Giáo án dạy thêm Văn 8 cả năm

Giáo án dạy thêm Văn 8 cả năm

 ÔN TẬP TẬP LÀM VĂN VÀ ÔN TẬP BÀI 1

A . MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :

 Giúp HS : hệ thống lại kiến thức đã học ở bài 1 , nội dung văn bản “ Tôi đi học” với những nét nghệ thuật chính .

- Nắm vững được từ ngữ nghĩa rộng và từ nghĩa hẹp .

- Ôn tập lại sự thống nhất về chủ đề văn bản .

B. CHUẨN BỊ :

G/v: Hệ thống câu hỏi, đáp án .

H/s: Ôn tập theo sự hướng dẫn của thầy

B . TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :

 1. Kiểm tra bài cũ :Xen trong giờ

 2 . Bài mới :

 Tiết 1 : Ôn tập văn tự sự , đoạn văn .

 

doc 111 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 709Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy thêm Văn 8 cả năm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án dạy thêm văn 8
Tuần 3 tiết 1,2
Ngày soạn :3/9/09
Ngày dạy :10/9/09
 ôn tập tập làm văn và Ôn tập bài 1 
A . Mục tiêu cần đạt :
 Giúp HS : hệ thống lại kiến thức đã học ở bài 1 , nội dung văn bản “ Tôi đi học” với những nét nghệ thuật chính .
Nắm vững được từ ngữ nghĩa rộng và từ nghĩa hẹp .
Ôn tập lại sự thống nhất về chủ đề văn bản .
B. Chuẩn bị : 
G/v: Hệ thống câu hỏi, đáp án .
H/s: Ôn tập theo sự hướng dẫn của thầy 
B . Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học : 
 1. Kiểm tra bài cũ :Xen trong giờ 
 2 . Bài mới : 
 Tiết 1 : Ôn tập văn tự sự , đoạn văn .
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cơ bản
? Kể tên các thể loại văn bản mà các em đã học từ lớp 6 ? 
 - Các kiểu văn bản đã học :
 Lớp 6 : học văn miêu tả và văn tự sự .
 Lớp 7 : học văn biểu cảm và nghị luận .
? Thế nào là văn miêu tả ?
? Để làm tốt văn miêu tả, cần có điều kiện gì?
 -Muốn làm tốt văn miêu tả , người viết phải biết quan sát , từ đó nhận xét liên tưởng , tưởng tượng , so sánh  để làm nổi bật đối tượng .
 Gv : khi miêu tả đối tượng , các em cũng cần có trình tự miêu tả sao cho hợp lí nhất , giúp người đọc vừa có cái nhìn khái quát nhất vừa có cái nhìn cụ thể . Lời văn phải cụ thể , trong sáng , vận dụng các phép so sánh , nhân hóa , từ gợi hình phong phú 
? Trình bày kháI niệm văn tự sự ?
 Hs trình bày .
? Những yếu tố nào cấu thành văn bản tự sư ?
 Yếu tố : nhân vật , sự việc , cốt truyện , ngôI kể 
Ngoài ra còn có yếu tố miêu tả và biểu cảm .
I. Lí thuyết :
1 . Văn miêu tả .
 - Khái niệm: Văn miêu tả là loại văn nhằm giúp người đọc , người nghe hình dung những đặc điểm , tính chất nổi bật của một sự việc , sự vật , con người , phong cảnh làm cho những cái đó như hiện lên trước mắt người đọc người nghe .
2 . Văn tự sự :
Tiết 2, 3 : Ôn tập bài 1 .
 Hoạt động của thầy và trò 
Nội dung cơ bản 
? Trình bày nội dung của văn bản “ TôI đi học” của Thanh Tịnh ?
? Tìm những hình ảnh , chi tiết chứng tỏ tâm trạng hồi hộp , bỡ ngỡ của “ tôi” ?
