Giáo án dạy ôn Ngữ văn 8 - GV: Nguyễn Văn Cương

Giáo án dạy ôn Ngữ văn 8 - GV: Nguyễn Văn Cương

Buổi 1: Văn học lãng mạn-Văn học hiện thực phê phán

 Văn học trước cách mạng tháng 8

I. Một số khái niệm văn học thường gặp

1. Tính nhân văn: là cơ sở kết tinh cho vẽ đẹp của con người(lòng nhân ái,đức hy sinh)

2. Giá trị nhân đạo:

- Thương người(khâm phục,ca ngợi,chia sẽ,cảm thông,giúp đỡ những số phận đau thương)

- Căm giận cái ác(thế lực tàn bạo,độc ác),phê phán cái xấu,sự bất công.

- Đấu tranh giải phóng con người(nhân đạo cộng sản,hiện đại,tiến bộ)

3. Tính nhân bản.

4. Tư tưởng nhân nghĩa

II. Khái quát các dòng văn học 30 – 45

1. Văn học hiện thực phê phán:

Các tác giả tiêu biểu: Nguyễn Công Hoan,Ngô Tất Tố,Vũ Trọng Phụng,Nguyên Hồng,Nam Cao,Tú mỡ.

 Thơ Tú Mỡ: Quan được tăng lương dân cũng tăng

Tăng sưu tăng thuế đến nhăn răng

Còn manh khố rách càng thêm rách

Đời sống lầm than ai thấu chăng

 (Các quan được tăng lương)

 

