Tuần 12
Tiết 12
BÀI 10 :TÍCH CỰC, TỰ GIÁC TRONG HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ VÀ TRONG HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI
I.Mục tiêu bài học
1.Về kiến thức
- Giúp học sinh hiểu những biểu hiện tích cự và tự giác trong hoạt động tập thể và trong hoạt động xã hội; hiểu tác dụng của việc tích cực,tự giác tham gia các hoạt động tập thể và hoạt động xã hội.
2. Thái độ
Có ý thức lập kế hoạch cân đối giữa nhiệm vụ học tập, tham gia hoạt động tập thể của lớp, đội và các hoạt động xã hội khác.
3. Kĩ năng
- Biết tự giác tích cực chủ động trong học tập và các hoạt động xã hội, quan tâm lo lắng đến công việc của tập thể.
II.Chuẩn bị :
GV: SGK,Câu hỏi thảo luận
HS: SGK,Vở ghi
III.Phương pháp :Thảo luận nhóm, giải quyết tình huống, đàm thoại,diễn giảng
IV.Các hoạt động dạy học
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ:
Tuần 12 Tiết 12 BÀI 10 :TÍCH CỰC, TỰ GIÁC TRONG HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ VÀ TRONG HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI I.Mục tiêu bài học 1.Về kiến thức - Giúp học sinh hiểu những biểu hiện tích cự và tự giác trong hoạt động tập thể và trong hoạt động xã hội; hiểu tác dụng của việc tích cực,tự giác tham gia các hoạt động tập thể và hoạt động xã hội. 2. Thái độ Có ý thức lập kế hoạch cân đối giữa nhiệm vụ học tập, tham gia hoạt động tập thể của lớp, đội và các hoạt động xã hội khác. 3. Kĩ năng - Biết tự giác tích cực chủ động trong học tập và các hoạt động xã hội, quan tâm lo lắng đến công việc của tập thể... II.Chuẩn bị : GV: SGK,Câu hỏi thảo luận HS: SGK,Vở ghi III.Phương pháp :Thảo luận nhóm, giải quyết tình huống, đàm thoại,diễn giảng IV.Các hoạt động dạy học 1. Ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung kiến thức cần đạt Hoạt động 1: Giới thiệu bài GV: Nhà trường đã tổ chức những hoạt động tập thể và hoạt động xã hội nào? HS: Hội thao,làm lồng đèn..... GV: Vậy những hoạt động đó có ý nghĩa như thế nào?Hôm Hày chúng ta sẽ đi tìm hiểu Hoạt động 2: Khai thác nội dung bài qua truyện đọc. GV: Cho học sinh đọc truyện “Điều ước của trương Quế Chi” Mục tiêu: Biết được tấm gương tích cực tham gia hoạt động tập thể và trong hoạt động xã hội GV:Tổ chức lớp thảo luận nhóm Nội dung thảo luận: - Những tình tiết nào chứng tỏ Trương Quế Chi tích cực, tự giác tham gia hoạt động tập thể và hoạt động xã hội? - Những tình tiết nào chứng minh Trương Quế Chi tự giác tham gia giúp đỡ bố mẹ, bạn bè xung quanh? - Em đánh giá Trương Quế chi là người bạn như thế nào? Có đức tính gì đáng học hỏi? - Động cơ nào giúp Trương Quế Chi hoạt động tích cực, tự giác như vậy? HS: - Thảo luân theo nhóm và nội dung GV đưa ra. - Cử đại diện lên trình bày, các nhóm khác theo giỏi, bổ sung ý kiến. GV: Kết luận: Hoạt động 3: Tìm hiểu nội dung bài học Mục tiêu : Hiểu thế nào là Tích cực, là tự giác GV: Từ câu truyện trên em hiểu thế nào là tích cực và tự giác? HS: Trả lời Hoạt động 4:Ước mơ của bản thân Mục tiêu : Hình thành ước mơ của bản thân, tạo động lực phấn đấu Rèn luyện kĩ năng trình bày ý tưởng GV: Em có ước mơ gì về nghề nghiệp tương lai? Từ tấm gương của Trương Quế Chi em sẽ xây dựng kế hoạch ra