Giáo án dạy thêm ngữ văn 8 - Buổi chiều

Giáo án dạy thêm ngữ văn 8 - Buổi chiều

ÔN TẬP TUẦN 1

* Mục đích yêu cầu:

- Giúp hs ôn tập và nâng cao những kiến thức đã học trong tuần.

- Rèn kĩ năng trình bày miệng, viết những kiến thức trọng tâm.

- GD ý thức hoc tập bộ môn.

A. Nội dung ôn tập:

I. Phần Tiếng Việt:

* HD hs ôn tập về Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội.

+ GV nêu câu hỏi, HS suy nghĩ trả lời. HS # nhận xét, bổ sung.

+ VG chốt lại kiến thức cơ bản:

- Từ ngữ địa phương: là từ ngữ chỉ sử dụng ở 1 số vùng, 1 số địa phương nhất định.

VD:

“Con ra tiền tuyến xa xôi

Yêu bầm yêu nước, cả đôi mẹ hiền”

(Bầm ơi – Tố Hữu)

 

doc 57 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 2023Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy thêm ngữ văn 8 - Buổi chiều", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ôn tập Tuần 1
* Mục đích yêu cầu:
- Giúp hs ôn tập và nâng cao những kiến thức đã học trong tuần.
- Rèn kĩ năng trình bày miệng, viết những kiến thức trọng tâm.
- GD ý thức hoc tập bộ môn.
A. Nội dung ôn tập: 
I. Phần Tiếng Việt:
* HD hs ôn tập về Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội.
+ GV nêu câu hỏi, HS suy nghĩ trả lời. HS # nhận xét, bổ sung.
+ VG chốt lại kiến thức cơ bản:
Từ ngữ địa phương: là từ ngữ chỉ sử dụng ở 1 số vùng, 1 số địa phương nhất định.
VD: 
“Con ra tiền tuyến xa xôi
Yêu bầm yêu nước, cả đôi mẹ hiền”
(Bầm ơi – Tố Hữu)
	- Biệt ngữ xã hội: là loại từ chỉ được dùng trong 1 tầng lớp xã hội nhất định.
(còn gọi là tiếng lóng).
	VD: Bỉ vỏ: Bỉ: người đàn bà, con gái; vỏ: ăn cắp.
 Cớm: mật thám, đội xếp
 Sập kê: nhiều tiền.
- Giá trị và ý nghĩa: Nếu được sử dụng hợp lí sẽ góp phần tô đậm màu sắc 1 miền quê, làm nổi bật tính cách xã hội, cách sống, cách giao tiếp của 1 giai tầng xã hội. Truyện của Anh Đức, Sơn Nam, Võ Quảng, Duy Khán, Kim Lân..., thơ của Trần Hữu Thung, Tố Hữu... đã thành công trong việc sử dụng từ địa phương để lại nhiều trang văn, trang thơ khá đậm đà, thú vị.
Nếu lạm dụng từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội sẽ gậy nên cảm giác khó chịu cho người đọc.
Lúc nói hoặc viết, chúng ta phải cân nhắc trong việc sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội.
II Phần TLV:
* HD hs ôn tập về Tóm tắt văn bản tự sự:
- Tóm tắt vb TS là dùng lời văn của mình trình bày 1 cách ngắn gọn ND chính (bao gồm sự việc tiêu biểu và nhân vật quan trọng) của vb đó.
VB tóm tắt cần phản ánh trung thành ND của vb được tóm tắt.
Muốn tóm tắt vb TS, cần đọc kĩ để hiểu đúng chủ đề vb, x/đ ND chính cần tóm tắt, sắp xếp nd ấy theo 1 thứ tự hợp lí, sau đó viết thành vb tóm tắt.
B. Luyện tập:
* BTTN: Bài 4 (Tr. 27)
- HS tự làm. (kẻ bảng theo mẫu).
- HS đổi vở.
- GV HD HS tìm đáp án đúng.
- HS chấm chéo bài của bạn.
