Giáo án dạy Ngữ văn 8 tuần 4

Giáo án dạy Ngữ văn 8 tuần 4

LÃO HẠC

 (Trích) Nam Cao

A. MỤC TIÊU:

- Kiến thức: Qua tình cảnh cùng khổ và tính cách cao quý của nhân vật Lão Hạc mà nhà văn Nam Cao xây dựng nên, giúp học sinh hiểu thêm về số phận đáng thương và vẻ đẹp tâm hồn đáng trân trọng của lão Hạc nói riêng và của người nông dân Việt Nam trước cách mạng. Qua nhân vật Ông giáo -người kể chuyện- thấy được tấm lòng nhân ái và sâu sắc của Nam Cao. Thương cảm xót xa và thật sự trân trọng người nông dân nghèo khổ. Bước đầu hiểu được nghệ thuật viết truyện ngắn đặc sắc của tác giả.

- Tích hợp: Phần tiếng việt ở bài “Từ tượng hình, từ tượng thanh” và phần tập làm văn ở bài “Liên kết các đoạn trong văn bản”.

- Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng tìm hiểu và phân tích nhân vật qua ngôn ngữ đối thoại, độc thoại.

B. CHUẨN BỊ:

Giáo viên: Giáo án, chân dung nhà văn Nam Cao. Học sinh: Chuẩn bị bài trước.

C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

 I. Ổn định lớp.

 II. Bài cũ:

 - Nhân vật cai lệ và người nhà lí trưởng có thể khái quát lên điều gì của bản chất chế độ thực dân nửa phong kiến? Quy luật có áp bức có đấu tranh hay Tức nước vỡ bờ được thể hiện như thế nào trong văn bản?

 - Dẫn vào bài mới

 

