Bài 42:
THIÊN NHIÊN TRUNG VÀ NAM MĨ (Tiếp theo)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.
1. Kiến thức.
- Sự phân hóa khí hậu trung và Nam Mĩ, vai trò của văn hóa địa hình ảnh hưởng tới sự phân bố khí hậu.
- Đặc điểm của các môi trường tự nhiên ở trung và Nam Mĩ.
2. Kĩ năng.
- Rèn luyện kỹ năng phân tích các mối quan hệ giữa các yếu tố địa hình với khí hậu, và các yếu tố tự nhiên khác.
- Kỹ năng phân tích, so sánh để thấy rõ sự phân hóa của địa hình và khí hậu, hiểu được sự đa dạng của môi trường tự nhiên khu vực.
II. CHUẨN BỊ.
- Lược đồ.
- Bản đồ khí hậu Trung và Nam Mĩ.
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP.
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ.
- Nêu đặc điểm cấu trúc địa hình Nam Mĩ
- Sự phân hóa khí hậu Nam Mĩ.
Ngày soạn Tuần 25 Tiết 47 Bài 42: THIÊN NHIÊN TRUNG VÀ NAM MĨ (Tiếp theo) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC. 1. Kiến thức. - Sự phân hóa khí hậu trung và Nam Mĩ, vai trò của văn hóa địa hình ảnh hưởng tới sự phân bố khí hậu. - Đặc điểm của các môi trường tự nhiên ở trung và Nam Mĩ. 2. Kĩ năng. - Rèn luyện kỹ năng phân tích các mối quan hệ giữa các yếu tố địa hình với khí hậu, và các yếu tố tự nhiên khác. - Kỹ năng phân tích, so sánh để thấy rõ sự phân hóa của địa hình và khí hậu, hiểu được sự đa dạng của môi trường tự nhiên khu vực. II. CHUẨN BỊ. - Lược đồ. - Bản đồ khí hậu Trung và Nam Mĩ. III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP. 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ. - Nêu đặc điểm cấu trúc địa hình Nam Mĩ - Sự phân hóa khí hậu Nam Mĩ. 3. Bài mới. 3.1. Giới thiệu bài. Trung và Nam Mĩ là một không gian địa lí rộng lớn. Phần lớn lãnh thổ nằm trong đới nóng, nên thiên nhiên Trung và Nam Mĩ rất phong phú và đa dạng. Do vị trí khu vực trải dài trên nhiều vĩ độ nên các yếu tố trong tự nhiên có sự phân bố rất phức tạp. 3.2. Giảng bài mới. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung * Hoạt động 2. ? Nhắc lại vị trí, giới hạn khu vực Trung và Nam Mĩ? ? Dựa vào hình 42.1 SGK cho biết Nam Mĩ có kiểu khí hậu nào? đọc tên? ? Dọc theo kinh tuyến 700T từ B-N lục địa Nam Mĩ có kiểu khí hậu nào? (cận xích đạo- xích đạo- nhiệt đới – cận nhiệt đới,ôn đới). - Dọc theo chí tuyến nam (23027/) từ Đông sang Tây trên lục địa Bắc Mĩ có những kiểu khí hậu nào? ( Hải dương, lục địa, núi cao, địa trung hải). ? Sự phân hóa các kiểu khí hậu Nam Mĩ có mối quan hệ như thế nào với phân bố địa hình? (Khu vực Trung và Nam Mĩ do đặc điểm địa hình và sự phân hóa đa dạng của khí hâu. Lãnh thổ là không gian địa lí rộng lớn. Khu vực có gió tín phong hoạt động thường xuyên. Các dòng biển nóng và lạnh chảy ven bờ. Do đó ảnh hưởng rất lớn đến môi trường tự nhiên). ? Dựa vào lược đồ các môi trường tự nhiên SGK cho biết Trung và Nam Mĩ có các môi trường tự nhiên nào? phân bố ở đâu? 2. Sự phân hóa tự nhiên: Khí hậu. - Có gần đủ các kiểu khí hậu trên trái đất do đặc điểm của vị trí và địa hình khu vực. - Khí hậu phân hóa theo chiều B-N, Đông – Tây, từ thấp lên cao. b) Các môi trường tự nhiên ở Trung và Nam Mĩ. STT Môi trường tự nhiên chính Phân bố 1 Rừng xích đạo xanh quanh năm, điển hình nhất trên trái đất. Đồng bằng Amadôn. 2 Rừng rậm nhiệt đới. Phía đông eo đất Trung Mĩ và quần đảo Ăng ti. 3 Rừng thưa và xavan Phía tây eo đất Trung Mĩ và quần đảo Ăng ti, đồng bằng ôrinôcô. 4 Thảo nguyên pampa Đồng bằng pampa. 5 Hoang mạc, bán hoang mạc. Đồng bằng duyên hải Andet, cao nguyên patagônia. 6 Thiên nhiên thay đổi B-N, từ chân núi lên đỉnh núi. Miền núi Andet. ? Dựa vào hình 42.1SGK giải thích tại sao dải đất duyên hảiphía Tây An đét lại có hoang mạc? ( có dòng biển lạnh Pêru). 