 - Khi cùng mẹ đến trường : thấy lạ trên con đường đã quen thuộc .
 - Không ra đồng nô đùa như bạn nữa .
 - Khi nghe gọi tên , quả tim ngừng đập , giật mình và lúng túng .
 - Khi vào lớp thấy xa mẹ .
 - Khi ngồi trong lớp thấy quen và quyến luyến .
? Qua văn bản , em cảm nhận gì về nhân vật “ Tôi” trong ngày đầu tiên đến trường ? 
? Tìm và phân tích những hình ảnh so sánh đã được nhà văn sử dụng ?
- Những h/ a so sánh : 
“ Những cảm giác ấy quang đãng” .
“ ý nghĩ ấy  ngọn núi” .
“ Họ như những 	 e sợ” .
Đặc sắc của nghệ thuật so sánh : 
Các so sánh trên đều dùng những hình ảnh cụ thể để cụ thể hóa tâm trạng , ý nghĩ trừu tượng.Nó góp phần làm đậm chất trữ tình nhẹ nhàng , ngọt ngào , đằm thắm của tác phẩm .Nó cũng cho thấy một tâm hồn hết mực nhẹ nhàng , trong sáng .
? Hãy nêu nghệ thuật đặc sắc trong truyện ? 
? Nêu khái niệm từ ngữ nghĩa rộng và từ ngữ nghĩa hẹp ?
-Từ ngữ nghĩa rộng là từ có phạm vi nghĩa bao hàm phạm vi nghĩa của những từ ngữ khác .
- Từ ngữ nghĩa hẹp là những từ mà phạm vi nghĩa của nó được phạm vi nghĩa của những từ ngữ khác bao hàm .
? Tìm từ ngữ có nghĩa rộng hơn các từ : ăn , đi , bàn trà .
- ăn - ăn uống - sinh hoạt .
- đi - hoạt động .
- bàn trà - bàn - đồ vật .
? Cho từ ngữ sau, tìm từ có cấp độ khái quát về nghĩa hẹp hơn : xe cộ , kim loại , hoa quả .
 - xe cộ : xe đạp , xe máy , xe ô tô 
 - Kim loại :đồng , chì 
 - Hoa quả : chuối , na , hồng xiêm
? Chủ đề văn bản là gì ?
? Hãy cho biết chủ đề trong văn bản “ Tôi đi học” là gì ?
- Chủ đề chính là cảm xúc của “ tôi” trong ngày đầu tiên đến trường .
? Một văn bản có sự thống nhất cần có những yêu cầu gì ?
- Hình thức : Chủ đề được thống nhất qua nhan đề , đề mục và trong mối quan hệ giữa các phần của văn bản , các từ ngữ chủ đề thường được lặp đi lặp lại nhiều lần .
 - Nội dung : Vb chỉ nói tới chủ đề , mọi vấn đề khác đều xoay quanh để làm nổi bật chủ đề , không xa rời hay lạc đề .
1 .Văn bản “ Tôi đi học” .
 a . Nội dung
 - Văn bản bộc lộ cảm xúc trong ngày đầu tiên đến trường .
- “ Tôi” là cậu bé có tâm hồn trong sáng , yêu thiên nhiên , maí trường , yêu bạn bè và yêu cả sự học hành.
b. Nghệ thuật .
- Tác giả đã sử dụng những hình ảnh so sánh đặc sắc .
- Kết hợp các phương thức biểu đạt tự sự, miêu tả , biểu cảm , nổi bật nhất là phương thức biểu cảm .
- Dòng cảm xúc trong sáng , ngây thơ và hết sức cụ thể .
2 . Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ .
- Từ ngữ nghĩa rộng :
- Từ ngữ nghĩa hẹp :
3. Tính thống nhất về chủ đề của văn bản .
a . Chủ đề của vb .
- Là đối tượng chính , vấn đề chính, nội dung chính cảu văn bản .
b , Yêu cầu :
- Hình thức :
- Nội dung :
3 . Củng cố , dặn dò:
 Gv hệ thống lại nội dung ôn tập .
Hs về nhà học bài .
 Ngày tháng năm 
 Tuần 3
 Ban gám hiệu ký duyệt 
