Giáo án dạy Tuần 3 - Ngữ văn 8

Giáo án dạy Tuần 3 - Ngữ văn 8

 Tuần: 3 ; Tiết: 9 Bài 3

 NS: Văn bản

 ND: TỨC NƯỚC VỠ BỜ

 (Trích “Tắt Đèn” )

 Ngô Tất Tố

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

 Giúp HS:

 - Qua đoạn trích thấy đuợc bộ mặt tàn ác bất nhân của chế độ XH đương thời và tình cảnh của người nông dân cùng khổ trong XH ấy; Cảm nhận được cái quy luật của hiện thực, có áp bức có đấu tranh; thấy được vẻ đẹp tâm hồn và sức sống tiềm tàng của người phụ nữ nông dân.

 - Thấy được những nét đặc sắc trong nghệ thuật viết truyện của tác giả.

B. CHUẨN BỊ:

 - GV: SGK, SGV, GA, Tác phẩm “Tắt đèn”

 - HS: đọc và tóm tắt tác phẩm , SGK.

 C. KIỂM TRA BÀI CŨ :

 - Hãy cho biết vài nét về cuộc đời, sự nghiệp của nhà văn Nguyên Hồng. Hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm “ Những ngày thơ ấu”.

 - Hồi ký là gì ? Đoạn trích “ Trong lòng mẹ” thuộc chương mấy và nó bộc lộ vấn đề gì ?

 - Phân tích tâm trạng của bé Hồng khi nằm trong lòng mẹ?

D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc 10 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 882Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án dạy Tuần 3 - Ngữ văn 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần: 3 ; Tiết: 9 Bài 3
 NS: Văn bản
 ND: TỨC NƯỚC VỠ BỜ
 (Trích “Tắt Đèn” )
 Ngô Tất Tố
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
	 Giúp HS:
 - Qua đoạn trích thấy đuợc bộ mặt tàn ác bất nhân của chế độ XH đương thời và tình cảnh của người nông dân cùng khổ trong XH ấy; Cảm nhận được cái quy luật của hiện thực, có áp bức có đấu tranh; thấy được vẻ đẹp tâm hồn và sức sống tiềm tàng của người phụ nữ nông dân.
 - Thấy được những nét đặc sắc trong nghệ thuật viết truyện của tác giả.
B. CHUẨN BỊ:
 - GV: SGK, SGV, GA, Tác phẩm “Tắt đèn” 
 - HS: đọc và tóm tắt tác phẩm , SGK.
 C. KIỂM TRA BÀI CŨ :
 - Hãy cho biết vài nét về cuộc đời, sự nghiệp của nhà văn Nguyên Hồng. Hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm “ Những ngày thơ ấu”.
 - Hồi ký là gì ? Đoạn trích “ Trong lòng mẹ” thuộc chương mấy và nó bộc lộ vấn đề gì ?
 - Phân tích tâm trạng của bé Hồng khi nằm trong lòng mẹ?
D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
	 - Ổn định lớp:
 - Dạy bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1: Khởi động – giới thiệu.
Giới thiệu: Trong tự nhiên có quy luật đã được khái quát thành câu tục ngữ “Tức nước vỡ bờ”. Trong XH, đó là quy luật “Có áp bức có đấu tranh”. Quy luật ấy đã được chứng minh rất hùng hồn trong chương XVIII tiểu thuyết “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố.
- Ghi tựa lên bảng.
Hoạt động2: Hướng dẫn đọc vb và tìm hiểu chú thích.
- GV hướng dẫn học sinh đọc đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”: GV đọc mẫu 1 vài đoạn – hướng dẫn học sinh đọc: Lưu ý các em đọc chính xác, có sắc thái biểu cảm, nhất là ngôn ngữ đối thoại củacác nhân vật.
- Nhận xét cách đọc của học sinh.
- GV yêu cầu Hs dựa vào chú thích nêu vài nét cơ bản về tác giả và tác phẩm.
- Sau đó HS đọc các chú thích còn lại (SGK).
- GV hướng dẫn tóm tắt truyện:
? Bài này có thể chia làm mấy đọan? Tóm tắt nội dung từng đoạn.
- GV nhận xét – tổng hợp ý kiến (2 đoạn)
-GV nói lời dẫn: Toàn bộ nội dung đoạn trích kể chuyện buổi sáng ở nhà chị Dậu khi anh Dậu vừa tỉnh lại chị Dậu vừa thương vừa lo lắng cho chồng vừa hồi hộp chờ đợi bọn nhà lí trưởng kéo đến thúc sưu diễn ra trong không khí căng thẳng. Qua đây thấy được tình cảnh gia đình chị Dậu như thế nào? Mục đích duy nhất của chị giờ đây là gì? 
Hoạt động3: Hướng dẫn phân tích.
? Khi bọn tai sai xông vào nhà chị Dậu, tình thế của chị Dậu ntn ?
- GV hướng dẫn hs dựa vào đoạn trích để phát biểu – nhận xét – chốt ý – bình giảng.
? Cai lệ là chức danh gì? Hắn xuất hiện ở đây với vai trò gì?
- Gọi hs phát biểu – nhận xét – chốt ý.
? Vì sao tên cai lệ chỉ là một tên tay sai mạt hạng mà lại có quyền đánh trói người ? Em hiểu như thế nào về chế độ xh ấy ?
- Gọi hs phát biểu – nhận xét – chốt ý.
? Hung hăn xông vào nhà chị Dậu, tên cai lệ có những ngôn ngữ và hành động ntn ? Em có nhận xét gì về tính cách của n/v này ?
- Gọi hs phát biểu – nhận xét – chốt ý.
? Tìm chi tiết miêu tả cảnh tượng chị Dậu quật lại 2 tên tay sai? Thái độ của chị Dậu thay đổi ntn trong lúc đối phó với chúng ?
- Gọi hs phát biểu – nhận xét – chốt ý.
? Do đâu mà chị Dậu có sức mạnh lạ lùng khi quật ngã 2 tên tay sai như vậy?
