Giáo án dạy thêm môn Ngữ văn khối 8

Giáo án dạy thêm môn Ngữ văn khối 8

Tuần 1

 RÈN KĨ NĂNG TẠO LẬP VĂN BẢN

 A. Mục tiêu cần đạt

 - Củng cố cho học sinh các kỹ năng cần có khi tạo lập văn bản

 - Muốn tạo được văn bản, cần biết cách liên kết tầm quan trọng của xây dựng bố cục sự mạch lạc của văn bản.

 - Rèn kĩ năng xây dựng văn bản.

 B. Chuẩn bị:

 - GV: các bài tập

 - HS: ôn lại các kiến thức cũ.

C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học:

 1. Ổn định tổ chức:

 2. Kiểm tra

 GV: kiểm tra sự chuẩn bị của HS

 3. Bài mới:

* Bài tập 1:

 Cho tập hợp câu:

 Chiếc xe lao mỗi lúc một nhanh (1) không điện! tôi phải đuổi theo nó vì tôi là tài xế chiếc xe mà ! " (2) Một chiếc xe ô tô buýt chở đầy khách đang lao xuống dốc (3) Thấy vậy một bà thò dầu ra cửa kêu lớn (4) Một người đàn ông mập mạp, mồ hôi nhễ nhãi đang gắng hết sức chạy theo xe (5) Ông ơi ! không kịp đâu !đừng đuổi theo vô ích ! ( 6) người đàn ông vội gào lên ( 7)

 a. Hãy sắp xếp lại tập hợp câu trên theo một thứ tự hợp lí để có được một văn bản mang tính liên kết chặt chẽ?

 b. Theo em có thể đặt đầu đề cho văn bản ở trên được không?

 c. Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là gì?

 A. Tự sự C. Miêu tả

 B. Biểu cảm D. Nghị luận

 