Tuần 5 tiết 1,2,3
Ngày soạn:17/9/09 
Ngày dạy:22/9/09 
Ôn tập : Tập làm văn
A.Mục tiêu cần đạt:
 giúp HS ôn tập lại các kiến thức sau:
- Nắm đợc bố cục văn bản , đặc biệt là cách sắp xếp các nội dung trong phần thân bài.
- Biết xây dựng bố cục văn bản mạch lạc phù hợp với đối tợng và nhận thức của ngời đọc.
B. Chuẩn bị:
- Giáo viên: Soạn giáo án 
- Học sinh : học bài theo hớng dẫn 
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học 
1. Kiểm tra: 
	? Thế nào là tính thống nhất về chủ đề của văn bản ?
	? Tính thống nhất về chủ đề của văn bản thể hiện ở những phơng diện nào?
2. Bài mới: Tiết 1: 
 Ôn tập : Bố cục của văn bản
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
- GV yêu cầu HS đọc văn bản Văn bản trên có thể chia thành mấy phần?
 ? Chỉ rõ ranh giới giữa các phần đó.
? Hãy cho biết nhiệm vụ của từng phần? trong văn bản 
? Phân tích mối quan hệ giữa các phần trong văn bản .
 GV: Các phần luôn gắn bó chặt chẽ với nhau, phần trước làm tiền đề cho phần sau, còn phần sau là sự tiếp nối phần trước.
 Chủđề của văn bản là Người thầy đạo cao đức trọng.
 Từ việc phân tích ở trên, hãy cho biết một cách khái quát:
 ? Các phần của văn bản có mối quan hệ với nhau như thế nào?
 ? Bố cục của văn bản gồm mấy phần?
 Nhiệm vụ của từng phần là gì?
1Ví dụ: văn bản Người thầy đạo cao đức trọng
- (HS đọc.)
 - Văn bản trên chia thành ba phần:
+ P1: Từ đầu đến “danh dự”.
+ P2: “Học trò theo ôngkhông cho vào thăm
+ P3: đoạn còn lại.
- P1: Giới thiệu ông Chu Văn An
- P2: Kể công lao, uy tín và tính cách của ông. 
- P3: Niềm thương tiếc của mọi người khi ông mất.
- Phần đầu (MB) giới thiệu nhânvật; nhân vật sẽ được làm rõ ở phần hai (TB) và tôn cao, nhấn mạnh thêm ở phần ba (KB). Văn bản thường có bố cục ba phần: MB, TB, KB.
* Nhiệm vụ:
 + MB: Nêu ra chủ đề sẽ nói trong văn bản. + TB: Trình bày các ý liên quan đến chủ đề.
 + KB: Tổng kết, khái quát chủ đề của văn bản . Các phần của văn bản luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau để tập trung làm rõ chủ đề của văn bản .
2. Kết luận 
3. Củng cố- Hướng dẫn 
Đọc lại bố cục ba phần và nhiệm vụ của tong phần trong văn bản 
.Tiết 2:
Ngày soạn:17/9/09 
Ngày dạy:23/9/09 
Bài mới :
Ôn tập : Bố cục của văn bản (Tiếp)
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
- GV yêu cầu học sinh đọc kĩ mục II trong SGK và trả lời các câu hỏi:
? Phần thân bài Tôi đi học của Thanh Tịnh được sắp xếp trên cơ sở nào?
? Hãy chỉ ra diễn biến của tâm trạng cậu bé Hồng trong phần thân bài?
? Khi tả người, tả vật, phong cảnh,em sẽ lần lượt miêu rả theo trình tự nào?
? Hãy kể một số trình tự thường gặp mà em biết. 
? Chỉ ra cách sắp xếp các sự việc trong văn bản “Người thầy đức cao vọng trọng”.
 ? Từ các bài tập trên và bằng những hiếu biết của mình, hãy cho biết cách sắp xếp nội dung phần thân bài của văn bản ?