- GV bổ sung, kết luận tính cách nhân vật chị Dậu ; về hành động của chị Dậu chỉ mang tính tự phát.
? Đoạn văn miêu tả cảnh quyết đấu giữa chị Dậu và bọn tay sai có chân thực, hợp lý không ?
- Gọi hs phát biểu – nhận xét – chốt ý: ĐV miêu tả rất hợp lý, sống động, mang không khí hào hứng, sôi nổi làm người đọc hả hê khi thấy cái ác bị chặn đứng , bị trừng trị.
? Qua đoạn trích em có nhận xét ntn về tính cách của chị Dậu ? 
? Qua hình ảnh chị Dậu , em có suy nghĩ gì về cách nghĩ của người nông dân khốn khổ trong xh thời ấy ?
? Em hiểu như thế nào về nhan đề “Tức nước vỡ bờ”?. Theo em cách đặt tên như vậy có thỏa đáng không?
- GV chốt và nói rõ hơn ý nghĩa của nhan đề đoạn trích.
?TL: Nhà văn Nguyễn Tuân cho rằng với tác phẩm “Tắt đèn”, Ngô Tất Tố đã xui người nông dân nổi loạn. Em hiểu thế nào về nhận xét đó ?
- Gọi hs phát biểu – nhận xét – chốt ý:
Hoạt động4: Hướng dẫn tổng kết – luyện tập.
? Qua bài này em có nhận thức gì về XH nông thôn VN trước CM về người nông dân đặc biệt là người phụ nữ ? Về NT kể chuyện và miêu tả nhân vật có gì đặc sắc?
- GV cho HS đọc mục ghi nhớ SGK
- GV nhấn mạnh điểm chính.
- GV cho từng nhóm hs đọc diễn cảm lại vb có phân vai.
Hoạt động5: Củng cố, dặn dò.
 - Củng cố :
+ Gọi hs đọc lại nd ghi nhớ.
+ Em hiểu thế nào về nhan đề “Tức nước vỡ bờ”
 - Dặn dò:
 Về học thuộc nd ghi nhớ ; chuẩn bị bài: Xây dựng đoạn văn trong văn bản.
-Oån định chổ ngồi
-Lắng nghe, ghi tựa bài.
- HS đọc đoạn trích – nhận xét cách đọc.
- Lắng nghe
- HS đọc phần chú thích nêu vài nét về tác giả - tác phẩm.
- HS tìm hiểu chú thích
- HS tóm tắt truyện
- HS thảo luận – trả lời – nhận xét – bổ sung.
- Lắng nghe
- > Đang vào thời điểm gay gắt của vụ thuế: Bọn tay sai lùng sục khắp nơi, chúng xông vào nhà chị Dậu bắt người đánh trói, cùm kẹp; chịu 2 suất sưu chưa có cách trả, bán chó bán con vẫn không đủ, anh Dậu ốm nặng -> Tình thế nguy ngập
- HS giải thích từ “Cai lệ”. . trả lời câu hỏi -> Hắn đến làng Đông Xá với một nhiệm vụ đặc biệt là lùng bắt, đánh trói người.
-> Hắn đại diện cho Nhà nước, nhân danh “pháp luật, phép nước” để hành động -> Một chế độ không có tình người.
- Hành động: sầm sập tiến vào, trợn ngược hai mắt, giật phắt cái thừng, sầm sập chạy tới, bịch mấy bịch, tát đánh bốp, sấn đến.
-Ngôn ngữ: quát, thét, hằm hè 
=> Tàn bạo, không chút tình người, là hiện thân đầy đủ, rõ rệt nhất của Nhà nước bất nhân lúc bấy giờ.
- HS thảo luận - phát biểu :
 Lúc đầu gọi “ông” xưng “cháu” -> “ông” – “tôi” -> “mày” – “bà” => Hạ mình van xin tha thiết -> đấu lại bằng lý lẽ -> hành động.
-> Đó là lòng yêu thương chồng con -> sức mạnh của lòng yêu thương và sự căm hờn.
- Cảnh tên “cai lệ ngã chòng quèo trên mặt đất, miệng vẫn nham nhảm thét trói vợ chồng kẻ thiếu sưu” rát chân thực , hợp lý và đầy lý thú vì để có cảnh này tg đã chuẩn bị từ trước như : “ Tiếng thét khàn khàn xái củ” ; “người đàn bà lực điền”
-> Người phụ nữ nông dân mộc mạc, đầy vị tha hết lòng yêu thương chồng con, biết nhẫn nhịn, có tinh thần phản kháng.
-> H/ả chị Dậu đã nói đúng cái lý cái sự thật phổ biến của xh lúc ấy -> tiềm tàng sức mạnh mãnh liệt dám đứng lên đấu tranh khi bị áp bức.
-> Khi bị dồn vào tình thế nguy ngập, tất sẽ có hành động phản kháng lại, có áp bức có đấu tranh. Đó là con đường giải phóng dân tộc.
- HS thảo luận 3’ – phát biểu – nhận xét – bổ sung:
Con đường sống của quần chúng nd bị áp bức chỉ có thể là con đường đấu tranh để tự giải phóng. Tuy tg chưa nhận thức được chân lý CM, nên chưa chỉ ra con đường đấu tranh tất yếu của quần chúng nd bị áp bức. Qua h/ả chị Dậu tg cảm nhận được xu thế CM to lớn của quần chúng -> lời dự báo cơn bão táp CM sau này.
