Giáo án dự giờ thanh tra môn Văn 8 tiết 106: Hội thoại

Giáo án dự giờ thanh tra môn Văn 8 tiết 106: Hội thoại

Tuần 29 Tiết 106

HỘI THOẠI

I. Mục tiêu bài học:

 1. Kiến thức: Hiểu được khái niệm “vai xã hội trong hội thoại”

 2. Kĩ năng: Biết xác định và phân tích các vai xã hội trong hội thoại.

 3. Thái độ : Có ý thức vận dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống, viết văn bản.

II. Chuẩn bị:

 1. Giáo viên: Chuẩn bị bảng phụ, tham khảo tài liệu.

 2. Học sinh: Chuẩn bị bài theo câu hỏi SGK.

III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học:

 1. Ổn định lớp: (1’)

 2. Kiểm tra bài cũ: (4')

 Hành động nói là gì? Nêu một số kiểu hành động nói thường gặp?

 3. Bài mới:

Trong cuộc sống hàng ngày, người nào cũng có những mối quan hệ rộng- hẹp, thân sơ.khác nhau: Những mối quan hệ ấy vô cùng phức tạp và vô cùng tinh tế, một người có thể có địa vị cao trong xã hội, nhưng về nhà chỉ là con cái. Một người là cha hoặc mẹ trong gia đình, nhưng khi đến cơ quan chỉ là bạn bè đồng nghiệp. nhưng vị trí trong xã hội, cơ quan, gia đình.ấy được gọi là các vai của mỗi người khi tham gia hội thoại. Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu được khái niệm đó. (1’)

 