*Gợi ý 
 P1: Việc sắp xếp nội dung phần thân bài tuỳ thuộc vào những yếu tố nào?
P2: Các ý trong phần thân bài thường được sắp xếp theo những trình tự nào
II) Cách bố trí, sắp xếp nội dung phần thân bài của văn bản .
* Cách sắp xếp:
- Hồi tưởng: 
+ Những kỉ niệm trước khi đi học.
+ Các cảm xúc được sắp xếp theo trình tự thời gian, không gian: trên đường, trong sân trường, trong lớp.
- Liên tưởng đối lập: Những suy nghĩ trong hồi ức và hiện tại.
* Diễn biến tâm trạng:
- Đ1: Tình cảm và thái độ:
+ Tình cảm: thương mẹ sâu sắc.
+ Thái độ: Căm ghét những kẻ nói xấu mẹ.
- Đ2: Những cảm giác sung sướng cực điểm khi đột nhiên chú gặp lại mẹ và được yêu thương, ôm ấp trong lòng. * Trình tự miêu tả:
- Tả người: có thể đi từ ngoại hình đến nội tâm, tính cách, phẩm chất; cũng có thể đi từ lai lịch đến tuổi tác, nghề nghiệp, địa vị xã hội
- Tả con vật: tả hình dáng, các bộ phận đặc trưng của con vật, tiếng kêu, màu lông, thói quen, quan hệ của con vật với con người.
- Tả phong cảnh: đi từ khái quát đến cụ thể; xa- gần; chung- riêng; trên cao- dưới thấp; màu sắc đường nét, ánh sáng, âm thanh. - Học trò theo học đông, nhiều người đỗ đạt, tài giỏi, vua vời ra dạy cho thái tử;
- Biết can ngăn vua tránh điều xấu; 
- Can gián không được, từ quan về làng;
- Học trò đều giữ lễ với ông và ông cũng nghiêm khắc với học trò. - Tuỳ thuộc vào những yếu tố, như: kiểu văn bản , chủ đề, ý đồ giao tiếp của tác giả.
- Được sắp xếp theo trình tự không gian, thời gian, theo sự phát triển của sự việc hay theo mạch suy luận sao cho phù hợp với sự triển khai của chủ đề và sự tiếp nhận của người đọc
3.Củng cố- hướng dẫn 
Đọc lại ghi nhớ sgkcách trình bày phần thân bài . 
.Tiết 3:
Ngày soạn:17/9/09 
Ngày dạy:23/9/09 
Bài mới : Luyện tập 
 (tiếp)
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
1.BT1/26/SGK: Phân tích cách trình bày ý trong các đoạn trích.
- GV yêu cầu học sinh đọc thầm BT, làm ra giấy nháp.
 2.BT2/27/SGK:
- GV nêu yêu cầu cho học sinh làm. 
3.BT3/27/SGK:
- GV gợi ý: Cách sắp xếp trên chưa hợp lí. Trước hết cần phải giải thích nghĩa đen và nghĩa bóng của câu tục ngữ trước. Từ đó mới lấy ví dụ để chứng minh. Trong các ví dụ thì nói khái quát về những người chịu đi, chịu học trước, sau đó mới nói tới các vị lãnh tụ, rồi nói đến thời kì đổi mới (theo trình tự thời gian).
a) Miêu tả cảnh sân chim: theo trình tự từ xa đến gần, từ ngoài vào trong, từ trong ra ngoài, từ gần ra xa.
b) Tả cảnh Ba Vì: 
Trình bày vẻ đẹp của Ba Vì theo mùa trong năm, nhưng tập trung vào tả vẻ đẹp của Ba Vì theo thời điểm buổi chiều, buổi tối khi có trăng ( trình tự thời gian).
c) Chứng minh luận điểm: 
(đoạn trích có ba đoạn nhỏ).
- Đ1: Nêu luận điểm: “Những khi ấy, trí tưởng tượng dân chúng tìm cách chữa lại sự thật, để phải khỏi công nhận những tình thế đáng ưu uất”.
