung quanh.
II. CHUẨN BỊ :
GV : Giáo án, SGK, câu hỏi thảo luận...
HS : Học bài, xem bài trước ở nhà, SGK...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : 
1.Ônđịnh tổ chức :
 2Kiểm tra bài cũ :
 Trung thực là gì ?Sống trung thực chúng ta được lợi ích như thế nào ?
Kể một câu chuyện thể hiện tính trung thực. Từ câu chuyện đó, em rút ra được bài học gì cho bản thân ?
 ...  trấn)
1. Nhiệm vụ và quyền hạn của HĐND xã, phường, thị trấn 
II. Nội dung bài học
HĐND xã phường, thị trấn do nhân dân xã, phường, thị trấn trực tiếp bầu ra.Chịu tránh nhiệm trước nhân dân về phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống cho nhân dân
UBND xã, phường, thị trấn do HĐND xã, phường thị trấn bầu ra
 4. Củng cố:
Bộ máy nhà nước cấp cơ sở có mấy loại cơ quan?
HĐND xã phường, thị trấn do ai bầu ra?
UBND xã, phường, thị trấn do ai bầu ra?
5.Dặn dò:
Các em về nhà học bài
 Tuần :33	 Ngày soạn : 17/04/2010
 Tiết : 32 Ngày dạy : 19/04/2010
BÀI18 :BỘ MÁY NHÀ NƯỚC CẤP CƠ SỞ 
( XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN)
I Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
Giúp học sinh hiểu được
- Bộ máy nhà nước cấp cơ sở ( xã, phường, Thị trấn) gồm có những cơ quan nào
- Nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan đó.
2. Thái độ
- Hình thành ở học sinh ý thức tự giác thực hiện chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và quy định của địa phương.
- Có ý thức tôn trọng, giữ gìn an ninh, trật tự cộng cộng và an toàn xã hội ở địa phương.
3. Kỹ năng
- Xác định đúng cơ quan nhà nước địa phương có chức năng giải quyết công việc của cá nhân và gia đình.
- Tôn trọng ý kiến và việc làm của cán bộ địa phương
- Giúp đỡ tạo điều kiện cho cán bộ địa phương hoàn thành nhiệm vụ.
II.Chuẩn bị:
GV: SGK, SGV,giáo án ,Hiến pháp nước Cộng hào Xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992
HS: SGK, vở ghi
III.Phương pháp: nêu vấn đề, thảo luận nhóm so sánh
IV.Hoạt động dạy và học
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
Hoạt động của GV & HS
Nội dung kiến thức cần đạt
Hoạt Động 1: Giới thiệu bài
GV: Hôm trước chúng ta đã tìm hiểu được bộ máy nhà nước cấp cơ sở có 
2loại cơ quan đó là cơ quan quyền lực và cơ quan hành chính nhà nước.Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu xem các cơ quan đó do ai bầu ra và có trách nhiệm như thế nào trước nhân dân
Hoạt Động 2: Tìm hiểu bộ máy cơ quan nhà nước
GV: Bộ máy nhà nước cấp cơ sở có những loại cơ quan nào?
HS:Cơ quan quyền lực và cơ quan hành chính nhà nước
GV: Cơ quan quyền lực cấp xã( phường ,thị trấn) gọi là gì?
HS: Hội đồng nhân dân
GV: cơ quan hành chính nhà nước cấp xã( phường ,thị trấn) gọi là gì?