doc 43 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 804Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy thêm môn Ngữ văn khối 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	Ngày soạn: 
	Ngày dạy:
Tuần 1 
 Rèn kĩ năng tạo lập văn bản
 A. Mục tiêu cần đạt
 	- Củng cố cho học sinh các kỹ năng cần có khi tạo lập văn bản 
 	- Muốn tạo được văn bản, cần biết cách liên kết tầm quan trọng của xây dựng bố cục sự mạch lạc của văn bản.
 - Rèn kĩ năng xây dựng văn bản.
 B. Chuẩn bị:
 - GV: các bài tập
 - HS: ôn lại các kiến thức cũ.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học: 
 1. ổn định tổ chức:
 2. Kiểm tra
 GV: kiểm tra sự chuẩn bị của HS
 3. Bài mới:
* Bài tập 1:
 Cho tập hợp câu:
 Chiếc xe lao mỗi lúc một nhanh (1) không điện! tôi phải đuổi theo nó vì tôi là tài xế chiếc xe mà ! " (2) Một chiếc xe ô tô buýt chở đầy khách đang lao xuống dốc (3) Thấy vậy một bà thò dầu ra cửa kêu lớn (4) Một người đàn ông mập mạp, mồ hôi nhễ nhãi đang gắng hết sức chạy theo xe (5) Ông ơi ! không kịp đâu !đừng đuổi theo vô ích ! ( 6) người đàn ông vội gào lên ( 7) 
	a. Hãy sắp xếp lại tập hợp câu trên theo một thứ tự hợp lí để có được một văn bản mang tính liên kết chặt chẽ?
	b. Theo em có thể đặt đầu đề cho văn bản ở trên được không?
	c. Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là gì?
	A. Tự sự	 C. Miêu tả
	B. Biểu cảm	D. Nghị luận
	d. Viết một đoạn văn từ 6 - 8 dòng để nêu cảm nghĩ của em về văn bản trên?
	Bài làm: GV cho học sinh nhắc lại kiến thức cũ đã học ở những tiết trước để làm.
	a. Học sinh sắp xếp theo thứ tự sau 3 . 5 . 1 . 4 . 6 . 7 . 2 Đọc văn bản đã xắp xếp ? tại sao có sự sắp xếp đó?
	Vì : Câu 3 là câu giới thiệu một hiện tượng quan trọng, khái quát câu chuyện xe khách dầy người lao xuống dốc.
	Câu 5 : Xuất hiện một người đàn ông có đặc điểm mập, chạy theo xe (Vì nếu không có sự kiện này sẽ không có các sự việc nối tiếp,
	Tiếp theo là câu 1 : Vì xe không dừng lại để dẫn đến ý kiến của một bà trên xe.
	Câu 4: Liền với câu 6 ( Lời của bà ta) vì bà ta và khách đều nghĩ ông ta bị lỡ chuyễn xe.
	Cuối cùng là câu 7 và câu 2 gây ra một sự vỡ lẽ đến tức cười đồng thời là kết thúc chuyện.
	b. Học sinh đặt tiêu đề:
	+ Không kịp đâu.
	+ Một tài xế mất xe.
	c. Phương thức biểu đạt chính là A.
	d. Giáo viên hướng dẫn học sinh viết đoạn văn - trình bày - nhận xét.
	Đoạn tham khảo: Khi đọc ba câu đầu của câu chuyện ai cũng thương và ái ngại cho người đàn ông đã mập lại phải đuổi theo một chiếc xe đầy người đang xuống dốc ( Chắc là ông ta lỡ xe!) giá chiếc xe phanh lại để chờ ông ta cũng khó . Đằng lại kịch tính của câu chuyện lên cao khi " Chiếc xe cứ lao mỗi lúc môt nhanh". Sự ái ngại đó đã lan ra cả những người ngồi trên xe một bà thò cổ khuyên ông ta đừng chạy nữa. Thật bất ngờ cho bạn đọc khi vỡ lẽ ông ta là tài xế. Thế thì cuội chạy của ông ta là có lí rồi. Thật vừa đáng thương vừa nực cười cho ông tài xế " Lỡ xe"
 Bài tập 2: Cho đoạn văn
	" Enrico này ! ( 1) con hãy nhớ rằng tình yêu thương kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả (2) thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình yêu thương đó(3) ".