- Đ2+3: Đưa dẫn chứng (truyện Hai Bà Trưng và truyện Phù Đổng Thiên Vương ) để chứng minh cho luận điểm đó. 
- Nếu phải trình bày về lòng thương mẹ của chú bé Hồng ở văn bản Trong lòng mẹ, cần trình bày một số ý và sắp xếp như sau:
+ Hồng rất muốn đi thăm mẹ mình. Em biết ý xấu của người cô nên đã từ chối.
+ Hồng không dấu được tình t ... ời đi bộ ngao du. 
-Phòng sưu tập ấy là cả trái đất đến cả nhà tự nhiên học nổi tiếng người Pháp là Đông băng tông chắc cũng không thể làm tốt hơn.
? Cách diễn đạt bằng so sánh kèm theo lời bình luận có ý nghĩa gì ? =>Đề cao k.thức thực tế k.quan, xem thường k.thức sách vở giáo điều
? Khi cho rằng đi bộ ngao du như Ta lét, Pla tông, Pi ta go, t.g đã bộc lộ q.điểm đi bộ của mình ntn ?
-Đi bộ ngao du như Ta lét, Pla tông, Pi ta go...->Đề cao k.thức của các nhà khoa học am hiểu đời sống thực tế; khích lệ mọi người hãy đi bộ để mở mang k.thức.
I. Nội dung ôn luyện 
-VB nghị luận.
1-Đi bộ ngao du-được tự do thưởng ngoạn:
=>Thỏa mãn nhu cầu hòa hợp với TN, đem lại cảm giác tự do thưởng ngoạn cho con người. 
=>Ưa thích ngao du bằng đi bộ, quí trọng sở thích và nhu cầu cá nhân, muốn mọi người cũng yêu thích đi bộ như mình.
2-Đi bộ ngao du- đầu óc được sáng láng:
=>Mở mang năng lực khám phá đời sống, mở rộng tầm hiểu biết, làm giàu trí tuệ.
	3- Củng cố-Hướng dẫn 
-Ôn tiếp nội dung phần còn lại
-----------------------------------------------
Tuần 33 Tiết 2 
Ngày soạn:17/4/2010
Ngày dạy: 30/4/2010
Ôn bài Đi bộ ngao du(tiếp)
A-Mục tiêu bài học: như tiết 1
B-Chuẩn bị: 
	Tiếp phần còn lại 
C-Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học: 
	1-Kiểm tra: 
 ? Nêu những điều thú vị khi được đi bộ ngao du 
	 2-Bài mới: Tiết trước các em đã ôn xong phần1nay ta ôn tiếp phần 2 
Hoạt động của thầy-trò
Nội dung cần đạt 
? Qua tìm hiểu nội dung hai đoạn trên cho ta thấy những lợi ích nào của việc đi bộ ngao du đc khẳng định ?
? Những lợi ích cụ thể nào của việc đi bộ ngao du được nói đến ?
-Sức khỏe được tăng cường, tính khí trở nên vui vẻ, khoan khoái và hài lòng với tất cả; hân hoan khi về đến nhà; thích thú khi ngồi vào bàn ăn; ngủ ngon giấc trg một cái giường tồi tàn,...
? ở đây h.thức so sánh nào đc sd ? ? ý nghĩa của cách sd này là gì ?
->So sánh đối lập- K.định lợi ích tinh thần của người đi bộ ngao du, từ đó thuyết phục bạn đọc muốn trách khỏi buồn bã cáu kỉnh thì nên đi bộ ngao du.
? Bằng lí lẽ kết hợp với các kinh nghiệm thực tế đó, t.g muốn bạn đọc tin vào những td nào của việc đi bộ ngao du ?
? Theo em, sự diễn đạt bằng các câu cảm thán-Ta hân hoan biết bao..., Ta thích thú biết bao..., Ta ngủ ngon giấc biết bao... đã phản ánh đặc điểm nào của văn nghị luận Ri xô ?
->Lồng cảm xúc cá nhân vào các lí lẽ.
