Giáo án Giáo dục công dân 7 bài 16: Quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo

Giáo án Giáo dục công dân 7 bài 16: Quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Học sinh hiểu

-Tôn giáo là gì ? tín ngưỡng là gì ? thế nào là mê tín tác hại của mê tín .

-Thế nào là quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo .

-Thế nào là vi phạm quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo .

2. Hình hành ở học sinh

-Ý thức tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng , quyền tự do tôn giáo .

-Ý thức tôn trọng những nơi thờ tự , những phong tục , tập quán lễ nghi của các tín ngưỡng tôn giáo .

-Ý thức cảnh giác đối với các hiện tượng mê tín dị đoan .

3. Học sinh biết

-Phân biệt tín ngưỡng tôn giáo và mê tín dị đoan .

-Tôn trọng tự do tín ngưỡng của người khác , đấu tranh chống lại các hiện tượng mê tín dị đoan , hiện tượng vi phạm quyền tự do tín ngưỡng , tự do tôn giáo của công dân .

-Tố cáo kịp thời những kẻ lợi dụng tín ngưỡng tôn giáo để làm trái pháp luật chính sách của nhà nước.

 

doc 10 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 818Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân 7 bài 16: Quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 16 
 QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG VÀ TÔN GIÁO 
MỤC TIÊU BÀI HỌC 
Học sinh hiểu 
-Tôn giáo là gì ? tín ngưỡng là gì ? thế nào là mê tín tác hại của mê tín .
-Thế nào là quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo .
-Thế nào là vi phạm quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo .
Hình hành ở học sinh
-Ý thức tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng , quyền tự do tôn giáo .
-Ý thức tôn trọng những nơi thờ tự , những phong tục , tập quán lễ nghi của các tín ngưỡng tôn giáo .
-Ý thức cảnh giác đối với các hiện tượng mê tín dị đoan .
Học sinh biết 
-Phân biệt tín ngưỡng tôn giáo và mê tín dị đoan .
-Tôn trọng tự do tín ngưỡng của người khác , đấu tranh chống lại các hiện tượng mê tín dị đoan , hiện tượng vi phạm quyền tự do tín ngưỡng , tự do tôn giáo của công dân .
-Tố cáo kịp thời những kẻ lợi dụng tín ngưỡng tôn giáo để làm trái pháp luật chính sách của nhà nước.
TÀI LIỆU PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP 
Tài Liệu 
-Sách giáo khoa , sách giáo viên .
-Tranh minh hoạ 
-Hiến pháp việt Nam năm 1992 (Điều 70)
-Bộ Luật hình sự nước CHXHCNVN năm 1999 (điều 129)
Phương Pháp 
-Phương pháp : thảo luận , nêu vấn đề , trò chơi , giải quyết tình huống .
NỘI DUNG BÀI HỌC
-GV giúp học sinh phân biệt được giữa tín ngưỡng với tôn giáo và ngược lại , tín ngưỡng và mê tín dị đoan . GV giúp học sinh hiểu tác hại của mê tín dị đoan .
-GV nắm được nội dung Điều 129 Bộ luật hình sự của nước CHXHCNVN , Hiến pháp Việt Nam để phân biệt được thế nào là quyền tự do tín ngưỡng , tự do tôn giáo và thế nào là vi phạm quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo .
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
Ổn định lớp 
Kiểm tra bài cũ 
-Thế nào là di sản văn hóa ? Di sản văn hóa gồm mấy lọai em hãy kể tên 
-Thế nào là di tích lịch sử , danh lam thắng cảnh ? 
-Trách nhiệm của công dân học sinh trong việc bản vệ và giữ gìn các di sản văn hóa . 
-Pháp luật có những qui định như thế nào ? 
Giảng bài mới .
* HOẠT ĐỘNG 1 : GIỚI THIỆU BÀI HỌC
-Bạn A thích xem bói bài , bói tay , đi coi những nơi chữa bệnh phù phép của thầy cúng , không chăm chỉ học hành lo đi cúng bái để được điểm cao . Như vậy bạn A có phải là người mê tín dị đoan hay không ? Để hiểu vấn đề này sang bài 16 .
* HOẠT ĐỘNG 2 : TÌM HIỂU KHÁI NIỆM TÍN NGƯỠNG , TÔN GIÁO , MÊ TÍN DỊ ĐOAN 
-GV cho học sinh đọc phần Thông tin trong SGK , cho học sinh thảo luận .
? Em hãy kể tên một số Tôn giáo chính ở nước ta ?
? Ở vùng quê em có những Tôn Giáo nào ? 