- Tổng hợp số điểm đạt được /điểm tối đa.
- Tuyên dương, phê bình kịp thời.
Câu
Chọn đáp án
Đáp án đúng
Điểm
Điểm tối đa:.............Điểm đạt được:........
* BT TL: - GV HD HS làm BT. 
1. Em hãy ghi lại những biệt ngữ xã hội được dùng trong những câu sau đây và diễn đạt lại cho mọi người cùng hiểu:
	a. Trong trận đấu bóng đá giữa đội X và đội Y, cầu thủ Chiến đã đốn ngã cầu thủ Thắng.
	b. Cũng trong trận đấu bóng này, đội Y đã bị thủng lưới 2 bàn.
	c. Như vậy thủ môn đội Y đã phải vào lưới nhặt bóng 2 lần.
	d. Bài KT toán, Hoà bị trứng còn Nam bị gậy.
- Gọi HS trình bày. Nhận xét.
- GV nhận xét, chốt lại kĩ năng làm bài, cho điểm 1 số bài.
2. Hãy tìm những từ ngữ toàn dân tương ứng với những từ ngữ địa phương Nam bộ sau đây:
Từ ngữ địa phương Nam bộ
Từ ngữ toàn dân
trái
(trái) thơm
khoai mì
mè 
ghe
cuốn (tập)
hên
xui
rầy
hết mình
đánh lộn
quả
3. Tóm tắt vb: “Trong lòng mẹ” và “ Lão Hạc”.
- HD HS làm. 
- HS viết bài.
- Gọi HS trình bày.
- Thảo luận lớp: 
+ Ưu điểm 
+ Nhược điểm trong bài làm của bạn.
 => Rút kinh nghiệm cho bài viết của mình.
- GV nhận xét, chốt lại kĩ năng làm bài, cho điểm 1 số bài.
* HDVN: 	
- Ôn tập kĩ các kiến thức trọng tâm. 
- Xem lại & hoàn thiện tiếp các BT./.
----------------------------------------------------------------------------------------------
ôn tập Tuần 2
* Mục đích yêu cầu:
- Giúp hs ôn tập và nâng cao những kiến thức đã học trong tuần.
- Rèn kĩ năng trình bày miệng, viết những kiến thức trọng tâm.
- GD ý thức hoc tập bộ môn.
A. Nội dung ôn tập: 
I. Phần văn:
HD HS ôn tập về vb Cô bé bán diêm
- GV nêu câu hỏi, HS suy nghĩ trả lời.
- HS # nhận xét, bổ sung.
- GV chốt lại kiến thức trọng tâm.
* Tác giả: Nhà văn Đan Mạch Hanx Cri-xti-an An-đéc-xen(1805-1875) nổi tiếng chuyên viết chuyện cho thiếu nhi.Ông có thể dựa theo những câu chuyện cổ tích được lưu truyền trong dân gian để viết lại nhưng cũng nhiều truyện ông tự sáng tác mới hoàn toàn. Dù theo cách nào thì những câu chuyện của ông cũng được các bạn nhỏ khắp nơi trên thế giới (trong đó có VN) hoan nghênh nhiệt liệt. Các n/v của ông đôi khi ở trong những hoàn cảnh rất thương tâm nhưng nhìn chung truyện của ông luôn lấp lánh thứ ánh sáng lãng mạn kì ảo, kết thúc có hậu, mang đến cho bạn đọc niềm tinh và ty đối với c/s.
* Giá trị về nội dung & NT: Đoạn trích cho ta thấy 1 NT kể chuyện hấp dẫn, các tình ết được sắp xếp, miêu tả hợp lí, thủ pháp lãng mạn phát huy tối đa hiệu quả khiến cho cái chết của cô bé bán diêm tuy rất thương tâm nhưng không bi thảm, để lại nhiều dư vị, cảm xúc tốt đẹp trong lòng bạn đọc.
II. Phần Tiếng Việt:
- HD hs ôn tập về Trợ từ, thán từ:
+ GV nêu câu hỏi, HS suy nghĩ trả lời. HS # nhận xét, bổ sung.
+ VG chốt lại kiến thức cơ bản:
Trợ từ là những từ chuyên đi kèm 1 TN trong câu để nhấn mạnh hay biểu thị thái độ đánh giá sv, sviệc được nói đến ở TN đó.
