Giáo án Địa lí Lớp 8 - Chương trình cả năm - Năm học 2006-2007

Giáo án Địa lí Lớp 8 - Chương trình cả năm - Năm học 2006-2007

GV sử dụng quả địa cầu giới thiệu toàn bộ giới hạn châu Á và hướng dẫn HS quan sát hình 1.1.

H: Điểm cực Bắc và cực Nam phần đất liền của châu Á nằm trên những vĩ độ nào ?

H: Châu Á tiếp giáp với những biển, đại dương và các châu lục nào ?

HS trả lời, nhận xét, bổ xung trên bản đồ. GV tổng hợp và chuẩn xác kiến thức trên bản đồ.

H: Chiều dài từ điểm cực Bắc đến điểm cực Nam, chiều rộng từ Tây sang Đông (nơi rộng nhất) là bao nhiêu km ?

GV hướng dẫn HS tìm hiểu trên bản đồ để trả lời. GV chuẩn xác kiến thức: Từ Bắc xuống Nam 8500 km; từ Tây sang Đông là 9200 km.

GV cho HS quan sát lược đồ và bản đồ.

Cho HS xác định lại vị trí của châu Á trên bản đồ. GV chuẩn xác và chuyển ý.

Hoạt động 2:

Yêu cầu HS quan sát hình 1.2 trang 5 SGK

H: Tìm và đọc tên các dãy núi chính: Himalaya, Thiên Sơn, Côn Luân, Antai

doc 151 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 848Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Địa lí Lớp 8 - Chương trình cả năm - Năm học 2006-2007", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần một: THIÊN NHIÊN, CON NGƯỜI Ở CÁC CHÂU LỤC (Tiếp theo)
Chương XI: CHÂU Á
 Tuần 1/Tiết 1	 Ngày soạn: 04/09/2006
BÀI 1: VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, ĐỊA HÌNH VÀ KHOÁNG SẢN
Mục tiêu:	Sau bài học, HS cần:
Hiểu rõ đặc điểm vị trí địa lí, kích thước, đặc điểm địa hình và khoáng sản của châu Á.
Củng cố và phát triển các kĩ năng đọc, phân tích và so sánh các đối tượng trên lược đồ
II. Thiết bị dạy học:
Lược đồ vị trí châu Á trên địa cầu. Bản đồ địa hình, khoáng sản và sông hồ châu Á.
III. Tiến trình thực hiện bài học:
Ổn định tổ chức:(1/)
 2. Giới thiệu:(1/)	GV sử dụng lời tựa đầu bài.
 3. Các hoạt động dạy và học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
THỜI GIAN
NỘI DUNG
Hoạt động 1:
GV sử dụng quả địa cầu giới thiệu toàn bộ giới hạn châu Á và hướng dẫn HS quan sát hình 1.1.
H: Điểm cực Bắc và cực Nam phần đất liền của châu Á nằm trên những vĩ độ nào ?
H: Châu Á tiếp giáp với những biển, đại dương và các châu lục nào ?
HS trả lời, nhận xét, bổ xung trên bản đồ. GV tổng hợp và chuẩn xác kiến thức trên bản đồ.
H: Chiều dài từ điểm cực Bắc đến điểm cực Nam, chiều rộng từ Tây sang Đông (nơi rộng nhất) là bao nhiêu km ?
GV hướng dẫn HS tìm hiểu trên bản đồ để trả lời. GV chuẩn xác kiến thức: Từ Bắc xuống Nam 8500 km; từ Tây sang Đông là 9200 km.
GV cho HS quan sát lược đồ và bản đồ.
Cho HS xác định lại vị trí của châu Á trên bản đồ. GV chuẩn xác và chuyển ý.
Hoạt động 2:
Yêu cầu HS quan sát hình 1.2 trang 5 SGK
H: Tìm và đọc tên các dãy núi chính: Himalaya, Thiên Sơn, Côn Luân, Antai các sơn nguyên chính: Trung Xibia, Tây Tạng, Aráp, Iran, Đêcan ở châu Á ?
HS tìm và xác định trên bản đồ. GV hướng dẫn và chuẩn xác.
