Giáo án dạy Tuần 34 - Ngữ văn 8

Giáo án dạy Tuần 34 - Ngữ văn 8

TỔNG KẾT PHẦN VĂN (tiếp theo)

 A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

Nắm được hệ thống các văn bản nghị luận đã học trong chương trình ngữ văn lớp 8 HKII với những nội dung cơ bản và đặc trưng thể loại của văn bản .

 B. CHUẨN BỊ

- GV: Tham khảo tài liệu, giáo án

- HS: Chuẩn bị theo yêu cầu của GV

 C. TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY:

 - Ổn định lớp:

 - Dạy bài mới :

 

doc 7 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 704Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án dạy Tuần 34 - Ngữ văn 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần: 36 ; Tiết: 133
 NS:27.4.2010
 ND: 10.5 -> 15.5.2010
TỔNG KẾT PHẦN VĂN (tiếp theo)
 A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: 
Nắm được hệ thống các văn bản nghị luận đã học trong chương trình ngữ văn lớp 8 HKII với những nội dung cơ bản và đặc trưng thể loại của văn bản .
 B. CHUẨN BỊ 
GV: Tham khảo tài liệu, giáo án
HS: Chuẩn bị theo yêu cầu của GV
 C. TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY:
 - Ổn định lớp:	
 - Dạy bài mới :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HSø
Nội dung
Hoạt động 1 :Giới thiệu.
 GV giới thiệu mục tiêu cần đạt và ghi tựa vào tâpj
Hoạt động 2 : Hướng dẫn ôn tập. 
Hỏi:-Em hiểu như thế nào về sự khác nhau giữa truyện kí và thơ ?
Đọc thuộc lòng một bài thơ mới .
? Thế nào là văn nghị luận ?
Nghị luận trung đại có gì khác với nghị luận luận hiện đại ?
? Hãy chứng minh các văn bản nghị luận ở các bài 22,23,24,25,26 đều viết có lý có tình , có chứng cớ nên đều có sức thuyết phục cao ? 
? Những nét giống và khác cơ bản về nội dung tư tưởng và hình thức thể loại của các văn bản trong
bài 22 ,23 ,24 .
 ? Vì sao Bình Ngô đại cáo được coi là bản tuyên ngôn độc lập của dân tộc Việt Nam khi đó ?
? So với bài Sông núi nước Nam ( lớp 7 ) cũng được coi là một tuyên ngôn độc lập , em thấy ý thức về nền độc lập dân tộc thể hiện trong văn bản Nước Đại Việt ta có điểm gì mới ?
Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò.
Ôn tập thi HKII
_ Đọc lại các văn bản.
_ nắm chắc nội dung, nghệ thuật của từng văn bản. 
- Trả bài
- Thảo luận trả lời 
- Thảo luận trả lời
- Thảo luận trả lời
- Thảo luận trả lời
- Thảo luận trả lời
- Lắng nghe về nhà thực hiện.
3. Văn nghị luận :
a. Nghị luận trung đại :
Văn phong cổ ( từ ngữ cổ , hình ảnh ước lệ, câu văn biến ngẫu, điển tích, điển cố,) . Thường mang dấu ấn của thế giới quan con người trung đại : tư tưởng “ thiên mệnh “ (Chiếu dời đô ), đạo “thần chủ “ (Hịch tướng sĩ ), lý tưởng nhân nghĩa ( Nước Đại Việt ta ), tâm lý sùng cổ noi gương tiền nhân, tìm khuôn mẫu ở thời đã qua dẫn đến việc sử dụng điển tích, điển cố rất phổ biến .
b Nghị luận hiện đại :
Nghị luận hiện đại: đều không có những đặc điểm trên , viết giản dị , câu văn gần lời nói thường , gần đời sống .
4 ) Các văn bản nghị luận đều có lý, có tình, có chứng cớ , có sức thuyết phục cao.
_ Có lí : có luận điểm xác đáng , lập luận chặt chẽ 
 _ Có tình : là có cảm xúc
 _ Có chứng cứ : là có sự thật hiển nhiên để khẳng
định luận điểm .