-GV đưa ra thông tin về Tôn Giáo , Hiện Tượng tín ngưỡng .
+Tín Ngưỡng : Là tin tưởng vào thần linh .
+Tôn giáo : Là tín ngưỡng tập trung vào một hay nhiều vị thần linh nhất định .
? Thờ cúng tổ tiên là hiện tượng tín ngưỡng hay tôn giáo ?
? Tôn giáo và Tín ngưỡng giống nhau và khác nhau như thế nào ? 
=>GV tóm ý như vậy tôn giáo hay tín ngưỡng đều có đặc điểmchung là tin tưởng vào thượng đế , riêng khác nhau sự sùng bái thần linh nào .
-GV cho học sinh đọc lại trong SGK . 
? Tín ngưỡng là gì ?
? Tôn giáo là gì ? 
->GV đưa ra một VD hiện tượng mê tín dị đoan gây thiệt hại về tiền của , chết người .
->GV cho học sinh thảo luận theo nhóm 
+ Nhóm 1 : Mê tín dị đoan là gì ? tại sao ta phải chống lại ?
+ Nhóm 2 : Em hãy nêu VD về hiện tượng mê tín dị đoan và tác hại của nó mà em biết .
+ Nhóm 3 : Tôn giáo , tín ngưỡng khác với mê tín dị đoan như thế nào ?
+ Nhóm 4 : Theo em người có đạo là người có tín ngưỡng không ?
? Câu ca dao nói “ Nhớ ngày giỗ Tổ vậy Tổ là ai ? Vì sao phải giỗ , biểu hiện việc làm đó như thế nào ? 
? Em cho biết nhà Lan theo đạo phật , nhà Mai theo đạo Thiên Chúa thờ cúng ai ? 
=>GV tóm ý : Vậy mê tín dị đoan là một hiện tượng tiêu cực đi ngược với đời sống của nhân dân ta cần xoá bỏ một số hiện tượng cổ hũ lạc hậu .
-GV hỏi lại Mê tín dị đoan là gì ?
-Phật giáo , Thiên Chúa Giáo , Đạo Cao Đài , Đạo Hoà Hảo , Đạo Tin lành .
-Đây là hiện tượng tín ngưỡng tin tưởng vào thần linh 
-Giống nhau : Cùng tin tưởng vào thần linh vào thượng đế , tín ngưỡng và tôn giáo đều hướng con người làm theo điều thiện , tu nhân tích đức .
-Khác nhau : Tuỳ theo lựa chọn tôn giáo nào , đạo nào thể hiện rõ tín ngưỡng sùng bái thần linh và hình thức sùng bái ấy .
-Tín ngưỡng :Là lòng tin vào một cái gì đó thần bí như : thần linh , thượng đế , chúa trời .
-Tôn giáo :Là hình thức tín ngưỡng có hệ thống tổ chức với những quan niệm , giáo lí thể hiện rõ sự tín ngưỡng , sùng bái thần linh và những hình thức lễ nghi thể hiện sự sùng bái ấy .
-Hiện tượng mơ hồ , nhảm nhí không có thật , không phù hợp với cuộc sống ảnh hưởng đến sức khỏe thời gian đôi khi cả tính mạng con người .
-Không có ích lại ảnh hưởng rất nhiều đến con người.
-HS nêu 
-Giống nhau : Tôn giáo và Tín ngưỡng khuyên răn chúng ta làm ăn lương thiện , tu nhân tích đức tức là làm việc tốt , ngoài ra trong lịch sử nước ta có những nhà tu hành và tín đồ có nhiều đóng góp vào công cuộc giữ gìn độc lập xây dựng đất nước .
-Khác nhau : Mê tín dị đoan không chỉ ảnh hưởng xấu đến tín ngưỡng 
tôn giáo mà còn gây tác hại nhiều 
mặt : tiền của , sức khỏe , thậm chí gây chết người .
-Người có đạo là người tín ngưỡng vì tin tưởng vào thần linh thượng đế gặp nhiều may mắn trong cuộc sống hằng ngày và giúp họ thành công trong công việc .
-Tổ là vua Hùng , người có công dựng nước . Việc thờ cúng vua Hùng thể hiện truyền thống nhơ ơn tổ tiên . 
-Đạo Phật thờ phật tổ , thờ tổ tiên bằng cách lập bàn thờ , tụng kinh thắp hương .
-Đạo Thiên Chúa thờ đức chúa không thắp hương mà đi nghe giảng đạo . 
->HSTL SGK
1. Thông Tin Sự Kiện 
-Việt Nam là một nước có nhiều loại hình tín ngưỡng , nhiều tôn giáo (Phật giáo , Thiên chúa giáo , cao đài hoà hảo , tin lành , đạo Hồi . 
-Đa số đồng bào tôn giáo nước ta là người lao động , có tinh thần yêu nước , tinh thần cộng đồng 
2. Nội Dung Bài Học 
-Học phần a, b, e trong sách giáo khoa trang 53
-GV cho học sinh đọc phần thông tin trong SGK về chính sách , pháp luật của Đảng và Nhà Nước đối với tôn giáo 
-Cho học sinh thảo luận theo câu hỏi .
? Thế nào là quyền tự do , Tín Ngưỡng , Tôn giáo ? 
? Đảng và Nhà nước ta có những chủ trương và quy định như thế nào về quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo . 
? Những hành vi như thế nào là thể hiện sự tôn trọng quyền tự do Tín ngưỡng tôn giáo 