H: Tìm và xác định các đồng bằng chính ở châu Á: Turan, Lưỡng Hà, Ấn – Hằng, Tây Xibia, Hoa Bắc, Hoa Trung ?
HS xác định trên bản đồ các đồng bằng. GV hướng dẫn.
H: Xác định hướng các dãy núi chính ?
GV tổng hợp, giảng theo SGK và chuẩn xác kiến thức.
GV lưu ý: Làm rõ khái niệm “sơn nguyên”.
Cho HS quan sát hình 1.2.
H: Châu Á có những loại khoáng sản chủ yếu nào ?
HS trả lời, nhận xét. GV hướng dẫn HS quan sát chú giải để trả lời và tổng hợp, chuẩn xác kiến thức.
H: Dầu mỏ, khí đốt tập trung ở những khu vực nào ?
H: Em có nhận xét gì về nguồn khoáng sản ở châu Á ?
HS trả lời, nhận xét. GV tổng hợp, giảng và chuẩn xác kiến thức.
GV liên hệ thực tế: Irắc có nhiều dầu mỏ, khí đốt, Việt Nam có nhiều than
GV giảng giải về mối quan hệ giữa địa hình và khoáng sản để HS rút ra các đặc điểm chính.
16/
22/
1. Vị trí địa lí và kích thước của châu lục.
- Châu Á là châu lục rộng lớn, nằm kéo dài từ vùng cực Bắc đến vùng xích đạo.
- Điểm cực Bắc: 77044/ B.
- Điểm cực Nam: 1016/ B.
- Châu Á giáp với châu Âu, châu Phi và 3 đại dương: Thái Bình Dương, Bắc Băng Dương, Ấ n Độ Dương.
2. Đặc điểm địa hình và khoáng sản.
a. Địa hình.
- Châu Á có nhiều hệ thống núi, sơn nguyên cao đồ sộ và đồng bằng rộng lớn.
- Địa hình bị chia cắt phức tạp.
- Dãy núi chính: Himalaya, Thiên Sơn, Antai
- Sơn nguyên: Tây Tạng, sơn nguyên Đềcan.
- Các đồng bằng rộng lớn nhất: Lưỡng Hà, Ấn – Hằng
b. Khoáng sản.
- Châu Á có nguồn khoáng sản phong phú và trữ lượng lớn.
- Các khoáng sản quan trọng: dầu mỏ, khí đốt, than, sắt,ø nhiều kim loại màu.
4. Củng cố:(4/)	Cho HS nêu vị trí và đặc điểm địa hình, khoáng sản của châu Á.
	Hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi và bài tập cuối bài.
 5. Dặn dò:(1/)	 Học bài, hoàn thiện các câu hỏi và bài tập cuối bài.
	 Chuẩn bị trước bài 2.
 Tuần 2/Tiết 2	 Ngày soạn: 10/09/2006
BÀI 2: KHÍ HẬU CHÂU Á
I. Mục tiêu:	Sau bài học, HS cần:
Hiểu được tính phức tạp, đa dạng của khí hậu châu Á mà nguyên nhân chính là do vị trí địa lí, kích thước rộng lớn và địa hình bị chia cắt mạnh của lãnh thổ.
Hiểu rõ đặc điểm các kiểu khí hậu chính của châu Á và sự phân bố của chúng.
Củng cố và nâng cao các kĩ năng phân tích, mô tả vẽ biểu đồ và đọc lược đồ khí hậu.
Rèn luyện kĩ năng xác lập mối quan hệ.
II. Thiết bị dạy học:
Bản đồ các đới khí hậu châu Á.
Một số biểu đồ khí hậu của các kiểu khí hậu ở châu Á.
III. Tiến trình thực hiện bài học:
Ổn định tổ chức và KTBC:(4/)
 2. Giới thiệu:(1/)	GV sử dụng lời tựa đầu bài.
 3. Các hoạt động dạy và học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
THỜI GIAN
NỘI DUNG
Hoạt động 1:
GV hướng dẫn HS quan sát hình 2.1.
H: Đọc tên các đới khí hậu từ vùng cực Bắc đến vùng xích đạo dọc theo kinh tuyến 800 Đ?
HS trả lời, xác định trên bản đồ. GV hướng dẫn HS chú ý chú giải và nhìn lược đồ để xác định dọc kinh tuyến 800 Đ.
Cho HS đọc tên từng đới, các kiểu khí hậu của từng đới.