- HS thảo luận theo tổ – phát biểu ý kiến.
- HS đọc mục ghi nhớ SGK/33 -> viết vào tập
- Từng nhóm hs đọc diễn cảm lại vb có phân vai.
- HS phát biểu lại nd ghi nhớ đẻ khắc sâu kiến thức.
- Lắng nghe về nhà thực hiện.
I. GIỚI THIỆU:
 1.Tác giả :
- Ngô Tất Tố (1893 – 1954) quê ở Bắc Ninh xuất thân nhà nho gốc nông dân.
- Là nhà văn hiện thực xuất sắc.
 2. Vị trí đoạn trích:
- Đoạn “Tức nước vỡ bờ” trích trong chương XVIII của tiểu thuyết “Tắt đèn”.
3. Bố cục: 2 phần:
- P1. “từ đầu . . không?” Tình cảnh gia đình chị Dậu.
- P2. còn lại: cuộc đối mặt với Cai Lệ – người nhà Lí trưởng.
II. PHÂN TÍCH :
1. Tình thế của gia đình chị Dậu thật thê thảm, đáng thương và nguy cấp.
2. Nhân vật Cai lệ:
- Hành động: Sầm sập tiến vào, trợn ngược hai mắt, giật phắt cái thừng 
- Ngôn ngữ: quát, thét, hằm hè
-> Tính cách: hung bạo, không có tính người
=> Tên Cai lệ là hiện thân sinh động của chính quyền thực dân PK đương thời.
3. Nhân vật chị Dậu:
- Gọi “ông” – xưng “cháu” : Tha thiết van xin.
- Gọi “ông” – xưng “tôi” : đấu lý lẽ.
- Gọi “mày” – xưng “bà” : hành động.
=> Chị Dậu mộc mạc hiền diệu, vị tha, biết nhẫn nhục nhưng không yếu đuối mà có sức sống mạnh mẽ, có tinh thần phản kháng .
4. Nghệ thuật:
- Khắc hoạ hình tượng n/v rõ nét.
- Ngòi bút miêu tả linh hoạt sống động
- Ngôn ngữ kể, miêu tả, đối thoại đặc sắc.
III.TỔNG KẾT:
Ghi nhớ
( SGK trang 33)
 Bằng ngòi bút hiện thực sinh động, đoạn văn “Tức nước vỡ bờ” đã vạch trần bộ mặt tàn ác, bất nhân của XH thực dân PK đương thời đã xô đẩy người nông dân vào cảnh khốn cùng khiến họ phải liều mạng chống lại. Đoạn trích còn cho thấy được vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ nông dân, vừa giàu tình yêu thương vừa có sức sống tìm tàng mạnh mẽ.
 Tuần : 3 ; Tiết : 10
 NS:.. Tập làm văn
 ND:.
 XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN TRONG VĂN BẢN
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
	Giúp HS:
	- Hiểu được khái niệm đoạn văn, từ ngữ chủ đề, câu chủ đề, quan hệ giữa các câu trong đoạn văn và cách trình bày nội dung đoạn văn.
	- Viết được các đoạn văn mạch lạc đủ sức làm sáng tỏ một nội dung nhất định.
B. CHUẨN BỊ:
- GV: SGK, SGV, GA.
- HS: SGK.
C. KIỂM TRA BÀI CŨ:
 - Thế nào là bố cục của văn bản ?
	- Bố cục văn bản gồm mấy phần?. Nhiệm vụ từng phần.
	- Hãy cho biết cách sắp xếp nội dung phần thân bài của văn bản?
D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 - Ổn định lớp:
 - Dạy bài mới :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1: Khởi động – giới thiệu.
- GV giới thiệu bài mới.
- GV ghi tựa lên bảng.
Hoạt động 2: Hình thành khái niệm đoạn văn.
-GV gọi HS đọc văn bản “Ngô Tất Tố” và tác phẩm “Tắt đèn” và trả lời các câu hỏi.
? Văn bản trên gồm mấy ý? Mỗi ý được viết thành mấy đoạn văn?.
- GV gọi HS phát biểu - nhận xét – chốt ý.
? Em dựa vào dấu hiệu hình thức nào để nhận biết đoạn văn?
-GV tổng hợp nhấn mạnh ý.
? Qua phân tích nội dung và hình thức của đoạn văn em hãy cho biết thế nào là đoạn văn ?
- GV lưu ý HS xem lại văn bản “Ngô Tất Tố và tác phẩm Tắt đèn” đểø trả lời câu hỏ:
? Trong đv1, hãy tìm các từ ngữ có tác dụng duy trì đối tượng trong đoạn văn? (từ ngữ chủ đề)
? Trong đv2, hãy tìm câu then chốt của đoạn văn (câu chủ đề) vì sao em biết? Vị trí của câu then chốt?
- GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung và hình thức cấu tạo, vị trí của câu chủ đề.