sao để thực hiện được ước mơ của mình? HS: Trả lời... GV: - Theo em để trở thành người tích cực tự giác chúng ta phải làm gì? HS: Trả lời... GV: kết luận 1. Truyên đọc - Ước mơ trở thành con ngoan trò giỏi - Ước mơ sớm trở thành nhà báo: thể hiện sớm xác định lí tưởng nghề nghiệp của cuộc đời. - Những ước mơ đó trở thành động cơ của những hành động tự giác, tích cực đáng được học tập, noi theo. 2. Nội dung bài học a. Tích cực, tự giác là gì? - Tích cực là luôn luôn cố gắng vượt khó, kiên trì học tập , làm việc và rèn luyện. - Tự giác là chủ động làm việc,học tập không cần ai nhắc nhở, giám sát. b. Làm thế nào để có tính tích cực tự giác: - Phải có ước mơ. - Phải quyết tâm thực hiện kế hoạch đã định để học giỏi đồng thời tham gia các hoạt động tập thể và hoạt động xã hội. 4. Cũng cố : Tích cực, tự giác là gì? Làm thế nào để có tính tích cực tự giác? 5.Dặn dò: - Học sinh về nhà làm các bài tập trong sgk - xem trước bài trước khi dến lớp. Tuần 13 Tiết 13 BÀI 10 :TÍCH CỰC, TỰ GIÁC TRONG HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ VÀ TRONG HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI I.Mục tiêu bài học 1.Về kiến thức - Giúp học sinh hiểu những biểu hiện tích cực và tự giác trong hoạt động tập thể và trong hoạt động xã hội; hiểu tác dụng của việc tích cực,tự giác tham gia các hoạt động tập thể và hoạt động xã hội. 2. Thái độ Có ý thức lập kế hoạch cân đối giữa nhiệm vụ học tập, tham gia hoạt động tập thể của lớp, đội và các hoạt động xã hội khác. 3. Kĩ năng - Biết tự giác tích cực chủ động trong học tập và các hoạt động xã hội, quan tâm lo lắng đến công việc của tập thể... II.Chuẩn bị : GV: SGK,Câu hỏi thảo luận HS: SGK,Vở ghi III.Phương pháp :Thảo luận nhóm, giải quyết tình huống, đàm thoại,diễn giảng IV.Các hoạt động dạy học 1. Ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ: Tích cực, tự giác là gì? Làm thế nào để có tính tích cực tự giác? 3. Bài mới. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung kiến thức cần đạt Hoạt động 1: Giới thiệu bài GV : Hôm trước chúng ta đã tìm hiểu được thế nào là tích cực, tự giác .Hôm Hày chúng ta sẽ đi tìm hiểu xem khi tham gia hoạt động tập thể và hoạt động xã hội chúng ta được lợi ích gì? Hoạt động 2: Thảo luận nhóm Xử lý tình huống Mục tiêu : Biết được một số hành vi ( việc làm) tích cực,tự giác và không tích cực,tự giác tham gia các hoạt động tập thể và hoạt động xã hội. Rèn kĩ năng đánh giá phê phán GV: Cho học sinh thảo luận giải quyết tình huống: Tình huống: Nhân dịp 20/11, nhà trường phát động cuộc thi văn nghệ. Phương lớp trưởng lớp 6A khích lệ các bạn trong lớp tham gia phong trào. Phương phân công cho những bạn có tài trong lớp: người viết kịch bản, người diễn xuất, hát , múa, còn Phương chăm lo nước uống cho lớp trong các buổi tập. Cả lớp đều sôi nổi, nhiệt tình tham gia; duy nhất bạn Khanh là không nhập cuộc, mặc dầu rất nhiều người động viên. Khi được giải xuất sắc, được biểu dương trước toàn trường, ai cũng xúm vào công kênh và khen ngợi Phương. Chỉ có mình Khanh là thui thủi một mình. GV: Hãy nêu nhận xét của em về Phương và Khanh. HS: Thảo luận, trình bày GV: Kết luận: GV: Thông qua tình huống em thấy