docx 58 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 955Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy ôn Ngữ văn 8 - GV: Nguyễn Văn Cương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Buổi 1: Văn học lãng mạn-Văn học hiện thực phê phán
 Văn học trước cách mạng tháng 8
Một số khái niệm văn học thường gặp
Tính nhân văn: là cơ sở kết tinh cho vẽ đẹp của con người(lòng nhân ái,đức hy sinh)
Giá trị nhân đạo:
Thương người(khâm phục,ca ngợi,chia sẽ,cảm thông,giúp đỡ những số phận đau thương)
Căm giận cái ác(thế lực tàn bạo,độc ác),phê phán cái xấu,sự bất công.
Đấu tranh giải phóng con người(nhân đạo cộng sản,hiện đại,tiến bộ)
Tính nhân bản.
Tư tưởng nhân nghĩa
Khái quát các dòng văn học 30 – 45
Văn học hiện thực phê phán:
Các tác giả tiêu biểu: Nguyễn Công Hoan,Ngô Tất Tố,Vũ Trọng Phụng,Nguyên Hồng,Nam Cao,Tú mỡ.
 Thơ Tú Mỡ: Quan được tăng lương dân cũng tăng
Tăng sưu tăng thuế đến nhăn răng
Còn manh khố rách càng thêm rách
Đời sống lầm than ai thấu chăng
 (Các quan được tăng lương)
Văn học lãng mạn 
Nhóm Tự lực văn đoàn.
Phong trào thơ mới: Với các tác giả như: Xuân Diệu,nguyễn Bính,Lưu Trọng Lư,Hàn Mặc Tử,....
Tác giả: Thạch Lam,Nguyễn Tuân
Văn Học Cách Mạng
Nhật ký trong tù ( Hồ Chí Minh)
Tập thơ “Từ ấy” – Tố Hữu.
Dòng văn học hiện thực 30 – 45.
Tình hình chung văn học hiện thực phê phán 30 – 45
Sau đại chiến thế giới thứ nhất, đế quốc Pháp hai lần khai thác thuộc địa,đẩy nhân ta lún sâu hơn nữa vào cảnh bần cùng.Chúng tăng cường bóc lột để bù đắp vào những thiệt hại ghê gớm do cuộc chiến tranh gây ra.
Chúng hạ lương viên chức,dãn thợ,đình chỉ sản xuất,làm cho hàng hóa trong nước đình trệ,buộc người dân phải tiêu hàng hóa ứ đọng của Pháp. ( Gạo 11dd58 một ha năm 1929 nhưng đến năm 1934 còn 4đ26)
Mấy năm hạn hán,lũ lụt ->đói càng trầm trọng.Ngoài thuế đinh,thuế điền còn có các thứ thuế vô lý khác như: thuế các cuộc vui chơi,thuế tiêu thụ đường,thuế trước bạ...
Nhân dân nghèo,bị bóc lột đến xương tủy thì quan lại Pháp và tay sai thì giàu có.
Phong trào âu hóa “vui vẽ trẻ trung”như một nạn dịch lan tràn,thu hút thanh niên vào các chợ phiên,các tiệm “nhảy”,các cuộc thi áo tắm,thi sắc đẹp,các hộp đêm, “tổ quỹ” ăn chơi,trụy lạc,hư hỏng.
Xuất hiện trên văn đàn văn học công khai một dòng văn học hiện thực phê phán,đấu tranh giai cấp.Với các tác giả tiêu biểu: Nguyễn Công Hoan,Vũ Trọng Phụng....
( hiện thực:cái tồn tại trong thực tế)	
Văn học hiện thực qua các văn bản cụ thể
Giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo
* Văn bản: Trong lòng mẹ (Nguyên Hồng)
+ Giá trị hiện thực:
- Tuổi thơ cay đắng của bé Hồng......
- Cuộc đời cay cực của mẹ......
- Tình mẫu tử cao đẹp.......
- Sự phân biệt giai cấp
+ Giá trị nhân đạo:
- Tác giả thương xót cho những số phận cay đắn và tủi cực của bé Hồng và mẹ.
- Ca ngợi tình mẫu tử cao đẹp (
- Tố cáo xã hội với những quan niệm lạc hậu.
- Khao khát hạnh phúc
 * Văn bản: Tức nước vỡ bờ (trích tác phẩm “Chị Dậu” của ngô Tất Tố).
+ Giá trị hiện thực:
-Người nông dân nghèo,không có hạt gạo để nấu cháo.
