Giáo án dạy Ngữ văn 8 tiết 94: Câu phủ định

Giáo án dạy Ngữ văn 8 tiết 94: Câu phủ định

TIẾT 94: CÂU PHỦ ĐỊNH

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

- Đặc điểm hình thức của câu phủ định.

- Chức năng của câu phủ định.

2. Kĩ năng

- Nhận biết câu phủ định trong các văn bản.

- Sử dụng câu phủ định phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.

3. Thái độ

 Có ý thức vận dụng câu phủ định trong quá trình tạo lập văn bản.

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI

1. Kĩ năng tự xác định giá trị

2. Kĩ năng giao tiếp.

3. Kĩ năng quản lí thời gian.

4. Kĩ năng tư duy lô gic

III. CHUẨN BỊ

1.giáo viên: Bảng phụ

2. Học sinh: trả lời các câu hỏi sgk

IV. PHƯƠNG PHÁP / KĨ THUẬT DẠY HỌC

 Phân tích ngôn ngữ, thảo luận nhóm

 

doc 4 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 627Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án dạy Ngữ văn 8 tiết 94: Câu phủ định", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 02/ 2011
Ngày giảng: 02/ 2011
Tiết 94: Câu phủ định
I. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức
- Đặc điểm hình thức của câu phủ định.
- Chức năng của câu phủ định.
2. Kĩ năng
- Nhận biết câu phủ định trong các văn bản.
- Sử dụng câu phủ định phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
3. Thái độ
 Có ý thức vận dụng câu phủ định trong quá trình tạo lập văn bản.
II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài
1. Kĩ năng tự xác định giá trị
2. Kĩ năng giao tiếp.
3. Kĩ năng quản lí thời gian.
4. Kĩ năng tư duy lô gic
III. Chuẩn bị
1.giáo viên: Bảng phụ
2. Học sinh: trả lời các câu hỏi sgk
IV. Phương pháp / kĩ thuật dạy học
 Phân tích ngôn ngữ, thảo luận nhóm
V. Các bước lên lớp
1. Tổ chức ( 1’)
2. Kiểm tra đầu giờ ( 5’)
H. Nêu đặc điểm hình thức và chức năng của câu trần thuật?
- Chức năng chính của câu trần thuật là dùng để kể, tả, thông báo, nhận định, ngoài ra câu trần thuật còn dùng để nhận xét, giới thiệu, hứa hẹn
- Hình thức: khi viết câu trần thuật kết thúc bằng dấu chấm. Đôi khi câu trần thuật kết thúc bằng dấu dấu chấm than, dấu chấm lửng
- Câu trần thuật được dùng phổ biến trong tạo lập văn bản và trong giao tiếp.
3.Tiến trình tổ chức các hoạt động
* Khởi động( 1’)
a. Tôi đi làm.
b. Tôi không đi làm.
H. Đặc điểm hình thức của 2 câu này có gì khác nhau không?
- Câu b khác câu a có từ không)
H. Chức năng của hai câu này có gì khác nhau không?
- Câu a dùng để khẳng định việc tôi đi làm là có diễn ra. Câu b dùng để phủ định việc tôI đI làm là không diễn ra
GV: câu b được gọi là kiểu câu gì bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu
Hoạt động của thầy và trò
T/g
Nội dung
Hoạt động 1. hình thành kiến thức mới
* Mục tiêu
- Đặc điểm hình thức của câu phủ định.
- Chức năng của câu phủ định.
GV treo bảng phụ, Hs đọc bài tập
H. về đặc điểm hình thức các câu b,c,d có gì khác câu a?
- Có sử dụng từ phủ định không, chưa, chẳng.
GV: Những từ ngữ đó gọi là những từ ngữ phủ định, những câu chứa từ ngữ đó gọi là câu phủ định
H. Chức năng các câu b,c,d có gì khác so với câu a?
- Câu b,c,d phủ định việc Nam đi Huế không diễn ra.
H. câu phủ định trong bài tập b,c,d dùng để làm gì?
- Thông báo, xác nhận không có sự vật, sự việc, tính chất, quan hệ nào đó-> câu phủ định miêu tả.
- HS đọc đoạn trích 2
H. Trong những câu trên, câu nào chứa từ ngữ phủ định?
- Không phải, nó chần chẫnđòn càn
- Đâu có!
Gv: khác với những câu phủ định trong bài tập 1 câu phủ định trên không có phần biểu thị nội dung bị phủ định
H. Xác định nội dung bị phủ định?
- Nội dung bị phủ định trong câu phủ định thứ nhất được thực hiện trong câu nói của thầy bói sờ vòi
- Nội dung bị phủ định trong câu thứ 2 được thực hiện trong cả câu nói của thầy bói sờ vòi và ông thầy bói sờ ngà