	( Trích mẹ tôi - Những tấm lòng cao cả của ét-môn-đô đơ A-mi-xi)
	a. Đoạn văn có 3 câu theo em có thể đổi chỗ giữa 2 câu 2 + 3 được không vì sao?
	b. Trong đoạn văn có những từ ghép nào? những từ ghép ấy diễn tả lĩnh vực nào trong cuộc sống con người?
c. Nội dung trên nói về vấn đề gì? em có biết những bài ca dao nào cùng có nội dung đó hãy viết ra ít nhất hai bài?
Bài làm: Hướng dẫn học sinh căn cứ sự liên kết văn bản, mạch lạc văn bản để làm câu (a)
	a. Không thể đổi chỗ giữa hai câu 2 và 3 được vì đổi chỗ nội dung văn bản sẽ rời rạc. Bởi từ " đó" ở câu 3 là dấu hiện liên kết với câu 2.
	b. Học sinh nhắc lại khái niệm từ ghép các loại từ ghép và tác dụng để làm .
+. Yêu thương kính trọng cha mẹ, tình cảm thiêng liêng, xấu hổ, nhục nhã chà đạp, yêu thương.
+. Các từ ghép thuộc lĩnh vực thể hiện tình cảm với cha mẹ ở hai tình huống.
	- Con ngoan.
	- Con chưa ngoan.
c. Nội dung đoạn văn nói về tình cảm yêu thương kính trọng cha mẹ của người con là rất thiêng liêng .
	- Người Việt Nam có nhiều bài ca dao cùng nội dung .
	VD1: " Công cha ....................cưu mang"
	VD2: " Công cha như ............ đạo con"
Làm bài tập 2, 4,6,7,10,12, ở bài 1/ bài tập trắc nghiệm ngữ văn 7
* Bài tập 3: Trong chuyện “cuộc chia tay của những con búp bê” tác giả đã miêu tả cảnh thiên nhiên trong đoạn văn sau:
 Đằng đông, trời hửng dần. Những bông hoa thược dược trong vườn đã thoáng hiện trong màn sương sớm và bắt đầu khoe bộ cánh rực rỡ của mình. Lũ chim xâu, chim chiền chiện nhảy nhót trên cành và chiêm chiếp hót. Ngoài đường, tiếng xe máy, tiếng ô tô và tiếng nói chuyện của những người đi chợ mỗi lúc một ríu ran. Cảnh vật vẫn cứ như hôm qua, hôm kia thôi mà sao tai hoạ ráng xuống đầu anh em tôi nặng nề thế này.
Hãy nhận xét về nghệ thuật miêu tả trong đoạn văn.
Qua đoạn văn, em hãy chỉ rõ vai trò văn miêu tả trong tác phẩm tự sự này.
 D. Củng cố: 3P
 ? Hãy nêu quá trình tạo lập văn bản?
 E. Hướng dẫn về nhà: 2P
 - Nắm chắc quá trình tạo lập văn bản.
 - Hoàn thành bài tập.
Tuần: 2 	Ngày soạn: 
 	 	Ngày dạy : 
Rèn kĩ năng nhận diện, sử dụng từ ghép - từ láy
 A. Mục tiêu cần đạt:
 	- Giúp HS củng cố kiến thức Tiếng Việt
	- Phân biệt được từ ghép, từ láy
 	- Rèn kĩ năng dùng từ đặt câu
 B. Chuẩn bị:
 GV: các bài tập
 HS: ôn lại các kiến thức cũ.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học: 
 I. ổn định tổ chức
 II. Kiểm tra bài cũ
GV: kiểm tra sự chuẩn bị của HS
 III. Bài mới:
	I. Lý thuyết
	 1. Từ ghép
	a. Các loại từ ghép
	* Từ ghép chính phụ: Là loại từ ghép có tiếng chính và tiếng phụ. Tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau bổ sung nghĩa cho tiếng chính.
VD: máy bay, xe đạp, bút mực
	* Từ ghép đẳng lập: Từ ghép đẳng lập có các tiếng bình đẳng về mặt ngữ pháp.
	b. Nghĩa của từ ghép
	* Từ ghép chính phụ có tính chất phân nghĩa. Nghĩa của từ ghép chính phụ hẹp hơn nghĩa của tiếng chính.
	* Từ ghép đẳng lập có tính chất hợp nghĩa. Nghĩa của từ ghép đẳng lập khái quát hơn nghĩa của các tiếng tạo nên nó.
	2. Từ láy
	a. Các loại từ láy
