Giáo án dự thi Giáo viên giỏi Ngữ văn 8 - Tiết 93: Văn bản: Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn)

Giáo án dự thi Giáo viên giỏi Ngữ văn 8 - Tiết 93: Văn bản: Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn)

Tiết 93: Văn bản:

HỊCH TƯỚNG SĨ

 (Trần Quốc Tuấn)

A. Mục tiêu bài học:

 Giúp học sinh cảm nhận được lòng yêu nước bất khuất của Trần Quốc Tuấn ,của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm thể hiện qua lòng căm thù giặc ,tinh thần quyết chiến ,quyết thắng kẻ thù xâm lược.

- Nắm được đặc điểm cơ bản của thể hịch .Thấy được đặc sắc nghệ thuật văn chính luận của Hịch tướng sĩ

- Biết vận dụng bài học để viết văn nghị luận, có sự kết hợp giũa tư duy lô- gíc và tư duy hình tượng ,giũa lí lẽ và tình cảm.

B. Chuẩn bị: Giáo viên soạn bài.

 Học sinh :đọc – soạn.

 Kiểm tra bài cũ:

? Qua văn bản: chiếu dời đô của Lí Công Uẩn, em cho biết vì sao Lí Công Uốn quyết định dời đô ra thành Đại La?

Bài mới.

 Các em thân mến!

 Trong thế kỉ thứ 13, nước Đại Việt ta đã 3 lần đánh thắng giặc Nguyên – Mông. Những chiến công vang dội đời Trần như Chương Dương, Hàm Tử, Bạch Đằng.đã làm nên hào khí Đông A, tô thắm trang sử vẻ vang của dân tộc.

 Một trong những yếu tố vô cùng quan trọng tạo nên những chiến công hiển hách đó, chính là công lao to lớn của người anh hùng Trần Quốc Tuấn, người anh hùng ấy không chỉ tỏa sáng nơI lưỡi búa cờ mao mà còn rạng ngời trong văn chương sử sách.

 Trong giờ học hôm nay, cô và các em cùng đến với áng văn bất hủ : “ Hịch tướng sĩ” của vị quốc công tiết chế thống lĩnh Trần Quốc Tuấn. Mời các em mở sách trang 55.

 