HS: Uỷ ban nhân dân
GV: Tổ chức cho học sinh làm bài tập b SGK
HS:
GV: kết luận
Uỷ ban nhân dâncấp xã( phường ,thị trấn) do Hội đồng nhân dân xã( phường ,thị trấn) bầu ra
Hội đồng nhân dân xã( phường ,thị trấn) do nhân dân trực tiếp bầu ra
Hoạt Động 3: Liên hệ thực tế .Mối quan hệ của nhà nước với nhân dân
GV: Cho học sinh thảo luận nhóm
Nhóm 1,2: Công dân có trách nhiệm gì đối với cơ quan nhà nước
Nhóm 3,4 :Công dân có nghĩa vụ gì đối với cơ quan nhà nước
HS: Thảo luận trình bày, đóng góp ý kiến
GV: Kết luận
II.Nội dung bài học
Uỷ ban nhân dân và Hội đồng nhân dân là những cơ quan nhà nước của dân
Chúng ta phải tôn trọng,bảo vệ cơ quan nhà nước đồng thời làm tròn trách nhiệm ,nghĩa vụ của mình đối với nhà nước đặc biệt là phải cháp hành nghiêm chỉnh những quy định của pháp luật của chính quyền đại phương
 4. Củng cố:
Bộ máy nhà nước cấp cơ sở có mấy loại cơ quan?
HĐND xã phường, thị trấn do ai bầu ra?
UBND xã, phường, thị trấn do ai bầu ra?
5.Dặn dò:
Các em về nhà học bài
 Tuần : 34 Ngày soạn : 24 /04/2010
 Tiết :33 Ngày dạy : 26/04/2010
Thực Hành Ngoại Khóa Các Vấn Đề Địa Phương
I.Mục tiêu bài học:
1Kiến Thức:
Biết được kiến thức về luật ATGT
Biết được đặc diểm các loại biển báo thông dụng
2.Thái độ:
Có thái độ tôn trọng luật giao thông
Có ý thức chấp hành luật giao thông khi tham gia giao thông
3.Kỉ năng:
Tham gia giao thông đúng luật
Tuyên truyền luật giao thông cho bạn bè ,gia đình,mọi người xung quanh
II.Chuẩn bị:
GV: biển báo, sách tìm hiểu luật giao thông
HS: Vỡ ghi
III.Các bước lên lớp:
1.Ổn định lớp
2Kiểm tra bài cũ:
3Bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung kiến thức cần đạt
Hoạt Động1:Giới thiệu bài:
GV: Khi chúng ta tham gia giao thông chúng ta đi như thế nào cho đúng
HS: Đi đúng luật giao thông
GV: Đi đúng luật giao thông là đi như thế nào hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu
Hoạt Động 2: Tìm hiểu tầm quan trọng của hệ thống giao thông
GV:Trong hệ thống giao thông bao gồm những đường nào?
HS: Đương sắt ,hàng không,hàng hải,thủy,bộ
GV: Hệ thống giao thông có tầm quan trọng như thế nào?
HS:
Hoạt Động 3: Tìm hiểu đặc điểm hệ thống giao thông đường bộ nước ta
GV: Hệ thống giao thông đường bộ nước ta có những đặc điểm gì?
HS: đường hẹp nhiều xấu
GV: giảng và kiết luận:
Hoạt Động 4: Tìm hiểu các loại biển báo thông dụng
GV: Cho học sinh quan sát biển báo cấm
GV: Biển báo cấm có đặc điểm gì?
GV: Cho học sinh quan sát biển báo nguy hiểm
GV: Biển báo nguy hiểm có đặc điểm gì?
GV: Cho học sinh quan sát biển báo hiệu lệnh
GV: Biển báo hiệu lệnh có đặc điểm gì?
I Tầm quan trọng của hệ thống giao thông
Hệ thống giao thông có tầm quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân, tạo điều kiện đi lại cho con người, ổn định đời sống nhân dân, phát triên kinh tế vùng
Hệ thống giao thông đường bộ nước ta còn nhiều đường hẹp, nhiều đường kém chất lượng
II Các loại biển báo thông dụng :
+ Biển báo cấm: Hình tròn, viền đỏ- thể hiện điều cấm.
+ Biển báo nguy hiểm: Hình tam giác, viền đỏ- Thể hiện điều nguy hiểm, cần đề phòng.
+ Biển hiệu lệnh: Hình tròn, nền xanh lam- Báo điều phải thi hành.
 IV.Củng cố:
Trong hệ thống giao thông bao gồm những đường nào?
Hệ thống giao thông đường bộ nước ta có những đặc điểm gì?
Biển báo cấm có đặc điểm gì?