doc 4 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 801Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án dạy Ngữ văn 8 tuần 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 4 	 Ngày soạn:
Tiết 13, 14	 Ngày dạy:
 LÃO HẠC
 (Trích) 	 Nam Cao
A. MỤC TIÊU:
- Kiến thức: Qua tình cảnh cùng khổ và tính cách cao quý của nhân vật Lão Hạc mà nhà văn Nam Cao xây dựng nên, giúp học sinh hiểu thêm về số phận đáng thương và vẻ đẹp tâm hồn đáng trân trọng của lão Hạc nói riêng và của người nông dân Việt Nam trước cách mạng. Qua nhân vật Ông giáo -người kể chuyện- thấy được tấm lòng nhân ái và sâu sắc của Nam Cao. Thương cảm xót xa và thật sự trân trọng người nông dân nghèo khổ. Bước đầu hiểu được nghệ thuật viết truyện ngắn đặc sắc của tác giả.
- Tích hợp: Phần tiếng việt ở bài “Từ tượng hình, từ tượng thanh” và phần tập làm văn ở bài “Liên kết các đoạn trong văn bản”.
- Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng tìm hiểu và phân tích nhân vật qua ngôn ngữ đối thoại, độc thoại.
B. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Giáo án, chân dung nhà văn Nam Cao. Học sinh: Chuẩn bị bài trước.
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
	I. Ổn định lớp.
 II. Bài cũ:
	- Nhân vật cai lệ và người nhà lí trưởng có thể khái quát lên điều gì của bản chất chế độ thực dân nửa phong kiến? Quy luật có áp bức có đấu tranh hay Tức nước vỡ bờ được thể hiện như thế nào trong văn bản?
 	- Dẫn vào bài mới
 III. Bài mới
 Hoạt động của GV và HS Nội dung
Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu chung
Giáo viên: Yêu cầu học sinh đọc phần chú thích * trong sách giáo khoa.
? Về Nam Cao có những điểm nào đáng lưu ý?
Học sinh tóm tắt. Giáo viên chốt ý.
? Hãy nêu một vài tác phẩm của Nam Cao và cho biết vài nét về văn bản chúng ta đang học.
Giáo viên: Hướng dẫn học sinh đọc: đọc chậm, giọng hơi trầm, buồn. Chú ý đến từng giọng điệu của nhân vật.
Giáo viên: Phân vai cho học sinh.
Học sinh: Thực hiện đọc theo vai.
Giáo viên: Yêu cầu học sinh đọc chú thích trong sách giáo khoa.
? Văn bản trên thuộc thể loại gì? Văn bản có thể chia làm mấy phần? 
Học sinh: 
? Đoạn trích trên gồm mấy nhân vật? Nhân vật nào được coi là quan trọng nhất? (5 nhân vật, trong đó có 2 nhân vật quan trọng).
Giáo viên: Chúng ta cùng đi tìm hiểu và phân tích 2 nhân vật này.
I. Tiếp xúc văn bản:
1. Tác giả, tác phẩm
- Nam Cao (1915-1951) tên thật là Trần Hữu Tri quê ở Hà Nam. Là nhà văn hiện thực xuất sắc với nhiều tác phẩm nổi tiếng và có giá trị. Nội dung và đề tài trong sáng tác của ông chủ yếu về người nông dân nghèo đói và tầng lớp tiểu tư sản với cuộc sống bế tắc trong xã hội cũ.
- Các tác phẩm nổi tiếng: Chí Phèo, Đôi mắt, Sống mòn, Một bữa no, Lão Hạc, Trăng sángVăn bản trích trong tác phẩm Lão Hạc.
2. Đọc;Giải thích từ khó
3. Bố cục, thể loại
 - Chia làm 3 phần.
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu chi tiết
? Lão Hạc là ai? Gia cảnh của lão như thế nào?
Học sinh trả lời
Giáo viên: Nhận xét, chốt ý.
? Lão Hạc sống với ai? Tình cảm của lão dành cho con chó của mình? Vì sao em biết điều đó?
? Vậy lão Hạc có sống mãi cùng con Vàng không?
Học sinh: Không, lão bán nó.
Giáo viên: Vậy vì sao lại bán nó? Chúng ta cùng tìm hiểu tâm trạng của lão khi bán cậu Vàng.