doc 12 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 879Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án dự thi Giáo viên giỏi Ngữ văn 8 - Tiết 93: Văn bản: Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 93: Văn bản:
hịch tướng sĩ
 (Trần Quốc Tuấn)
A. Mục tiêu bài học:
	Giúp học sinh cảm nhận được lòng yêu nước bất khuất của Trần Quốc Tuấn ,của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm thể hiện qua lòng căm thù giặc ,tinh thần quyết chiến ,quyết thắng kẻ thù xâm lược.
- Nắm được đặc điểm cơ bản của thể hịch .Thấy được đặc sắc nghệ thuật văn chính luận của Hịch tướng sĩ
- Biết vận dụng bài học để viết văn nghị luận, có sự kết hợp giũa tư duy lô- gíc và tư duy hình tượng ,giũa lí lẽ và tình cảm.
B. Chuẩn bị: Giáo viên soạn bài.
	Học sinh :đọc – soạn.
	Kiểm tra bài cũ: 
? Qua văn bản: chiếu dời đô của Lí Công Uẩn, em cho biết vì sao Lí Công Uốn quyết định dời đô ra thành Đại La?
Bài mới.
 Các em thân mến!
 Trong thế kỉ thứ 13, nước Đại Việt ta đã 3 lần đánh thắng giặc Nguyên – Mông. Những chiến công vang dội đời Trần như Chương Dương, Hàm Tử, Bạch Đằng...đã làm nên hào khí Đông A, tô thắm trang sử vẻ vang của dân tộc.
 Một trong những yếu tố vô cùng quan trọng tạo nên những chiến công hiển hách đó, chính là công lao to lớn của người anh hùng Trần Quốc Tuấn, người anh hùng ấy không chỉ tỏa sáng nơI lưỡi búa cờ mao mà còn rạng ngời trong văn chương sử sách.
 Trong giờ học hôm nay, cô và các em cùng đến với áng văn bất hủ : “ Hịch tướng sĩ” của vị quốc công tiết chế thống lĩnh Trần Quốc Tuấn. Mời các em mở sách trang 55. 
*Đây là bức ảnh vẽ chân dung của Trần Quốc Tuấn? Qua tìm hiểu SGK hãy nêu những hiểu biết của em về tác giả ?
I.Giới thiệu tác giả, tác phẩm
* Máy chiếu:Một số nét về tiểu sử và sự nghiệp của Trần Quốc Tuấn Trần Quốc Tuấn tước Hưng Đạo Vương , là con An
1. Tác giả.
- (1231?- 1300)
- Là danh tướng kiệt xuất của dân tộc.
Sinh Vương Trần Liễu.
- Ông là một người có trái tim yêu thương vĩ đại: yêu nước, thương dân, khoan hoà, độ lượng, công minh liêm chính.
- Là người có tài cao, trí dũng, văn võ song toàn: có chiến lược, chiến thuật điều binh khiển tướng, nghiên cứu thuật binh thư, thảo hịch, để lời di chúc khuyên vua ...
- Ông đã có nhiều chiến tích lẫy lừng trong 3 cuộc kháng chiến chống Nguyên - Mông. 
 + Lần thứ nhất : năm 1257 ông được cử cầm quân chấn giữ biên thuỳ phía Bắc. 
 + Hai lần sau: Năm 1285 và năm 1287, ông làm Tiết chế Thống lĩnh các đạo quân , cả hai lần đều thắng lợi vẻ vang. 
- Đời Trần Anh Tông , ông về trí sĩ ở Vạn Kiếp (nay là xã Hưng Đạo ,huyện Chí Linh ,tỉnh Hải Dương) rồi mất ở đấy. Nhân dân tôn thờ ông là Đức thánh Trần và lập đền thờ ở nhiều nơi trên đất nước. 
Qua tìm hiểu SGK 
? Em hãy cho biết bài hịch ra đời trong hoàn cảnh nào?
- HSTL
*Đây là toàn bộ văn bản Hịch tướng sĩ bằng chữ Hán.
* MC