- Tiếng trống,tiếng tù và,tiếng chó sủa vang lên-> nông thôn VN đang vào kỳ sưu thuế(giai đoạn nghẹt thở nhất đối với người nông dân)
- Tính mạng bị đe dạo nếu không nộp đủ thuế.
-Bản chất tàn bạo,không một nhân tính của bọn tay sai(tầng lớp thống trị)
+ giá trị nhân đạo:
-Xót xa cho những số phận “thấp cổ bé họng” nông dân nghèo.
- Ca ngợi tình cảm vợ chồng,tình cảm mẹ con.
- Tố cáo xã hội (thuế bất công).
- là bản án đanh thép đối với trật tự XH tàn bạo người ăn thịt người.
- Ca ngợi tinh thần phản kháng của người nông dân đặc biệt là người phụ nữ Việt Nam.
- Khao khát có cuộc sống hạnh phúc.
- Ca ngợi tinh thần “lá lành đùm lá rách”.
-khổ vật chất- khổ tinh thần(bán con khi nhận ra con khôn hiếu thảo (sự cảm thông) 
 * Văn bản: Lão Hạc
+ Giá trị hiện thực:
- Nông dân nghèo đói bị vùi dập
- Nghèo đến mức phải ăn củ sáy,củ chuối,sung,sau má.
- Tầng lớp thanh niên đi làm thuê đồn điền cao su.
- Muốn sống nhưng không thể.
 - thiếu việc làm,bão lụt -> nông thôn khó khăn
 - nghèo -> nhỏ nhen,ích kỷ
 - Người trí thức nghèo mòn mỏi,bế tắc trong xa hội cũ.
 + Giá trị nhân đạo:
 - Ca ngợi tình tình thương yêu cha con thắm thiết.
 - Vẽ đẹp ngời sáng trong nhân phẩm của người lao động nghèo
- Tố cáo xã hội
3. Tìm hiểu các tác phẩm trước CMT8 được học ở lớp 8
* Văn bản Tôi đi học của Thanh Tịnh( VH lãng mạn)
Câu 1: Phân tích tâm trạng của nhân vật “tôi” qua các đoạn.
Trên đường đi tới trường.
Nghe gọi tên vào lớp.
Ngồi trong lớp nghe những lời giảng đầu tiên.
+ Gợi ý:
 Tâm trạng của nhân vật tôi diễn ra theo trình thời gian và và mỗi chặng ứng với một trạng thái tâm lý khác nhau:
Trên con đường tới trường:
Con đường quen thuộc,hôm nay “tự nhiên thấy lạ”.Thực ra con đường ấy vẫn thế,nhưng “tôi” thấy khác vì “hôm nay tôi đi học”.Tôi đã “người lớn” hơn vì tôi không còn đi thả diều và nô đùa.
Thấy mình trang trọng và đứng đắn trong chiếc áo vải dù đen dài.
Mặc dù hai quyển sách quá nặng nhưng tôi vẫn cố gắng “xóc”lên và nắm lại cẩn thận ->để chứng tỏ mình đã lớn,tôi muốn “thử sức” khi đề nghị mẹ đưa thêm bút,thước để cầm.
Chú ý sự thay đổi trong cảm nhận của cậu bé qua hai chi tiết:
Thứ nhất: khi nhìn thấy mọi người(dày đặc,quần áo sạch sẽ, gương mặt vui tươi sáng sủa)
Thứ hai: trước đay chỉ thấy trường “cao ráo sạch sẽ hơn” các nhà khác trong làng,nay thấy trường “vừa xinh xắn,vừa oai nghiêm”lại vừa to,rộng nên “đâm ra lo sợ vẫn vơ”
Nghe gọi tên vào lớp: hàng loạt trạng thái cảm xúc xen lẫn
Tiếng trống “vang dội cả lòng”,cậu “cảm thấy mình chơ vơ”
Lúc nghe gọi tên từng người,tim cậu như ngừng đập.
Khi gọi đến tên,cậu giật mình và lúng túng.
Thấy sợ khi xa mẹ.Đây là cảm giác rất thật vì cậu bé phải một mình bước vào một thế giới khác.
Vào lớp và bắt đầu giờ học đầu tiên:
Nhìn xung quanh,nhìn những bạn chưa quen biết nhưng không hề thấy xa lạ chút nào.
Chợt nhớ về những kỷ niệm cũ khi thấy cánh chim.
Vòng tay lên bài chăm chỉ học.
Câu 2: Hãy chỉ ra hiệu quả nghệ thuật của các hình ảnh so sánh được sử dụng trong đoạn văn này;
+ Gợi ý:*Có ba hình ảnh so sánh đặc sắc cần chú ý:
- “Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười trước giữa bầu trời quang đãng”