? Vậy thì vì sao lão bán cậu Vàng? Lão Hạc có cách lựa chọn nào khác không?
Học sinh: Sợ không nuôi nổi nó và sợ lẹm vào số tiền dành dụm. Và vì lão không thể làm đuợc gì →bất đắc dĩ.
? Em có nhận xét gì về lão Hạc qua quyết định của lão? (Tuy nghèo nhưng giàu lòng tự trọng).
? Tâm trạng của lão Hạc khi bán cậu Vàng như thế nào? Thể hiện qua các từ ngữ và chi tiết nào trong bài? 
Học sinh: tâm trạng buồn, đau khổ. Các từ ngữ →
? Các từ ngữ ấy diễn tả và thể hiện điều gì trong tâm trạng nội tâm nhân vật? 
Học sinh →
? Qua tâm trạng ấy em hãy cho biết lão Hạc là người như thế nào?
Học sinh:Giàu lòng thương, nhân hậu.
? Tình cảm của lão Hạc đối với cậu Vàng chỉ đơn thuần là niềm yêu thương hay còn chứa đựng điều day dứt nào ở đây? Câu văn nào thể hiện điều đó?
? Sau khi bán cậu Vàng ông lão đã tâm sự với ai? Thái độ? Hoàn cảnh của ông có khá hơn khi ông bán cậu Vàng đi không?
? Lão Hạc nhờ cậy ông giáo điều gì? Thái độ của ông như thế nào?
? Vì sao lão Hạc có thái độ như vậy? Mọi người nghĩ sao về cách giải quyết của lão Hạc? Thái độ của vợ ông giáo ra sao? Có phải sự nhẫn tâm không?
? Còn em em có nghĩ gì về cách giải quyết của lão Hạc?
Học sinh: Thảo luận cá nhân, phát biểu.
? Mọi người nghĩ gì khi thấy lão Hạc lấy bả chó?
Học sinh: Coi thường lão.
? Theo em tại sao lão Hạc lại chết sau khi bán con chó? Điều đó chứng tỏ gì? Có giống như mọi người suy nghĩ không?
Học sinh: Có chiều sâu và đạo đức.
? Cái chết của lão Hạc xảy ra như thế nào? Tác động như thế nào đến em?
? Theo em vì sao lão Hạc lại tự tử? Lựa chọn ấy có bi quan quá không?
? Lão Hạc chết bằng cách nào? Nam Cao miêu tả cái chết ấy như thế nào?
? Em suy nghĩ xem giữa tâm hồn và thể xác lão Hạc có sự đối lập không? Sự đối lập đó là gì?
? Ngoài việc thể hiện nội tâm của nhân vật, sự day dứt, ân hận, lòng tự trọng → chết, Nam Cao còn gởi gắm một ý nghĩa khác thái độ của mình trong cái chết đầy ý nghĩa đó là gì?
Học sinh thảo luận theo bàn → phát biểu → nhận xét
Giáo viên chốt ý.
- Nhân vật ông giáo
? Ông giáo là ai? Và là người như thế nào? 
Học sinh → Là tri thức nghèo giàu lòng thương.
? Khi nghe chuyện của lão Hạc tâm trạng của ông giáo như thế nào?
? Khi nghe binh Tư kể chuyện lão Hạc xin bả chó thái độ của ông giáo ra sao?
? Câu văn nào diễn tả điều đó?
Học sinh: “Đối với  đáng buồn”.
? Sau khi hiểu ra sự thật vèlão Hạc thái độ của ông giáo như thế nào? Vì sao?
? Vì sao lại không thật sự buồn? Hay tại sao lại buồn theo nghĩa khác?
Học sinh: Không thật sự buồn vì vẫn có cái chết đầy bi thương.
? Qua phân tích em thấy ông giáo là người như thế nào?
? Truyện ngắn “Lão Hạc” mang những nét gì độc đáo về nghệ thuật?
Học sinh: Thảo luận nhanh 3 phút.
Đại diện nhóm trả lời
Giáo viên cho bổ sung và chốt ý →
? Nêu cảm nghĩ của em về nhân vật lão Hạc và ông giáo.
 Học sinh thảo luận cá nhân, trả lời
II. Tìm hiểu chi tiết:
1. Nhân vật lão Hạc
- Lão Hạc là người nông dân nghèo khó. Anh con trai vì không đủ tiền cưới vợ bỏ đi làm cao su. Lão Hạc sống cô đơn cùng con chó.
- Lão rất yêu thương con chó và gọi tên nó là Cậu Vàng.
a. Tâm trạng của lão Hạc khi bán cậu Vàng
Lão Hạc định bán cậu Vàng →bất đắc dĩ. Vì quá nghèo, không có việc làm, mùa màng thất bát.