GV giới thiệu đặc điểm của từng đới.
H: Tại sao khí hậu châu Á lại chia thành nhiều đới như vậy ?
HS trả lời, nhận xét. GV tổng hợp và chuẩn xác: do vị trí lãnh thổ kéo dài trên nhiều vĩ độ
H: Vậy vị trí địa lí, địa hình của châu Á có ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu châu Á ?
HS trả lời. GV cho HS liên hệ tới vị trí địa lí, địa hình để thấy được mối quan hệ địa lí làm ảnh hưởng đến sự phân hoá các đới khí hậu.
Yêu cầu HS quan sát hình 2.1 và liên hệ đến Việt Nam nằm trong đới khí hậu nào của châu Á ?
HS trả lời. GV tổng hợp chuẩn xác và chuyển ý.
Cho HS quan sát hình 2.1.
H: Hãy chỉ một trong các đới có nhiều kiểu khí hậu và đọc tên các kiểu khí hậu thuộc đới đó ?
HS trả lời. GV tổng hợp và chuẩn xác.
H: Em hãy giải thích mỗi đới khí hậu thay đổi như thế nào ?
HS trả lời. GV chuẩn xác: thay đổi từ vùng duyên hải vào nội địa.
H: Vì sao có sự phân hoá đó ?
HS trả lời, nhận xét. GV tổng hợp và chuẩn xác kiến thức.
GV chuyển ý.
Hoạt động 2:
GV tổ chức HS thảo luận nhóm với yêu cầu: “Xác định trên lược đồ hình 2.1 sự phân bố các kiểu khí hậu chính ? Đặc điểm chung của các kiểu khí hậu gió mùa và kiểu khí hậu lục địa ?”
HS thảo luận. GV quan sát, hướng dẫn.
Cho đại diện các nhóm trình bày, nhận xét, bổ xung. GV tổng hợp, giảng theo SGK và chuẩn xác kiến thức.
GV tổng kết bài học: khí hậu châu Á phân hoá rất đa dạng, nguyên nhân chủ yếu là do vị trí địa lí châu Á nằm trải dài qua nhiều vĩ độ. Khí hậu phân hoá làm 2 kiểu: khí hậu gió mùa và lục địa.
20/
15/
1. Khí hậu châu Á phân hoá rất đa dạng.
a. Khí hậu châu Á phân hoá thành nhiều đới khác nhau.
- Đới khí hậu cực và cận cực.
- Đới khí hậu ôn đới.
- Đới khí hậu cận nhiệt.
- Đới khí hậu nhiệt đới.
- Đới khí hậu xích đạo.
b. Các đới khí hậu châu Á thường phân hoá thành nhiều kiểu khí hậu khác nhau.
- Kiểu khí hậu thay đổi từ vùng duyên hải vào nội địa.
- Do lãnh thổ rộng lớn, ảnh hưởng của lục địa và đại dương dẫn đến sự thay đổi khí hậu theo các kiểu.
2. Khí hậu châu Á phổ biến là các kiểu khí hậu gió mùa và các kiểu khí hậu lục địa.
a. Các kiểu khí hậu gió mùa.
- Khí hậu gió mùa nhiệt đới: phân bố ở Nam Á và Đông Nam Á.
- Khí hậu gió mùa cận nhiệt: phân bố ở Đông Á.
- Khí hậu gió mùa ôn đới: phân bố ở Đông Á.
Þ Khí hậu gió mùa có đặc điểm là trong năm có 2 mùa rõ rệt: mùa đông, có gió từ lục địa thổi ra, không khí khô và lạnh, mưa không đáng kể; mùa hạ, có gió từ đại dương thổi vào, thời tiết nóng, ẩm, mưa nhiều.
b. Các kiểu khí hậu lục địa.
- Phân bố chủ yếu ở vùng nội địa và khu vực Tây Nam Á.
- Đặc điểm: mùa đông khô lạnh, mùa hạ khô nóng; lượng mưa trung bình từ 200 – 500 mm, độ ẩm không khí thấp.
4. Củng cố:(4/)	Cho HS nêu nội dung bài học.
	Hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi và bài tập cuối bài.
 5. Dặn dò:(1/)	 Học bài, hoàn thiện các câu hỏi và bài tập cuối bài.
	 Chuẩn bị trước bài 3.