doc 3 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 1111Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án dự giờ thanh tra môn Văn 8 tiết 106: Hội thoại", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 29	Ngày soạn: 18/03/2012
Tiết 106	Ngày dạy: 21/03/2012
HỘI THOẠI
I. Mục tiêu bài học:
 1. Kiến thức: Hiểu được khái niệm “vai xã hội trong hội thoại” 
 2. Kĩ năng: Biết xác định và phân tích các vai xã hội trong hội thoại.
 3. Thái độ : Có ý thức vận dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống, viết văn bản.
II. Chuẩn bị: 
 1. Giáo viên: Chuẩn bị bảng phụ, tham khảo tài liệu.
 2. Học sinh: Chuẩn bị bài theo câu hỏi SGK.
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học:
 1. Ổn định lớp: (1’)
 2. Kiểm tra bài cũ: (4')
 Hành động nói là gì? Nêu một số kiểu hành động nói thường gặp? 
 3. Bài mới: 
Trong cuộc sống hàng ngày, người nào cũng có những mối quan hệ rộng- hẹp, thân sơ...khác nhau: Những mối quan hệ ấy vô cùng phức tạp và vô cùng tinh tế, một người có thể có địa vị cao trong xã hội, nhưng về nhà chỉ là con cái. Một người là cha hoặc mẹ trong gia đình, nhưng khi đến cơ quan chỉ là bạn bè đồng nghiệp... nhưng vị trí trong xã hội, cơ quan, gia đình...ấy được gọi là các vai của mỗi người khi tham gia hội thoại. Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu được khái niệm đó. (1’)
 Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: HDHS tìm hiểu vai xã hội trong hội thoại. (20’)
Gọi hs đọc ví dụ
? Quan hệ giữa các NV tham gia hội thoại trong đoạn trích trên là quan hệ gì? Ai ở vai trên, ai là vai dưới?
? Tìm những chi tiết thể hiện thái độ của người cô trong cuộc đối thoại với bé Hồng?
HS: Giọng nói cay độc, nét mặt khi cười rất kịch, cách lôi kéo Hồng vào một trò chơi độc ác, những từ ngữ và câu nói mỉa mai: Mày, mẹ mày, mợ mày, bắt mợ mày, thăm em bé chứ, xấu, chả nhẽ bán xới, dù sao cũng đỡ tủi thân cho cậu mày, và mày cũng cần có họ, có hàng. 
? Cách xử sự của người cô có điểm gì đáng chê trách?
HS: Cách xử sự của bà cô đáng trách ở chỗ:
- Với quan hệ gia tộc, người cô đã xử sự không đúng với thái độ chân thành thiện chí của tình cảm ruột thịt.
- Với tư cách là người lớn tuổi, vai bề trên, người cô không có thái độ đúng mực của người lớn tuổi với trẻ em.
? Tìm những chi tiết cho thấy bé Hồng đã cố kìm nén sự bất bình của mình để giữ được lề phép? Giải thích vì sao Hồng phải làm như vậy?
HS: Các chi tiết:... tôi cúi đầu không đáp ...tôi lại im lặng cúi dầu xuống đất ...cổ họng tôi nghẹn ứ khóc không ra tiếng... 
? Vai xã hội là gì ?
? Cơ sở để xác định các vai xã hội ?
HS: Cơ sở để xác định vai xã hội trong hội thoại là các quan hệ xã hội: trên-dưới, thân – sơ.
? Khi tham gia hội thoại cần lưu ý điều gì? 
HS: Cần xác định đúng vai của mình để chọn cách nói cho phù hợp
GVKL: Trong quan hệ gia đình hoặc trong các mối quan hệ xã hội khác nhau, mỗi vị trí thứ bậc sẽ phải chọn lời mời cho thích hợp, đúng với vị trí của mình khi tham gia hội thoại – giao tiếp.
GV : Gọi học sinh đọc ghi nhớ
Hoạt động 2 : HDHS luyện tập (15’)
Gv tổ chức cho H/s làm bài tập.
?Tìm chi tiết trong Hịch tướng sĩ thể hiện thái độ vừa nghiêm khắc vừa khoan dung của Trần Quốc Tuấn đối với binh sĩ dưới quyền?
? Xác định vai xã hội của Trần Quốc Tuấn khi nói với các tướng sĩ?
? Hãy xác định vai xã hội của hai nhân vật khi tham gia cuộc thoại trên?
? Các chi tiết thể hiện thái độ của ông giáo với lão Hạc, của lão Hạc với ông giáo?
I. Vai xã hội trong hội thoại:
 1. Ví dụ:
- Quan hệ giữa hai nhân vật tham gia hội thoại là quan hệ gia tộc
+ Người cô: vai trên.
+ Bé Hồng: vai dưới.
- Cách đối xử của người cô: Thiếu thiện chí không phù hợp với quan hệ ruột thịt, không thể hiện thái độ đúng mực của người trên đối với người dưới.
- Hồng phải kìm nén sự bất bình vì Hồng là người thuộc vai dưới.
-> Vị trí giao tiếp của người cô và bé Hồng trong cuộc thoại gọi là vai xã hội
2. Ghi nhớ: (SGK tr 94)
II. Luyện tập:
1. Bài 1:
+ Đoạn văn thể hiện thái độ vừa nghiêm khắc vừa khoan dung của TQT: “Nay các ngươi ...biết thẹn”. “Nếu các ngươiphải đạo thần chủ”.“Ta viết ra bài hịch này để các ngươi biết bụng ta”..
+ Vai xã hội: Quan hệ chủ tướng và quan hệ của những người cùng cảnh ngộ.
2.Bài 2:
a. Vai xã hội:
- Xét về địa vị xã hội ông giáo là người có địa vị cao hơn.
- Xét về tuổi tác: lão Hạc ở vai trên.
b. Thái độ của người tham gia hội thoại.
- Ông giáo: kính trọng người già (gọi lão Hạc là cụ, xưng hô là ông con mình), thể hiện quan hệ bình đẳng (xưng tôi).
- Lão Hạc: thể hiện sự tôn trọng (gọi là ông giáo, dùng từ dạy thay từ nói), thân tình (xưng hô: chúng mình).
→ Qua cách nói của lão Hạc vẫn có một vẫn có nỗi buồn, một sự giữ khoảng cách.
4. Củng cố: (3’)
 - Nắm được khái niệm vai xã hội trong hội thoại
 - Biết nhận biết và phân tích vai xã hội trong giao tiếp.
5. Hướng dẫn về nhà: (1’)
- Học thuộc phần ghi nhớ 
- BTVN: bài 3 tr.95
- Chuẩn bị tiết Hội thoại (tt)

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 110Hoi thoai.doc