khi tham gia tích cực và tự giác trong hoạt động tập thể và trong hoạt động xã hội có lợi ích gì? Hoạt động 3: Luyện tập Mục tiêu : Cũng cố nội dung bài học Rèn luyện kĩ năng trình bày ý tưởng/ suy nghĩ HS: Đọc bài tập a, b SGK GV: Hướng dẫn học sinh làm - Phương tích cực chủ động trong hoạt động tập thể. - Khanh trầm tính, xa rời tập thể. d. Tích cực tự giác tham gia các hoạt động tập thể và hoạt động xã hội sẽ mở rộng hiểu biết về mọi mặt, rèn luyện được những kĩ năng cần thiết của bản thân; sẽ góp phần xây dựng quan hệ tập thể, tình cảm thân ái với mọi người xung quanh, sẽ được mọi người yêu quý. 4. Cũng cố : Tích cực và tự giác trong hoạt động tập thể và trong hoạt động xã hội có lợi ích gì? 5.Dặn dò: - Học sinh về nhà làm các bài tập trong sgk - xem trước bài trước khi dến lớp. Tuần 14 Tiết 14 BÀI 11: MỤC ĐÍCH HỌC TẬP CỦA HỌC SINH I.Mục tiêu bài học 1.Về kiến thức - Xác định đúng mục đích học tập. Hiểu được ý nghĩa của việc xác định mục đích học tập và sự cần thiết phải xây dựng và thực hiện kế hoạch học tập. 2. Thái độ Có ý chí, nghị lực, tự giác trong quá trình thực hiện mục đích, kế hoạch học tập. Khiêm tốn, học hỏi bạn bè, mọi người, sẵn sàng hợp tác với mọi người trong học tập. 3. Kĩ năng - Biết xây dựng kế hoạch, điều chỉnh kế hoạch học tập và các hoạt động khác một cách hợp lí. II.Chuẩn bị : GV: SGK,Câu hỏi thảo luận HS: SGK,Vở ghi III.Phương pháp Thảo luận nhóm, giải quyết tình huống, đàm thoại. III.Tài liệu, phương tiện Sưu tầm những tấm gương có mục đích học tập tốt, điển hình vượt khó trong học tập. IV.Các hoạt động dạy học 1. Ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ: Tích cực và tự giác trong hoạt động tập thể và trong hoạt động xã hội có lợi ích gì? Em hãy nêu những việc làm cụ thể của mình biểu hiện đã tham gia tích cực hoạt động tập thể? 3. Bài mới. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung kiến thức cần đạt Hoạt động 1: Giới thiệu bài. GV:Mục đích học tập của em để làm gì? HS: Trả lời GV: Để hiểu them về vấn đề này .Hôm Hày chúng ta sẽ tìm hiểu Hoạt động 2: Phân tích truyện đọc “TẤM GƯƠNG CỦA HỌC SINH NGHÈO VƯỢT KHÓ” Mục tiêu: Biết được tấm gương học tập ,có cố gắng trong học tập GV: Cho học sinh đọc truyện và thảo luận. - Hãy nêu những biểu hiện về tự học, kiên trì vượt khó trong học tập của bạn Tú. HS: - Sau giờ học trên lớp bạn Tú thường tự giác học thêm ở nhà. - Mỗi bài toán Tú cố gắng tìm nhiều cách giải. - Say mê học tiếng Anh. - Giao tiếp với bạn bè bằng tiếng Anh. GV: Vì sao Tú đạt được thành tích cao trong học tập? HS: Bạn Tú đã học tập và rèn luyện tốt. GV: Tú đã gặp khó khăn gì trong học tập? HS: Tú là con út, nhà nghèo, bố là bộ đội, mẹ là công nhân. GV: Tú đã mơ ước gì? Để đạt được ước mơ Tú đã suy nghĩ và hành động như thế nào? HS: Tú ước mơ trở thành nhà Toán học. Tú đã tự học, rèn luyện, kiên trì vượt khó khăn để học tập tốt, không phụ lòng cha mẹ, thầy cô. GV: Em học tập đựơc những gì ở bạn Tú? HS: Sự độc lập suy nghĩ, say mê tìm tòi trong học tập. GV: Bạn Tú dã học tập và rèn luyện để làm gì? HS: Để đạt được mục đích học tập. GV: Kết luận: Hoạt động 3: Tìm hiểu nội dung bài học: Mục tiêu: Biết được hs là chủ nhân tương