	Tuần 3/Tiết 3	 Ngày soạn: 15/09/2006
BÀI 3: SÔNG NGÒI VÀ CẢNH QUAN CHÂU Á
I. Mục tiêu:	Sau bài học, HS cần:
Nắm được các hệ thống sông lớn, đặc điểm chung về chế độ nước sông và giá trị kinh tế của chúng.
Hiểu được sự phân hoá đa dạng của các cảnh quan tự nhiên và mối quan hệ giữa khí hậu với cảnh quan.
Hiểu được những thuận lợi và khó khăn của điều kiện tự nhiên châu Á đối với việc phát triển kinh tế – xã hội.
Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích bản đồ, lược đồ, tranh ảnh và rút ra nhận xét.
II. Thiết bị dạy học:
Bản đồ địa lí tự nhiêu châu Á.
Bản đồ cảnh quan tự nhiên châu Á.
Một số tranh ảnh về các cảnh quan, động vật ở châu Á.
III. Tiến trình thực hiện bài học:
Ổn định tổ chức và KTBC:(4/)
 2. Giới thiệu:(1/)	GV sử dụng lời tựa đầu bài.
 3. Các hoạt động dạy và học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
THỜI GIAN
NỘI DUNG
Hoạt động 1:
GV treo bản đồ địa lí tự nhiên châu Á và giới thiệu kí hiệu. Yêu cầu HS quan sát kết hợp với hình 1.2 SGK.
H: Em có nhận xét gì chung nhất về mạng lưới sông ngòi châu Á ?
HS trả lời, nhận xét. GV tổng hợp và chuẩn xác kiến thức.
H: Các sông ở Bắc Á và Đông Á bắt nguồn từ khu vực nào, đổ vào biển, đại dương nào ?
HS trả lời, nhận xét và xác định trên bản đồ. GV tổng hợp và chuẩn xác trên bản đồ.
H: Sông Mê Công (Cửu Long) chảy qua nước ta bắt nguồn từ khu vực nào ?
HS trả lời. GV giảng và liên hệ đến Việt Nam
H: Như vậy dựa vào nguồn gốc và hướng chảy em có nhận xét gì về đặc điểm của các sông ?
HS trả lời, nhận xét. GV tổng hợp, bổ xung và chuẩn xác.
H: Em hãy giải thích tại sao về mùa đông các sông bị đóng băng kéo dài ? Giải thích vì sao các sông lại có hướng chảy từ Bắc lên Nam ?
GV hướng dẫn HS dựa vào địa hình và vị trí châu Á để giải thích.
Cho HS quan sát hình 1.2, 2.1.
H: Cho biết sông Ô bi chảy theo hướng nào và quan các đới khí hậu nào ? Tại sao về mùa xuân, vùng trung và hạ lưu sông O ... ộng 3:
Cho HS quan sát tranh ảnh về cảnh quan Trường Sơn Nam
H: Em có nhận xét gì về cảnh quan tự nhiên ở đây ?
HS trả lời, nhận xét, bổ xung. GV tổng hợp, giảng theo SGK và chuẩn xác kiến thức.
H: Xác định những đỉnh núi cao trên 2000 m ?
HS xác định, bổ xung trên bản đồ. GV xác định lại.
H: Phần đồng bằng Nam Bộ có những đặc điểm gì ?
HS trả lời. GV giảng theo SGK và chuẩn xác kiến thức.
H: So sánh với đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long có những nét khác biệt nào ?
HS trả lời, nhận xét, bổ xung. GV tổng hợp và chuẩn xác: có đê ngăn lũ, khí hậu nhiệt đới gió mùa, lũ lụt hàng năm
Hoạt động 4:
H: Khí hậu và đất đai có thuận lợi gì cho sản xuất nông – lâm nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản ?
HS trả lời, nhận xét, bổ xung. GV tổng hợp và chuẩn xác kiến thức.
H: Nêu một số vùng chuyên canh lớn về lúa gạo, cao su, cà phê, cây ăn quả? Nhận xét về đặc điểm sinh thái của tự nhiên vùng này ?