Biển báo nguy hiểm có đặc điểm gì?
Biển báo hiệu lệnh có đặc điểm gì?
V. Dặn dò :
Học thuộc nội dung bài, làm các bài tập còn lại 
Chuẩn bị ôn thi
 Tuần : 35 Ngày soạn : 01 /04/2010
 Tiết :34 Ngày dạy : 03/05/2010
ÔN THI HỌC KÌ I
 I.Mục tiêu bài học
 1.Về kiến thức
 -Ôn tập lại những kiến thức đã học
 2. Thái độ
 -Có ý thức học tập cao trong kiểm tra,thi học kì
 3. Kĩ năng
 -Rèn luyện các kỉ năng cho bản thân :so sánh, vận dụng ....
 II. Chuẩn bị :
 GV : Các câu hỏi
 HS : Xem bài trước ở nhà, SGK ...
Trắc nghiệm
1. Sống, làm việc có kế hoạch là:
A. Làm việc theo ngẫu hứng
B. Làm việc theo sự sắp xếp của nhà trường
C. Làm việc theo sự sắp xếp của bố mẹ.
D. Sắp xếp những công việc hàng ngày một cách hợp lý để thực hiện có 
 hiệu quả
2. Trong các hành vi sau, hành vi nào xâm phạm đến quyền trẻ em.
A. Đưa trẻ em hư vào trường giáo dưỡng
B. Buộc trẻ em nghiện hút phải đi cai nghiện
C. Đánh đập hành hạ trẻ.
D. Bắt trẻ phải thực hiện những quy định của pháp luật.
3. Môi trường là gì?
A. Toàn bộ các điều kiện tự nhiên, nhân tạo bao quanh con người
B. Là của cải vật chất có sẵn.
C. Là cây cối, hoa màu.
D. Nguồn nước
4. Thế nào là di sản văn hoá phi vật thể?
A. Sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử văn hoá.
B. Sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử văn hoá.
C. Các công trình xây dựng.
D. Các di vật, cổ vật
5. Hành vi nào sau đây góp phần giữ gìn bảo vệ di sản văn hoá?
A. Di chuyển cổ vật, bảo vật Quốc gia bất hợp pháp.
B. Phát hiện cổ vật đem nộp cho cơ quan có trách nhiệm.
C. Đập phá các di sản văn hóa.
D. Cất giấu cổ vật cho bọn buôn lậu.
6. Thế nào là di sản văn hoá vật thể?
 A. Sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử văn hoá.
B. Các phong tục tập quán của các dân tộc
 C. Các di vật, cổ vật
 D. Cả a và b đúng
7. Hành vi nào sau là hành vi thể hiện quyền tự do tín ngưỡng của công dân ? ( 0,25 điểm ) 
a. Đi xem bói.
b. Công dân có quyền theo hoặc không theo tôn giáo nào .
c. Bắt buộc con phải theo đạo của mình.
d.Đi cầu hồn người đã khuất 
8.Bộ máy nhà nước ta được chia thành mấy cấp ? ( 0,25 điểm ) 
a. 5 cấp. b. 4 cấp. c. 3 cấp. d. 3 cấp.
9. Môi trường sống nào sau đây là môi trường nhân tạo ? ( 0,25 điểm ) 
a. Rừng cây, đồi núi sông hồ. b. Xe cộ, bệnh viện , đường xá.
c. Các mõ khoáng sản d. Các loại khoáng sản
10. Môi trường sống nào sau đây là môi trường tự nhiên ? ( 0,25 điểm ) 
a. Không khí, nhiệt độ , ánh sáng. b. Công trình thuỷ lợi, rác thải, khói bụi.
c. Mõ dầu, mõ than. d.Cả a,b,c đúng
11. Tài nguyên thiên nhiên nào sau đây là tài nguyên tái sinh ? ( 0,25 điểm ) 
a. Các mõ khoáng sản. b. Động thực vật.
c. Tài nguyên đất. d.Cả a,b,c đúng
12. Di sản văn hoá nào sau đây là di sản văn hoá vật thể ? ( 0,25 điểm ) 
a. Các điệu múa dân tộc. b. Tiếng nói dân tộc.