lai của đất nước GV: Theo em học sinh là gì của đất nước ? HS: Chủ nhân tương lai của đất nước GV: Vậy học sinh cần phải làm gì? 1. Tìm hiểu truyện đọc Qua tấm gương bạn Tú, các em phải xác định được mục đích học tập, phải có kế hoạch rèn luyện để mục đích học tập trở thành hiện thực. II. Nội dung bài học Học sinh là Chủ nhân tương lai của đất nước.Học sinh phải nổ lực học tập để trở thành con ngoan trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ, người công dân tốt ,trở thành con người chân chính có đủ khả năng lao động để tự lập nghiệpvà góp phần xây dựng quê hương,đất nước, BVTQ XHCN 4. Cũng cố : HS là chủ nhân tương lai của đất nước. Vậy học sinh cần phải làm gì? 5.Dặn dò: - Học sinh về nhà làm các bài tập trong sgk - xem trước bài trước khi dến lớp. Tuần15 Tiết15 BÀI 11: MỤC ĐÍCH HỌC TẬP CỦA HỌC SINH I.Mục tiêu bài học 1.Về kiến thức - Xác định đúng mục đích học tập. Hiểu được ý nghĩa của việc xác định mục đích học tập và sự cần thiết phải xây dựng và thực hiện kế hoạch học tập. 2. Thái độ Có ý chí, nghị lực, tự giác trong quá trình thực hiện mục đích, kế hoạch học tập. Khiêm tốn, học hỏi bạn bè, mọi người, sẵn sàng hợp tác với mọi người trong học tập. 3. Kĩ năng - Biết xây dựng kế hoạch, điều chỉnh kế hoạch học tập và các hoạt động khác một cách hợp lí. II.Chuẩn bị : GV: SGK,Câu hỏi thảo luận HS: SGK,Vở ghi III.Phương pháp;Thảo luận nhóm, giải quyết tình huống, đàm thoại. III.Tài liệu, phương tiện Sưu tầm những tấm gương có mục đích học tập tốt, điển hình vượt khó trong học tập. IV.Các hoạt động dạy học 1. Ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ: GV: Hãy trình bày mục đích học tập của em? 3. Bài mới. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung kiến thức cần đạt Hoạt động 1: Giới thiệu bài GV : Vì sao Đảng đặt niềm tin vào học sinh ? HS : HS là chủ nhân tương lai của đất nước. GV: Vậy vấn đề học tập của học sinh được Đảng và nhà nước quan tâm như thế nào?Hôm Hày chúng ta sẽ đi tìm hiểu Hoạt động 2: Thảo luận nhóm xữ lý tình huống Tình huống : Mai là học sinh giỏi từ lớp 1 đến lớp 5.Mai rất ham ... n tín. 3- Kĩ năng. - Phân biệt được đâu là hành vi vi phạm pháp luật và đâu là những hành vi thể hiện việc thực hiện tốt quyền được bảo đảm an toàn và bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín. Biết phê phán, tố cáo những ai làm trái pháp luật, xâm phạm bí mật và an toàn thư tín, điện thoại, điện tín. II. Chuẩn bị GV: SGV,SGK,Bộ luật Hình sự nước CHXHCNVN năm 1999 ,Hiến pháp 1992. HS: SGK, Vỡ ghi III.Phương pháp :Phân tích, xử lý tình huống ,thảo luận nhóm. IV Các hoạt động lên lớp. 1- Ổn định tổ chức 2- Kiểm tra bài cũ:(05/ ) Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân là gì? Thế nào là quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân? Em sẽ làm gì để thực hiện tốt quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân? 3- Bài mới. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cần đạt kiến thức cần đạt Hoạt động 1:Giới thiệu bài: GV: Nêu tình huống: “Nếu nhặt được thư của bạn, em sẽ làm gì?” GV: Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín là một trong những quyền cơ bản của công dân và được quy định trong hiến pháp của nhà nước ta. Vậy quyền được bảo đảm an toàn và bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín là gì? chúng ta sẽ tìm hiểu bài học ngày hôm nay Hoạt động 2: Tìm hiểu tình huống. GV: Cho HS đọc tình huống trong SGK. GV:Theo em Phượng có được phép đọc thư gửi Hiển mà không cần sự đồng ý của Hiển không? vì sao? - Phượng không được đọc thư của Hiển, vì đó không phải là thư gửi cho Phượng, dù Hiển là bạn thân, nhưng nếu không được sự đồng ý của Hiển thì không được đọc. GV: Em có đồng ý với giải pháp của Phượng là đọc xong thư dán lại rồi mới đưa cho Hiển không? - Giải pháp của Phượng là đọc xong thư dán lại rồi mới đưa cho Hiển là không chấp nhận được. Bởi vì làm như vậy là lừa dối bạn, là vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín. GV: Nếu là Loan em sẽ làm thế nào? - Nếu là Loan em nên: + Giải thích để Phượng hiểu không được đọc thư của bạn khi chưa được bạn đồng ý. + Nếu cố tình đọc là vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín. GV: Giới thiệu điều 73 – hiến pháp 1992. HS: Đọc nội dung điều 73. Hoạt động 3: Tìm hiểu nội dung bài học. HS: Đọc điều 125 bộ luật hình sự 1999 (SGK tr.58). GV: Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín là gì? GV:Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín của công dân là thế nào? GV: Nếu thấy bạn nghe trộm điện thoại của người khác em sẽ làm gì? - Nhắc nhở bạn không được hành động như vậy - Phân tích để bạn thấy đó là hành vi vi phạm pháp luật. - Nếu bạn vẫn không nghe có thể nhờ thầy cô giáo hoặc gia đình cùng phân tích để bạn hiểu. GV: Theo em những hành vi nào là vi phạm pháp luật về bí mật thư tín và an toàn thư tín, điện thoại, điện tín? - Hành vi vi phạm có thể là: + Đọc trộm thư của người khác. + Thủ giữ thư tín, điện tín của người khác. + Nghe trộm điện thoại của ngưòi khác. + Đọc thư của người khác rồi đi nói lại cho mọi người biết. GV: Người vi phạm pháp luật về an toàn và bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín sẽ bị pháp luật xử lý như thế nào? GV: Giới thiệu bộ luật hình sự điều 125. Hoạt động 4: Làm bài tập. Bài tập 1: Em phải làm gì khi gặp các trường hợp sau: a- Nhặt được thư của người khac. b- Bố mẹ hoặc anh chị xem thư của em mà không hỏi ý kiến của em. c- Khi bố mẹ đi vắng làm thế nào để khỏi thất lạc thư điện báo. d- Nếu bố mẹ hoặc anh chị đọc nhật ký của em thì em sẽ làm gì? Bài tập : Trả lời nhanh các tình huống sau bằng cách đánh dấu đúng (Đ), sai (S) vào ô tương ứng. - Minh đọc trộm thư của Hà. - Mai nghe điện thoại của Đông. - Nhặt được thư của bạn trong lớp đem trả lại. - Phê bình bạn An bóc thư của người khác. I/Tình huống. II/ Nội dung bài học. a- Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín là một trong những quyền cơ bản của công dân và được quy định trong hiến pháp của nhà nước ta (điều 73 hiến pháp 1992). b- Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín của công dân, có nghĩa là không ai được chiếm đoạt hoặc tự ý mở thư tín, điện tín của người khác, không được nghe trộm điện thoại. III/ Bài tập. 4 Cũng cố :(1/ ) Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín của công dân? 5 Dặn dò:(1/ ) - Học thuộc