HS trả lời, bổ xung. GV tổng hợp, chuẩn xác và liên hệ thực tế ở địa phương.
H: Vùng có tài nguyên rừng với các kiểu sinh thái như thế nào ?
HS trả lời, nhận xét, bổ xung. GV tổng hợp, giảng theo SGK và chuẩn xác kiến thức.
GV liên hệ đến rừng ở địa phương và giáo dục HS ý thức bảo vệ rừng.
H: Tài nguyên biển có đặc điểm gì ? Vùng có những thuận lợi gì ?
HS trả lời, nhận xét. GV chuẩn xác kiến thức.
H: Ngoài giá trị về thuỷ hải sản, vùng còn có tài nguyên gì, giá trị như thế nào ?
HS trả lời, nhận xét, bổ xung. GV tổng hợp, giảng theo SGK và chuẩn xác kiến thức.
GV giới thiệu thêm một số tài nguyên, giá trị của chúng và tổng kết bài học.
5/
8/
12/
 10/
1. Vị trí, phạm vi lãnh thổ.
- Gồm toàn bộ lãnh thổ phía nam nước ta từ Đà Nẵng đến Cà Mau.
Phía bắc giáp miền Trung Bộ và Bắc Trung Bộ. Nam và đông giáp Biển Đông, tây giáp Lào và Cam pu chia.
2. Một miền nhiệt đới gió mùa nóng quanh năm, có mùa khô sâu sắc.
a. Từ dãy Bạch Mã (160 B) vào nam: nhiệt độ vượt 250c ở đồng bằng, 210c ở miền núi.
b. Chế độ mưa không đồng nhất:
- Duyên hải Nam Trung Bộ có mùa khô kéo dài, mưa đến muộn, kết thúc sớm.
- Nam Bộ và Tây Nguyên có mùa mưa 6 tháng, chiếm 80% lượng nước cả năm. mùa khô thiếu nước.
3. Trường Sơn Nam hùng vĩ và đồng bằng Nam Bộ rộng lớn.
- Cảnh quan nhiệt đới đa dạng.
- Khí hậu mát mẻ của miền núi và cao nguyên.
- Đồng bằng Nam Bộ hình thành và phát triển trên nền sụt võng có phù sa sông Đồng Nai – Vàm Cỏ, Mê Công bồi đắp.
- Diện tích khoảng 40.000 km2.
4. Tài nguyên phong phú và tập trung, dễ khai thác.
a. Khí hậu – đất đai thuận lợi.
- Có diện tích đất đỏ ba dan ở Đông Nam Bộ và Tây Nguyên.
- Có đất phù sa ở đồng bằng sông Cửu Long.
b. Tài nguyên rừng.
- Có nhiều kiểu sinh thái phân bố rộng từ miền núi Trường Sơn, Tây Nguyên đến đồng bằng ven biển.
- Diện tích rừng chiếm 60% cả nước.
c. Tài nguyên biển trong miền rất đa dạng và có giá trị to lớn.
- Có nhiều vũng, vịnh để xây dựng hải cảng.
- Thềm lục địa có trữ lượng dầu khí lớn.
- Có đảo yến, san hô với nhiều loài hải sản có giá trị lớn
4. Củng cố:(4/)	Cho HS lên xác định lại vị trí, phạm vi lãnh thổ của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ và nêu lại các nội dung kiến thức trong bài.
	Hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi và bài tập cuối bài. Đọc bài đọc thêm trang 152 SGK.	
5. Dặn dò:(1/)	Học bài, hoàn thiện các câu hỏi và bài tập. Chuẩn bị trước bài 44, tìm hiểu về trường học của mình.
 Tuần 34/Tiết 50	 Ngày soạn: 26/04/2006
BÀI 44: THỰC HÀNH: TÌM HIỂU ĐỊA PHƯƠNG
I. Mục tiêu:	
HS vận dụng kiến thức đã học của các môn lịch sử, địa lí để tìm hiểu một địa điểm ở địa phương, qua đó kiến thức của 2 bộ môn được kết hợp lại để giải thích một hiện tượng, sự vật cụ thể của địa phương gần gũi với HS.
HS nắm và vận dụng cách thức, quy trình, bước đi để tìm hiểu, nghiên cứu một địa điểm cụ thể cả về mặt lịch sử và địa lí nên vấn đề được phân tích toàn diện hơn, HS có hiểu biết sâu sắc hơn.