	* Từ láy toàn bộ được tạo thành bằng cách láy lại các tiếng gốc. Để có sự hài hoà về âm điệu, tiếng láy lại tiếng gốc có sự thay đổi về thanh điệu hoặc phụ âm cuối.
	* Từ láy bộ phận là từ láy mà giữa các tiếng có sự lặp lại phụ âm đầu hoặc lặp lại phần vần.
	b. Nghĩa của từ láy
	- Nghĩa của từ láy toàn bộ có những sắc thái sau so với nghĩa của tiếng gốc:
	+ Nghĩa giảm nhẹ. Ví dụ: đo đỏ, xanh xanh, khe khẽ
	+ Nghĩa nhấn mạnh tăng cường. Ví dụ: thăm thẳm
	+ Nghĩa liên tục. VD: lắc lắc, gõ gõ, gật gật
	- Nghĩa của từ láy bộ phận có sắc thái riêng so với nghĩa của tiếng gốc.
	+ Cụ thể hoá: Cụ thể, xác định, gợi tả hơn so với tiếng gốc. VD: khờ khạo, dễ dãi, tối tăm, lặng lẽ, liêu xiêu
	+ Nghĩa thu hẹp. VD: xanh xao, lạnh lùng.
	3. Phân biệt từ ghép từ láy: 
	- Từ ghép là từ có hai tiếng đều có nghĩa, còn từ láy là từ chỉ có một tiếng gốc có nghĩa còn các tiếng khác không có nghĩa, hoặc nghĩa của từ là do tổ hợp tất cả các tiếng trong từ hợp lại.
	II. Luyện tập
 Bài tập 1: Hãy chọn những từ thích hợp: lớp học, chiến thắng, hoàn cầu, sách vở điền vào chỗ trống trong câu sau:
	Hãy can đảm lên con, người lính nhỏ của đạo quân mênh mông ấy .......... là vũ khí của con,.............. là đơn vị của con, trận địa là cả ............ và ............. là nền văn minh nhân loại.
	( Trích những tấm lòng cao cả)
 Bài tập 2: Điền thêm các tiếng ( Đứng trước hoặc sau) để tạo từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập. 
Ví dụ: nhà : cửa nhà ( Từ ghép đẳng lập) ; nhà ăn ( từ ghép chính phụ)
a. áo:.......................................................................................................
 b.Vở:........................................................................................................
c. Nước:...................................................................................................
d. Cười.....................................................................................................
e. Đưa:.....................................................................................................
g. Đen:.....................................................................................................
* Bài tập 3: Có một văn bản tự sự sau:
	" Ngày xưa có một em bé gái đi tìm thuốc chữa bệnh cho mẹ. Em được phật trao cho một bông cúc. Sau khi dặn em cách làm thuốc cho mẹ Phật nói thêm: " Hoa cúc có bao nhiêu cánh, người mẹ sẽ sống thêm bấy nhiêu năm" Vì muốn mẹ sống thật lâu cô bé dừng lại bên đường tước các cánh hoa ra làm nhiều cánh nhỏ. Từ đó hoa cúc có rất nhiều cánh .... Ngày nay cúc vẫn được dùng chữa bệnh. Tên y học của cúc là Liêu Chi".
	a. Phân tích bố cục, sự liên kết của văn bản tự sự trên.
	b. Có thể đặt tên cho câu chuyện thế nào?
	c. Cảm nghĩ của em sau khi đọc chuyện?
Bài Làm: 
	a. Học sinh nhớ lại bố cục 3 phần của văn bản để phân tích đ Kết luận chặt chẽ xác định.
	P1 Câu 1 giới thiệu hoàn cảnh của câu chuyện.
	P2 Từ câu 2 đ 6 nêu diễn biến của câu chuyện
	P3 2 câu còn lại : Khẳng định vai trò, giá trị của hoa cúc.
đ Sự liên kết văn bản khá chặt chẽ.
	Mở đầu: Vấn đề tìm thuốc chữa bệnh cho mẹ