 Theo biên niên lịch sử cổ Trung đại Việt Nam: Hịch tướng sĩ - Dụ chư tì tướng hịch văn –được công bố vào tháng 9 năm 1284. Trước khi 50 vạn quân Mông Cổ do Thoát Hoan cầm đầu kéo sang xâm lược nước ta lần 2 (Năm 1285) 
GV. Sau thất bại thảm hại lần thứ nhất, quân Nguyên Mông tiếp tục cậy thế ngang ngược, hống hách : chúng vẫn sai sứ sang nước ta nhũng nhiễu, bắt cống nạp vàng bạc, ngọc lụa, âm mưu thôn tính Đại Việt. Chúng càng ngày càng ra sức hoành hành, ngọn lửa chiến tranh sắp bùng lên giữ dội. Trong hàng ngũ tướng sĩ lúc bấy giờ cũng có những người dao động, có tư tưởng cầu hoà.
 Lúc này nhà Trần đã tăng cường bố phòng, mở hội nghị Diên Hồng và hội nghị Bình Than vào cuối năm 1283 đầu năm 1284. Trần Quốc Tuấn được vua Trần Nhân Tông cử giữ chức Quốc công tiết chế thống lĩnh. Sau khi ông đã soạn thảo Binh thư yếu lược , trong cuộc duyệt binh lớn ở Đông Thăng Long 9/1284 tác giả công bố bài hịch. 
*MC
 Đây là hình ảnh cuốn Binh Thư yếu lược, là tâm huyết của Trần Quốc Tuấn. Cuốn sách đã ghi lại tóm tắt những điều về binh pháp, làm tư liệu học tập và rèn luyện cho tướng sĩ.
Để hiểu rõ văn bản Hịch tướng sĩ cô trò ta cùng chuyển sang phần II :
2. Tác phẩm.
II.Tìm hiểu văn bản.
GV: Cần đọc to rõ ràng, giọng điệu thay đổi linh hoạt cho phù hợp với từng đoạn: khi thì hùng hồn, tha thiết, khi thì dứt khoát, đanh thép , khi thì mỉa mai, chế diễu... Lưu ý câu cuối của bài hịch lại cần đọc với giọng chậm, tâm tình.
 GV đọc một đoạn phần chữ to. Gọi học sinh đọc tiếp – nhận xét. 
Các em chú ý vào phần chú thích SGK.
? Em hãy cho biết Hốt Tất Liệt là ai?
- Tức vua Thế Tổ nhà Nguyên.
?Vậy Vân Nam Vương là ai? 
- Tức Thoát Hoan ... 
Còn một số nhân vật và những từ khó khác, các em đọc kĩ phần chú thích SGK.
? Văn bản được viết theo thể văn hịch. Em hãy cho biết đặc điểm chính của thể hịch là gì?
*MC - Hịch là thể văn nghị luận thời xưa 
- Do vua chúa, tướng lĩnh hoặc thủ lĩnh một phong trào dùng để cổ động, thuyết phục hoặc kêu gọi đấu tranh chống thù trong, giặc ngoài.Kích động tình cảm,tinh thần người nghe,có tính chiến đấucao.
Thường được viết theo thể văn biền ngẫu, có hai vế song hành đối xứng, khi đọc nghe âm vang.
* ?So sánh những đặc điểm cơ bản giống và khác nhau giữa hịch và chiếu.
- Giống nhau: Cùng là một loại văn ban bố công khai, cùng là thể văn nghị luận, kết cấu chặt chẽ, lập luận sắc bén, có thể được viết bằng văn xuôi, văn vần hoặc văn biền ngẫu.
- Khác nhau về mục đích, chức năng:
+ Chiếu dùng để ban bố mệnh lệnh 
+Hịch là để cổ vũ, thuyết phục, kêu gọi, mục đích là khích lệ tinh thần, tình cảm.
? Văn bản này được viết theo ngôi thứ mấy? Phương thức biểu đạt chính là gì?
 - Ngôi thứ nhất số ít (ta). 
 - Phương thức nghị luận.
? Vậy em hiểu ta ở đây là ai? Và văn bản hướng tới đối tượng nào?
- Ta - Trần Quốc Tuấn nói với “các ngươi”- các tì tướng.( Chủ tướng nói với các tướng sĩ)
Như vậy :đây là bài văn nghị luận do chủ tướng Trần Quốc Tuấn viết, nhằm thuyết phục tướng sĩ học tập binh thư yếu lược.