HS được rèn luyện kĩ năng điều tra, thu thập thông tin, vẽ sơ đồ, biểu đồ, phân tích thông tin, viết báo cáo, trình bày thông tin qua hoạt động thực tế với một nội dung xác định.
HS sẽ hiểu biết, gắn bó và yêu quê hương hơn khi được tiếp cận với một hiện tượng, sự kiện cụ thể ở địa phương, được phân tích chúng ở nhiều khía cạnh khác nhau và được thể hiện thái độ của mình đối với hiện tượng, sự vật đó.
II. Chuẩn bị:
HS chuẩn bị trước theo bài thực hành 44 nghiên cứu, tìm hiểu trường học của mình.
III. Tiến trình thực hiện bài thực hành:
Ổn định tổ chức:(1/)	GV tập trung HS tại địa điểm cần nghiên cứu, tìm hiểu trong trường.
 2. Giới thiệu:(1/)	GV nêu mục tiêu bài thực hành.
 3. Các hoạt động thực hành:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
THỜI GIAN
NỘI DUNG
Hoạt động 1:
GV chia lớp thành 4 nhóm nghiên cứu để tìm hiểu về trường học của mình theo các yêu cầu trong SGK bài 44.
HS nghiên cứu, tìm hiểu. GV quan sát, hướng dẫn, nhắc nhở HS làm việc nghiêm túc tránh ồn ào ảnh hưởng đến các lớp học khác và đảm bảo an toàn.
Sau khi HS tìm hiểu song. GV cho HS thảo luận nhóm để phân tích những hiện tượng, sự vật, thông tin thu thập được về địa điểm được nghiên cứu.
GV yêu cầu, hướng dẫn HS viết báo cáo nghiên cứu.
Hoạt động 2:
GV tập trung HS về lớp học.
Cho đại diện các nhóm lên trình bày, nhận xét báo cáo của nhóm mình và nhóm khác.
GV nhận xét, đánh giá kết quả làm việc của HS. Tuyên dương, phê bình những nhóm, cá nhân làm việc tốt hoặc không nghiêm túc, hiệu quả chưa cao và tổng kết bài thực hành.
30/
12/
1. Tìm hiểu trường học.
2. HS trình bày báo cáo.
4. Dặn dò:(1/)	Học bài, hoàn thiện các yêu cầu còn lại. Ôn tập lại toàn bộ kiến thức để tiết sau ôn tập học kì II.
 Tuần 35/Tiết 51	 Ngày soạn: 30/04/2006
ÔN TẬP
I. Mục tiêu:	
	Giúp HS hệ thống lại các kiến thức đã được học về:
Đặc điểm địa hình, khí hậu, sông ngòi, đất, sinh vật và tài nguyên Việt Nam.
Đặc điểm chung của tự nhiên Việt Nam và các miền địa lí Việt Nam.
Rèn luyện kĩ năng khái quát, hệ thống hoá kiến thức.
II. Thiết bị dạy học:
Bản đồ tự nhiên, hành chính Việt Nam.
Tranh ảnh về tự nhiên Việt Nam.
III. Tiến trình thực hiện tiết ôn tập:
Ổn định tổ chức:(1/)	
 2. Giới thiệu:(1/)	GV nêu mục tiêu của tiết ôn tập.
 3. Các hoạt động thực hành:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
THỜI GIAN
NỘI DUNG
Hoạt động 1:
GV kiểm tra vở ghi và bài tập, việc nắm kiến thức của HS.
Yêu cầu HS trình bày các kiến thức đã học từ bài 28 đến bài 44 theo SGK và vở ghi.
GV giảng lại những nội dung kiến thức HS chưa nắm kĩ theo yêu cầu của các em.
GV bổ xung kiến thức và giải thích thêm nếu cần.
Hoạt động 2:
GV yêu cầu HS xem lại các bài thực hành và hướng dẫn lại cách đọc, phân tích, nhận xét biểu đồ, lát cắt địa hình.
Cho HS quan sát bản đồ tự nhiên Việt Nam.
