Đề cương ôn thi môn Vật lý Lớp 6

Đề cương ôn thi môn Vật lý Lớp 6

CHỦ ĐỀ 1

 * Tái hiện:

1) Để đo thể tích của vật rắn không thấm nước ta dùng dụng cụ nào? (0,5 đ)

2) Giới hạn đo của thước là gì? (0,5 đ)

3) Trong phòng thí nghiệm, người ta dùng cân nào để đo khối lượng? (0,5 đ)

4) Đơn vị đo độ dài hợp pháp trong hệ thống đơn vị đo lường của nước ta là gì? (0,5 đ)

 * Vận dụng đơn giản:

1) Để đo chu vi sân trường ta dùng loại thước nào? (0,5 đ)

2) Để đo thể tích của một hòn đá ta dùng dụng cụ nào? (0,5 đ)

3) Một cửa hàng tạp hoá có 4 chiếc cân đồng hồ có giới hạn đo lần lượt là: 1 kg, 10 kg, 20 kg, 60 kg. Khi cần cân 1 lạng đường, sử dụng cân nào sẽ cho kết quả chính xác nhất? (0,5 đ)

4) Một hộp quả cân Rôbecvan có khối lượng 5g, 10g, 50g và 100g. Hãy xác định giới hạn đo của cân. (0,5 đ)

CHỦ ĐỀ 2:

 * Tái hiện:

1) Hai lực cân bằng là hai lực như thế nào? (0,5 đ)

2) Đơn vị đo của lực là gì? Kí hiệu ra sao? (0,5 đ)

3) Tác dụng đẩy kéo của vật này lên vật khác gọi là gì? (0,5 đ)

4) Trọng lực là gì? Trọng lực có phương và chiều như thế nào? (1 đ)

5) Hãy nêu 1 ví dụ chứng tỏ khi có lực tác dụng vào vật và làm cho vật biến dạng. (0,5 đ)

 