VD: những, có, chính, đích, ngay...
Thán từ là những từ dùng để bộc lộ t/c, c/x của người nói hoặc dùng để gọi đáp. Thán từ thường đứng ở đầu câu, có khi nó được tách ra thành 1 câu đặc biệt.
Thán từ gồm 2 loại chính: 
+ Thán từ bộc lộ t/c, c/x: a, ái, ối,...
+ Thán từ gọi-đáp: này, ơi, vâng, dạ, ừ...
III Phần TLV:
HD hs ôn tập về Miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự:
+ Trong VB TS, rất ít khi các tác giả chỉ thuần kể người, kể việc (KC), mà khi kể thường đan xen các yếu tố miêu tả và biểu cảm.
+ Các yếu tố MT và BC làm cho KC sinh động và sâu sắc hơn.
B. Luyện tập:
* BTTN: Bài 4 (Tr. 27)
- HS tự làm. (kẻ bảng theo mẫu).
- HS đổi vở.
- GV HD HS tìm đáp án đúng.
- HS chấm chéo bài của bạn.
- Tổng hợp số điểm đạt được /điểm tối đa.
- Tuyên dương, phê bình kịp thời.
Câu
Chọn đáp án
Đáp án đúng
Điểm
Điểm tối đa:.............Điểm đạt được:........
* BT TL: - GV HD HS làm BT. 
1. Trong truyện, cô bé đã có 4 lần quẹt diêm, tương ứng với 4 giấc mơ. Cô bé đã mơ thấy những gì?
- Gọi HS trình bày.
- Thảo luận lớp: 
+ Ưu điểm 
+ Nhược điểm trong bài làm của bạn.
 => Rút kinh nghiệm cho bài viết của mình.
- GV nhận xét, chốt lại kĩ năng làm bài, cho điểm 1 số bài.
* Tham khảo: 
Đọc truyện “Cô bé bán diêm”, ta cảm thấy như An-đéc-xen đang dẫn chúng ta đi theo con đường bán diêm của 1 em bé nghèo khổ, bất hạnh, mồ côi mẹ. Đầu trần, chân đất, em lủi thủi bước đi trong đêm giáo thừa “rét dữ dội, tuyết rơi”. Phần cảm động nhất, thấm đẫm tinh thần nhân đạo nhất là khi An-đéc-xen nói về những giấc mơ của em bé.
	Rét quá, tối tăm và cô đơn, em “đánh liều” 1 que. “Que diêm thứ nhất sáng rực như than hồng” làm cho em tưởng chừng như “đang ngồi trước 1 lò sưởi bằng sắt có những hình nổi bằng đồng bóng nhoáng”.
	Que diêm thứ 2 bùng cháy, em mơ được sống trong 1 mái nhà êm ấm có “tấm rèm bằng vải màu”, có 1 mâm cỗ sang trọng. Bàn ăn có khăn trải bàn trắng tinh, có bát đĩa sứ quý giá, có ngỗng quay...Em đang bụng đói, cật rét, nên em mơ thấy “ngỗng nhảy ra khỏi đĩa và mang cả dao ăn, phóng sết cắm trên lưng tiến về phía em”...
	Que diêm thứ 3 quẹt lên. Em bé thấy hiện lên 1 cây thông nô-en được trang trí lộng lẫy với hàng ngàn ngọn nến sáng rực, lấp lánh trên cành lá xanh tươi. Em giơ tay với về phía cây nô-en thì diêm tắt. Em mơ thấy các ngọn nến bay cao lên mãi rồi “biến thành những ngôi sao trên trời.”
	Que diêm thứ tư bùng cháy, ánh lửa xanh toả ra. Em bé mơ nhìn thấy rõ ràng bà em đang mỉm cười với em”. Em bé nguyện cầu tha thiết: “Cháu van bà, bà xin thượng đế chí nhân, cho cháu về với bà...”
	Em bé quẹt hết cả bao diêm. Diêm nối nhau chiếu sáng. Đêm càng khuya càng rét, tuyết càng phủ dày mặt đất. Em bé nhập chờn trong mơ. Em thấy bà em hiện lên to lớn và đẹp lão. Bà nội cầm tay em, 2 bà cháu “về chầu Thượng đế”.