Yêu cầu HS xác định vị trí và phạm vi lãnh thổ của Việt Nam, miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ, miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ, miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
HS xác định, bổ xung trên bản đồ. GV xác định lại để củng cố kiến thức cho HS.
GV tổng kết tiết ôn tập.
20/
22/
1. Khai thác kiến thức từ kênh chữ.
2. Khai thác kiến thức từ kênh hình.
4. Dặn dò:(1/)	Học bài, ôn tập lại toàn bộ kiến thức để tiết sau kiểm tra học kì II.
	Tuần 35/Tiết 52	 Ngày soạn: 05/05/2006
KIỂM TRA HỌC KÌ II
I. Mục tiêu:	
Nắm lại các kiến thức đã học một cách chắc chắn.
II. Chuẩn bị:
GV: Ra đề trắc nghiệm.
HS: Ôn tập chuẩn bị kiểm tra.
III. Tiến trình thực hiện bài học:
Ổn định tổ chức.
 2. Phát đề và hướng dẫn cách làm.
GV quan sát, nhắc nhở HS làm bài nghiêm túc, chính xác.
GV thu bài, kiểm tra số lượng bài khi hết giờ.
(ĐỀ KIỂM TRA)
TRƯỜNG THCS: ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II MÔN ĐỊA LÍ LỚP 8 NĂM HỌC 2005-2006
HỌ VÀ TÊN: ; LỚP 8 THỜI GIAN 45 PHÚT (Không kể thời gian phát đề) 
ĐIỂM
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN
ĐỀ BÀI
TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (3 ĐIỂM):
Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất:
Câu 1: Sông ngòi nước ta chảy theo 2 hướng chính là: (0,5đ)
Hướng Tây-Đông và hướng vòng cung.
Hướng Bắc –Nam và hướng vòng cung.
Hướng Tây Bắc – Đông Nam và hướng vòng cung.
Hướng Đông Bắc – Tây Nam và hướng vòng cung.
Câu 2: Nhóm đất chiếm diện tích lớn nhất ở nước ta là: (0,5đ)
 a. Nhóm đất Feralit đồi núi thấp. c. Nhóm đất mùn núi cao. 
 b. Nhóm đất bồi tụ phù sa. d. Nhóm đất ba dan
Câu 3: Các cao nguyên ba dan và các đồng bằng châu thổ được hình thành trong: (0,25đ)
 a. Giai đoạn tiền Cam-bri. c. Giai đoạn Cổ kiến tạo.
 b. Giai đoạn Tân kiến tạo. d. Giai đoạn Đại Trung sinh. 
Câu 4: Diện tích phần biển so với phần đất liền nước ta lớn gấp mấy lần ? (0,25đ)
a. Một lần. b. Hai lần c. Ba lần. d. Bốn lần 
Nối một nội dung ỏ cột A với một nội dung ở cột B để có kết quả đúng.
Câu 1: Mùa lũ của các vùng sông ngòi nước ta là ? (0,75đ)
A
B
Bắc Bộ
Từ tháng 7 đến tháng 11.
Trung Bộ
Từ tháng 6 đến tháng 10.
Nam Bộ
Từ tháng 9 đến tháng 12.
Câu 2: Đặc điểm của các miền khí hậu ở nước ta là ? (0,75đ)
A
B
Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ
Tính chất nhiệt đới nóng quanh năm, có hai mùa khô và mưa
Tây Bắc và Bắc Trung Bộ
Tính chất nhiệt đới giảm sút mạnh mẽ, mùa đông lạnh.
Nam Trung Bộ và Nam Bộ
Mùa đông đến muộn và kết thúc sớm
TRẮC NGHIỆM TỰ LUẬN (7 ĐIỂM) (Học sinh làm ở mặt sau của giấy kiểm tra)
Câu 1. Chứng minh tính chất đa dạng và thất thường của khí hậu Việt Nam ? (3đ)
Câu 1. Nêu đặc điểm của ba nhóm đất chính ở nước ta ? (2đ)
Câu 2. Trình bày đặc điểm sông ngòi Bắc Bộ, Nam Bộ và Trung Bộ ? (2đ)
Bài làm:

Tài liệu đính kèm:

  • docGA Dia ly 8.doc