- Kích động lòng yêu nước căm thù giặc của tướng sĩ đời Trần. Từ đó mà ra sức học binh thư.
*MC.Thông thường bài hịch kêu gọi đánh giặc có bốn phần chính : 
 +phần mở đầu có tính chất nêu vấn đề .
 +Phần thứ hai thường nêu truyền thống vẻ vang trong sử sách để gây lòng tin tưởng. 
 +Phần thứ ba thường nhận định tình hình để gây lòng căm thù giặc , phân tích phải trái để làm rõ đúng sai .
 +Phần kết thúc thường đề ra chủ chương cụ thể và kêu gọi đấu tranh. 
? Dựa vào đặc diểm đó các em hãy thảo luận câu hỏi sau:
 Hãy cho biết bài hịch này có thể chia làm mấy phần? Nêu nội dung từng phần? 
*MC- Chia làm 4 phần:
- Phần 1:Từ đầu đến “còn lưu tiếng tốt”: Nêu gương trung thần nghĩa sĩ.
- Phần 2: Từ “Huống chi” đến “cũng vui lòng”: Tội ác của kẻ thù và tâm trạng của tác giả.
- Phần 3: Từ “Các ngươi” đến “không muốn vui vẻ phỏng có được không?”: Phân tích phải trái làm rõ đúng sai: Phần này có thể chia làm hai ý nhỏ :
+ Từ “Các ngươi” đến “muốn vui vẻ phỏng có được không?”: Nêu mối ân tình giữa chủ và tướng, phê phán những biểu hiện sai trong hàng ngũ tướng sĩ.
+ Từ “Nay ta bảo thật” đến “không muốn vui vẻ phỏng có được không?”: Khẳng định những hành động đúng nên làm để tướng sĩ thấy rõ điều hay lẽ phải.
Phần 4:Còn lại:Nêu nhiệm vụ cấp bách,khích lệ tinh thần chiến đấu. 
? Nhận xét bố cục của bài hịch tướng sĩ?
G: Kết cấu của Hịch tướng sĩ về cơ bản giống kết cấu chung của thể hịch, kết cấu chặt chẽ, lôgic, mạch lạc nhưng có sự thay đổi linh hoạt.
Vậy bài “hịch tướng sĩ” Trần Quốc Tuấn kêu gọi, thuyết phục , cổ vũ các tướng sĩ có sức thuyết phục như thế nào cô và các em cùng tìm hiểu phần 1: Nêu gương những trung thần nghĩa sĩ.
1. Nêu gương những trung thần nghĩa sĩ.
? Theo dõi vào đoạn 1 của văn bản em hãy cho biết: Tác giả đã nêu lên những tấm gương trung thần nghĩa sĩ nào?
MC
Có người là tướng như: Do Vu, Vương Công Kiên, Cốt Đãi Ngột Lang, Xích Tu Tư. 
- Có người là gia thần như : Dự Nhượng, Kính Đức.
- Có người làm quan nhỏ coi giữ ao cá như: Thân Khoái. 
? Các nhân vật lịch sử mà tác giả nêu gương có đặc diểm gì chung.
- Đều sẵn sàng chết vì vua vì chủ.
? Việc nêu những tấm gương như thế nhằm mục đích gì? 
- Nhằm thuyết phục, khích lệ ý chí lập công, tinh thần xả thân vì nghĩa lớn. 
G: Trước thái độ thờ ơ của của một số tướng sĩ , Trần Quốc Tuấn đã nêu các tấm gương trong lịch sử Trung Quốc từ xưa đến nay, từ lớn đến nhỏ đều tận tụy, trung thành, xả thân vì vua, vì chủ. Mục đích cho khắp tướng sĩ môn hạ ai ai cũng tự tin làm được bậc trung thần nghĩa sĩ, để khích lệ ý chí lập công, tinh thần vì nghĩa lớn.
GV. Sau khi nêu gương sử sách để khích lệ ý chí lập công danh, hi sinh vì nghĩa lớn, tác giả quay về thực tế trước mắt. Vậy tội ác của giặc và tâm trạng của tác giả như thế nào chúng ta cùng chuyển sang phần 2.
2.Tội ác của giặc và tâm trạng của tác giả.
Mở đầu phần 2 tác giả viết:
*MC
“Huống chi ta cùng các ngươi sinh phải thời loạn lạc,lớn gặp buổi gian nan”