- Cậu Vàng ăn khoẻ mà lão không muốn bỏ đói cậu →bán cậu đi là cách lựa chọn duy nhất.
- Những từ ngữ chi tiết miêu tả bộ dạng của lão: “Cố làm ra vẻ vui vẻ”, “cười như mếu”, “mắt ầng ậng nước”, “mặt co dúm”,
“đầu ngoẹ”, “miệng mếu máo”, “huhu khóc”, “ăn năn”
→ Nội tâm đang đau đớn, xót xa, ân hận đến cùng cực. Bằng từ ngữ và chi tiết sinh động tác giả đã miêu tả chân thực sự đau đớn đang dâng trào, đang oà vỡ trong lòng một ông già giàu tình thương và lòng nhân hậu.
- Thái độ chua chát ngậm ngùi lão nói: “Kiếp chóchẳng hạn” và “Kiếp ngườithật sướng”. Câu nói đượm màu triết lí và sự trải nghiệm thể hiện nỗi buồn bất lực sâu sắc. Hiện tại-tương lai đều mịt mù và vô vọng.
b. Tâm trạng lão Hạc khi nhờ cậy ông giáo
- Thái độ: vòng vo, lúng túng vì lão thấy khó nói.
Cách giải quyết ấy thể hiện lòng thương con, canh cánh một nỗi lo không giữ đượg ba sào ruộng và lòng tự trọng của một con người, không muốn làm phiền đến người khác nên ông đã âm thầm lo liệu cho cái chết của mình sau khi bán cậu Vàng.
c. Cái chết của lão Hạc
Cái chết bất ngờ với tất cả mọi người, gây sự căng thẳng và xúc động
- Mâu thuẫn trong nội tâm của lão Hạc đẩy lên đến đỉnh điểm →giải quyết bằng cái chết đó là sự kết thúc bi đát và tất yếu.
- Cái chết dữ dội, vật vã, kinh hoàng nhưng chắc chắn thanh thản về tâm hồn. Và có lẽ đó là lối thoát duy nhất của lão. Lão chết đem lại tương lai cho đứa con và tạ tội với cậu Vàng.
Cái chết của lão Hạc một mặt bộc lộ tâm trạng và số phận của lão, mặt khác còn tố cáo hiện thực xã hội tối tăm đưa con người đến bước đường cùng.
2. Nhân vật ông giáo
Là một người tri thức nghèo sống ở nông thôn giàu lòng thương và lòng tự trọng.
- Thông cảm gần gũi quan tâm →là người hàng xóm tốt bụng của lão Hạc.
- Khi biết sự thật → “Khôngkhác” → những câu nói đầy triết lí thấm đượm chất nhân sinh cho ta thấy ông giáo là là hình ảnh chứa chan niềm thương và lòng nhân ái, mang một nỗi buồn bế tắc trong cuộc sống của người trí thức đương thời với chiều sâu tâm hồn đầy triết lí nhân sinh.
III. Tổng kết:
- Nội dung:
- Nghệ thuật: 
+ Nghệ thuật xây dựng nhân vật điêu luyện
+ Cách dựng chuyện chân thực, sinh động, khéo léo và đầy bất ngờ.
+ Ngôn ngữ truyện cô đọng đầy chất trữ tình thể hiện rõ tâm trạng nhân vật.
IV. Luyện tập
 IV. Củng cố: Nhận xét của mình về tác giả Nam Cao qua tác phẩm “Lão Hạc”.
 V. Dặn dò: Về nhà học bài và làm bài luyện tập + chuẩn bị bài mới.TV “Từ tượng hình- từ tượng thanh”
********************************************
Tuần 4 	 Ngày soạn:
Tiết 15	 Ngày dạy:
 TỪ TƯỢNG HÌNH - TỪ TƯỢNG THANH
A. MỤC TIÊU:
 - Kiến thức: Giúp học sinh hiểu được thế nào là từ tượng hình, từ tượng thanh, tác dụng.
- Tích hợp: Phần văn với văn bản “Lão Hạc”, tập làm văn qua bài “Liên kết các đoạn văn trong văn bản”.
- Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng sử dụng từ tượng hình, từ tượng thanh trong việc áp dụng viết văn bản tự sự, miêu tả, biểu cảm.
- Giáo dục: Tạo cho học sinh tâm thế chú ý, thêm yêu quý sự phong phú của tiếng việt.
B. CHUẨN BỊ:
	Giáo viên: Giáo án, bảng phụ. Học sinh: Chuẩn bị bài trước.
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
	I. Ổn định lớp.
 II. Bài cũ:
	- Thế nào là trường từ vựng? Cho ví dụ ? Trong từ ngữ có những điểm nào đáng lưu ý?