2. Em hãy phân tích ý nghĩa của giấc mơ thứ 4 của em bé.
Giấc mơ em bé mơ thấy sau khi lần thứ tư quẹt diêm là xúc động nhất. Em chìm dần vào ngọn lửa xanh. Em “nhìn rõ ràng bà em đàng mỉm cười với em”. Em mơ được sống lại những ngày êm ấm, hp thời bé thơ được sống bên bà. Diêm cháy sáng rồi tàn làm tan giấc mơ: “Que diêm tắt phụt, và ảo ảnh vụt sáng trên khuôn mặt cô bé cũng biến mất”. Đã hơn 1 thế kỉ trôi qua, từ ngày An-đéc-xen viết truyện (1845), người đọc khắp hành tinh gần xa, nhất là những bạn nhỏ hình như còn nghe văng vẳng đâu đây lời nguyện cầu tha thiết của em bé tội nghiệp: “xin bà đừng bỏ cháu ở nơi này...cháu van bà, bà xin Thượng đế chí nhâ, cho cháu về về với bà. Chắc Người không từ chối đâu.”
Em bé đã chết đói, chết rét trong đêm giáo thừa. Thế nhưng người đọc vẫn cảm thấy em không chết. Nói về giấc mơ em bé bán diêm, ngòi bút An-đéc-xen thẫm đẫm tình nhân đạo.
3. Phân tích ý nghĩa hình tượng ngọn lửa – diêm trong truyện “CBBD”.
Tham khảo:
 Đọc truyện... ta thấy hình tượng ngọn lửa là hình tượng lấp lánh nhất. Đó là ngọn lửa của ước mơ tuổi thơ về mái ấm gia đình, về ấm no hp, được ăn ngon mặc đẹp, được vui chơi và sống trong tình thương. Từ những ngọn lửa diêm đã hoá thành những ngôi sao trên trời...để soi đường cho em bé bay lên ở với bà nội trên Thượng đế.
	Qua ngọn lửa và ngôi sao, An-đéc-xen đã cảm thông, trân trọng, ngợi ca những ước mơ bình dị và kì diệu của tuôi thơ. Vẻ đẹp nhân văn của truyện “CBBD” chính là ở hình tượng ngọn lửa ấy. 
- HS viết bài.
- Gọi HS trình bày.
- Thảo luận lớp: 
+ Ưu điểm 
+ Nhược điểm trong bài làm của bạn.
 => Rút kinh nghiệm cho bài viết của mình.
- GV nhận xét, chốt lại kĩ năng làm bài, cho điểm 1 số bài.
- Đọc bài viết tham khảo 
* HDVN: 	
- Ôn tập kĩ các kiến thức trọng tâm. 
- Xem lại & hoàn thiện tiếp các BT./.
----------------------------------------------------------------------------------------------
ôn tập Tuần 3
* Mục đích yêu cầu:
- Giúp hs ôn tập và nâng cao những kiến thức đã học trong tuần.
- Rèn kĩ năng trình bày miệng, viết những kiến thức trọng tâm.
- GD ý thức hoc tập bộ môn.
A. Nội dung ôn tập: 
I. Phần văn:
HD HS ôn tập về vb Đánh nhau với cối xay gió:
- GV nêu câu hỏi, HS suy nghĩ trả lời.
- HS # nhận xét, bổ sung.
- GV chốt lại kiến thức trọng tâm.
* Giá trị về nội dung & NT: Sự tương phản về mọi mặt giữa Đôn Ki-hô-tê và Xan-cho Pan-xa trong tiểu thuyế Đôn Ki-hô-tê của Xéc-van-tét tạo nên 1 cặp nhân vật bất hủ trong vh thế giới. Đôn Ki-hô-tê thật nực cười nhưng cơ bản có những phẩm chất đáng quý; Xan-chô Pan-xa cũng có những mặt tốt song cũng bộc lộ nhiều điểm đáng chê trách.
II. Phần Tiếng Việt:
- HD hs ôn tập về Tình thái từ:
+ GV nêu câu hỏi, HS suy nghĩ trả lời. HS # nhận xét, bổ sung.