3.3. Củng cố. - Nêu sự phân hóa khí hậu ở Trung và Nam Mĩ? - Trung và Nam Mĩ có những kiểu môi trường nào? 3.4. Dặn dò. - Làm bài tập 1, 2 trong SGK. - Xem trước bài mới. IV. RÚT KINH NGHIỆM Ngày soạn Tuần 25 Tiết 48 Bài 43: DÂN CƯ - XÃ HỘI TRUNG VÀ NAM MĨ I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức. - Hiểu rõ quá trình thuộc địa trong quá khứ do thực dân Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha xâm chiếm ở Nam Mĩ. - Đặc điểm dân cư Trung và Nam Mĩ. Nếu cvăn hóa Mĩ La Tinh. - Sự kiểm soát của Hoa Kì đối với Trung và Nam Mĩ. Ý nghĩa to lớn của cuộc cách mạng Cu Ba trong sự nghiệp đấu tranh bảo vệ độc lập, chủ quyền. 2. Kĩ năng. Rèn luyện kĩ năng phân tích so sánh, đối chiếu trên lược đồ thấy rõ được sự phân bố dân cưvà đô thị Châu Mĩ. Nhận thức được sự khác biệt trong phân bố dân cư ở Bắc Mĩ với Trung và Nam Mĩ. II. CHUẨN BỊ. - Lược đồ các đô thị Châu Mĩ. - Lược đồ phân bố dân cư Trung và Nam Mĩ. - Một số hình ảnh về văn hóa và tôn giáo của các nước Trung và Nam Mĩ. III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP. 1. Ổn định lớp. 2.Kiểm tra bài cũ. - Tại sao Trung và Nam Mĩ có gần đủ các kiểu khí hậu? Đó là những đới khí hậu nào? - Trình bày các kiểu môi trường ơ Trung và Nam Mĩ ? 3. Bài mới. 3.1. Giới thiệu bài. 3.2. Giảng bài mới. Hoạt động của Thầy – trò Nội dung * Hoạt động 1. Yêu cầu học sinh đọc SGK mục I. ? Lịch sử Trung và Nam Mĩ chia làm mấy thời kì?cho biết nét chính trong từng thời kì? * Hoạt động 2. ? Dựa vào hình 35.2 SGK cho biết khái quát lịch sử nhập cư vào Trung và Nam Mĩ? Thực tế ngày nay thành phần dân cư Trung và Nam Mĩ là người? Có nền văn hóa nào? nguồn gốc của nền văn hóa đó là như thế nào? ? Quan sát hình 43.3 SGK cho biết đặc điểm phân bố dân cư Trung và Nam Mĩ? Tình hình phân bố dân cư Trung và Nam Mĩ có điểm gì giống và khác phân bố dân cư Bắc Mĩ? ? Tại sao dân cư thưa thớt trên một số vùng của Châu Mĩ mà hình 43.1 SGK biểu hiện? ?Đặc điểm phát triển dân số ở Trung và Nam Mĩ ? ? Dựa vào hình 43.1 SGK cho biết sự phân bố các đô thị ? * Hoạt động 3. ? Nêu những vấn đề nảy sinh do quá trình đô thị hóa tự phát ở Nam Mĩ ? (Ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường, thiếu lương thực, thực phẩm, nhà ở, y tế, thất nghiệp . . . 35%à 45% dân số đô thị sống trong điều kiện rất khó khăn, thiếu thốn. 1. Sơ lược lịch sử: - Các nước Trung và Nam Mĩ cùng chung lịch sử đấu tranh lâu dài giành độc lập. - Hiện nay các nước trong khu vực đoàn kết đấu tranh thoát khỏi sự lệ thuộc vào Hoa Kì. 2. Dân cư Trung và Nam Mĩ: - Phần lớn là người lai, có nền văn hóa La Tinh độc đáo do sự kết hợp từ 3 dòng văn hóa Anh diêng, Phi và Ââu. - Dân số phân bố không đều. + Chủ yếu tập trung ở ven biển cửa sông và trên các cao nguyên. + Thưa thớt ởû các vùng trong nội địa. - Sự phân bố dân cư phụ thuộc vào điều kiện khí hậuvà địa hình của môi trường sinh sống. - Dân cư có tỷ lệ gia tăng tự nhiên cao (1,7%). 3. Đô thị hóa: - Tốc độ đô thị hóa nhanh nhất thế giới. Tỉ lệ dân thành thị chiếm 75% dân số. - Các đô thị lớn : Xaopao –lô, Riôđê Gia nêrô, Bu ê nốt, Ai rét. - Quá trình đô thị hóa diễn ra với tốc độ nhanh khi kinh tế còn chậm phát triển dẫn đến nhiều hậu quả tiêu cực nghiêm trọng. 3.3. Củng cố. - Nêu đặc điểm dân cư Trung và Nam Mĩ ? - Nêu đặc điểm của quá trình đô thị hóa ở Nam Mĩ ? Hậu quả ? 3.4. Dặn dò. Ôn lại thiên nhiên Trung và Nam Mĩ có ưu đãi gì tạo điều kiện nông nghiệp khu vực phát triển ? IV. RÚT KINH NGHIỆM KÝ DUYỆT TUẦN 25 Ngày
Tài liệu đính kèm: