Giáo án Ngữ văn lớp 8 THCS - Tuần 11

Giáo án Ngữ văn lớp 8 THCS - Tuần 11

GIÁO ÁN NGỮ VĂN 8 (HKI)

Tuần 11

BÀI 10+11:

 Tiết 41: Kiểm tra Văn.

 Tiết 42: Luyện nói: kể chuyện theo ngôi kể kế hợp với

 miêu tả và biểu cảm.

 Tiết 43: Câu ghép.

 Tiết 44: Tìm hiểu chung về văn bản thuyết trình.

MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

· Kiểm tra và củng cố nhận thức của HS sau bài ôn tập Truyện kí Việt Nam hiện đại .

· Tích hợp với phần Tiếng Việt ở các bài Tình thái từ , trợ từ, thán từ , từ địa phương , từ tượng hình , tượng thanh , nói giảm nói tránh với phần Tập làm văn ở tóm tắt tác phẩm tự sự , chủ đề , chuyển đoạn và kết hợp miêu tả , biểu cảm trong văn tự sự .

· Rèn luyện và củng cố các kĩ năng khái quát tổng hợp , phân tích và so sánh , lựa chọn , viết đoạn văn.

· Giúp học sinh biết kể chuyện trước tập thể một cách rõ ràng, gãy gọn, sinh động về một câu chuyện kết hợp với miêu tả và biểu cảm, qua đó ôn tập lại ngôi kể.

· Nắm được đặc điểm của câu ghép.

· Nắm được hai cách nối các vế câu trong câu ghép.

· Giúp học sinh hiểu được vai trò, vị trí của văn bản thuyết minh trong đời sống con người .

 