? Từ các nhận thức trên, em hiểu từ ngữ chủ đề và câu chủ đề là gì? chúng đóng vai trò vì trong văn bản?
? Đọan văn (1) có câu chủ đề không? Yếu tố nào duy trì đối tượng trong đv ? Quan hệ ý nghĩa giữa các câu trong đv ntn ? ND của đv được triển khai theo trình tự nào ? 
? Câu chủ đề của đv thứ 2 đặt ở vị trí nào ? Ý đoạn văn triển khai theo trình tự nào?
? Hãy đọc đv (b) và cho biết: ĐV có câu chủ đề không? Nếu có thì đặt ở vị trí nào? ND của đv được trình bày theo trình tự nào?
- Từ việc phân tích trên, GV giúp HS rút ra cách trình bày nội dung trong đoạn văn.
- GV gọi hs đọc mục ghi nhớ.
Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập.
-Gọi HS đọc bài tập 1 -> phát biểu – nhận xét – bổ sung.
-Gọi HS đọc bài tập 2 , thực hiện yêu cầu của bài tập.
- GV hướng dẫn bài tập 3,4 cho hs về nhà làm.
Hoạt động 4 : củng cố dặn dò
 + Củng cố :
- Thế nào là đoạn văn?
- Từ ngữ chủ đềâ là từ như thế nào?
- Thế nào là câu chủ đề?
- Có mấy cách trình bày nội dung trong 1 đoạn văn?
 + Dặn dò :
- Về nhà học thuộc nd ghi nhớ sgk / 36, làm bài tập đã hướng dẫn.
- Chuẩn bị 2 tiết sau làm bài viết số 1 – văn tự sự :
1) Tham khảo các đề SGK/37.
2) Ôn lại nd bài học :Tính thống nhất về chủ đề của vb, bố cục trong vb, cách xd đoạn văn 
-Lắng nghe, ghi tựa bài
- HS đọc văn bản và trả lời câu hỏi.
- Văn bản trên gồm 2 ý. Mỗi ý được viết thành 1 đoạn văn.
- Dựa vào chữ viết hoa đầu dòng, lùi đầu dòng, biểu hiện một ý tương đối hoàn chỉnh.
- HS phát biểu khái quát các đặc điểm của đoạn văn -> đọc ý thứ nhất của nd ghi nhớ sgk.
- HS xem lại văn bản “Ngô Tất Tố và tác phẩm Tắt đèn” đểø trả lời câu hỏi.
- Từ ngữ: “ Ngô Tất Tố” ; “ông” ; “nhà văn”.
- “Tắt Đèn là tác phẩm tiêu biểu nhất của Ngô Tất Tố” ;
 Vì câu này mang ý nghĩa khái quát của cả đoạn văn ; Vị trí: đứng đầu đoạn văn
- Từ ngữ chủ đề duy trì đối tượng được biểu đạt ; Câu chủ đề mang nội dung khái quát của đv.
-ĐV không có câu chủ đề ; Từ ngữ chủ đề duy trì đối tượng trong đoạn văn ; Các câu có ý nghĩa sắp xếp ngang nhau, không có câu nào bao hàm ý của đv -> ĐV trình bày theo cách song hành.
- Câu chủ đề của đv thứ 2 đặt ở đầu đ v , được viết theo trình tự câu chủ đề -> các câu mở rộng ý chủ đề -> Viết theo cách diễn dịch.
- Câu chủ đề của đ v (b) đặt ở cuối đ v: Trình bày ý chi tiết -> ý khái quát -> Viết theo cách quy nạp.
- HS rút ra cách trình bày nội dung trong đoạn văn bằng các phép diễn dịch, quy nạp, song hành
 HS đọc ghi nhớ sgk viết vào tập
- HS đọc bài tập 1 -> phát biểu – nhận xét – bổ sung.
- HS đọc bài tập 2 và phân tích cách trình bày nd trong các đv.
-Lắng nghe ghi nhận
- HS phát biểu lại nd ghi nhớ để khắc sâu kiến thức.
- Lắng nghe về nhà thực hiện.
I. Thế bào là đoạn văn:
* Đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên vb, bắt đầu từ chữ viết hoa lùi đầu dòng, kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng và thường biểu đạt một ý tương đối hoàn chỉnh. Đoạn văn thường do nhiều câu tạo thành.
II. Từ ngữ và câu trong đoạn văn:
1. Từ ngữ chủ đề và câu chủ đề của đoạn văn :
* Đọan văn thường có từ ngữ chủ đề và câu chủ đề. Từ ngữ chủ đề là các từ ngữ được dùng làm đề mục hoặc các từ ngữ được lặp lại nhiều lần (thường là chỉ từ, đại từ, từ đồng nghĩa) nhằm duy trì đối tượng được biểu đạt. Câu chủ đề mang nội dung khái quát, lời lẽ ngắn gọn, thường đủ hai thành phần chính và đứng ở đầu hoặc cuối đoạn văn.
2. Cách trình bày nội dung đoạn văn:
* Các câu trong đoạn văn có nhiệm vụ triển khai và làm sáng tỏ chủ đề của đọan bằng các phép diễn dịch, quy nạp, song hành.
III. Luyện tập
 Bài tập 1
-văn bản có 2 ý , mỗi ý được diễn đạt thành một đoạn văn
 Bài tập 2
a Đoạn văn trình bày theo cách diễn dịch.
b. Đoạn văn trình bày theo cách song hành.
c Đoạn văn trình bày theo cách song hành.
 Tuần : 3 ; Tiết : 11, 12
 NS:.
 ND:..
 VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 1
 A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Giúp học sinh :
Vận dụng lý thuyết đã học: Cách viết đ v có câu chủ đề.
Bài viết thể hiện rõ nd vấn đề được đề cập trong bài, trình bày sạch đẹp.
Viết được bài văn tự sự có kết hợp miêu tả, thể hiện cảm xúc của cá nhân
 B. CHUẨN BỊ
GV: Soạn đề, đáp án, biểu điểm, đề bài đánh vi tính.
HS: Chuẩn bị theo yêu cầu của GV ở tiết học trước
KIỂM TRA BÀI CŨ : ( KT sự chuẩn bị của hs)
TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG:	
Ổn định lớp :
Dạy bài mới :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1: Khởi động- giới thiệu.
- GV nêu mục tiêu cần đạt của bài viết số 1.
- Yêu cầu hs nghiêm túc suy nghĩ độc lập khi làm bài.
Hoạt động 2: Phát đề.
- GV phát đề cho từng hs.
- Nhắc nhỡ HS chú ý kết hợp miêu tả, thể hiện cảm xúc một cách hợp lý trong bài làm.
-Yêu cầu HS làm bai trật tự nghiêm túc.
- GV ngồi quan sát các em làm bài.
Hoạt động3: Thu bài.
- GV yêu cầu hs đọc kỹ lại bài làm trước khi nộp.
- Thu bài theo từng bàn, kiểm tra số lượng:
 + Lớp 8A: .
 + Lớp 8B:
Hoạt động4: Củng cố – dặn dò.
- GV nhận xét tiết làm bài viết – xếp loại.
- Soạn :“Lãùo Hạc”- Nam Cao (dựa vào câu hỏi phần ĐHVB).
- Lắng nghe và chuẩn bị tâm thế trước khi làm bài
- HS nhận đề bài.
- Thực hiện bài viết.
- HS làm bai trật tự nghiêm túc.
- HS đọc kỹ lại bài làm trước khi nộp.
- HS nộp bài theo từng bàn.
- Lắng nghe rút kinh nghiệm và về nhà thực hiện
Đề bài: Kể lại những kỷ niệm ngày đầu tiên đi học.
ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM
1. YÊU CẦU:
Thể loại: Viết bài văn tự sự,kể đúng ngôi kể thứ nhất, kết hợp miêu tả cảnh, miêu tả người, thể hiện cảm xúc một cách hợp lý .
Nội dung:
Nêu được không khí chung, cảnh vật của ngày đầu đi học.
Kể được những sự việc đáng nhớ tropng ngày đầu tiên đi học theo một trình tự hợp lý.
Biết chọn lọc sự việc để kể có kết hợp với miêu tả cảnh, tả người, thể hiện được cảm xúc.
c. Dàn ý:
- Mở bài: Điều gì gợi cho em nhớ lại ngày đầu tiên đến trường.
- Thân bài: 
 + Kỷ niệm về sự chuẩn bị ở nhà trước khi đến trường.
 + Kỷ niệm trên đường đến trường.
 + Kỷ niệm khi vào ngôi trường.
 + Kỷ niệm khi vào lớp học.
- Kết bài: Những cảm nghĩ của bản thân về buổi tựu trường đầu tiên.
2. BIỂU ĐIỂM:
Điểm 8 – 10: Bài viết thực hiện đúng các yêu cầu về thể loại, nội dung. Văn viết trôi chảy, cảm xúc trong sáng. Bố cục rõ ràng, chặt chẽ, sắp xếp nội dung trong bài hợp lý. Có thể còn sai không quá 3 lỗi chính tả, ngữ pháp.
Điểm 6.5 –7.5 : Bài viết thự hiện các yêu cầu về thể loại, nội dung ở mức khá đầy đủ. Văn suông,có cảm xúc. Biết xây dựng bố cục, biết sắp xếp các nội dung hợp lý. Có thể sai không quá 5 lỗi chính tả, ngữ pháp, dùng từ.
Điểm 5 –6 : Bài viết đúng thể loại, tự sự sơ sài. Biết bố cục. Trình bày được một vài nội dung khá. Sai không quá 10 lỗi.
Điểm 3 – 4.5: Bài viết sơ sài, bố cục không rõ, sai nhiều lỗi chính tả.
Điểm 1 – 2.5 : Các trường hợp còn lại.
	 KIỂM TRA CỦA TỔ TRƯỞNG
 NGUYỄN THANH PHONG

Tài liệu đính kèm:

  • docv8t3.doc