doc 4 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 232Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn thi môn Vật lý Lớp 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ 1
 * Tái hiện:
1) Để đo thể tích của vật rắn không thấm nước ta dùng dụng cụ nào? (0,5 đ)
2) Giới hạn đo của thước là gì? (0,5 đ)
3) Trong phòng thí nghiệm, người ta dùng cân nào để đo khối lượng? (0,5 đ)
4) Đơn vị đo độ dài hợp pháp trong hệ thống đơn vị đo lường của nước ta là gì? (0,5 đ)
 * Vận dụng đơn giản:
1) Để đo chu vi sân trường ta dùng loại thước nào? (0,5 đ)
2) Để đo thể tích của một hòn đá ta dùng dụng cụ nào? (0,5 đ)
3) Một cửa hàng tạp hoá có 4 chiếc cân đồng hồ có giới hạn đo lần lượt là: 1 kg, 10 kg, 20 kg, 60 kg. Khi cần cân 1 lạng đường, sử dụng cân nào sẽ cho kết quả chính xác nhất? (0,5 đ)
4) Một hộp quả cân Rôbecvan có khối lượng 5g, 10g, 50g và 100g. Hãy xác định giới hạn đo của cân. (0,5 đ)
CHỦ ĐỀ 2:
 * Tái hiện:
1) Hai lực cân bằng là hai lực như thế nào? (0,5 đ)
2) Đơn vị đo của lực là gì? Kí hiệu ra sao? (0,5 đ)
3) Tác dụng đẩy kéo của vật này lên vật khác gọi là gì? (0,5 đ)
4) Trọng lực là gì? Trọng lực có phương và chiều như thế nào? (1 đ)
5) Hãy nêu 1 ví dụ chứng tỏ khi có lực tác dụng vào vật và làm cho vật biến dạng. (0,5 đ)
 * Vận dụng đơn giản:
1) Khi tăng ga cho xe máy chạy nhanh hơn có gây ra sự biến đổi chuyển động không? (0,5 đ)
2) Một quả chanh nổi lơ lửng trong một cốc nước muối, hỏi quả chanh chịu tác dụng của những lực nào? Những lực đó có cân bằng không? (1 đ)
3) Khi quả bóng đập vào bức tường thì lực mà bức tường tác dụng lên quả bóng sẽ gây ra những kết quả gì? (1 đ)
4) Làm thế nào để nhận biết được quả bóng có phải là vật đàn hồi hay không ? (1 đ)
5) Tại sao khi ấn đầu ngón tay vào mặt bàn thì ta thấy đầu ngón tay bị bẹp lại một chút? (1 đ)
 * Vận dụng tổng hợp:
1) Khi buồm căng gió, chiếc thuyền buồm lướt nhanh trên mặt biển. Lực nào đã đẩy thuyền đi? (1 đ)
2) Một người đang kéo một gàu nước từ dưới giếng lên, gàu nước chịu tác dụng của những lực nào khi đang được kéo lên? Những lực đó có cân bằøng với nhau không? (1 đ)
3) Một vật có khối lượng 1500g, hỏi trọng lượng của vật đó là bao nhiêu? (1 đ)
4) Một viên gạch có khối lượng 1600g. Hỏi một đống gạch có 100 viên sẽ nặng bao nhiêu niutơn? (1 đ)
5) Một ôtô tải có trọng lượng là 2800N. Hỏi ô tô tải có khối lượng là bao nhiêu tấn? (1 đ)
CHỦ ĐỀ 3
 * Vận dụng đơn giản:
1) Một vật có khối lượng riêng 7800 kg/m3. Hỏi có trọng lượng riêng là bao nhiêu? (1đ) 
2) Làm thế nào để đo được khối lượng riêng của các hòn bi bằng thuỷ tinh? (2đ)
3) Hãy tính khối lượng của 1 khối đá. Biết khối đá đó có thể tích là 0,5m3. (2đ)
4) Một vật có khối lượng riêng là 2600N/m3. Hỏi trọng lượng riêngcủa vật đó là bao nhiêu? (1đ)
5) Tính thể tích của một khối sắt, biết khối sắt có khối lượng là 3900 kg. (1đ)
* Vận dụng tổng hợp:
 1) Tính khối lượng của 1 khối sắt có thể tích là 50 dm3. (2đ)
 2) Biết 1,5 kg cát có thể tích là 1 lít. (2đ)
a) Tính thể tích của 100 kg cát.
b) Tính trọng lượng của một đống cát 3 m3.
3) 1 kg kem giặt VISO có thể tích 900 cm3 . Tính khối lượng riêng của kem giặt VISO và so sánh với khối lượng riêng của nước. (2đ)
4) 1 dm3 sắt nguyên chất có khối lượng 7,8 kg, hỏi 0,9 m3 sắt nguyên chất có khối lượng là bao nhiêu? (2đ)
5) Tính trọng lượng của 1 khối đá. Biết khối đá có thể tích là 0,4 m3. (2đ)
CHỦ ĐỀ 4: 
* Tái hiện:
1) Khi kéo vật lên theo phương thẳng đứng thì phải dùng một lực như thế nào? (0,5đ)
2) Máy cơ đơn giản nào làm thay đổi đồng thời cả độ lớn và hướng của lực? (0,5đ)
3) Hãy nêu cấu tạo của đòn bẩy. (1đ)
* Vận dụng đơn giản:
1) Muốn đưa một thùng hàng lên tầng 3 ta phải dùng máy cơ đơn giản nào? (0,5đ)
2) Dùng thìa có thể mở được nắp hộp không? Nó có thể xem như máy cơ đơn giản nào? (1đ)
3) Muốn đẩy 1 chiếc xe máy từ vỉa hè lên nền nhà cao 0,5 m thì phải dùng loại máy cơ đơn giản nào? Muốn làm giảm lực đẩy ta phải làm như thế nào? (1đ)
* Vận dụng tổng hợp:
1) Tại sao đường ôtô qua đèo thường ngoằn ngoèo rất dài? (1đ)
2) Tại sao kéo cắt kim loại có tay cầm dài hơn lưỡi kéo? (1đ)
ĐÁP ÁN.
CHỦ ĐỀ 1
* Tái hiện: Mỗi câu đúng đạt 0,5 đ
1) Bình chia độ, bình tràn
2) GHĐ của thước là độ dài lớn nhất ghi trên thước.
3) Cân Rôbecvan
4) Met (m)
* Vận dụng đơn giản: Mỗi câu đúng đạt 0,5 đ
1) Thước dây, thước cuộn.
2) Bình chia độ, bình tràn, bình chứa.
3) 1 kg
4) 165 g
CHỦ ĐỀ 2:
* Tái hiện:
1) Mạnh như nhau, cùng phương, nhưng ngược chiều. (0,5đ)
2) Niutơn (N) (0,5đ)
3) Lực (0,5đ)
4) Trọng lực là lực hút của Trái đất, trọng lực có phương thẳng đứng và có chiều hướng về Trái đất. (1đ) 
5)Tuỳ HS (0,5đ)
* Vận dụng đơn giản:
1) Có(0,5đ)
2) Lực hút của Trái đất và lực đẩy của nước. Hai lực đó cân bằng(1đ)
3) Vừa làm biến dạng quả bóng, vừa làm biến đổi chuyển động của nó. (1đ)
4) Làm cho nó bị biến dạng, sau đó ngừng tác dụng lực xem vật có trở lại hình dạng ban đầu hay không. (1đ)
5) Vì có lực của bàn tác dụng vào tay.(1đ)
* Vận dụng tổng hợp:
1) Lực của gió, nước biển, sóng biển. (1đ)
2) Lực hút của Trái đất và lực kéo. Hai lực này không cân bằng. (1đ)
3) 15 N (1đ)
4) 1600 N (1đ)
5) 2,8 tấn (1đ)
CHỦ ĐỀ 3:
* Vận dụng đơn giản:
1) 7800 N/m3(1đ)
2) (2đ)
 - Đo khối lượng m của các hòn bi bằng cân
- Đo thể tích của các hòn bi bằng bình chia độ.
- Tính tỉ số D = m/V
3) m = 1300 kg (2đ)
4) d = 26000 N/m3 (1đ)
5) V = 0,5 m3 (1đ)
* Vận dụng tổng hợp:
1) P = 3900 N (2đ)
2) (2đ) 
 a. 0,0667 m3
b. 30000 N
3) Tính khối lượng riêng của kem giặt VISO(1đ)
 So sánh với khối lượng riêng của nước (1đ)
4) 7020 kg (2đ)
 5) P = 10400 N(2đ)
CHỦ ĐỀ 4:
* Tái hiện:
1) Ít nhất bằng trọng lượng của vật (0,5đ)
2) Ròng rọc động.(0,5đ)
3) (1đ)
 - Điểm tựa O
- Điểm tác dụng của lực F1
- Điểm tác dụng của lực F2
* Vận dụng đơn giản:
1) Ròng rọc động (0,5đ)
2) Có. Đòn bẩy(1đ)
3) (1đ)
 Mặt phẳng nghiêng.
 Làm giảm độ nghiêng của mặt phẳng nghiêng.
* Vận dụng tổng hợp:
 1) Để đỡ tốn lực đưa ôtô lên. (1đ)
 2) Để làm cho lực mà lưỡi kéo tác dụng vào tấm kim loại lớn hơn lực mà tay ta tác dụng vào tay cầm. (1đ)

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_on_thi_mon_vat_ly_lop_6.doc