 Em hiểu thời loạn lạc, buổi gian nan là nói tới thời điểm lịch sử đất nước ta lúc đó như thế nào?
 - Đó là thời kì đất nước đang đứng trước hoạ xâm lăng.Quân Mông Cổ đang rình rập xâm chiếm.
*MC.
 Đây là hình vẽ minh hoạ quân Mông Cổ lúc bấy giờ. Vó ngựa chúng đi đến đâu làm nhà cửa đổ nát, thành trì tan hoang, nhân dân bị giết hoặc bị bắt làm nô lệ.
? Tác giả đã sử dụng quan hệ từ cùng (ta cùng các ngươi) để chỉ mối quan hệ giữa Trần Quốc Tuấn với các tướng sĩ như thế nào.
- Cùng một thế hệ, cùng chịu chung những gian nan thử thách nặng nề, cùng cảnh ngộ nước mất nhà tan, cùng chia ngọt xẻ bùi, cùng vinh, cùng nhục, 
GV. Câu văn như một lời tâm huyết của vị thống soái thổ lộ tâm tình với tướng sĩ, Ta - các ngươi cùng một thế hệ , cùng cảnh ngộ nước mất nhà tan , cùng có trách nhiệm gánh vác sứ mệnh lịch sử của nước nhà.
*Tội ác của giặc
?Trong buổi loạn lạc,gian nan ấy, sự ngang ngược và tội ác của giặc đã được tác giả lột tả qua câu văn nào?
 Máy 
*- Ngó thấy sứ giặc đi lại nghênh ngang ngoài đường , uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ, thác mệnh Hốt Tất Liệt mà đòi ngọc lụa, để thoả lòng tham không cùng, giả hiệu Vân Nam Vương mà thu bạc vàng, để vét của kho có hạn.
 ? Em có nhận xét gì về các vế câu trong đoạn văn trên.
Các vế câu đối xứng, song hành, nhịp nhàng.
? Chỉ rõ sự song hành, đối xứng giữa các vế trong các câu trên.
? “Ngó thấy xứ giặc đi lại nghênh ngang ngoài đường”, câu văn gợi tả hình ảnh của xứ giặc như thế nào.?
- Quân giặc đi lại , hành động tự do, vô phép.
-Ngạo mạn, coi thường không nể sợ ai hết.Ngang nhiên làm những việc biết rằng mọi người có thể phản đối. 
GV. Thực tế lịch sử là: Sau thất bại thảm hại lần thứ nhất 1258, cậy thế “Thiên triều” đế quốc Nguyên - Mông liên tiếp cử sứ giả sang nước ta sách nhiễu . 
 Năm 1266, xứ nhà Nguyên yêu sách vua Trần phải sang trầu vua Nguyên, bắt biên sổ dân sang nộp, đòi đặt chức giám trị Mông Cổ ở nước ta. Thoát Hoan – con trai Hốt Tất Liệt bắt triều đình đem An Tư công chúa dâng cho nó.
 Năm 1277 Sài Xuân đi sứ, buộc ta lên tận biên giới đón rước.
 Năm 1281, Sài Xuân lại sang sứ, lần này hắn cưỡi ngựa đi thẳng vào cửa Dương Minh, quân sĩ Thiên Trường ngăn lại, đã bị Xuân lấy roi đánh toạc cả đầu. Vua sai Thượng tướng Thái sư Trần Quang Khải ra đón tiếp, thì hắn nằm khểnh không dậy.
? Em hiểu “triều đình” là cơ quan nào?,” tể phụ” là ai?
- “Triều đình” là bộ máy lãnh đạo nhà nước cao nhất thời phong kiến.
- “Tể phụ” là bậc quan đầu triều, giúp vua trị nước.
? Cú diều, dê chó là ám chỉ đối tượng nào
Chỉ bọn giặc.
? Kẻ thù nghênh ngang đi lại, mắng nhiếc, xỉ nhục, bắt nạt triều đình, tể phụ, em có suy nghĩ gì về hành động của quân giặc?
- Chúng rất láo xược, ngạo mạn, hống hách, không coi ai ra gì. Dám xúc phạm đến cả triều đình.