- “ý nghĩ ấy thoáng qua trong trí óc tôi nhẹ nhàng như một làn mây lướt ngang trên ngọn núi”
- “Họ như con chim non đứng bên bờ tổ...khỏi phải rụt rè trong cảnh lạ”
* Hiệu quả nghệ thuật
- ba hình ảnh xuất hiện trong ba thời điểm khác nhau ,vì thế diễn tả rõ nét tâm trạng nhân vật tôi.
- Giúp ta hiểu rõ hơn tâm lý của các em nhỏ lần đầu tiên đi học.
- Hình ảnh so sánh tươi sáng,nhẹ nhàng tăng thêm màu sắc trữ tình. 
Văn bản: trong lòng mẹ
Câu 1: - Phân tích thái độ,lời nói,cử chỉ của bà cô đối với Hồng.Tại sao bà cô nói với cháu mình như thế?
 -Phân tích thái độ của cậu bé khi phải nghe những lời xúc xiểm,gièm pha.
Bà cô
Cậu bé Hồng
-Cười hỏi: “Hồng!mày có muốn...”
“Bề ngoài thơn thớt nói cười
Mà trong nham hiểm giết người không dao
-Giọng vẫn ngọt -> nhưng ngọt ngào độc ác
“sao lạị không vào?Mợ mày phát tài lắm,có như dạo trước đâu.”
- Vỗ vai cười mà nói:
“mày dại quá...vào thăm em bé”
->độc ác có tính toán
- Vẫn cười kể các chuyện:Kể đều nhằm làm tổn thương cậu bé
->thái độ nhục mẹ người mẹ bất hạnh
->độc ác tàn nhẫn
- Đổi giọng,vỗ vai
- Bà cô là người độc ác,tàn nhẫn thích thú khi thấy người khác đau khổ
- Thâm độc càng ngày càng tăng
=>Bà cô là người thâm hiểm,giả dối,độc ác.Nhân vật này thể hiện những định kiến hẹp hòi,tàn nhẫn đối với người phụ nữ trong XH cũ
-Nhận ra ý nghĩ cay độc sau cái giọng nói và nét mặt
-Đáp lại thông minh,khẳng định mẹ cuối năm về
(mắt cay cay)
-Nỗi đau tăng lên(nước mắt ròng ròng)
Hai tiếng “em bé” làm xoắn chặt lấy tâm can tôi.
-Cười dài trong tiếng khóc.Giận dữ vì những cổ tục đày đọa mẹ “vồ,cắn..”
-Không nói được vì uất ức.
-Đau đớnkhi nghe những lời xúc xiểm đến người mẹ bất hạnh.
-Nổi đau càng tăng.
=> Cởu bé là người mang trái tim nhân hậu.Tình yêu thương mẹ khiến cho cậu vững tin vào mẹ,tin vào ngày gặp lại.
Câu 2: Phân tích niềm sung sướng của cậu bé khi gặp lại mẹ.Qua cuộc hẹn này,em có nhận xét gì về vẽ đẹp của tình mẫu tử.
Chạy theo mẹ vội vàng,lập cập(đuổi theo,gọi bối rối,thở hồng hộc,trán đẫm mồ hôi,chân ríu lại)=> khát khao được gặp mẹ.
Cậu bé khóc.Nhưng đây là giọt nước mắt dồn nén,giọt nước mắt vừa hờn tủi vừa hạnh phúc.Chứ không phải là giọt nước mắt đau xót phẫn uất như khi nghe những lời cay độc của cô.
Niềm hạnh phúc lớn lao khi được trong lòng mẹ.
Buổi 2: Văn học hiện thực phê phán(tiếp)
 Từ vựng
I. Một vài nét về tác giả Nam Cao:
Nam Cao(1915-1951)
Là một trong những nhà văn hiện thực xuất sắc nhất của văn học Việt nam trước cách mạng tháng 8
Ông chủ yếu viết về hai đề tài:
 + Người nông dân (Chí Phèo, Lão Hạc )
 + Người trí thức nghèo (Sống Mòn,Đời thừa )
* Ông viết về đề tài nào thì vẫn nhằm một ý tưởng ấy: Nổi đau trước tình trạng con người vì miếng cơm manh áo mà không sao đứng thẳng lên được,không sao giữ được nhân tính, nhân cách nhân phẩm.
II. Tác phẩm Lão Hạc 
Lão Hạc xuất hiện lần đầu năm 1943. Tác phẩm thể hiện một cách chân thực số phận khổ đau của người nông dân trong xã hội cũ và phẩm chất cao đẹp của họ.
Câu 1: Phân tích tình cảm của Lão Hạc đối với con chó. Thái độ của Lão Hạc sau khi bán cậu Vàng nói với ta điều gì về nhân cách của lão?