	Thân truyện: Được phật cho bông cúc, hướng dẫn cách làm thuốc chữa bệnh cho mẹ và nói cách để mẹ sống được nhiều năm hơn.
	- Hành động hiếu thảo của cô bé : Qua việc xử lý hoa cúc - thuốc chữa bệnh cho mẹ 
	Kết thúc : Vai trò của cúc trong y học thuốc chữa bệnh cho con người đ Mạch lạc ý xuyên suốt toàn văn bản là thuốc chữa bệnh cho mẹ. Nó càng rõ nét khi hợp sự xuất hiện của hoa cúc.
	b. Học sinh xác định nội dung chính của văn bản để đặt tiêu đề:
	Tiêu đề phải phù hợp với nội dung.
	+ Vì sao hoa cúc có nhiều cánh.
	+ Tình con với mẹ.
	+ Cúc là thuốc chữa bệnh.
	c. Cảm nghĩ ( Học sinh tự làm)
	- Giáo viên hướng dẫn học sinh viết từ 6 đ 8 câu thể hiện bố cục liên kết chặt chẽ mạch lạc.
	- Dành thời gian cho học sinh viết.
	- Chữa bài hoàn chỉnh.
 Bài tập 4: Có bạn cho rằng nhỏ nhẹ là từ láy, có bạn lại cho đó là từ ghép. Em hãy cho biết ý kiến của mình và giải thích.
 Bài tập5: Em hãy tìm các từ láy có vần âp và vần um ở tiếng đầu.
 Bài tập 6: Xác định và phân loại các từ láy tượng thanh, tượng hình và biểu thị trạng thái trong các từ láy sau đây: lo lắng, lôm côm, lủng củng, lấp lửng, bồn chồn, khấp khển, ha hả, rì rào, lô nhô, vui vẻ, bỗ bã, lóc cóc, ùng oàng.
 D. Củng cố: 
 ? Thế nào là từ ghép chính phụ - từ ghép đẳng lập?
 ? Thế nào là từ láy? Cho ví dụ?
 E. Hướng dẫn về nhà:
 - Nắm chắc kiến thức tiếng Việt về từ ghép, từ láy.
 - Hoàn thành bài tập được giao.
 Ngày soạn: 
 Ngày dạy : 
 Tiết: 3 
Luyện tập làm văn biểu cảm
Mục tiêu cần đạt:
	 Học sinh nắm 2 cách biểu cảm chính.
	+ Trực tiếp : Là phương thức trữ tình bộc lộ cảm xúc, ý nghĩ thầm kính bằng những từ ngữ trực tiếp.
	+ ... út gọn, câu đặc biệt
Yêu cầu:
Giúp HS củng cố lại hệ thống câu: Câu rút gọn, câu đặc biệt. Biết phân biệt 2 câu trên
Rèn kĩ năng xác định câu cho HS
B. Chuẩn bị:
 GV: các bài tập
 HS: ôn lại các kiến thức cũ.
C. Tiến trình lên lớp
 1. ổn định: 1p
 2. Kiểm tra bài cũ: 5p
 3. Bài mới:
Lý thuyết
Câu rút gọn
? Thế nào là câu rút gọn?
Là câu có thể lược bỏ số thành phần của câu.
 ? Rút gọn câu nhằm mục đích gì?
Làm câu gọn hơn thông tin nhanh, tránh lập luận, vừa tránh lặp những từ ngữ đã xuất hiện ở câu trước.
Ngụ ý hành động...
? Lấy ví dụ
Học ăn, học nói, học gói học mở
? Khi rút gọn câu còn lưu ý điều gì?
Câu đặc biệt
? Dùng câu đặc biệt để làm gì?
? Lấy ví dụ?
Mùa xuân ơi ! mùa xuân đẹp thế
Thêm TN cho câu
? Thêm TN cho câu có ý nghĩa gì?
? Về hình thức thêm TN cho câu vị trí như thế nào?
? Đặt câu có TN?
? Thêm TN cho câu có tác dụng gì?
II. Luyện tập
Bài 1: Chỉ rõ tác dụng của trạng ngữ trong câu sau:
Trong làn nắng ửng khói mơ tan
Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, miền Bắc nước ta giải phóng
Cháu chiến đấu hôm nay
 Vì lòng yêuTổ quốc
Tôi đến đây để đưa thư cho bạn
Bài 2: Tìm câu rút gọn chủ ngữ trong đoạn trích sau và cho biết tác dụng của nó
Ngày xưa, bố Mị lấy mẹ Mị không có đủ tiền cưới, phải đến vay nhà Thống Lí, bố của Thống Lí Pá Tra bây giờ. Mỗi năm đem nộp lại cho chủ nợ một nương ngô. đến tận khi hai vợ chồng về già rồi mà cũng chưa trả đủ được nợ. Người vợ chết cũng chưa trả hết nợ.