H. Mấy ông thầy bói xem bói xem voi dùng những từ ngữ phủ định để làm gì?
- Để phản bác một ý kiến, nhận định của người đối thoại hay để thông báo, xác nhận không có sự vật, sự việc, quan hệ nào đó
- Phản bác 1 ý kiến, nhận định của người đối thoại-> gọi là câu phủ định bác bỏ.
H. Qua bài tập em hiểu câu phủ định có đặc điểm hình thức và chức năng như thế nào?
- Hs trả lời-> GV khái quát
- HS đọc ghi nhớ, xác định nội dung trong ghi nhớ
Hoạt động 2. Luyện tập
* Mục tiêu
- Xác định câu phủ định và kiểu câu phủ định ( câu phủ định miêu tả và câu phủ định bác bỏ) Trong đoạn văn cụ thể
- Phân tích đặc điểm hình thức và ý nghĩa của một số câu phủ định cụ thể
- Xác định mục đích sử dụng một số câu phủ định cụ thể
- Nhận xét về câu có nội dung phủ định nhưng không nhưng không sử dụng từ phủ định
 HS đọc bài tập 1, xác định yêu cầu bài tập
- HS giải bài tập, trình bày, nhận xét.
- GV chữa 
HS đọc bài tập 2, xác định yêu cầu bài tập
H. Những câu phủ định này có đặc điểm gì đặc biệt?
- HS hoạt động nhóm 8/ 3’, trình bày, nhận xét.
- GV chữa
=> có 1 từ phủ định kết hợp với 1 từ phủ định khác như trong a không phải là không hay kết hợp với một từ nghi vấn như trong c ai chẳng hoặc kết hợp với một từ phủ định khác và 1 từ bất phủ định như trong b không ai không-> khi đó ý nghĩa của câu là câu khẳng định
H. Đặt câu không có từ phủ định có ý nghĩa tương đương, so sánh
GV: lưu ý học sinh có những câu phủ định nhưng lại biểu thị ý khẳng định.
HS đọc bài tập 1, xác định yêu cầu bài tập
H. Nếu nhà văn Tô Hoài thay từ phủ định không bằng chưa thì nhà văn phải viết như thế nào? nghĩa của câu có gì thay đổi không
- HS trả lời, nhận xét.
- GV chữa
H. Câu nào phù hợp với chuyện hơn? vì sao?
Học sinh đọc và nêu yêu cầu bài tập
- HS giải bài tập, trình bày, nhận xét.
- GV chữa: Lưu ý học sinh có những câu không phải là câu phủ định nhưng lài biểu thị ý nghĩa phủ định
18
18
I. Đặc điểm hình thức và chức năng
1. Bài tập: Tìm hiểu đặc điểm hình thức và chức năng của các câu trong đoạn trích
- Đặc điểm hình thức
BT1. Câu b,c,d có chứa từ phủ định: không, chưa, chẳng-> câu phủ định
- Chức năng
+ Câu b,c,d thông báo, xác nhận  Câu phủ định miêu tả
BT2.
- Câu phủ định
+ Không phải, nó chần chẫnđòn càn
+ Đâu có.
- Chức năng: dùng để phản bác một ý kiến, nhận định của người đối thoại ( câu phủ định bác bỏ)
2. Ghi nhớ
- Đặc điểm hình thức và chức năng.
II. Luyện tập
Bài tập 1. Xác định câu phủ định bác bỏ và giải thích.
b.Cụ cứ tưởng thế đấy chứ đâu !
- Câu này bác bỏ điều mà lão Hạc bị dằn vặt, đau khổ.
Bài tập 2.
- xác định câu có ý nghĩa phủ định
+ Ba câu trong a,b,c đều là câu phủ định không có ý nghĩa phủ định
- Đặt câu không có từ phủ định có ý nghĩa tương đương.
a. Câu chuyện song lại có ý nghĩa nhân đạo.
b. Tháng tám hạc vàng, ai cũng từng ăn.
c. Tưng  Hà Nội, ai cũng có một lần.
- Nhận xét
 Các câu dùng hình thức phủ định của phủ định để không làm ý phủ định được nhấn mạnh hơn.
Bài tập 3. Nhận xét câu văn
- thay từ phủ định không bằng chưa phải viết lại: Choắt chưa dậy được, nằm thoi thót-> ý nghĩa của câu cũng thay đổi.
- Câu văn của Tô Hoài phù hợp với chuyện hơn.
Bài tập 4. Xác định câu phủ định- chức năng, đặt câu có ý nghĩa tương đương.
- Các câu đã cho đều không phải là câu phủ định nhưng có ý nghĩa khẳng định.
( phủ định bác bỏ, phản bác ý kiến, nhận định trước đó)
- Đặt câu
a. Chẳng đẹp tí nào.
b. Chẳng có câu chuyên đó đâu.
4. Củng cố ( 1’)
- Gv hệ thống lại đặc điểm hình thức và chức năng của câu phủ định.
5. Hướng dẫn học tập ( 1’)
- Hs về nhà học bài theo nội dung học tập trên lớp, tập viết các đoạn văn có sử dụng câu phủ định
- Chuẩn bị bài: Hịch tướng sĩ
* Yêu cầu: đọc và trả lời các câu hỏi sgk.

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 94 cau phu dinh.doc