 * Tình cảm của Lão Hạc đối với con chó:
- Vợ chết con ở xa , Lão Hạc dồn tình cảm cho con chó. Thái độ yêu mến của lão thể hiện qua các chi tiết:
 + Gọi con chó là"cậu Vàng"coi cậu Vàng như một đứa trẻ
 + Chăm sóc cậu Vàng chu đáo: Cho ăn cơm trong bát như một nhà giàu
 + Trò chuyện với cậu Vàng mắng yêu cậu, ... cậu vàng làm lão bớt cô đơn.
- Lão Hạc bán cậu Vàng đi vì không có sự lựa chọn nào khác.Việc bán cậu vàng đã nhiều lần nói với ông Giáo chứng tỏ lão rất băn khăn đắn đo.
* Sau khi bán cậu Vàng lão rất day dứt,lão tự kết tội mình là đánh lừ con chó(cần chú ý tâm trạng day dứt ân hận thể hiện qua thái độ,gương mặt,cử chỉ,giọng điệ của lão).Trong cuộc đời đầy đen bạc,người ta có thể lừa lọc nhau vì tiền,vì tình và các ham muốn khác nhưng Lão Hạc lại ăn năn vì lừa một con chó.Điều này cho thấy sự cao đẹp trong nhân cách của Lão Hạc.
Câu 2:Nỗi khốn cùng của Lão Hạc được miêu tả theo trình tự nào?Tại sao lão lại chọn cái chết bi thảm là ăn bả chó?
* Nỗi khốn cùng của lão Hạc được miêu tả theo chiều tăng tiến:
- Nghèo đến mức không đủ tiền cưới vợ cho con,khiến con phẫn chí bỏ nhà đi kiếm ăn.
- Thu vén được tiền hoa lợi định để dành cho con.Ai ngờ vì một trận ốm,số tiền chắt chiu hết sạch.
- Vắng con lão có cậu Vàng làm bạn.Nhưng cậu Vàng làm lão"tốn kém".không còn cách nào khác,lão phải bán cậu bán cậu Vàng đi.
- Không làm ra tiền ,Lão Hạc không dám tiêu tiền của con lão quyết định chỉ ăn khoai ,hết khoai ăn củ chuối, rồi ăn sung luộc,rau má, củ ráy, ... nghĩa là vớ được  ... lễ độ không?
5. Câu nghi vấn dùng để bộc lộ tình cảm,cảm xúc.
VD: Sao lại thế?
- U nhất định bán con đấy ư?
6. Câu ngi vấn dùng để chào
VD: Bác đi làm ạ?(sắc thái kính trọng)
Lưu ý: Trong một số trường hợp câu nghi vấn có thể kết thúc bằng dấu chấm,dấu chấm than,dấu chấm lửng.
VD:
- Chả lẽ lại đúng là nó,cái con mèo hay lục lọi ấy!
- Nhà ông ấy đẹp...
III.Bài tập.
BT1: Các câu sau đây có phải là câu nghi vấn không?
a. Ai ơi chớ bỏ ruộng hoang
Bao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu
(ca dao)
b. nhớ ai dãi nắng dầm sương
nhớ ai tát nước bên đường hôm nao.
(ca dao)
c. Người nào chăm chỉ học tập người ấy sẽ tiến bộ.
d.Sao không để chuồng nuôi lợn khác! (Tô Hoài)
Gợi ý: Câu a,b,c không phải là câu nghi vấn.Vì đây là các đại từ phiếm chỉ.
 Câu d là câu nghi vấn.
BT2: Phân biệt sự khác nhau trong hai câu nghi vấn(in đậm)sau:
(Mẹ hồi hộp thì thầm vào tai tôi:)
- Con có nhận ra con không?
[...]
- Con đã nhận ra con chưa? (...Mẹ vẫn hồi hộp)
Gợi ý: Chú ý đến sự khác nhau giữa các cặp phụ từ trong hai câu nghi vấn đã cho.
a. Có....không/
B. Đã ....chưa.
Cặp phụ từ đã...chưa có hàm ý quá trình nhận đã hoặc đang diễn ra,người hỏi hỏi về kết quả của quá trình đó.
BT3: Phân biệt sự khác nhau trong hai câu nghi vấn sau:
- Hôm nào lớp cậu đi Quê Bác?
- Lớp cậu đi Quê Bác hôm nào?
Gợi ý: Chú ý vị trí của từ hỏi về thời gian trong câu.Khi từ nghi vấn thời gian đứng đầu câu,sự việc được hỏi đến chưa diên ra(dự định sẽ diễn ra trong tương lai);khi từ nghi vấn thời gian đứng cuối câu,sự việc được hỏi đến đã diễn ra trong quá khứ.