Bài 3: Tìm các câu đặc biệt trong văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê” của Khánh Hoài.
Bài 4: Trong những trường hợp sau đây, câu đặc biệt dùng để làm gì?
Nhà ông X. Buổi tối. Một chiếc đèn măng sông. Một bộ bàn ghề. Ông X đang ngồi có vẻ chờ đợi.
Mẹ ơi! Chị ơi! Em đã về.
Có mưa!
Đẹp quá. Một đàn cò trắng đang bay kìa!
 D. Củng cố: 3P
 ? Thế nào là câu rút gọn, câu đặc biệt?
 ? Tác dụng của câu đặc biệt và câu rút gọn?
 E. Hướng dẫn về nhà: 2P
 - Nắm chắc phần lý thuyết về câu rút gọn và câu đặc biệt
 - Hoàn thành các bài tập.
---------------------------------*****--------------------
ôn tập làm văn nghị luận
 Ngày soạn: 
 ngày dạy: 
 Tiết: 14
Mục tiêu cần đạt
Qua giờ ôn tập giúp HS nắm chắc hơn về các bước làm bài trong bài văn nghị luận như tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý trong bài văn nghị luận.
Rèn kĩ năng phân tích đề, tìm ý cho bài văn nghị luận
Chuẩn bị
- Hệ thống hóa câu hỏi ôn tập
Tiến trình trên lớp:
 1. ổn định: 1p
 2. Kiểm tra bài cũ: 5p
 3. Bài mới:
 Ly thuyết
? Muốn tìm hiểu đề em phải làm như thế nào?
Xây dựng nội dung tính chất của vấn đề
 - Xây dựng đối tượng của vấn đề
- Xây dựng phạm vi chất của vấn đề
Tìm ý 
? Muốn tìm ý ta tìm như thế nào?
Tìm luận điểm
Tìm luận cứ
Xây dựng lập luận
? Tìm luận điểm cho đề bài trên?
Luận điểm: khuyên con người ăn quả phải nhớ kẻ trồng cây
? Muốn tìm luận cứ cho đề bài trên em phải làm như thế nào?
Trả lời các câu hỏi
? thế nào là ăn quả nhớ kẻ trồng cây?
Người hưởng thành quả do người khác đem lại phải nhớ ơn người đó
? Vì sao ăn quả phải nhớ kẻ trồng cây?
- Thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn của người dân Việt Nam
? Ta thể hịên nhớ kẻ trồng cây bằng cách nào?
- Giữ gìn, phát huy
? Lấy những dẫn chứng để làm sáng tỏ việc nhớ ơn đó?
- Nhớ ơn ông bà tổ tiên...
- Vị anh hùng..
3. Xây dựng lập luận cố bố cục mấy phần?
- Bố cục 3 phần
? Nêu yêu cầu từng phần?
Mở Bài: Giới thiệu luận điểm tổng quát
Thân bài: Lí lẽ dẫn chứng làm nổi bật luận điểm
Kết bài: khẳng định lại vấn đề rút ra nhiệm vụ, vai trò của bản thân.
? Dựa vào yêu cầu từng phần em lập dàn ý cho đề bài trên?
MB: giới thiệu luận điểm
Trích câu tục ngữ
TB:
1. Giải thích câu tục ngữ
2. ý nhĩa câu tục ngữ: thể hiện truyền thống đạo lí của người Việt Nam
3. Tác dụng: giữ gìn và phát huy
+ Dẫn chứng...
KB: Khẳng định đây là lời khuyên về lòng nhớ ơn bản thân phải có ý thức...
II. Luyện tập
Bài 1: Tính chất nào phù hợp với đề bài: “Có công mài sắt có ngày nên kim” 
Phân tích 
Ca ngợi
Tranh luận
Khuyên nhủ
? Em hiểu câu tục ngữ trên như thế nào?
Con người ta cần phải kiên trì mới làm nên việc
? đây là lời khuyên nhủ hay ca ngợi
Lời khuyên nhủ
 D. Củng cố: 3P
 ? Nêu các bước làm một bài văn nghị luận?
 E. Hướng dẫn về nhà
Năm chắc các bước làm bài văn nghị luận
HSG: Tìm hiểu đề, tìm ý cho bài: “có công... kim”
-------------------------------*****----------------------------
 Ngày soạn: 
 ngày dạy: 
 Tiết : 15
ôn tập Văn giải thích
Mục tiêu cần đạt
Qua giờ ôn tập giúp các em nắm chắc các bước làm bài văn giải thích từ tìm hiểu đề, tìm ý đến lập dàn ý viết và sửa bài.