G: Người ta thường nói: đất có thổ công, sông có Hà bá, quốc gia nào cũng có qui định, phép tắc nhất định, thế mà gặc Mông nguyên sang nước ta lại ngang nhiên, vô phép, láo xược, dám xúc pam đến triều đình, quốc thể. Chúng như loại cầm thú đội lốt người, xấu xa, bẩn thỉu, tâm địa độ ác. Trần Quôca Tuấn chỉ cho các tướng sĩ thấy đó là nỗi đau, nỗi nhục lớn khi chủ quyền đất nước bị xâm phạm.
- Xứ giặc đi lại nghênh ngang 
- Uốn lưỡi cú diều - sỉ mắng triều đình
- Thân dê chó - bắt nạt tể phụ.
- Thác mệnh- đòi ngọc lụa
- Giả hiệu – thu bac vàng, vét của kho. 
- Hống hách, ngạo mạn,
- Láo xược, xúc phạm đến danh dự của quốc thể.
G: không chỉ có thế, chúng còn Thác mệnh Hốt Tất Liệt đòi ngọc lụa
- Giả hiệu Vân Nam Vương thu bạc vàng – vét của kho
.
? Em hiểu thác mệnh, giả hiệu có nghĩa là gì?
Thác mệnh , giả hiệu là mượn tiếng, mượn danh.
G: Ngọc lụa, bạc vàng, của kho là tài sản quý của dân tộc, chúng vơ vét. Cho đầy túi tham về nước
? Qua các chi tiết đó, Trần Quốc Tuấn đã vạch trần bản chất của giặc Mông Nguyên là gì
 - Chúng rất tham lam, tàn bạo, chúng tìm đủ trăm phương nghìn kế để bóc lột, vơ vét của cải để thoả mãn lòng tham vô đáy của chúng.
-- Tham tàn, vô đạo. 
*?Tác giả sử dụng câu văn dài hay còn gọi là trường cú, kết hợp với nghệ thuật ẩn dụ, phép đối trong văn biền ngẫu có tác dụng gì?
- Có tác dụng vạch trần âm mưu, tham lam, tàn bạo của quân xâm lược .
- Thấy được thái độ căm giận, khinh bỉ cao độ của TQT đối với bọn giặc. Ông coi chúng như những loài cầm thú xấu xa, bỉ ổi nhất. 
GV. Với phép ẩn dụ và tác dụng của nghệ thuật đối trong văn biền ngẫu. Mỗi vế câu như vạch trần một dã tâm, một âm mưu tham lam, tàn bạo của quân xâm lược phương Bắc. Chúmg đã dám xúc phạm đến quốc thể và niềm tự tôn dân tộc. Đồng thời thấy được thái độ căm giận, khinh bỉ ghê tởm đến cao độ của Trần Quốc Tuấn . Ông coi chúng như những loài cầm thú xấu xa, bỉ ổi nhất.
 Bằng cách nói ấy TQT đã chỉ ra cho mọi người một nỗi nhục lớn khi chủ quyền đất nước bị xâm phạm.
? Trần Quốc Tuấn nhắc lại tội ác của giặc nhằm mục đích gì
Khích lệ lòng căm thù giặc, nỗi nhục mất nước, lòng tự tôn dân tộc khi đất nước bị xâm phạm.
? Và lòng căm thù giặc như ngọn lửa ngày một bốc cao hừng hực. Ông còn so sánh bọn giặc như thế nào?
*- Thật khác nào như đem thịt mà nuôi hổ đói, sao cho khỏi tai vạ về sau!
?Em có nhận xét gì về hình ảnh so sánh đó?
- Cách so sánh cụ thể, sâu sắc : hổ đói phải ném cho chúng bao nhiêu thịt mới vừa- có lúc người nuôi hổ đói phải thế mạng! Cũng như phải cống nạp biết bao nhiêu ngọc lụa, bạc vàng cho thoả lòng tham vô đáy của lũ giặc. 
? Vậy qua cách so sánh ấy Trần Quốc Tuấn còn muốn nhắc nhở các tướng sĩ điều gì?
- Nhắc nhở tướng sĩ luôn phải cảnh giác, không được khoanh tay đứng nhìn bọn giặc tung hoành ngang ngang ngược. 
- Đem thịt mà nuôi hổ đói
GV. Bằng cái nhìn sáng suốt và cảnh giác TQT đã vạch trần dã tâm và bộ mặt tham lam tàn bạo. Bọn giặc luôn là những con hổ khát mồi nuôi chúng sao cho khỏi tai vạ về sau. Vậy em hiểu tai vạ về sau mà Trần Quốc Tuấn nói tới là gì?