[ Þ 3 yếu tố : lí, tình , chứng cứ kết hợp chặt chẽ trong văn nghị luận mà yếu tố có lí là chủ chốt ]
_ 3 văn bản Chiếu dời đô, Hịch tướng sĩ và Nước Đại Việt đều bao trùmmột tinh thần dân tộc sâu sắc , thể hiện ý chí tự cường của dân tộc Đại việt đang lớn mạnh (Chiếu dời đô ), ở tinh thần bất khuất quyết chiến quyết thắng lũ xâm lượt bạo tàn (Hịchtướng sĩ ), hoặc ở ý thức sâu sắc đầy tự hào về một nước Việt Nam độc lập (Nước Đại việt ta) . Tinh thần dân tộc sâu sắc, lòng yêu nước nồng nàn, đó là cái gốc của sắc thái biểu cảm, là chất trữ tình đậm hoặc nhạt ở tấm lòng, thái độ của người viết đối với người tiếp nhận .
5 ) Nội dung các văn bản bài 22 , 23,24 :
Giống : đều bao trùm tinh thần dân tộc sâu sắc .
Khác :
_ Thể chiếu , hịch , cáo
_ ý chí tự cường ( Chiếu dời đô)
_ tinh thần bất khuất quyết chiến , quyết thắng ( Hịch tướng sĩ)
_ ý thức tự hào vì một nước độc lập
( Bình Ngô đại cáo)
6 ) Tác phẩm Bình Ngô đại cáo :
_ Được coi là bản TNĐL vì khẳng định dứt khoát rằng Việt Nam là một nước độc lập , đó là chân lý hiển nhiên.
_ So với bài Sông núi nước Nam có điểm mới:
Ngoài 2 yếu tố lãnh thổ ( Sông núi nước Nam ) và chủ quyền ( vua Nam ở ) thì BNĐC được mở rộng bổ sung có ý nghĩa sâu sắc : Đó là nền văn hiến lâu đời , phong tục tập quán , truyền thống lịch sử . 
Tuần: 36 ; Tiết: 134
 NS:27.4.2010
 ND: 10.5 -> 15.5.2010
ÔN TẬP PHẦN TẬP LÀM VĂN
 A MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 
Hệ thống hoá các kiến thức và kỹ năng phần TLV đã học trong năm.
Nắm chắc khái niệm và biết cách viết văn bản thuyết minh – biết cách kết hợp miêu tả, biểu cảm trong tự sự; tự sự, miêu ta,û biểu cảm trong nghị luận.
 B. CHUẨN BỊ:
GV: Tham khảo tài liệu, giáo án
HS: Chuẩ bị theo yêu cầu của GV
 C. TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY:
 - Ổn định lớp:	
 - Dạy bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
NỘI DUNG
HĐ1: Hướng dẫn HS dựa vào bảng hệ thống đã chuẩn bị để trả lời câu hỏi Hệ thống hoá kiến thức.
Câu 1: Hướng dẫn HS trả lời bằng 2 câu hỏi.
Câu 3: Hỏi: Tóm tắt để làm gì? 
. Trong SGK có đoạn văn tóm tắt văn bản tự sự không? Ở bài nào? Bài nào có xen vào đoạn tóm tắt? 
Câu 4: Đọc câu hỏi
Câu 6, 7: Hướng dẫn trả lời.
Câu 11: Hướng dẫn HS ôn văn bản tường trình và thông báo. Nêu sự khác nhau giữa chúng.
HĐ2: Hướng dẫn HS giải câu 2
Bước 1: Nêu câu chủ đề: “ Em rất thích đọc sách”. Hướng dẫn HS viết đoạn văn.
Bước 2: Cho câu chủ đề: “Mùa hè thật hấp dẫn” Hướng dẫn HS viết đoạn văn.
HĐ3: (Câu 5) Hướng dẫn HS viết đoạn văn tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm – GV nêu tình huống. 
HĐ4: (Câu 8) Hướng dẫn HS ôn các kiểu thuyết minh.
Bước 1: Thuyết minh đồ dùng đồ vật. 
Bước 2: Thuyết minh về một phương pháp.
Bước 3: Thuyết minh 
danh lam thắng cảnh.
Bước 4: Thuyết minh 
về một loài động vật, thực vật.
Bước 5: Thuyết minh 
về một hiện tượng tự nhiên.
HĐ5: (Câu 9) Hướng dẫn ôn tập luận điểm.
HĐ6: ( Câu 10) Nêu 1 luận điểm.
Vd: Câu luận điểm: “Con người ai cũng yêu quê hương của mình”.
_ Dựa vào bài chuẩn bị ôn lại lý thuyết.
_ Trả lời 2 ý của câu 1.
_ Nêu mục đích của tóm tắt.
_ Tìm các đoạn tóm tắt bài có xen đoạn tóm tắt.
_ Trả lời theo câu hỏi.
_ Dựa ghi nhơ ù- Trả lời.