+ VG chốt lại kiến thức cơ bản: 
Tình thái từ là những từ được thêm vào câu để tạo câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán và để biểu thị các sắc thái tình cảm của người nói.
Tình thái từ gồm 1 số loại đáng chú ý sau:
Tình thái từ nghi vấn: à, ư, hả, hử, chứ, chăng...
Tình thái từ cầu khiến: đi, nào, với...
Tình thái từ cảm thán: thay, sao,...
Tình thái từ biểu thị sắc thái tình cảm: ạ, nhé, cơ mà...
 ... m tối đa:.............Điểm đạt được:........
Điểm trình bày:........................................
II. BTTL: 
1. Đọc đoạn văn sau:
“Nhân nghĩa là đạo lí, là tình thương giữa con người với nhau. Nhân nghĩa là 1 khái niệm đạo đức của Nho gia. Chữ nhân vốn có nd rất rộng. Hạt nhân của chữ nhân là chỉ sự tương thân tương ái giữa con người với nhau. Chữ nhân của Nho gia thể hiện khuynh hướng trọng dân, nghĩa là đối với dân phải khoan dung, nhân ái. Nghĩa là hợp với lẽ phải, với đạo lí. Nghĩa theo tư tưởng tích cực của Nho gia là lấy lợi ích của nhân dân, của đan tộc làm gốc.”
2. Tìm luận điểm của đoạn văn?
	- Nhân nghĩa là đạo lí, là tình thương giữa con người với nhau.
3. Đoạn văn được trình bày theo cách nào?
	- Đoạn diễn dịch.
4. Hãy chuyển thành đoạn quy nạp?
	- Gợi ý: Chuyển câu chủ đề xuống cuối đoạn.
5. Viết đoạn văn trình bày luận điểm sau: Học để ngày mai lập nghiệp.
	- Gợi ý: Tìm luận cứ: + Mục đích của việc học.
 + Để đạt được mục đích đó, cần học như thế nào?
- GV HD HS làm BT. 
- Gọi HS trình bày, nhận xét.
* HDVN: 	
- Học thuộc lòng và đọc diễn cảm 1 doạn trong văn bản.
- Ôn tập kĩ các kiến thức trọng tâm. 
- Xem lại & hoàn thiện tiếp các BT./.
ôn tập Tuần 14
* Mục đích yêu cầu:
- Giúp hs ôn tập và nâng cao những kiến thức đã học trong tuần.
- Rèn kĩ năng trình bày miệng, viết những kiến thức trọng tâm.
- GD ý thức hoc tập bộ môn.
A. Nội dung ôn tập: 
I. Phần Văn: 
HD HS ôn tập về vb : Thuế máu: 
- GV nêu câu hỏi, HS suy nghĩ trả lời.
- HS # nhận xét, bổ sung.
- GV chốt lại kiến thức trọng tâm.
a. Tác giả: 
- Sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, Nguyễn ái Quốc sống và hoạt động ở Pari – thủ đô nước Pháp. 
b. Tác phẩm: 
	- XB 1925 bằng tiếng Pháp.
	- TP gồm 12 chương và phần phụ lục “Gửi thanh niên”.
	- TP vạch trần bộ mặt xảo quyệt của bọn thực dân được che đậy bằng những mĩ từ khai hoá, văn minh, công lí Thực chất chúng đã áp bức, bóc lột nhân dân ta đến tận xương tuỷ, đầu độc dân ta bằng thuốc phiện, rượu cồn vô cùng dã man. TP chính luận này có giá trị lớn, đóng góp về nhiều mặt: chính trị, sử học, văn học.
II. Phần Tiếng Việt: 
HD HS : Ôn tập về Hội thoại: 
- GV nêu câu hỏi, HS suy nghĩ trả lời.
- HS # nhận xét, bổ sung.
- GV chốt lại kiến thức trọng tâm.
	* Vai XH là vị trí của người tham gia hội thoại đối với người khác trong cuộc thoại. Vai XH được x/đ bằng các quan hệ xã hội:
+ Quan hệ trên – dưới hay ngang bằng (theo tuổi tác, thứ bậc trong gđ và xã hội);
+ Quan hệ thân – sơ (theo mức độ quen biết, thân tình).
	* Vì quan hệ XH vốn rất đa dạng nên vai XH của mỗi người cũng đa dạng, nhiều chiều. Khi tham gia hội thoại, mỗi người cần x/đ đúng vai của mình để chọn cách nói cho phù hợp.
III. Phần Tập làm văn:
HD HS : Ôn tập về Tìm hiểu yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận: 
- GV nêu câu hỏi, HS suy nghĩ trả lời.
- HS # nhận xét, bổ sung.
- GV chốt lại kiến thức trọng tâm:
+ Văn NL rất cần yếu tố biểu cảm. Yếu tố BC giúp cho văn NL có hiệu quả thuyết phục lớn hơn, vì nó tác động mạnh mẽ tới tình cảm của người đọc, người nghe.
+ Để bài văn NL có sức BC cao, người làm văn phải thực sự có cảm xúc trước những điều mình viết, nói và phải biết diễn tả cảm xúc đó bằng những từ ngữ, những câu văn truyền cảm. Sự diễn tả cảm xúc phải chân thực và không được phá vỡ mạch NL của bài văn.
B. Luyện tập:
HD HS làm các bài tập:
- GV HD HS làm BT. 
- Gọi HS trình bày, nhận xét.
I. BTTN: Bài 26 (.):
- HS tự làm. (kẻ bảng theo mẫu).
- GV HD HS tìm đáp án đúng.
- HS đổi vở.
- GV gọi HS chữa bài, HS chấm chéo bài của bạn.
- Tổng hợp số điểm đạt được / điểm tối đa.
- Tuyên dương, phê bình kịp thời.
Câu
Chọn đáp án
Đáp án đúng
Điểm
Điểm tối đa:.............Điểm đạt được:........
Điểm trình bày:........................................
II. BTTL: 
* HDVN: 	
- Ôn tập kĩ các kiến thức trọng tâm. 
- Xem lại & hoàn thiện tiếp các BT./.
ôn tập Tuần 15
* Mục đích yêu cầu:
- Giúp hs ôn tập và nâng cao những kiến thức đã học trong tuần.
- Rèn kĩ năng trình bày miệng, viết những kiến thức trọng tâm.
- GD ý thức hoc tập bộ môn.
A. Nội dung ôn tập: 
I. Phần Văn: 
HD HS ôn tập về vb : Đi bộ ngao du: 
- GV nêu câu hỏi, HS suy nghĩ trả lời.
- HS # nhận xét, bổ sung.
- GV chốt lại kiến thức trọng tâm.
a. Tác giả: 
- Giăng Giắc Ru-xô (1712 – 1778) là nhà văn, nhà tư tưởng lớn của nước Pháp TK 18. 
b. Tác phẩm: 
	- Tác phẩm Ê-min hay Về giáo dục (1762), Ru-xô bàn về chuyện gioá dục một em bé từ lúc sơ sinh cho đến lúc trưởng thành qua câu chuyện về chú bé Ê-min.
	- Để chứng minh muốn ngao du cần phải đi bộ, tg dùng những lí lẽ và thực tiễn c/s mà bản thân đã trải qua để tạo nên lập luận chặt chẽ, sinh động, có sức thuyết phục. Qua bài văn, có thể thấy rõ tác giả là một con người giản dị, quý trọng tự do và yêu mến thiên nhiên.
II. Phần Tiếng Việt: 
HD HS : Ôn tập về Hội thoại (tiếp): 
- GV nêu câu hỏi, HS suy nghĩ trả lời.
- HS # nhận xét, bổ sung.
- GV chốt lại kiến thức trọng tâm.
	* Trong hội thoại, ai cũng được nói. Mỗi lần có 1 người tham gia hội thoại nói được gọi là lượt lời.
	Để giữ lịch sự, cần tôn trọng lượt lời của người khác, tránh nói tranh lượt, cắt lời hoặc chêm vào lời của người khác.