Đó chính là thảm hoạ nước mất nhà tan.
Cảnh giặc dã dày xéo, tàn sát nhân dân
Như Nguyễn Trãi đã viết:
 Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn
 Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ.
GV.Như vậy, TQT đã bộc lộ tấm lòng mình để khêu gợi ý thức dân tộc đối với tướng sĩ. Trong thâm tâm, ông đã hình dung rõ mồn một toàn cảnh cuộc chiến tranh, với những tên lính Nguyên - Mông hiếu chiến, rạp mình trên lưng ngựa ,đi đến đâu là đốt phá, giết chóc, cướp giật đến đó. 
?Và ông đã trực tiếp bày tỏ tâm trạng của mình qua chi tiết nào nào?
* Tâm trạng của tác giả.
- HS trả lời.
*MC.
Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối , ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa.
? Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? em có nhận xét như thế nào về cách dùng từ của tác giả?
- Tác giả dùng biện pháp nghệ thuật so sánh,
- Sử dụng những tính từ chỉ trạng thái tâm lí. 
? Tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, em hiểu như thế nào về câu văn này.
- Tới bữa - quên ăn
 - Nửa đêm- vỗ gối
 - Ruột đau như cắt
 - Nước mắt đầm đìa
? Qua đó ta có thể hình dung được tâm trạng của vị thống soái lúc này như thế nào?
- Trăn trở, băn khoăn, lo lắng, căng thẳng
- Băn khoăn lo lắng đến quên ăn, mất ngủ, đau đớn đến thắt tim, thắt ruột. Lo lắng đau đớn đến tột cùng.
GV.Nỗi đau ấy, tâm trạng ấy được diễn tả một cách cụ thể xúc động, ám ảnh. Ăn và ngủ là nhu cầu sống không thể thiếu được của mỗi người. Thế mà vị thống soái đã và đang trải qua những đêm ngày căng thẳng. Câu văn được cắt thành nhiều vế như những đợt sóng dồn dập trào lên, nỗi trăn trở, băn khoăn, lo âu căng thẳng, thể hiện nỗi đau, nỗi nhục tột cùng của vị thống lĩnh.
-->Trăn trở, lo âu, đau đớn đến tột cùng.
? Và cái nguyên cớ của nỗi đau, sự căm tức ấy là gì?
*- Chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù.
- Căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan, uống máu quân thù.
? Cách dùng từ của tác giả trong câu văn này có gì đặc biệt? 
- Các động từ mạnh được sử dụng rất đắt: xả thịt, lột da, nuốt gan, uống máu
? Việc sử dụng hàng loạt các động từ trong câu văn để biểu lộ thái độ của tác giả với kẻ thù như thế nào.
-->Có tác dụng diễn tả lòng căm thù giặc sôi sục, căm phẫn, uất hận tột độ, quyết tâm không đội trời chung với giặc.
G: Nỗi đau xót đến bầm gan, tím rụôt vì nước, vì dân mà quên ăn , mất ngủ.
? Trần quốc Tuấn tự nhủ với các tướng sĩ điều gì.
*- Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa ta cũng cam lòng.
?Em hiểu nội cỏ ở đây có nghĩa là gì?
Là đồng cỏ – bài chiến trường.
? “Nghìn xác này gói trong da ngựa” câu văn đã nhắc tới điển tích nào 
Lấy từ câu của Mã Viện đời Hán: bậc trượng phu nên chết ở giữa chiến trường, lấy da ngựa mà bọc thây: ý nói làm trai phải đánh đông dẹp Bắc, xả thân nơi chiến trường vì nghĩa lớn.