? Như thế nào là vi phạm quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo .
=>GV như vậy : Ngoài việc pháp luật qui định ghi trong hiến pháp đối với tín ngưỡng và tôn giáo công dân có quyền theo hoặc không theo , có quyền bỏ không ai dám ngăn cản .Nhưng đối với Tìn ngưỡng và Tôn giáo có quyền như vậy không được lợi dụng tín ngưỡng tôn giáo của mình để làm trái pháp luật .
-Nếu công dân theo theo tín ngưỡng tôn giáo nào phải tôn trọng và không được nói xầu làm chia rẽ các tôn giáo khác .
-Là công dân có quyền theo hoặc không theo một tín ngưỡng , tôn giáo nào , người theo tín ngưỡng tôn giáo có quyền thôi hoặc không theo hoặc bỏ để theo tín ngưỡng tôn giáo khác .
-Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến tôn giáo , đã có những chủ trương chính sách thích hợp với tôn giáo trong từng thời kì được thể hiện qua văn kiện trong sách giáo khoa .
-Không xúc phạm đến các công trình kiến trúc , nghệ thuật văn hoá có giá trị .
-Cưỡng ép , ngăn cấm cản trở bài xích gây mất đoàn kết giữa những người theo tôn giáo khác .
* HOẠT ĐỘNG 4 : RÚT RA NÔI DUNG BÀI HỌC
-? Quyền tự do tín ngưỡng , tôn giáo là gì ?
? Mỗi chúng ta phải làm gì để tôn trọng quyền tự do , tín ngưỡng tôn giáo ? 
? Chính sách tôn giáo và pháp luật qui định như thế nào về quyền tự do tín ngưỡng , tôn giáo ? 
-HSTL SGK
* HOẠT ĐỘNG 5 : LUYỆN TẬP , CỦNG CỐ
-GV cho học sinh làm bài tập .
-GV đọc cho học sinh nghe "Nghị quyết hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành trung ương Đảng khoá IX ngày 12-03-2003 về công tác công giáo .
* HOẠT ĐỘNG 6 : DẶN DÒ
-Học thuộc bài , ôn lại phần 1 
-Làm tiếp bài tập
-Trả lời câu hỏi gợi ý bài 17 trong sách giáo khoa
-GV cho học sinh đọc phần thông tin trong SGK về chính sách , pháp luật của Đảng và Nhà Nước đối với tôn giáo 
-Cho học sinh thảo luận theo câu hỏi .
? Thế nào là quyền tự do , Tín Ngưỡng , Tôn giáo ? 
? Đảng và Nhà nước ta có những chủ trương và quy định như thế nào về quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo . 
? Những hành vi như thế nào là thể hiện sự tôn trọng quyền tự do Tín ngưỡng tôn giáo 
? Như thế nào là vi phạm quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo .
=>GV như vậy : Ngoài việc pháp luật qui định ghi trong hiến pháp đối với tín ngưỡng và tôn giáo công dân có quyền theo hoặc không theo , có quyền bỏ không ai dám ngăn cản .Nhưng đối với Tìn ngưỡng và Tôn giáo có quyền như vậy không được lợi dụng tín ngưỡng tôn giáo của mình để làm trái pháp luật .
-Nếu công dân theo theo tín ngưỡng tôn giáo nào phải tôn trọng và không được nói xầu làm chia rẽ các tôn giáo khác .
-Là công dân có quyền theo hoặc không theo một tín ngưỡng , tôn giáo nào , người theo tín ngưỡng tôn giáo có quyền thôi hoặc không theo hoặc bỏ để theo tín ngưỡng tôn giáo khác .
-Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến tôn giáo , đã có những chủ trương chính sách thích hợp với tôn giáo trong từng thời kì được thể hiện qua văn kiện trong sách giáo khoa .
-Không xúc phạm đến các công trình kiến trúc , nghệ thuật văn hoá có giá trị .
-Cưỡng ép , ngăn cấm cản trở bài xích gây mất đoàn kết giữa những người theo tôn giáo khác .
* HOẠT ĐỘNG 2 : RÚT RA NÔI DUNG BÀI HỌC
-? Quyền tự do tín ngưỡng , tôn giáo là gì ?
? Mỗi chúng ta phải làm gì để tôn trọng quyền tự do , tín ngưỡng tôn giáo ? 
? Chính sách tôn giáo và pháp luật qui định như thế nào về quyền tự do tín ngưỡng , tôn giáo ? 
-HSTL SGK
* HOẠT ĐỘNG 3 : LUYỆN TẬP , CỦNG CỐ
-GV cho học sinh làm bài tập .
-GV đọc cho học sinh nghe "Nghị quyết hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành trung ương Đảng khoá IX ngày 12-03-2003 về công tác công giáo .
* HOẠT ĐỘNG 4 : DẶN DÒ
-Học thuộc bài , ôn lại phần 1 
-Làm tiếp bài tập
-Trả lời câu hỏi gợi ý bài 17 trong sách giáo khoa
RÚT KINH NGHIỆM GIỜ LÊN LỚP

Tài liệu đính kèm:

  • docgdcd716.doc