_ Nắm rõ văn bản tường trình, thông báo.
_ Phân biệt tường trình và thông báo.
_ Viết doạn văn.
_ Triển khai đoạn văn: Vì sao thích đọc sách? ( Thuật, những cảm xúc thích thú khi đọc sách hoặc kể lại quá trình đến với sách).
_ Từ tình huống GV cho HS dựng đoạn văn.
_ Nêu rõ bố cục cho đề bài này có nội dung: 
_ Nêu các đề mục của bố cục:
_ Bố cục bài thuyết minh này cần nêu những vấn đề: 
_ Bố cục bài thuyết minh này cần nêu những vấn đề: 
_ Hs tự làm bài ở nhà.
_ HS nối tiếp câu có yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm à HS viết 1 số câu miêu tả quê hương và câu kể về kỷ niệm gắn bó với quê hương àCảm nghĩ về quê hương.
I/ Lý thuyết:
( Dựa vào bảng hệ thống đã chuẩn bị sẵn) 
II/ Luyện tập: 
_ 2/151 (HS tự viết vào tập) 
_ 5/151 (HS viết – GV gọi trả lời miệng).
_ 8/151 (Gọi 5 HS trình bày kiểu thuyết minh).
_ 10/151 (Gọi 2 HS làm trên bảng, lớp làm vào tập).
* Dặn dò: 
_ Ôn lại lý thuyết.
_ Luyện viết văn bản thuyết minh.
Tuần: 36 ; Tiết: 134
 NS:27.4.2010
 ND: 10.5 -> 15.5.2010
VĂN BẢN THÔNG BÁO
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: Nắm được đặc điểm của văn bản thông báo: mục đích, yêu cầu, nội dung và cách làm loại văn bản này.
II. CHUẨN BỊ:
- Học sinh ôn tập kiến thức.
- GV tham khảo tài liệu, soạn giáo án.
II.TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
1. Ổn định.
2. Kiểm tra bài cũ.
3. Bài mới: 
Học sinh đọc thầm hai văn bản thông báo trong SGK và trả lời các câu hỏi trong văn bản 1
? Ai là người viết thông báo?
? Thông báo viết cho ai?
? Viết thông báo nhằm mục đích gì?
-Giáo viên cho HS đúc kết lại nội dung cơ bản của văn bản thông báo.
Cho hs đọc, chú ý các tình huống đưa ra trong SGK, suy nghĩ để rút ra cách trả lời đúng nhất. 
Hãy dẫn ra một số trường hợp cần viết thông báo trong học tập và sinh hoạt ở trường.
- Khi nào cần viết văn bản thông báo?
Văn bản thông báo gồm có những phần nào? Văn bản thông báo có hình thức như thế nào?
Có thể viết thông báo từng phần được không?
- Gọi HS đọc phần lưu ý
- Giáo viên nhấn mạnh ý
Hs chọn một tình huống ở mục b trong hoạt động 2 và luyện viết – Giáo viên gọi 1,2 hs để chấm, sửa bài.
-Chuẩn bị bài ôn tập tổng kết văn
- Lớp trưởng báo cáo
- Nghe, ghi tựa bài
- Đọc thầm.
-Trả lời: Thầy hiệu phó Nguyễn Văn Bằng thay mặt cho trường THCS Hải Nam viết thông báo
-Trả lời: Cho các cô giáo chủ nhiệm và lớp trưởng các lớp trong toàn trường
-Trả lời: Thông báo cho các cô giáo chủ nhiệm và các lớp trưởng biết lịch duyệt văn nghệ để thực hiện.
- Nghe, đọc ghi nhớ
-Trong các tình huống(b) và (c) cần viết thông báo 
-Tình huống (b) do Ban giám hiệu nhà trường viết thông báo cho toàn thể hs trong trường biết để tham gia.
-Tình huống (c) do Ban chỉ huy liên đội TNTP Hồ Chí Minh thông báo cho Ban chỉ huy các chi đội trong trường để thực hiện.
- Cho 1,2 hs nhắc lại tình huống cần viết thông báo trong văn bản 2. Trả lời các câu hỏi đưa vào kết quả trả lời các câu hỏi ở hoạt động 1.
- Thông báo về việc tuyển sinh vào các trường THCS, THPT, CĐ và ĐH.
- Thông báo về việc kỷ luật học sinh vi phạm quy chế thi học kì.
- Thông báo về việc quyên góp ủng hộ đồng bào vùng bị bão lụt; ủng hộ bạn học sinh nghèo vượt khó.