c. Trống đồng đông sơn.	 dCả a,b,c đúng
13. Hành vi nào sau đây là hành vi phá hoại di sản văn hoá ? ( 0,25 điểm ) 
a. Cất giấu cổ vật cho bọ buôn lậu. 
 b. Làm vệ sinh xung quanh khu di tích.
c. Tổ chức tham quan tìm hiểu khu di tích.
d. Cả a,b,c đúng
14. Hành vi nào sau đây thể hiện sự mê tín di đoan ? ( 0,25 điểm ) 
a. Đi xem bói, chữa bệnh phù phép.
b. Đi nhà thờ.
c. Thắp hương trên bàn thờ tổ tiên.
d. Cả a,b,c đúng
15. Hội đồng nhân dân do ai bầu ra ? ( 0,25 điểm ) 
a. Uỷ ban nhân dân cùng cấp. b. Nhân dân địa phương bầu ra.
c. Hội đồng nhân dân cấp trên bầu ra. d. Cả a,b,c đúng
16. Uỷ ban nhân dân do ai bầu ra ? ( 0,25 điểm ) 
a. Uỷ ban nhân dân cấp trên. b. Nhân dân bầu ra.
c. Hội đồng nhân dân cùng cấp .	 d. Cả a,b,c đúng
17. Hành vi nào sau đây xâm phạm quyền trẻ em ? ( 0,25 điểm )
a. Bắt trẻ bỏ học để lao động kiếm sống.
b. Buộc trẻ em nghiện hút phải đi cai nghiện.
c. Đưa trẻ em hư vào trường giáo dưỡng.
d.Tổ chức cho trẻ đi tham quan
18. Hành vi nào sau đây, là hành vi phát huy quyền của trẻ em ? ( 0,25 điểm )
a. Không cho trẻ em tham gia các hoạt động văn hoá thể dục thể thao.
b. Trẻ em có quyền nêu ý kiến , nguyện vọng của mình trong buổi họp lớp.
c. Không cho trẻ em đi học.
d. Bắt trẻ em làm việc nặng nhọc
19. Hành vi nào sau đây là hành vi bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên ?
 ( 0,25 điểm )
a. Vứt xác động vật chết xuống kênh gạch.
b. Đốt rừng làm rẫy.
c. Vệ sinh nơi ở của mình thoáng mát.
d.Cả a,b,c đúng
20. Hành vi nào sau đây là hành vi phá hoại môi trường và tài nguyên thiên nhiên ? ( 0,25 điểm )
a. Khai thác rừng bừa bãi không theo kế hoạch.
b. Phủ Xanh đồi trọc.
c.Bảo vệ rừng đầu nguồn.
d.Cả a,b,c đúng
21. Di sản văn hoá có mấy loại di sản văn hoá ? ( 0,25 điểm )
a. 1 loại b. 2 loại c. 3 loại d.4 loại
22. Hành vi nào sau đây là hành vi bảo vệ di sản văn hoá ? ( 0,25 điểm )
a.Lấn chiếm đất thuộc khu di sản văn hoá.
b. Mua bán trái phép di sản quốc gia ra nước ngoài.
c. Đập phá trái phép khu di tích lịch sử - văn hoá
d.Trùng tu những di tích lịch sử - văn hoá
Phần Thi Tự Luận ( 6 điểm )
Câu 1: Môi trường là gì ? Tài nguyên thiên nhiên là gì?
Câu 2: Em hãy nêu ý nghĩa của việc bảo vệ di sản văn hoá danh lam thắng cảnh , di tích lịch sử văn hoá ?
Câu 3: Em hãy nêu bổn phận của trẻ em ? 
Câu 4: Theo luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em .Quyền bảo vệ ,chăm sóc,giáo dục được quy định như thế nào?
Câu 5: Di sản văn hóa là gì?
Câu 6: Di sản văn hóa vật thể là gì?
Câu 7: Di sản văn hóa phi vật thể là gì?

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an 7 ca nam.doc