BT4: Xét các trường hợp sau rồi trả lời câu hỏi:
a. Hôm qua cậu về quê thăm bà ngoại phải không?
 - Đâu có?
b. Bạn cất giùm mình quyển vở bài tập Toán rồi à?
 - Đâu?
c. Bác đã đi rồi sao, Bác ơi!
 Mùa thu đang đẹp nắng xanh trời.
d. Nam ơi!Bạn có thể trao cho mình quyển sách được không?
Câu hỏi:
- Trong các trường hợp trên,câu nào là câu nghi vấn?
- Cho biết chức năng cụ thể của mỗi câu nghi vấn.
Gợi ý: Tất cả các trường hợp đều sử dụng câu nghi vấn.
- Các câu: Đâu có?;Đâu? có chức năng phủ định.
Câu : Bác đã đi rồi sao,Bác ơi! bộc lộ cảm xúc.
Câu: bạn có thể ...được không? có chức năng cầu khiến.
BT5: Các câu nghi vấn sau đây biểu thị mục đích gì?
a. Bác ngồi đợi cháu một lúc có được không?
b. Cậu có đi chơi biển với bọn mình không?
c. Cậu mà mách bố thì có chết tớ không?
d. Sao mà các cháu ồn thế?
e. Bài văn này xem ra khó quá cậu nhỉ?
Gợi ý:
a. Cầu khiến. b. Rủ rê. C. biểu lộ tình cảm. d. Cầu khiến. e. trình bày
BT6: Cho biết 2 câu nghi vấn sau đúng hay sai?
a. Chiếc xe này bao nhiêu ki-lô-gam mà nặng thế?
b. Chiếc xe này giá bao nhiêu mà rẻ thế?
Gợi ý: Câu nghi vấn (a) là đúng vì người hỏi đã tiếp xúc với sự vật,hỏi để biết trọng lượng chính xác của sự vật đó.
Câu nghi vấn (b) là sai vì người hỏi chưa biết giá chính xác của chiếc xe thì không thể thắc mắc về chuyện đắt hay rẻ được.
BT7: Một bé gái hỏi mẹ:
- mẹ ơi,ai sinh ra con?
Mẹ cười:
Mẹ chứ còn ai?
- Thế ai sinh ra mẹ?
- bà ngoại chứ còn ai?
- Thế ai sinh ra bà ngoại?
- Cụ ngoại chứ còn ai?
- Thế ai sinh ra cụ ngoại?
- Khổ lăm! Sao con hỏi nhiều thế?
Bé gái ngúng nguẩy:
- Con ứ biét thì con mới hỏi mẹ chứ?
Mẹ mỉm cười:
- Trời sinh ra cụ ngoại chứ còn ai?
- Thế ai sinh ra trời?
- Con đi mà hỏi trời ấy!
Em hãy cho biết tong những câu được kết thúc bằng dấu chấm hỏi thì:
1. Câu nào là câu nghi vấn? Tại sao?
2. Câunào không phải là câu nghi vấn? Tại sao?
( Lưu ý: Dấu chấm hỏi mới chỉ là hình thức để nhận biết câu nghi vấn,ngoài hình thức còn cần phải chú ý đến nội dung ý nghĩa của câu)
Gợi ý:
+ Trừ câu: "Con ứ biết thì con mới hỏi mẹ chứ?",tất cả các câu còn lại của bé gái đều là câu nghi vấn vì bé chưa biết nên mới hỏi để biết.
+ Tất cả những câu trả lời của người mẹ đều là câu khẳng định,không phải câu nghi vấn,dấu chấm hỏi ở cuối câu là dấu hỏi tu từ.
BT8. Hãy đặt các câu nghi vấn nhằm các mục đích sau(mỗi mục đích moọt câu)
a. Nhờ bạn đèo về nhà.
b. Mượn bạn một cái bút.
c. Bộc lộ cảm xúc trước một bức tranh đẹp.
Gợi ý:
a. Cậu có thể đèo tớ về nhà có được không?
b. Cậu có thể cho tớ mượn cái bút được không?
c. Sao lại có một bức tranh đẹp thế!
BT9. Viết một đoạn văn có sử dụng câu hỏi tu từ.
Buổi 11. Văn bản Chiếu dời đô, Hịch tướng sĩ
Văn bản: Chiếu dời đô (Lý Công Uẩn)
I. Cũng cố,mở rộng và nâng cao:
1. Lý công Uẩn(974-1028),tức là Lý Thái Tổ,là người có công dời đô từ Hoa Lư(Ninh Bình) ra Thăng Long(Hà Nội bây giờ).Ông nổi tiếng là một vị vua anh minh.Việc dời đô cho thấy tầm nhìn chiến lược,tư tưởng chính trị lớn lao của Lí Thái Tổ.
2. Chiếu dời đô phản ánh khát vọng của cả một dân tộc về một đất nước độc lập,thống nhất ,thể hiện ý chí tự cường của đất nước Đại Việt trên đà lớn mạnh.
3. Chiếu là một thể loại văn học.
Chiếu là lời ban bố mệnh lệnh của vua chúa xuống thần dân.Chiếu dời đô một mặt thể hiện những đặc điểm chính của thể văn này,mặt khác có nét riêng:Bên cạnh ngôn từ mang tính đơn thoại một chiều(của người trên ban xuống người dưới)còn có cả tính đối thoại .Vì thế,bài văn có sự kết hợp chặt chẽ giữa lí trí và tình cảm.Đó chính là một trong những yếu tố cơ bản tạo nên sức hấp dẫn của bài chiếu này.
II. Luyện Tập
Câu 1: Hoàn cảnh nào đã khiến Lí Công Uẩn quyết định dời đô từ Hoa Lư ra thành Đại La?
Gợi ý: Hoàn cảnh:
- Đất nước Đại Việt đang trên đà phát triển,kinh đô ở Hoa Lư chật hẹp,không đáp ứng được nhu cầu phát triển lớn mạnh của đất nước.
- Việc dời đô đánh dấu một tầm nhìn chiến lược xa rộng của vua Lí Thái Tổ.
Câu 2: Việc Lí Công Uẩn mở đầu bài chiếu bằng việc viện dẫn sử sách Trung Quốc có tác dụng gì? 
Gợi ý:
Việc Lí Công Uẩn mở đầu bài chiếu bằng việc viện dẫn sử sách Trung Quốc là hết sức hợp lý ,có tác dụng thu phục người khác vì:
- Tạo tiền đề "lí luận": "Xưa nhà Thương đến vua bàn Canh năm lần dời đô,nhà Chu đến vua Thành Vương cũng ba lần dời đô" không phải vì họ tự tiện mà việc dời đô nhằm mục đích phát triển đất nước phồn thịnh (toan nghiệp lớn),xây dựng tương lai lâu bền(tính kế muôn đời cho con cháu).Những sự kiện mà Lí Thái Tổ nêu lên đều là những chuyện xẩy ra trong thực tế.Bởi vậy,việc Lí Thái Tổ quyết định dời đô cũng là điều đã có tiền lệ,không có gì bất thường,vừa phù hợp đạo trời,vừa thuận lòng dân.
- Tâm lý người xưa: thường lấy Trung Quốc làm hình mẫu.Vì thế,việc nêu lên chuyện các vương triều phương Bắc dời đô là cách "đánh" vào nhân tâm,phù hợp với đối tượng nghe.
Câu 3: Vì sao nói việc Chiếu dời đô ra đời phản ánh ý chí độc lập ,tự cường và sự phát triển mạnh của dân tộc Đại Việt?
Gợi ý:
- Đất nước Đại Việt lớn mạnh,loạn cát cứ đã bị đập tan,đất nước đủ sức sánh ngang với triều đình phương Bắc.
- Định đô ở Thăng Long là thực hiện nguyện vọng của nhân dân thu giang sơn về một mối,nguyện vọng xây dựng đất nước độc lập,tự cường.
Câu 4: Tại sao kết thúc bài Chiếu dời đô,Lí Thái Tổ không ra mệnh lệnh mà đặt câu hỏi: " Các khanh nghĩ thế nào?".Cách kết thúc như vậy có tác dụng gì?
Gợi ý: 
Cách kết thúc nmang tính đối thoại ,trao đổi,tạo sự đồng cảm giữa mệnh lệnh của vua với thần dân.Bài chiếu dời đô thuyết phục người nghe bằng lí lẽ chặt chẽ và bằng tình cảm chân thành.Nguyện vọng dời đô của Lí Thái Tổ phù hợp với nguyện vọng của nhân dân.
Câu 5: Khi quyết định dời đô,Lí Công Uẩn đã phân tích cho thần dân về ưu thế của thành Đại La so với Hoa Lư.Điều đó thể hiện qua những phương diện nào?
Gợi ý: Đây chính là phần trọng tâm của bài chiếu.
- Trước hết,Lí Thái Tổ căn cứ vào thực tế,phê phán hai triều Đinh,Lê chọn Hoa Lư làm nơi kinh đô.
- Khẳng định thành Đại La là kinh đô vì nhiều ưu thế:
+ Là nơi Cao Vương từng định đô.
+ Về địa lí: trung tâm của đất trời,mở ra bốn phương,vừ có sông,vừa có núi,đất rộng mà bằng phẳng,cao mà thoáng,tránh được lũ lut,chật chội.