Hs thảo luận và đúc kết cách làm văn bản thông báo.
- Đọc, nghe
- Nghe, thực hiện
Hoạt động 1: Khởi động
1. Ổn định.
2. Kiểm tra bài cũ.
3. Bài mới
Hoạt động 2: Những nội dung cơ bản của văn bản thông báo
Là loại văn bản truyền đạt thông tin cụ thể từ các cơ quan đoàn thể để người có liên quan thực hiện.
Hoạt động 3: Cách làm văn bản thông báo
1. Tình huống cần viết thông báo
2. Cách viết văn bản thông báo
Thể thức mở đầu văn bản thông báo 
- Tên cơ quan (viết bên trái)
- Quốc hiệu, tiêu ngữ (gốc phải)
- Địa điểm thời gian làm thông báo (ghi góc phải)
- Tên văn bản (ghi chính giữa)
Nội dung thông báo
Thể thức đúc kết
-Nơi nhận (ghi phía dưới bên trái)
- Kí tên, ghi đủ họ tên, chức vụ người có trách nhiệm thông báo (ghi phía dưới bên phải)
- Ghi nhớ SGK trang 143
Hoạt động 4: Củng cố dặn dò:
Hướng dẫn HS trình bày bảng thống kê tác phẩm văn học nước ngoài đã học.
+ Hỏi: Dựa vào bảng thống kê, em hãy cho biết các tác phẩm trên xuất hiện vào thời gian nào? Thuộc các nước? Thể loại?
HĐ2: Hướng dẫn HS khái quát một số nét về nội dung tư tưởng, nghệ thuật đặc sắc của các tác phẩm.
+ Hỏi: Hãy nêu nghệ thuật đặc sắc, chủ đề của truyện “Cô bé bán diêm”.
+ Trong bốn văn bản trên văn bản nào phê phán lối sống xa thực tế, ảo tưởng? Dựa vào đâu em trả lời như vậy? 
+ Tìm các chi tiết trong: “Cô bé bán diêm”.
+ Nêu các nghệ thuật đặc sắc của đoạn trích “Hai cây thông” 
+ Sự kết hợp giữa kể tả với biểu cảm còn thể hiện ở tác phẩm nào? 
HĐ3: Cho hai học sinh đọc thuộc hai đoạn văn đã chọn.
Tuyên dương HS trả lời xuất sắc. 
HĐ4: Kể tên các văn bản nhật dụng đã học ở lớp 8.
Hướng dẫn HS nhắc lại chủ đề từng văn bản nhật dụng đã học. 
Hỏi: Em sẽ làm gì để góp phần bảo vệ môi trường?
Nếu trong gia đình có người hút thuốc lá em sẽ nói gì với họ? 
HĐ5: Hướng dẫn HS nhắc phương thức biểu đạt chủ yếu của từng văn bản nhật dụng.
Hãy nêu tác dụng của sự kết hợp khéo léo giữa phương thức biểu đạt nghị luận với tự sự và thuyết minh trong văn bản “Bài toán dân số”.
. Dựa vào bản thống kê đã chuẩn bị lần lượt trình bày từng văn bản (theo đề mục).
. Trả lời: Các tác phẩm đều từ cuối TK XVI đến TK XX.
Các tác phẩm thuộc các nước Âu Mỹ.
_ Thể loại: Truyện, kịch, văn nghị luận.
. Lần lượt trả lời các câu hỏi.
. Theo ghi nhớ SGK-68.
. Qua những chi tiết mô tả hành động của Đôn-Ki-Hô-Tê, phê phán lối sống xa rời thực tế, ảo tưởng.
+ Nghệ thuật miêu tả hết sức sinh động bằng ngòi bút đậm chất hội hoạ.
+ Sự kết hợp giữa kể với miêu tả và biểu cảm. 
. Đọc thuộc, diễn cảm đoạn văn đã chọn à Vì sao chọn đoạn văn đó? 
. Nhận xét đoạn văn bạn đã chọn và cách đọc của bạn.
_ Kể tên các văn bản nhật dụng.
. Nêu chủ đề các văn bản nhật dụng. 
+ Văn bản “Thông tin ...” 
+ Văn bản “Ôn dịch thuốc lá” 
. Trả lời các câu hỏi. 
Tổng kết phần văn (tt).
I/ Văn học NN: (Bảng thống kê_ GV đã lập sẵn vào bảng phụ hoặc sử dụng đèn chiếu).
II/ Văn bản nhật dụng: (Theo bảng thống kê chuẩn bị sẵn) 
5 ) Dặn dò : 	Ôn tập thi HKII
_ Đọc lại các văn bản.
_ nắm chắc nội dung, nghệ thuật của từng văn bản. 
2/ Soạn bài: 
_ Đọc và trả lời 3 câu hỏi trang 148, 149.
_ Học thuộc các nội dung trả lời trên.

Tài liệu đính kèm:

  • docv8t34.doc