	Nhiều khi, im lặng khi đến lượt lời của mình cũng là 1 cách biểu thị thái độ.
III. Phần TLV: 
HD HS : Luyện tập: Đưa yếu tố biểu cảm vào trong bài văn nghị luận:
B. Luyện tập:
HD HS làm các bài tập:
- GV HD HS làm BT. 
- Gọi HS trình bày, nhận xét.
I. BTTN: Bài 27 (.):
- HS tự làm. (kẻ bảng theo mẫu).
- GV HD HS tìm đáp án đúng.
- HS đổi vở.
- GV gọi HS chữa bài, HS chấm chéo bài của bạn.
- Tổng hợp số điểm đạt được / điểm tối đa.
- Tuyên dương, phê bình kịp thời.
Câu
Chọn đáp án
Đáp án đúng
Điểm
Điểm tối đa:.............Điểm đạt được:........
Điểm trình bày:........................................
* HDVN: 	
- Ôn tập kĩ các kiến thức trọng tâm. 
- Xem lại & hoàn thiện tiếp các BT./.
ôn tập Tuần 29
* Mục đích yêu cầu:
- Giúp hs ôn tập và nâng cao những kiến thức đã học trong tuần.
- Rèn kĩ năng trình bày miệng, viết những kiến thức trọng tâm.
- GD ý thức hoc tập bộ môn.
A. Nội dung ôn tập: 
I. Phần Tiếng Việt: 
HD HS : Ôn tập về Lựa chọn trật tự từ trong câu: 
- GV nêu câu hỏi, HS suy nghĩ trả lời.
- HS # nhận xét, bổ sung.
- GV chốt lại kiến thức trọng tâm:
* Trong 1 câu có thể có nhiều cách sắp xếp trật tự từ, mỗi cách đem lại hiệu quả diễn đạt riêng. Người nói, người viết cần biết lựa chọn trật tự từ cho thích hợp với yêu cầu giao tiếp.
* Trật tự từ trong câu có thể:
+ Thể hiện thứ tự nhất định của sự vật, hiện tượng, hoạt động, đặc điểm (như thứ bậc quan trọng của sự vật, thứ tự trước sau của hoạt động, trình tự quan sát của người nói).
+ Nhấn mạnh hình ảnh, đặc điểm của sự vật, hiện tượng.
+ Liên kết câu với những câu khác trong VB.
+ Đảm bảo sự hài hoà về ngữ âm của lời nói.
II. Phần TLV:
HD HS : Ôn tập về Tìm hiểu yếu tự sự và miêu tả trong văn nghị luận: 
- GV nêu câu hỏi, HS suy nghĩ trả lời.
- HS # nhận xét, bổ sung.
- GV chốt lại kiến thức trọng tâm:
* Bài văn nghị luận thường vẫn cần phải có các yếu tố tự sự và miêu tả. Hai yếu tố này giúp cho việc trình bày các luận cứ trong bài văn được rõ ràng, cụ thể, sinh động hơn và do đó, có sức thuyết phục mạnh mẽ hơn.
* Các yếu tố tự sự và miêu tả được dùng làm luận cứ phải phục vụ cho việc làm rõ luận điểm và không phá vỡ mạch nghị luận của bài văn.
B. Luyện tập:
I. BTTN: Bài 28 (.):
- HS tự làm. (kẻ bảng theo mẫu).
- GV HD HS tìm đáp án đúng.
- HS đổi vở.
- GV gọi HS chữa bài, HS chấm chéo bài của bạn.
- Tổng hợp số điểm đạt được / điểm tối đa.
- Tuyên dương, phê bình kịp thời.
Câu
Chọn đáp án
Đáp án đúng
Điểm
Điểm tối đa:.............Điểm đạt được:........
Điểm trình bày:........................................
HD HS làm các bài tập:
- GV HD HS làm BT. 
- Gọi HS trình bày, nhận xét.
* HDVN: 	
- Ôn tập kĩ các kiến thức trọng tâm. 
- Xem lại & hoàn thiện tiếp các BT./.
ôn tập Tuần 30
* Mục đích yêu cầu:
- Giúp hs ôn tập và nâng cao những kiến thức đã học trong tuần.
- Rèn kĩ năng trình bày miệng, viết những kiến thức trọng tâm.
- GD ý thức hoc tập bộ môn.
A. Nội dung ôn tập: 
I. Phần Tiếng Việt: 
HD HS : Ôn tập về Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục: 
- GV nêu câu hỏi, HS suy nghĩ trả lời.
- HS # nhận xét, bổ sung.
- GV chốt lại kiến thức trọng tâm:
* Tác giả: Mô-li-e – nhà viết hài kịch nổi tiếng của chủ nghĩa cổ điển Pháp. Nét độc đáo của kịch Mô-li-e là tg luôn phát hiện ra những khía cạnh bi đát của XH Pháp thời vua Lu-i XIV và thẻ hiện chúng dưới hình thức hài kịch.
* TP: “Trưởng giả học làm sang”: trình diễn lần đầu vào ngày 14/11/1670 tại Săm-bơ cho triều đình xem; Là 1 trong những vở kịch thành công nhất của Mô-li-e.
- Đoạn trích: 
+ Là lớp kịch kết thúc hồi II của vở kịch 5 hồi.
+ Gồm 2 cảnh: Ông giuốc-đanh và bác phó may.
 Ông Giuốc-đanh và các thợ phụ.
+ Đoạn trích được XD hết sức sinh động, khắc hoạ tài tình tính cách lố lăng của 1 tay trưởng giả muốn học đòi làm sang, gây nên tiến cười sảng khoái cho khán giả.
II. Phần Tiếng Việt: 
HD HS : Ôn tập về Lựa chọn trật tự từ trong câu (Tiếp): 
- GV nêu câu hỏi, HS suy nghĩ trả lời.
- HS # nhận xét, bổ sung.
- GV chốt lại kiến thức trọng tâm: 
* Bài văn nghị luận thường vẫn cần phải có các yếu tố tự sự và miêu tả. Hai yếu tố này giúp cho việc trình bày các luận cứ trong bài văn được rõ ràng, cụ thể, sinh động hơn và do đó, có sức thuyết phục mạnh mẽ hơn.
* Các yếu tố tự sự và miêu tả được dùng làm luận cứ phải phục vụ cho việc làm rõ luận điểm và không phá vỡ mạch nghị luận của bài văn.
II. Phần TLV:
HD HS : Luyện tập về Đưa các yếu tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận: 
- GV nêu câu hỏi, HS suy nghĩ trả lời.
- HS # nhận xét, bổ sung.
- GV chốt lại kiến thức trọng tâm:
* Bài văn nghị luận thường vẫn cần phải có các yếu tố tự sự và miêu tả. Hai yếu tố này giúp cho việc trình bày các luận cứ trong bài văn được rõ ràng, cụ thể, sinh động hơn và do đó, có sức thuyết phục mạnh mẽ hơn.
* Các yếu tố tự sự và miêu tả được dùng làm luận cứ phải phục vụ cho việc làm rõ luận điểm và không phá vỡ mạch nghị luận của bài văn.
B. Luyện tập:
HD HS làm các bài tập:
- GV HD HS làm BT. 
- Gọi HS trình bày, nhận xét.
I. BTTN: Bài 29 ():
- HS tự làm. (kẻ bảng theo mẫu).
- GV HD HS tìm đáp án đúng.
- HS đổi vở.
- GV gọi HS chữa bài, HS chấm chéo bài của bạn.
- Tổng hợp số điểm đạt được / điểm tối đa.
- Tuyên dương, phê bình kịp thời.
Câu
Chọn đáp án
Đáp án đúng
Điểm
Điểm tối đa:.............Điểm đạt được:........
Điểm trình bày:........................................
1
* HDVN: 	
- Ôn tập kĩ các kiến thức trọng tâm. 
- Xem lại & hoàn thiện tiếp các BT./.
-----------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docDay dai tra van 8 buoi chieu ca nam.doc