bài,làm bài tập - Chuẩn bị bài mới Tuần : 33,34 Ngày soạn : 17 /04/2011 Tiết :33 ,34 Ngày dạy : Thực Hành Ngoại Khóa Các Vấn Đề Địa Phương I.Mục tiêu bài học: 1Kiến Thức: Biết được kiến thức về luật ATGT Biết được đặc diểm các loại biển báo thông dụng 2.Thái độ: Có thái độ tôn trọng luật giao thông Có ý thức chấp hành luật giao thông khi tham gia giao thông 3.Kỉ năng: Tham gia giao thông đúng luật Tuyên truyền luật giao thông cho bạn bè ,gia đình,mọi người xung quanh II.Chuẩn bị: GV: biển báo, sách tìm hiểu luật giao thông HS: Vỡ ghi III.Các bước lên lớp: 1.Ổn định lớp 2Kiểm tra bài cũ: 3Bài mới: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung kiến thức cần đạt Hoạt Động1:Giới thiệu bài: GV: Khi chúng ta tham gia giao thông chúng ta đi như thế nào cho đúng HS: Đi đúng luật giao thông GV: Đi đúng luật giao thông là đi như thế nào hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu Hoạt Động 2: Tìm hiểu tầm quan trọng của hệ thống giao thông GV:Trong hệ thống giao thông bao gồm những đường nào? HS: Đương sắt ,hàng không,hàng hải,thủy,bộ GV: Hệ thống giao thông có tầm quan trọng như thế nào? HS: Hoạt Động 3: Tìm hiểu đặc điểm hệ thống giao thông đường bộ nước ta GV: Hệ thống giao thông đường bộ nước ta có những đặc điểm gì? HS: đường hẹp nhiều xấu GV: giảng và kiết luận: Hoạt Động 4: Tìm hiểu các loại biển báo thông dụng GV: Cho học sinh quan sát biển báo cấm GV: Biển báo cấm có đặc điểm gì? GV: Cho học sinh quan sát biển báo nguy hiểm GV: Biển báo nguy hiểm có đặc điểm gì? GV: Cho học sinh quan sát biển báo hiệu lệnh GV: Biển báo hiệu lệnh có đặc điểm gì? I Tầm quan trọng của hệ thống giao thông Hệ thống giao thông có tầm quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân, tạo điều kiện đi lại cho con người, ổn định đời sống nhân dân, phát triên kinh tế vùng Hệ thống giao thông đường bộ nước ta còn nhiều đường hẹp, nhiều đường kém chất lượng II Các loại biển báo thông dụng : + Biển báo cấm: Hình tròn, viền đỏ- thể hiện điều cấm. + Biển báo nguy hiểm: Hình tam giác, viền đỏ- Thể hiện điều nguy hiểm, cần đề phòng. + Biển hiệu lệnh: Hình tròn, nền xanh lam- Báo điều phải thi hành. IV.Củng cố: Trong hệ thống giao thông bao gồm những đường nào? Hệ thống giao thông đường bộ nước ta có những đặc điểm gì? Biển báo cấm có đặc điểm gì? Biển báo nguy hiểm có đặc điểm gì? Biển báo hiệu lệnh có đặc điểm gì? V. Dặn dò : Học thuộc nội dung bài, làm các bài tập còn lại Chuẩn bị ôn thi Tuần : 35 Ngày soạn : 21 /04/2011 Tiết :35 Ngày dạy : ÔN THI HỌC KÌ II I.Mục tiêu bài học 1.Về kiến thức -Ôn tập lại những kiến thức đã học 2. Thái độ -Có ý thức học tập cao trong kiểm tra,thi học kì 3. Kĩ năng -Rèn luyện các kỉ năng cho bản thân :so sánh, vận dụng .... II. Chuẩn bị : GV : Các câu hỏi HS : Xem bài trước ở nhà, SGK ... Trắc nghiệm Câu 1. Việc làm nào sau đây thể hiện tích cực tự giác tham gia các hoạt động tập thể?