	- Dẫn vào bài mới.
 III. Bài mới
 Hoạt động của GV và HS Nội dung
Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu lí thuyết
Giáo viên: Yêu cầu học sinh đọc ví dụ trong sách giáo khoa.
Giáo viên: Treo bảng phụ cho học sinh quan sát.
Học sinh: Quan sát các từ gạch chân trên bảng phụ.
? Trong các từ ngữ gạch chân, từ nào đọc lên cho thấy hình ảnh, dáng vẻ, hoạt động?
Học sinh: Thảo luận.
? Những từ ngữ nào mô phỏng âm thanh tự nhiên của con người?
Học sinh: Thảo luận, trình bày.
Học sinh nhóm khác bổ sung.
Giáo viên: Nhận xét, chốt ý.
? Những từ ngữ gợi tả dáng vẻ, hành động, hoặc mô phỏng âm thanh mà các em mới tìm có tác dụng gì trong văn miêu tả, tự sự?
Học sinh 
? Qua tìm hiểu ví dụ, theo em thế nào là từ tượng thanh và từ tượng hình? Học sinh đọc ghi nhớ.
Bài tập nhanh:
- Tìm một từ tượng hình, một từ tượng thanh. Đặt câu với những từ đó.
- Tìm từ tượng thanh và từ tượng hình trong đoạn văn sau: “Anh Dậu uốn vai ngáp dài một tiếng uể oải, chống tay xuống phản anh vừa rên vừa ngẩng đầu lên. Run rẩy cất bát cháo anh mới kề vào đến miệng. Cai lệ và người nhà lí trưởng đã sầm sập tiến vào với song roi, tay thước và dây thừng”.
I/ Đặc điểm và công dụng của từ tượng hình và từ tượng thanh
1. Ví dụ: Các đoạn trích trong văn bản “Lão Hạc” của Nam Cao
2. Nhận xét
- Những từ: móm mém, xồng xộc, vật vã, rũ rượi, xộc xệch, sòng sọc: gợi tả hình ảnh, hoạt động.
- Các từ: huhu, ư ử, a là những từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, của con người.
- Những từ ngữ trên gợi được hình ảnh, âm thanh cụ thể, sinh động, có giá trị biểu cảm cao.
3. Kết luận: 
 Ghi nhớ: Sách giáo khoa, trang 49.
Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập
Giáo viên hướng dẫn. 
Học sinh làm theo nhóm sau đó cử đại diện trình bày.
Nhóm khác nhận xét và bổ sung.
Giáo viên: Nhận xét và chữa lỗi từng bài.
II/ Luyện tập
Bài tập 1: 
- Từ tượng hình: rón rén, lẻo khẻo, chỏng quèo.
- Từ tượng thanh: soàn soạt, bịch, bốp.
Bài tập 2: Từ gợi tả hình dáng: lò dò, lom khom, thoan thoắt, ngất ngưỡng, lêu khêu, khật khưỡng.
Bài tập 3: 
- Cười ha ha: to, sảng khoái, đắc ý.
- Cười hì hì: vừa phải, thích thú, hiền lành.
- Hô hố: to, thô lỗ, gây cảm giác khó chịu.
- Hơ hớ: thoải mái, vô duyên.
 IV. Củng cố: Thế nào là từ tượng hình, từ tượng thanh. Cho ví dụ và nêu tác dụng của chúng?.
 V. Dặn dò: Học bài và bài tập còn lại ở trong phần luyện tập+ chuẩn bị bài tiết tập làm văn.
 “ Liên kết các đoạn văn trong văn bản”
****************************************
Tuần 4 	 Ngày soạn:
Tiết 16	 Ngày dạy:
 LIÊN KẾT CÁC ĐOẠN VĂN TRONG VĂN BẢN
A. MỤC TIÊU:
 - Kiến thức: Hiểu được vai trò và tầm quan trọng của việc sử dụng phương tiện liên kết để tạo ra sự liên kết các đoạn văn trong một văn bản.
- Tích hợp: Phần văn ở văn bản “Lão Hạc”, tiếng Việt ở bài “Từ tượng thanh, từ tượng hình”.
- Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng để tạo sự liên kết về hình thức và nội dung giữa các đoạn văn trong một văn bản.
- Giáo dục: Tạo thói quen cho học sinh luôn có ý thức liên kết các đoạn khi xây dựng một văn bản.
B. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Giáo án, tài liệu. Học sinh: Chuẩn bị bài trước.	
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