? Qua đó bộc lộ tinh thần đặc biệt nào của người viết ?
- Bộc lộ cảm xúc phấn chấn, vui vẻ, tin tưởng ở việc đi bộ ngao du.
? Bài văn đã cho em hiểu thêm những lợi ích nào của việc đi bộ ngao du ? 
-Thỏa mãn nhu cầu thưởng ngoạn tự do, mở rộng tầm hiểu biết c.sống, nhân lên niềm vui sống cho con người.
? Viết đoạn văn nêu tác dụng của việc đi bộ 
+ Đi bộ ngao du-được tự do thưởng ngoạn:
=>Thỏa mãn nhu cầu hòa hợp với TN, đem lại cảm giác tự do thưởng ngoạn cho con người. 
+ Đi bộ ngao du- đầu óc được sáng láng:
=>Mở mang năng lực khám phá đời sống, mở rộng tầm hiểu biết, làm giàu trí tuệ.
+ Đi bộ ngao du- tính tình được vui vẻ
=>Nâng cao sức khỏe và tinh thần, khơi dậy niềm vui sống
- H/s viết bài . G/v theo dõi 
- H/s trình bày. G/v hướng dẫn h/s nhận xét bổ sung 
I. Nội dung ôn luyện.
3-Đi bộ ngao du- tính tình được vui vẻ
=>Nâng cao sức khỏe và tinh thần, khơi dậy niềm vui sống.
II. Luyện tập Viết đoạn văn 
3- Củng cố-Hướng dẫn
- Về nhà viết thành bài hoàn chỉnh 
 Ngày 19 tháng 4 năm 2010
 Tuần 33
 BGH kí duyệt 
Tuần 34 Tiết 1 
Ngày soạn:24/4/2010
Ngày dạy: 26/4/2010
Ôn bài Hội thoại (tiếp theo)
A-Mục tiêu bài học: 
-Nắm được khái niệm lượt lời trong hội thoại và có ý thức tránh hiện tượng cướp lời trong khi giao tiếp. Giáo dục ý thức tôn trọng người trên 
-Rèn kĩ năng cộng tác hội thoại trong giao tiếp xã hội.
- Giáo dục ý thức tổ chức sắp xếp ngôn ngữ khi giao tiếp .
B-Chuẩn bị: 
G/v Bảng phụ.Giáo án, bài tập 
- H/s :Học bài chuẩn bị theo sự hướng dẫn của thầy 
 C-Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học: 
1 Kiểm tra: ? Vai xã hội là gì ? Khi tham gia hội thoại cần lưu ý điều gì ?
2-Bài mới: 
Hoạt động của thầy-trò
Nội dung cần đạt 
? Đọc lại đv m.tả cuộc trò chuyện giữa bé Hồng và người cô ?
? Trg cuộc hội thoại đó, mỗi nv nói bao nhiêu lượt ? 
- Bà cô 5 lượt, hồng 2 lượt.
- Các lượt lời của bà cô
1- Hồng mày có muốn vào Thanh Hoá chơi với mẹ mày không?
2- Sao lại không vào?
3- Mày dại quá cứ vào đi tao chạy cho tiền tàuchứ
4- Vậy mày hỏi cô Thông.
5- Mờy lại rằm tháng tám..
- Các lượt lời của Hồng
1- Không, cháu không muốn vào
2-Sao cô biết mợ con có con?
? Bao nhiêu lần lẽ ra Hồng đc nói nhưng Hồng không nói ? 
-Bình thường thì sau mỗi câu hỏi của người cô, Hồng phải trả lời bằng một câu nói, tức là sau lượt lời của người cô là đến lượt lời của Hồng. Nhưng ở đây, Hồng lại im lặng, đó cũng là cách thể hiện một lượt lời).
? Sự im lặng thể hiện thái độ của Hồng đối với những lời nói của người cô ntn? 
- Sự im lặng thể hiện thái độ bất bình của Hồng đối với người cô.
? Vì sao Hồng không cắt lời người cô khi bà nói những điều Hồng không muốn nghe ? 
- Vì Hồng ý thức đc rằng Hồng là người vai dưới, không đc phép xúc phạm người cô.
? Qua tìm hiểu VD, em hiểu thế nào là lượt lời trg hội thoại ? Khi tham gia hội thoại cần chú ý gì ?