Rèn kĩ năng phân tích đề, tìm ý, lập dàn ý.
Giáo dục ý thức cẩn thận khi làm bài văn giải thích.
II . Chuẩn bị:
GV: Hệ thống các bước làm bài giải thích, đề ôn tập
HS: Ôn tập
III. Tiển trình lên lớp:
 1. ổn định: 1p
 2. Kiểm tra bài cũ: 5p
 3. Bài mới:
Bài 1: “ Mùa xuân là Tết trồng cây
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân”
Em hiểu 2 câu thơ trên của Bác như thế nào?
Tìm hiểu đề:
? Đề bài trên thuộc thể loại gì?
Thể loại văn giải thích
? Vấn đề cần giải thích ở đây là gì?
Giải thích ý nghĩa của việc trồng cây trong mùa xuân
Tìm ý
? Muốn tìm ý cho đề bài trên em phải làm gì?
Bằng cách trả lời câu nói của Bác như thế nào?
Mùa xuân náo nức tưng bừng đi trồng cây Bác gọi đó là tết trồng cây.
Trồng cây làm cho đất nước càng ngày càng xuân.
Lập dàn ý
? Phần mở bài em làm như thế nào?
Giới thiệu vấn đề: Mùa xuân rất đẹp...
Nêu giới hạn vấn đề: Vì thế Bác phát động phong trào trồng cây...
Thân Bài
Giải thích sơ lược vấn đề
? Phần giải thích sơ lược vấn đề em trả lời câu hỏi nào?
? Em hiểu câu thơ như thế nào?
Vì sao ra tham gia phong trào trồng cây này?
Vì :
Cây xanh là lá phổi của thiên nhiên nó giúp ta điều hoà không khí như hút khí CO2 nhả khí O2...
Ngăn chặn lũ lụt
Tô điểm màu xanh cho đất nước thêm đẹp
Làm như thế nào để thực hiện lời dạy của Bác
Chống phá hoại rừng xanh
Chăm sóc và bảo vệ...
Giữ gìn rừng nguyên sinh và rừng đầu nguồn
Kết bài
? Phần kết bài em làm như thế nào?
Thực hịên lời dạy của Bác mùa xuân nào nhân dân ta càng nhiệt tinh....
Bản thân em ý thức...
Tham gia nhiệt tình việc trồng cây ở nhà, ở trường
 D.Củng cố: 3P
 GV: gọi một số HS đọc bài viết của mình => nhận xét, bổ sung.
 E. Hướng dẫn về nhà: 2P
Làm hoàn chỉnh đề bài trên
---------------------------*****-------------------------
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết:16
Rèn kĩ năng làm văn nghị luận
Mục tiêu cần đạt
Qua giờ ôn tập giúp HS nắm chắc hơn về các bước làm bài trong bài văn nghị luận như tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý trong bài văn nghị luận.
Rèn kĩ năng phân tích đề, tìm ý cho bài văn nghị luận
Chuẩn bị
- Hệ thống hóa câu hỏi ôn tập
Tiến trình trên lớp:
 1. ổn định: 1p
 2. Kiểm tra bài cũ: 5p
 3. Bài mới:
I. ôn lý thuyết
1.? Muốn tìm hiểu đề em phải làm như thế nào?
Xây dựng nội dung tính chất của vấn đề
- Xây dựng đối tượng của vấn đề
- Xây dựng phạm vi chất của vấn đề
Tìm ý 
? Muốn tìm ý ta tìm như thế nào?
Tìm luận điểm
Tìm luận cứ
Xây dựng lập luận
? Tìm luận điểm cho đề bài trên?
Luận điểm: khuyên con người ăn quả phải nhớ kẻ trồng cây
? Muốn tìm luận cứ cho đề bài trên em phải làm như thế nào?
Trả lời các câu hỏi
? thế nào là ăn quả nhớ kẻ trồng cây?
Người hưởng thành quả do người khác đem lại phải nhớ ơn người đó
? Vì sao ăn quả phải nhớ kẻ trồng cây?
- Thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn của người dân Việt Nam
? Ta thể hịên nhớ kẻ trồng cây bằng cách nào?
- Giữ gìn, phát huy
? Lấy những dẫn chứng để làm sáng tỏ việc nhớ ơn đó?
- Nhớ ơn ông bà tổ tiên...
- Vị anh hùng..
3. Xây dựng lập luận cố bố cục mấy phần?
- Bố cục 3 phần
? Nêu yêu cầu từng phần?