	I. Ổn định lớp.
 II. Bài cũ:
	- Đoạn văn là gì? Cách xây dựng đoạn văn trong văn bản như thế nào?
	- Dẫn vào bài mới.
 III. Bài mới
 Hoạt động của GV và HS Nội dung
Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu lí thuyết
Giáo viên: Yêu cầu học sinh đọc các đoạn văn mục 1.1 và mục 1.2
? Đoạn văn mục 1.1 có mối liên hệ với nhau không? Vì sao?
Học sinh: Thảo luân vấn đề này và trình bày.
? Đoạn văn mục 1.2 có gì khác so với đoạn 1.1?
Học sinh: Có thêm cụm “Trước đó mấy hôm”
? Cụm từ trên được thêm vào để làm gì?
? Sau khi thêm vào, nội dung có gì thay đổi không? Sự thay đổi đó là gì?
? Vậy cụm từ ấy có tác dụng gì?
Giáo viên: Yêu cầu học sinh đọc các đoạn văn trong sách giáo khoa trang 51.
? Đoạn văn liệt kê các khâu của quá trình lĩnh hội cảm thụ văn học là khâu nào?
Học sinh:
? Hãy xác định các phương tiện liên kết các đoạn văn trong từng ví dụ
? Mối quan hệ ý nghĩa giữa các đoạn văn do phương tiện liên kết mang lại là gì?
? Có thể sử dụng các phương tiện liên kết nào để thể hiện mối quan hệ giữa các đoạn văn?
Học sinh trả lời
Giáo viên: Yêu cầu học sinh đọc đoạn văn trong sách giáo khoa
? Tìm phương tiện liên kết trong đoạn văn. Nó có gì khác phương tiện liên kết lúc nãy chúng ta tìm hiểu?
? Vì sao nó lại có tác dụng liên kết? Khi chuyển ý hoặc xây dựng một văn bản em phải làm gì?
I/ Tác dụng của việc liên kết các đoạn văn trong văn bản
1. Các đoạn văn
2. Nhận xét:
- Đoạn văn mục 1.1 viết về môi trường nhưng tác giả miêu tả và nêu cảm nghĩ chưa hợp lí →chưa có tính liên kết.
- Đoạn văn mục 1.2: Cụm từ bổ sung ý nghĩa về biểu cảm cho đoạn văn, tạo nên sự liên kết về nội dung và hình thức chặt chẽ hơn vì ở đoạn 1.1 đánh đồng thời gian (hiện tại – quá khứ), còn ở đoạn 1.2 phân định rõ thời gian.
3. Kết luận
- Phương tiện liên kết đoạn văn mục 1.2 có dấu hiệu ý nghĩa về mặt thời gian.
- Là phương tiện ngôn ngữ tường minh góp phần làm nên tính logic và ..cho văn bản.
II/ Liên kết đoạn văn trong văn bản
1. Dùng các từ ngữ để liên kết đoạn
a. Các đoạn văn a, b, c.
b. Nhận xét:
- Ví dụ a: Sau khâu tìm hiêủ: Quan hệ ý nghĩa liệt kê.
- Ví dụ b: Nhưng: Đối lập.
- Ví dụ c: Nói tóm lại: Tổng kết.
c. Kết luận: Các từ ngữ trong quan hệ liên kết:
- Mối quan hệ liệt kê: Trước hết, đầu tiên, tiếp theo, mặt khác
- Mối quan hệ tương phản đối lập: Trái lại, tuy nhiên, ngược lại, thế nào, nhưng mà,
- Mối quan hệ tống kết: Tóm lại, nhìn chung, nói một cách khái quát, có thể nói,
2. Dùng câu để liên kết đoạn văn
Phương tiện liên kết: “Ái dàcơ đấy”
→Nó nối tiếp phát triển ý cho cụm từ: “Bốhọc” trong đoạn văn trên.
* Ghi nhớ: Sách giáo khoa.
Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập
Giáo viên: Hướng dẫn học sinh làm các bài tập theo nhóm.
Học sinh: Luyện tập theo nhóm.
Giáo viên: Kiểm tra, nhận xét.
III/ Luyện tập
Bài tập 1:
a. Nói như vậy: Tổng kết.
b. Thế mà: Tương phản.
c. Cũng: Liên kết.
 Tuy nhiên: Tương phản.
 IV. Củng cố: Để chuyển ý và chuyển đoạn trong văn bản em cần phải làm gì? Có thể sử dụng các phương tiện liên kết thể hiện mối quan hệ nào giữa các đoạn văn?
 V. Dặn dò: Học bài cũ : Chú ý cách chuyển ý , chuyển đoạn trong văn bản . Chuẩn bị bài mới : Từ ngữ địa phương

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 4 day du 20122013.doc