+ Về phong thuỷ: thế rồng cuộn hổ ngồi.
+ Về sự giàu có:muôn vật phong phú tốt tươi.
+ Về chính trị: là nơi tụ hội trọng yếu của đất nước.
Như vậy,thành Đại La có đầy đủ mọi ưu thế để trở thành "nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời"
Câu 6: Phân biệt yếu tố đồng âm trong cấc trường hợp sau: tam đại,đại diện,đại bác.
Gợi ý:
Đại trong tam đại là đời,đại trong đại diện là thay,đại trong đại bác là lớn.
Văn bản Hịch tướng sĩ
I. Nội dung kiến thức
Chiếu và hịch đều là văn nghị luận,được viết bằng văn xuôi,văn vần,hoặc văn biền ngẫu( loại văn gồm những cặp câu có hai hoặc nhiều vế đối nhau).Tuy nhiên chiếu và hịch có sự khác nhau về chức năng.Chiếu có chức năng chính là ban bố mệnh lệnh còn hịch có chức năng cổ vũ,kêu gọi,thuyết phục,mục đích là khích động tinh thàn ,tình cảm của mọi người để chống thiên tai địch hoạ,có khi để căn dặn người dưới quyền.
II. Luyện tập.
Câu 1. Đối tượng mà bài hịch hướng tới là ai?Mục đích cơ bản mà bài hịch hướng tới là gì?để đạt được mục đích đó,tác giả đã sử dụng giọng điệu nào?
Gợi ý:
Để trả lời câu hỏi này ,phải đặt bài hịch này trong hoàn cảnh đất nước lúc bấy giờ:
- Kẻ thù đang lăm le xâm lược,tình hình đất nước "ngàn cân treo sợi tóc".
- Một số tướng sĩ mải mê hưởng lạc,một số khác sợ uy của giặc nên dao động,muốn cầu hoà.
Đối tượng nghe là quân ta(tướng sĩ)
Mục đích chính của bài hịch là khích lệ lòng yêu nước,tinh thần quyết chiến,quyết thắng,đánh tan tư tưởng bàng quan,thái độ cầu an hưởng lạc của một số tướng sĩ.
Để đạt được mục đích ấy,Trần Quốc Tuấn sử dụng nhiều giọng điệu khác nhau:thân tình mà nghiêm khắc khi nói với các tướng sĩ,căm uất khi nói tới kẻ thù,...
Câu 2: Hãy tìm những chi tiết nói về sự ngang ngược và tội ác của kẻ thù.Việc nêu lên tôi ác của giặc có tác dụng gì đối với tướng sĩ?
gợi ý:
- Láo xược,không coi ai ra gì:đi lại nghênh ngang ngoài đường
- Về chính trị: sĩ mắng triều đình,bắt nạt tể phụ (là những người,những cáp đại diện cho một quốc gia,dân tộc)
- Về kinh tế:đòi ngọc lụa,thu bạc vàng(lòng tham vô hạn)
Nhưng chi tiết nói về tội ác của kẻ thù được thể hiện rất sinh động:vừa là những chi tiết thật,vừa có tính ẩn dụ nhằm bộc lộ thái độ căm phẫn,khinh ghét của tác giả đối với kẻ địch:lưỡi cú diều,thân dê chó.Hơn nữa,qua các tương quan:cú diều-triều đình;thân dê chó-tể phụ,tác giả đã làm nổi rõ nỗi nhục của đất nước,khiến cá tướng sĩ tự suy nghĩ về lương tâm và trách nhiệm của mình.
Câu 3: Tại sao trong bài hịch tác giả không kêu gọi tì tướng chiến đấu mà chỉ phê phán tư tưởng cầu an hưởng lạc của các tướng sĩ?
Gợi ý:
Tác giả không gọi tì tướng chiến đấu mà chỉ phê phán tư tưởng cầu an hưởng lạc của các tướng sĩ và kêu gọi họ ra sức tập luyện binh thư vì giai đoạn này nhà Nguyên đang chuẩn bị xâm lược nước ta lần thứ hai chứ chưa thực sự đem quân đến xâm lược.
Câu 4: Qua Chiếu dời đô và hịch tướng sĩ ,em hãy nêu lên nét giống nhau và khác nhau giữa hai thể loại chiếu và hịch.
Gợi ý: 
- Giống nhau:
+ Cả hai loại văn này đều la

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao an hoc them8.docx