? Trong câu văn này tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Khẳng định quyết tâm nào của tác giả.? 
Biện pháp nghệ thuật nói quá. (Thậm xưng, khoa trương).
Thể hiện quyết tâm xả thân vì nước.
GV. “Trăm thân, nghìn xác” là cách nói thậm xưng trong phú hịch ngày xưa. “Xác gói trong da ngựa” là điển tích nói lên niềm kiêu hãnh tự hào của các tướng sĩ khi được hi sinh trên chiến địa. TQT đã có một cách nói rất hay, rất sâu sắc và độc đáo về một lời thề thiêng liêng, biểu hiện một tư thế hiên ngang lẫm liệt, tinh thần quyết chiến của người anh hùng dám xả thân vì nước.
 Đó như lời thề, lời giãi bày lòng mình với các tướng sĩ. Mỗi chữ, mỗi dòng như máu chảy như nước mắt hiện hình. Đó là tấm lòng, gan ruột, tâm huyết của vị tổng chỉ huy.
? Như vậy qua tất cả các chi tiết chúng ta vùa phân tích em có cảm nhận gì về vị chủ tướng Trần Quốc Tuấn?
*- Đó là một vị anh hùng yêu nước, hiên ngang, bất khuất có tinh thần quyết chiến sẵn sàng xả thân vì nước. 
- Căm phẫn, uất hận.
- Trăm thân - nghìn xác 
- yêu nước, hiên ngang, bất khuất, có tinh thần quyết chiến sẵn sàng xả thân vì nước.
? Vị chủ tướng ấy đã tự thổ lộ tâm tình của mình với tướng sĩ sẽ có tác dụng như thế nào?
- Có tác dụng động viên, khích lệ, cổ vũ, thuyết phục. Chính Trần Quốc Tuấn như là một tấm gương yêu nước bất khuất. 
 GV. Lời hịch chính là gan ruột, là tấc lòng , là tâm huyết của vị chủ tướng đang bày tỏ, tâm sự, chia sẻ với bầy tôi, với những người anh em, con cháu của mình. Chính vì vậy mà nó càng có sức thuyết phục to lớn. 
 Chính vì thế khi giặc Nguyên - Mông tràn sang vua Trần Nhân Tông lo lắng hỏi TQT: “Nên đánh hay nên hàng”, ông đã mạnh mẽ trả lời: “Nếu bệ hạ muốn hàng hãy chém đầu thần đi đã!” Đó là lời thề “Sát Thát”, là tinh thần quyết chiến, là tiếng nói đầy trách nhiệm của vị Quốc công Tiết chế đối với tổ quốc Đại Việt.
* Tiểu kết:
.
? Qua tất cả những chi tiết chúng ta vừa tìm hiểu em có nhận xét gì về nghệ thuật, cách lập luận, ngôn từ, giọng điệu của đoạn văn?
* - Nghệ thuật đối, ẩn dụ, so sánh, sử dụng những câu văn dài (trường cú)
- Cách lập luận chặt chẽ, sử dụng từ ngữ chính xác, có sức biểu cảm, giọng văn hùng hồn, đanh thép.
? Qua đó tất cả các biện pháp nghệ thuật đó biểu hiện nội dung gì? 
 - Nêu những tấm gương sáng trong lịch sử để khích lệ động viên các tướng sĩ, vạch trần tội ác tàn bạo của bọn giặc, thổ lộ tấm lòng trung quân ái quốc , ý chí quyết chiến của mình trước tướng sĩ và ba quân. Qua đó thấy được một tấm lòng yêu nước, thương dân đến cháy bỏng. 
 Để hiểu rõ hơn chúng ta chuyển sang phần Luyện tập.
*MC.Cô có bài tập trắc nghiệm nhanh. Các em suy nghĩ và trả lời.
*MC.Hướng dẫn về nhà.
 Để thuyết phục tướng sĩ Trần Quốc Tuấn đã chỉ ra mồi quan hệ ân tình giữa chủ tướng và các tướng sĩ và mối quan hệ ấy như thế nào cô trò ta sẽ cùng hiểu trong tiết học tiếp theo.Về nhà các em học kĩ bài và làm bài tập 1 phần luyện tập SGK.

Tài liệu đính kèm:

  • docHich TS gvg tinh.doc