- Một h/s phát biểu, một h/s đọc ghi nhớ sgk 
? Qua cách m.tả cuộc thoại giữa các nv cai lệ, người nhà lí trưởng, chị Dậu và anh Dậu trg đoạn trích Tức nc vỡ bờ, em thấy tính cách của mỗi nv đc thể hiện ntn ?
- Sự thay đổi từ ngữ xưng hô của chị Dậu trg cuộc hội thoại: cháu- ông -> tôi- ông ->bà- mày cùng với những chi tiết m.tả nét mặt, hành động đã thể hiện khá rõ tính cách của chị Dậu là rất yêu thương chồng, tỉnh táo, thông minh trg ứng xử, khi cần thì nhẫn nhục chịu đựng nhưng khi bị đẩy vào đường cùng thì lai quyết liệt chống trả.
-Cai lệ nói nhiều câu cộc lốc, thô lỗ cùng với những chi tiết m.tả cử chỉ, giọng nói hầm hè, hành động côn đồ làm hiện lên tính cách hung bạo, mất hết tính người.
-Đọc đoạn trích.
? Sự chủ động tham gia hội thoại của chị Dậu với cái Tí phát triển ngược chiều ntn ?
- Thoạt đầu, cái Tí nói nhiều hơn và rất hồn nhiên, còn chị Dậu thì chỉ im lặng. Về sau, cái Tí nói ít hẳn đi, còn chị Dậu lại nói nhiều hơn.
? Tác giả m.tả diễn biến cuộc hội thoại như vậy có hợp với tâm lí nv không ? Vì sao ?
- Tác giả m.tả diễn biến cuộc thoại như vậy rất phù hợp với tâm lí nv: Thoạt đầu cái Tí rất vô tư vì nó chưa biết là sắp bị bán đi, còn chị Dậu thì đau lòng vì buộc phải bán con nên chỉ im lặng. Về sau, cái Tí biết là sắp bị bán nên sợ hãi và đau buồn, ít nói hẳn đi, còn chị Dậu phải nói để thuyết phục cả 2 đứa con nghe lời mẹ
? Việc t.g tô đậm sự hồn nhiên và hiếu thảo của cái Tí qua phần đầu cuộc thoại làm tăng kịch tính của câu chuyện ntn ? 
- Việc t.g tả cái Tí hồn nhiên kể lể với mẹ những việc nó đã làm như khuyên bảo thằng Dần để phần những củ khoai to hơn cho bố mẹ, hỏi thăm mẹ,... càng làm cho chị Dậu đau lòng khi buộc phải bán đứa con hiếu thảo, đảm đang và càng tô đậm nỗi bất hạnh sắp giáng xuống đầu cái Tí.
I. Nội dung ôn luyện 
1-Lượt lời trong hội thoại:
II-Luyện tập:
Bài1tr/102/ sgk 
Bài 21tr/ 102 /sgk 
.
3.củng cố-Hướng dẫn : 
-Học thuộc ghi nhớ, làm bài tập 3,4 (103 ).
-Chuẩn bị bài: Lựa chọn trật tự từ trong câu (Đọc ví dụ và trả lời câu hỏi trong từng phần).
-----------------------------------------------
Tuần 34 Tiết 2
Ngày soạn:24/4/2010
Ngày dạy: 26/4/2010
Ôn bài Lựa chọn trật tự từ trong câu
	A-Mục tiêu bài học: 
-Trang bị cho học sinh một số hiểu biết sơ giản về trật tự từ trg câu, cụ thể là: Khả năng thay đổi trật tự từ, hiệu quả diễn đạt của những trật tự từ khác nhau.
-Hình thành ở học sinh ý thức lựa chọn trật tự từ trg nói, viết cho phù hợp với yêu cầu phản ánh thực tế và diễn tả tư tưởng, tình.cảm của bản thân.
	B-Chuẩn bị: 
G/v : Đồ dùng: Bảng phụ chép ví dụ.Soạn giáo án 
H/s :Học bài và làm bài theo hướng dẫn của thầy 
	C-Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học: 
	1- Kiểm tra: 