Mở Bài: Giới thiệu luận điểm tổng quát
Thân bài: Lí lẽ dẫn chứng làm nổi bật luận điểm
Kết bài: khẳng định lại vấn đề rút ra nhiệm vụ, vai trò của bản thân.
? Dựa vào yêu cầu từng phần em lập dàn ý cho đề bài trên?
MB: giới thiệu luận điểm
Trích câu tục ngữ
TB:
1. Giải thích câu tục ngữ
2. ý nhĩa câu tục ngữ: thể hiện truyền thống đạo lí của người Việt Nam
3. Tác dụng: giữ gìn và phát huy
+ Dẫn chứng...
KB: Khẳng định đây là lời khuyên về lòng nhớ ơn bản thân phải có ý thức...
II. Luyện tập
Bài 1: Tính chất nào phù hợp với đề bài: “Có công mài sắt có ngày nên kim” 
Phân tích 
Ca ngợi
Tranh luận
Khuyên nhủ
? Em hiểu câu tục ngữ trên như thế nào?
Con người ta cần phải kiên trì mới làm nên việc
? đây là lời khuyên nhủ hay ca ngợi
Lời khuyên nhủ
 Bài 2: 
 D. Củng cố: 3P
 E. Hướng dẫn về nhà: 2P
Năm chắc các bước làm bài văn nghị luận
HSG: Tìm hiểu đề, tìm ý cho bài: “có công... kim”;
 Buổi 9: ôn tập tục ngữ
 Ngày soạn: 
 ngày dạy: 
Mục tiêu:
Qua giờ ôn tập giúp HS nắm chắc hơn về tục ngữ, nắm chắc được nội dung ý nghĩa trong câu . nghệ thuật 
Rèn kĩ năng cảm thụ và phân tích tục ngữ
Giáo dục ý thức tư tưởng học hỏi những kinh nghiệm trong dân gian
. GV: Chuẩn bị hệ thống câu hỏi và bài ôn tập
HS: ôn tập
Nội dung:
? Đọc thuộc những câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động xã hội
? Trong các câu tục ngữ này em thích nhất câu nào? Vì sao?
Câu “Tấc đất, tấc vàng”
Qua câu tục ngữ ta thấy giá trị của đất. Đất quý giá vì đất nuôi sống con người. Đất là một loại vàng sinh sôi, từ đó khuyên con người biết sử dụng và quý trọng đất.
? Đọc thuộc những câu tục ngữ về con người và xã hội
? Câu tục ngữ “Đói cho sạch, rách cho thơm” sử dụng các biện pháp nghệ thuật gì?
Đối rất chỉnh
Sử dụng hình ảnh ẩn dụ
? Từ nghệ thuật đó làm nổi bật nghĩa của câu tục ngữ như thế nào?
Nghĩa đen: Dù đói vẫn phải ăn uống sạch sẽ, dù rách vẫn ăn uống cho sạch sẽ, giữ gìn cho thơm tho.
Nghĩa bóng của câu tục ngữ: Dù nghèo, thiếu thốn vẫn phải sống trong sạch, không vì nghèo khổ mà làm điều xấu
IV. Luyện tập.
Bài 1/88: Tục ngữ về con người được hiểu theo những nghĩa nào?
Chỉ hiểu theo nghĩa đen;
Chỉ hiểu theo nghĩa bóng;
Cả nghĩa đen và nghĩa bóng
Cả A, B, C
? Theo em tục ngữ hiểu theo nghĩa bóng
? Như vậy em chọn câu nào?
Câu C.
Bài 2: Nội dung của 2 câu tục ngữ “không thầy đố mày làm nên” và “Học thầy không tày học bạn”
Đề cao ý nghĩa, vai trò của việc học bạn
Khuyến khích mở rộng phạm vi và đối tượng học hỏi
Không coi học bạn quan trọng hơn học thầy
Không coi trọng việc học thầy hơn học bạn
? Theo em, emchọn câu nào? Vì sao?
 Câu D.
Bài 4: Nối nội dung A với nội dung ở cột B để được một nhận định đúng
A
B
Dưới hình thức nhận xét, khuyên nhủ, tục ngữ về con người và xã hội truyền đạt rất nhiều bài học bổ ích vì cách
nhìn nhận các quan hệ giữa con người với con người iới tự nhiên
Nhìn nhận giá trị con người trong cách học cách sống và cách ứng sử hàng ngày
nhận biết các hiện tượng thời tiết
khai thác tốt điều kiện, hoàn cảnh tự nhiên để tạo ra của cải vật chất.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an day them(1).doc