doc 9 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 417Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 8 THCS - Tuần 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN NGỮ VĂN 8 (HKI)
Tuần 11
BÀI 10+11:
	Tiết 41: Kiểm tra Văn.
	Tiết 42: Luyện nói: kể chuyện theo ngôi kể kế hợp với 
	miêu tả và biểu cảm.
	Tiết 43: Câu ghép.
	Tiết 44: Tìm hiểu chung về văn bản thuyết trình.
MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Kiểm tra và củng cố nhận thức của HS sau bài ôn tập Truyện kí Việt Nam hiện đại .
Tích hợp với phần Tiếng Việt ở các bài Tình thái từ , trợ từ, thán từ , từ địa phương , từ tượng hình , tượng thanh , nói giảm nói tránh với phần Tập làm văn ở tóm tắt tác phẩm tự sự , chủ đề , chuyển đoạn và kết hợp miêu tả , biểu cảm trong văn tự sự .
Rèn luyện và củng cố các kĩ năng khái quát tổng hợp , phân tích và so sánh , lựa chọn , viết đoạn văn.
Giúp học sinh biết kể chuyện trước tập thể một cách rõ ràng, gãy gọn, sinh động về một câu chuyện kết hợp với miêu tả và biểu cảm, qua đó ôn tập lại ngôi kể.
Nắm được đặc điểm của câu ghép.
Nắm được hai cách nối các vế câu trong câu ghép.
Giúp học sinh hiểu được vai trò, vị trí của văn bản thuyết minh trong đời sống con người .
Tiết 41:	 KIỂM TRA NGỮ VĂN 1 TIẾT
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
II.TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY:
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Giới thiệu bài mới:
	I / PHẦN TRẮC NGHIỆM : ( 6 điểm )	
	1 / Trong các câu sau : 
	- “ U bán con thật đấy ư ? 
	- Nào ! Em không cho bán chị Tí ! Nào ! Có bán thì bán cái Tỉu này này ! 
	A / Các từ in đậm thuộc loại từ nào ? ( 1 điểm )
	 	 a / Động từ 	c / Tình thái từ 
	b / Động từ 	d / Trợ từ 
	B / Giả sử nếu ta bớt đi các từ ngữ in đậm thì sẽ dẫn đến hậu quả nào?Vì sao? (1 điểm)
	( - Câu văn khô khan , không còn sắc thái tình cảm .
	 - Không thể hiện đúng cảm xúc và tâm trạng vừa lo sợ vừa làm nũng rất trẻ con của thằng Dần . )
	2 / Ba văn bản “Trong lòng mẹ“,“Tức nước vỡ bờ“,“Lão Hạc“giống nhau về: (1 điểm )
	a / Thể loại 	c / Đề tài 
	b / Phương thức biểu đạt 	d / Cả ba đều đúng 
	3 / Phương thức biểu đạt của văn bản “ Trong lòng mẹ “ là : ( 1 điểm )
	a / Miêu tả + biểu cảm 	c / Biểu cảm + tự sự 
	b / Tự sự + miêu tả 	d / Nghị luận + biểu cảm 
	4 / Đề tài của văn bản “Tức nước vỡ bờ “ là : ( 1 điểm )
 	a / Phê phán xã hội bất công 	 
	b / Ca ngợi sức sống mạnh mẽ của người nông dân
	 	c / Người nông dân cùng khổ bị áp bức thái quá đã vùng lên 
	d / Cả ba đều đúng 
	5 / Văn bản “ Tôi đi học “được trích trong tác phẩm : ( 1 điểm )
	a / Tắt đèn 	c / Những ngày thơ ấu 
	b / Quê mẹ 	d / Tức nước vỡ bờ
	II / PHẦN TỰ LUẬN : ( 4 điểm )
	1 / Tóm tắt đoạn trích “ Tức nước vỡ bờ “ bằng đoạn văn ngắn ( 5 à 8 câu) ( 1,5 điểm)
	(Tác giả bồi hồi nhớ lại những kỉ niệm trong sáng về buổi sáng đầu tiên được mẹ đưa đến trường học.)
	2 / Phát biểu chủ đề của văn bản “ Tôi đi học “ trong một câu . (1 điểm )
 3 / Em có suy nghĩ gì về cái chết của lão Hạc ? (1,5 điểm)
4. Củng cố:
5. Dặn dò:
- Chuẩn bị bài: “Luyện nói: Kể chuyện theo ngôi kể kết hợp với miêu tả và biểu cảm ”.
@?@?@?@?&@?@?@?@?
TIẾT 42: LUYỆN NÓI : KỂ CHUYỆN THEO NGÔI KỂ
KẾT HỢP VỚI MIÊU TẢ, BIỂU CẢM, ĐÁNH GIÁ
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
II.TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Giới thiệu bài mới:
Đối với một số em, nói trước đám đông còn là một việc làm khó khăn do cách diễn đạt chưa rõ ràng, suông sẻ. Tiết học hôm nay, cô sẽ luyện cho các em cách kể chuyện hấp dẫn, sinh động bằng việc nhập vai vào nhân vật và qua đó các em sẽ nhớ lâu hơn những văn bản đã học.
TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY
* Hoạt động 1: Ôn tập về ngôi kể
- Có thể dùng những ngôi kể nào? (Thứ nhất, thứ ba)
- Kể theo ngôi thứ nhất là kể như thế nào? Thế nào là kể theo ngôi thứ 3? Nêu tác dụng ở mỗi loại ngôi kể.
- HS tìm 1 ví dụ về cách kể chuyện theo ngôi 1 và ngôi 3 ở các bài đã học.
- Tại sao người ta phải thay đổi ngôi kể.
PHẦN GHI BẢNG
I/ ÔN TẬP VỀ NGÔI KỂ:
- Kể theo ngôi 1: người kể xưng “tôi” à câu chuyện tăng tính chân thực, thuyết phục.
- Kể theo ngôi 3: gọi tên các nhân vật à kể một cách linh hoạt, tự do.
- Việc thay đổi ngôi kể tùy thuộc vào cốt truyện hay người viết à câu chuyện sinh động, phong phú.
* Hoạt động 2: Luyện nói
- Học sinh đọc lại đoạn văn trong SGK.
- Câu chuyện kể về việc gì và kể theo ngôi thứ mấy?
(Chị Dậu đánh nhau với bọn tay sai, kể theo ngôi 3)
- Hãy chỉ ra và phân tích yếu tố biểu cảm trong các câu đối thoại của chị Dậu.
- Tìm các yếu tố miêu tả trong đoạn văn. Phân tích tác dụng những yếu tố miêu tả đó.
- Muốn kể lại đoạn trích trên theo ngôi 1 thì phải thay đổi những gì?
II / LUYỆN NÓI: KỂ CHUYỆN KẾT HỢP VỚI MIÊU TẢ, BIỂU CẢM, ĐÁNH GIÁ.
1. Yếu tố biểu cảm:
- Cháu van ông à thái độ nhún nhường, hạ mình.
- Chồng tôi đau ốm  à tư thế ngang hàng à dấu hiệu phản kháng
- Mày trói ngay chồng bà đi à đặt mình cao hơn à thái độ căm phẫn.
2. Yếu tố miêu tả:
- Chị Dậu xám mặt, vội vàng
-  hắn  sấn đến 
- Sức lẻo khoẻo  ngã chõng quèo 
- Người nhà lý tưởng sấn sổ
- Anh chàng hầu cận ông Lý  ngã nhào ra thềm.
à Câu chuyện sinh động, hấp dẫn, tính cách nhân vật được bộc lộ rõ.
* Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh tập nói kết hợp với điệu bộ, cử chỉ.
- Gọi 3 HS nói
- GV tổng kết.
III / LUYỆN TẬP :
Kể lại câu chuyện theo ngôi kể thứ nhất.
- Nhận xét rút kinh nghiệm.
4. Củng cố:
- Có mấy loại ngôi kể?
- Tác dụng của mỗi loại ngôi kể?
5. Dặn dò:
- Chuẩn bị bài “Câu ghép”
@?@?@?@?&@?@?@?@?
TIẾT 43 CÂU GHÉP 
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
II.TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Thế nào là nói giảm nói tránh? Cho ví dụ.
- Phân tích tác dụng của nói giảm nói tránh trong câu sau : 
Bác Dương thôi đã thôi rồi
Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta.
3. Giới thiệu bài mới:
Câu có mấy bộ phận chính ? à Người ta lấy số lượng kết cấu C – V là một trong những tiêu chuẩn để phân loại câu đơn – câu ghép . Đặc điểm của câu ghép ? Cách nối các vế câu trong câu ghép như thế nào ? Cô và các em sẽ tìm hiểu qua bài học “ Câu ghép “ hôm nay.
TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY
* Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm của câu ghép .
- HS đọc ví dụ trong SGK , GV ghi lên bảng phần in đậm .
/?/ Mỗi câu trên gồm mấy kết cấu C- V ? Chỉ rõ từng kết cấu C – V ấy .
Vd 1 : à Câu có một cụm C – V .
Vd 2 : Câu có cụm C – V nhỏ nằm trong cụm 
C – V lớn .
Vd 3 : Câu có nhiều cụm C – V không bao chứa nhau 
/?/ Em hãy cho biết thế nào là câu ghép ? Mỗi cụm C – V trong câu được gọi là gì ? 
/?/ Trong 3 câu trên , câu nào dùng các quan hệ từ nối những cụm C – V lại với nhau ? Câu nào không dùng quan hệ từ vào việc đó ? 
/?/ Nếu bỏ các quan hệ từ đi (Vd 2 ,Vd 3 ) và thay dấu phẩy bằng dấu chấm , ta có thể tách các vế câu thành câu đơn không ?
- Nhưng mỗi lần tôi thấy mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đi đến trường , lòng tôi // lại tưng bừng rộn rã .
à Câu đơn có cụm C – V nằm trong thành phần trạng ngữ .
PHẦN GHI BẢNG
I / TÌM HIỂU BÀI :
A / ĐẶC ĐIỂM CỦA CÂU GHÉP :
Vd 1 : : Buổi mai hôm ấy , một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh , mẹ tôi / âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp .
à Câu có một cụm C – V à Câu đơn . 
Vd 2 : Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi / mỉm cười giữa bầu trởi quang đãng .
à Câu có 2 cụm C – V nhỏ làm phụ ngữ cho động từ “quên “ và “ nảy nở “
Vd 3 : Cảnh vật chung quanh tôi / đều thay đổi, vì chính lòng tôi / đang có sự thay đổi lớn : hôm nay tôi / đi học .
à Câu có nhiều cụm C – V không bao chứa nhau ( Câu này có ba cụm C – V . Cụm C – V cuối cùng giải thích nghĩa cho cụm C – V thứ hai ) . 
à Câu ghép .
- Ghi nhớ 1 : Sgk / 112
B/ CÁCH NỐI CÁC VẾ CÂU :
Vd1 : - Hằng năm , cứ vào cuối thu , lá ngoài đường / rụng nhiều và trên không , có những đám mây bàng bạc , lòng tôi / lại nao nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường.
à không dùng từ nối .
Vd 2 : Những ý tưởng ấy tôi / chưa lần nào ghi trên giấy , vì hồi ấy tôi / không biết ghi và ngày nay tôi / không nhớ hết . 
à dùng từ nối “ vì “.
Vd 3 :  Hắn / làm nghề ăn trộm nên vốn không ưa lão Hạc bởi vì lão / lương thiện quá . 
à dùng cặp quan hệ từ “bởi vì “... “nên“
.
II / BÀI HỌC : 
 Ghi nhớ 2 : ( SGK / 112 )
* Hoạt động 2: Luyện tập.
III / LUYỆN TẬP
Làm BT 1, 2 ,3 , 4 , 5 / 113 & 114.
1. Yêu cầu 
- Nhận biết câu ghép và hai cách ghép có dùng từ nối và không dùng từ nối các vế câu : 
+ Cách giải :
- Đọc kỹ các câu theo từng yêu cầu.
1. – Câu ghép 
 - Cách nối các vế câu
a/ - U / van Dần , u / lạy Dần ! (nối bằng , )
 - Chị / có đi , u / mới có tiền nộp sưu , 
 thầy Dần / mới được về với Dần chứ ! 
 ( nối bằng , )
 - Sáng ngày người ta / đánh trói thầy Dần
 như thế ,Dần có thương không . (nối bằng , )
 - Nếu Dần / không buông chị ra , chốc nữa ông lí / vào đây , ông ấy / trói nốt cả u , / trói nốt cả Dần nữa đấy . ( nối bằng cặp quan hệ từ “nếu “  “thì “)
b/ - Cô tôi / chưa dứt câu , cổ họng tôi / đã nghẹn ứ khóc không ra tiếng . ( nối bằng , )
 - Giá những cổ tục đã đày đoạ mẹ tôi / là một vật như hòn đá hay cục thuỷ tinh , đầu mẩu gỗ , tôi / quyết vồ ngay lấy mà cắn , mà nhai,mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi .
 ( nối bằng , và bằng quan hệ từ “ giá “.(có thể thay dấu phẩy bằng “thì”) )
c/ Tôi / lại im lặng cúi đầu xuống đất : lòng tôi / càng thắt lại , khoé mắt tôi / đã cay cay . ( nối bằng : ) 
d/  Hắn / làm nghề ăn trộm nên vốn không ưa lão Hạc bởi vì lão / lương thiện quá . ( nối bằng từ “ bởi vì ” ) 
2. Đặt câu ghép với mỗi cặp quan hệ từ dưới đây : 
a/ Vì .nên .
b/ Nếu  thì .
c/ Tuy  nhưng 
d/ Không những  mà 
2. Đặt câu ghép với mỗi cặp quan hệ từ dưới đây : 
a/ Vì trời mưa to nên đường rất trơn .
b/ Nếu bạn An chăm học thì nó sẽ thi đỗ .
c/ Tuy nhà ở khá xa nhưng Mai vẫn đi học đúng giờ .
d/ Không những Vân học giỏi mà còn rất khéo tay .
3. Yêu cầu: (có thể dùng bảng con)
- 4 HS làm 4 câu BT miệng .
- Đọc kỹ yêu cầu của đề bài.
Cách giải:
- GV gợi ý – HS thực hiện 
3. Chuyển những câu ghép em vừa đặt được thành những câu ghép mới bằng một trong hai cách sau :
* Bỏ bớt một quan hệ từ .
* Đảo lại trật tự các vế câu.
a/ - Trời mưa to nên đường rất trơn .
 - Đường rất trơn vì trời mưa to .
b/ - An chăm học thì nó sẽ thi đỗ . 
 - Nó sẽ thi đỗ nếu chăm học .
c/ - Nhà ở khá xa nhưng Mai vẫn đi học rất
 đúng giờ.
 - Mai đi học rất đúng giờ tuy nhà ở khá
 xa .
d/ - Vân học giỏi mà còn rất khéo tay .
4. Yêu cầu: (có thể dùng bảng con)
- 4 HS làm 4 câu BT miệng .
- Đọc kỹ yêu cầu của đề bài.
Cách giải:
- GV gợi ý – HS thực hiện 
4. Đặt câu ghép với mỗi cặp từ hô ứng dưới đây :
a/ Nó vừa được điểm khá đã huyênh hoang. 
b/ Nó lấy cái gì ở đâu là cất vào đấy một 
cách nghiêm chỉnh .
c/ Nó càng chăm chỉ càng học giỏi .
4. Củng cố:
- Em hiểu thế nào là câu ghép ? Cho ví dụ .
- Trong mỗi câu ghép , các vế câu được nối với nhau bằng cách nào ? Cho ví dụ .
5. Dặn dò:
- Về nhà làm BT 5 / 114 
- Chuẩn bị bài “Tìm hiểu chung về văn bản thuyết minh” .
@?@?@?@?&@?@?@?@?
Tiết 44
TÌM HIỂU CHUNG VỀ 
VĂN BẢN THUYẾT MINH
A / MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
B / TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC :
Ổn định :
Kiểm tra bài cũ :
Giới thiệu bài mới :
Trong đời sống hàng ngày, thuyết minh là một việc làm quen thuộc. Mua một cái máy giặt, ta sẽ có một bản thuyết minh về tính năng, cấu tạo, cách sử dụng, bảo quản, xem một quyển sách người viết trình bày về tác giả, hoàn cảnh sáng tác, nội dung  quyển sách, đó là thuyết minh. Vì vậy, hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu một loại văn bản mới : văn bản thuyết minh.
CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
PHẦN GHI BẢNG
* Hoạt động 1 : Tìm hiểu 3 văn bản trong SGK
/?/ Ba văn bản trên thuyết minh và trình bày về điều gì ?
/?/ Em thường gặp các loại văn bản đó ở đâu ? (Trong sách báo, tài liệu về địa lý, về sinh vật, các danh lam thắng cảnh của đất nước )
* Hoạt động 2 : Phân biệt văn bản thuyết minh với các kiểu văn bản đã học để tìm ra tính chất chung của văn bản thuyết minh.
* Câu hỏi thảo luận :
1) Các văn bản trên có phải là văn bản miêu tả, tự sự, nghị luận, biểu cảm không ? Vì sao ?
2) Giữa 3 văn bản có điểm nào chung làm cho chúng khác với văn bản tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận ? (Không phải văn bản miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận vì không giúp ta cảm nhận chi tiết về sự vật, không trình bày sự việc, diễn biến, nhân vật, không làm cho người đọc thưởng thức cái hay, cái đẹp của ngôn từ, không trình bày ý kiến, luận điểm ). 
/?/ Các văn bản trên trình bày đặc điểm cơ bản của đối tượng thuyết minh bằng phương thức nào ? (Văn bản 1 : Liệt kê từ thân cây, lá, nước dừa, cơm dừa đến sọ dừa đều ích lợi " gắn bó với đời sống người dân; Văn bản 2 : giải thích trong lá cây có chất diệp lục nên có màu xanh lục; Văn bản 3 : nêu trình tự các mặt về Huế : sông núi hài hòa, nhiều công trình nghệ thuật cổ kính; món ăn đặc sản  " trở thành trung tâm văn hóa nghệ thuật lớn )
º Văn bản nào cũng trình bày đặc điểm tiêu biểu của đối tượng mà nó thuyết minh.
/?/ Em hãy nhận xét về ngôn ngữ của các văn bản thuyết minh trên. (Cô đọng, đơn nghĩa, chính xác)
/?/ Em hiểu thế nào là văn bản thuyết minh ?
* Hoạt động 3 : Luyện tập
I / Tìm hiểu bài :
* Vai trò và đặc điểm chung của văn bản thuyết minh :
Văn bản thuyết minh trong đời sống con người :
Văn bản 1 : Ích lợi của cây dừa Bình Định và sự gắn bó của nó đối với người dân Bình Định.
Văn bản 2 : Giải thích về tác dụng của chất diệp lục.
Văn bản 3 : Giới thiệu về Huế, một trung tâm văn hóa nghệ thuật lớn của Việt Nam.
Đặc điểm chung của văn bản thuyết minh :
" Cung cấp tri thức xác thực, không hư cấu.
" Trình bày đặc điểm tiêu biểu của đối tượng 
II / Bài học :
Ghi nhớù : SGK trang 117
III / Luyện tập :
Làm BT 1, 2, 3 / 117
Giải bài tập 
BT 1 : - Gồm 2 văn bản : 	+ Một văn bản cung cấp kiến thức lịch sử .
	+ Một văn bản cung cấp kiến thức khoa học sinh vật .
BT 2 : Liên hệ với bài văn nhật dụng đãhọc . Đó là một bài văn nghị luận , đề xuất một hành động tích cực bảo vệ môi trường , nhưng đã sử dụng yếu tố thuyết minh để nói rõ tác hại của bao bì ni – lông , làm cho đề nghị có sức thuyết phục cao .
BT 3 : Các văn bản tự sự, miêu tả, nghị luận cũng cần những yếu tố thuyết minh để vấn đề được trình bày một cách rõ ràng " tăng sức thuyết phục.
Củng cố :
- Văn bản thuyết minh có gì khác so với các văn bản đã học ?
Dặn dò : - Học bài, chuẩn bị “ Phương pháp thuyết minh”.
@?@?@?@?&@?@?@?@?

Tài liệu đính kèm:

  • docBai (11).doc