 Thế nào là lượt lời ? Khi tham gia hội thoại cần chú ý gì ?
	2-Bài mới: Giáo viên giới thiệu : Để nội dung thông báo có sức cuốn hút người đọc, người nghe đôi khi người viết phải thay đổi trật tự từ trong câu .Có những cách thay đổi nào bài học hôm nay chúng ta cùng ôn lại 
Hoạt động của thầy-trò
Nội dung cần đạt 
? Việc sắp xếp trật tự từ trong câu có tác dụng như thế nào ?
- Một h/s phát biểu, Một h/s đọc ghi nhớ sgk
* Hs đọc ví dụ (bảng phụ).
Ví dụ 1:
 a-Đùng đùng, cai lệ giật phắt cái thừng trong tay anh này và chạy sầm sập đến chỗ anh Dậu . 
 Chị Dậu xám mặt, vội vàng đặt con xuống đất, chạy đến đỡ lấy tay hắn. 
b-..., cai lệ và người nhà lí trưởng đã sầm sập tiến vào với những roi song, tay thước và dây thừng
? Trật tự từ trong những bộ phận câu in đậm thể hiện điều gì ?
-Gv:trong VB Tức nước vỡ bờ có nhiều chi tiết cho thấy cai lệ có địa vị XH cao hơn người nhà lí trưởng. Trật tự từ ở đây cũng có thể phản ánh thứ tự xuất hiện của các nv vật: cai lệ đi trước, người nhà lí trưởng theo sau. Trật tự trong cụm: roi song, tay thước và dây thừng ứng với trật tự của cụm từ đứng trước: cai lệ mang roi song, còn người nhà lí trưởng mang tay thước và dây thừng.
Ví dụ 2:
a-Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín.
Vì nó có sự hài hòa về ngữ âm và có nhịp điệu hơn.
b-Tre giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín, giữ làng, giữ nước. 
c-Tre giữ làng, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín, giữ nước. 
? So sánh tác dụng của những cách sắp xếp trật tự từ trong các bộ phận câu in đậm ?
? Từ những điều phân tích ở mục I và II, hãy rút ra nhận xét về tác dụng của việc sắp xếp trật tự từ trong câu ?
* Hs đọc 3 đoạn văn, thơ.
a->Kể tên các vị anh hùng DT theo thứ tự xúât hiện của các vị ấy trong LS.
b->Đặt cụm từ đẹp vô cùng trước hô ngữ TQ ta ơi để nhấn mạnh cái đẹp của non sông mới được giải phóng.
->Đảo hò ô lên trước để bắt vần với sông Lô (vần lưng), tạo cảm giác kéo dài, thể hiện sự mênh mang của sông nước, đồng thời cũng đảm bảo cho câu thơ bắt vần với câu trước (vần chân: ngạt- hát). Như vậy ở đây, trật tự từ đảm bảo sự hài hòa về ngữ âm cho lời thơ.
c- ->Lặp lại các từ và cụm từ mật thám, đội con gái ở đầu 2 vế câu là để LK chặt chẽ câu ấy với câu đứng trước.
I. Nội dung ôn luyện 
1-Một số tác dụng của sự sắp xếp trật tự từ:
->Thể hiện thứ tự trc sau của các hành động.
,->Thể hiện thứ bậc cao thấp của nv, thể hiện thứ tự tương ứng với trật tự của cụm từ đứng trước. 
-> Có hiệu quả diễn đạt cao hơn.
III-Luyện tập:
? Giải thích lí do sắp xếp và tác dụng của trật tự từ trong những bộ phận câu và câu in đậm ? 
3Củng cố-Hướng dẫn: 
-Chuẩn bị bài: Lựa chọn trật tự từ trong câu (luyện tập), 
 Ngày 26 tháng 4 năm 2010
 Tuần 34
 BGH kí duyệt 

Tài liệu đính kèm:

  • docGA DAY THEM VAN 8 Hay.doc