(0,25đ) A. Trả ơn cho người đã giúp đỡ mình B. Tham gia những phong trào của lớp C. Yêu thiên nhiên D. Vô lễ với thầy cô Câu 2. Biển báo cấm có đặc điểm nào sau đây? (0,25đ) A. Hình tam giác ,nền màu vàng , có viền đỏ, hình vẽ màu đen B. Hình tròn ,nền màu trắng , có viền đỏ, hình vẽ màu đen C. Hình tròn ,nền màu trắng hình vẽ màu đen D. Hình tam giác ,nền màu trắng , có viền đỏ, hình vẽ màu đen Câu 3. Biển báo nguy hiểm có đặc điểm nào sau đây? (0,25đ) A. Hình tam giác ,nền màu vàng , có viền đỏ, hình vẽ màu đen B. Hình tam giác ,nền màu vàng C. Hình tròn ,nền màu trắng , có viền đỏ, hình vẽ màu đen D. Hình tròn ,nền màu trắng hình vẽ màu đen Câu 4. Hành vi nào sau đây là hành vi đúng khi tham gia giao thông ? (0,25đ) A. Người tham gia giao thông không đội mủ bảo hiểm B. Người dưới 16 tuổi chạy xe 50 cm3 C. Người từ đủ 16 tuổi trở lên chạy xe 50 cm3 D. Người 18 tuổi chạy xe 100 cm3 không có giấy phép lái xe Câu 5. Theo công ước Liên Hợp Quốc Về quyền trẻ em, trẻ em có bao nhêu nhóm quyền?(0,25đ) A. 5 nhóm B. 7 nhóm C. 6nhóm D. 4 nhóm Câu 6. Theo quy định nhà nước công dân phải hoàn thành nghĩa vụ học tập? A. Mầm non B. THPT C. THCS D. Tiểu học Câu 7. Công ước Liên Hợp Quốc Về quyền trẻ em được ra đời năm nào ? (0,25đ) A. 2000 B. 1999 C. 1991 D. 1989 Câu 8. Theo em trong các nhóm quyền của trẻ em, nhóm quyền nào quan trọng nhất ? (0,25đ) A. Nhóm quyền sống còn B. Nhóm quyền bảo vệ C. Nhóm quyền phát triển D. Nhóm quyền tham gia Câu 9. Biển báo hiệu lệnh có đặc điểm nào sau đây? (0,25đ) A. Hình tròn ,nền màu xanh lam, hình vẽ màu trắng B. Hình tròn ,nền màu trắng , có viền đỏ, hình vẽ màu đen C. Hình tròn ,nền màu trắng hình vẽ màu đen D. Hình tam giác ,nền màu vàng Câu 10. Luật "Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em'' được nhà nước ban hành vào năm nào? (0,25đ) A. 1999 B. 2001 C. 1991 D. 2002 Câu 11. Hành vi nào sau đây là hành vi sai khi tham gia giao thông ? (0,25đ) A. Chạy xe đúng phần đường quy định B. Người từ đủ 16 tuổi chạy xe 50 cm3 C. Người tham gia giao thông đội mủ bảo hiểm D. Người 18 tuổi chạy xe 100 cm3 không có giấy phép lái xe Câu 12. Theo công ước Liên Hợp Quốc Về quyền trẻ em, trẻ em có bao nhêu quyền?(0,25đ) A. 54 quyền B. 24 quyền C. 34 quyền D. 44 quyền Câu 13. Việc làm nào sau đây thể hiện thiếu tích cực tự giác tham gia các hoạt động tập thể?(0,25đ) A. Không quan tâm đến phong trào của lớp B. Chăm sóc cha mẹ khi già yếu C. Chào người lớn tuổi D. Thức dậy sớm học bài Câu 14. Việc làm nào sau đây thể hiện đức tính yêu thiên nhiên ?(0,25đ) A. Yêu thiên nhiên B. Học thuộc bài trước khi đến lớp C. Chăm sóc cha mẹ khi già yếu D. Thức dậy sớm học bài Câu 15. Việc làm nào sau đây thể hiện đức tính sống chan hòa với mọi người?(0,25đ) A. Làm việc vì mình mới làm B. Xa lánh mọi người C. Không quan tâm đến phong trào của lớp D. Hòa nhập với mọi người trong tập thể III/tự luận Câu 1 : Em hãy nêu quyền và nghĩa vụ học tập của công dân?( 3đ) Câu 2: Em hãy nêu quy định về an toàn giao thông đối với người đi xe đạp ,người đi bộ?Nêu 4 việc làm thể hiện tuân thủ an toàn giao thông?( 3đ) Câu 3:Đặc điểm của 3 loại biển báo thông dụng?(3đ) Câu 4:Em hãy trình bày nhóm quyền sống còn; nhóm quyền bảo vệ? ( 1đ) Câu 5:Em hãy trình bày nhóm quyềnphát triển; nhóm quyền tham gia? ( 1đ) Câu 6: Quyền bất khả xâm phạm về chổ ở là quyền như thế nào?( 2đ) Câu 7: Quy định về quyền được nhà nước bảo hộ về tính mạng,thân thể......?( 2đ)
Tài liệu đính kèm: