Giáo án dạy Ngữ văn 8 tiết 79: Câu nghi vấn (tt)

Giáo án dạy Ngữ văn 8 tiết 79: Câu nghi vấn (tt)

CÂU NGHI VẤN (tt)

A/MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:Qua tiết học giúp cho học sinh:

 I)Kiến thức:

- Các câu nghi vấn dùng với các chức năng khác ngoài chức năng chính.

II)Kỹ năng:

- Vận dụng kiến thức đã học về câu nghi vấn để đọc-hiểu và tạo lập văn bản .

- Kỹ năng :giao tiếp .

 III)Thái độ :Học sinh sử dụng đúng đắn câu nghi vấn phù hợp với tình huống giao tiếp.

 B/CHUẨN BỊ:

1) Giáo viên: Bảng phụ ,thước kẻ bảng ,tài liệu tham khảo liên quan.

2)Học sinh: soạn bài theo sự hướng dẫn của giáo viên .

C/TIẾN TRÌNH BÀI MỚI:

I/ Kiểm tra bài cũ : ( 5 phút)

1) Đặc điểm hình thức và chức năng của câu nghi vấn ?Cho ví dụ ?

2) Làm bài tập sgk ?

II/ Bài mới:

Hoạt động 1 Giới thiệu bài mới: ( 2 phút)Tiết trước chúng ta đã được tìm hiểu câu nghi vấn về đặc điểm hình thức và chức năng chính của chúng.Hôm nay chúng ta tiếp tục tìm hiểu câu nghi vấn với những chức năng khác của nó.

 

doc 2 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 632Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án dạy Ngữ văn 8 tiết 79: Câu nghi vấn (tt)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lớp 8a1 ngày dạy 6/1/2011
Lớp 8a2 ngày dạy6/1/2011
CÂU NGHI VẤN (tt)
A/MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:Qua tiết học giúp cho học sinh:
	I)Kiến thức: 
- Các câu nghi vấn dùng với các chức năng khác ngoài chức năng chính.
II)Kỹ năng:
- Vận dụng kiến thức đã học về câu nghi vấn để đọc-hiểu và tạo lập văn bản .
- Kỹ năng :giao tiếp .
 III)Thái độ :Học sinh sử dụng đúng đắn câu nghi vấn phù hợp với tình huống giao tiếp.
 B/CHUẨN BỊ:
1) Giáo viên: Bảng phụ ,thước kẻ bảng ,tài liệu tham khảo liên quan.
2)Học sinh: soạn bài theo sự hướng dẫn của giáo viên .
C/TIẾN TRÌNH BÀI MỚI: 
I/ Kiểm tra bài cũ : ( 5 phút)
Đặc điểm hình thức và chức năng của câu nghi vấn ?Cho ví dụ ?
Làm bài tập sgk ?
II/ Bài mới:
Hoạt động 1 Giới thiệu bài mới: ( 2 phút)Tiết trước chúng ta đã được tìm hiểu câu nghi vấn về đặc điểm hình thức và chức năng chính của chúng.Hôm nay chúng ta tiếp tục tìm hiểu câu nghi vấn với những chức năng khác của nó.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 2:Hình thành các đơn vị kiến thức của bài học: ( 15 phút)
Gv:Hướng dẫn hs tìm hiểu những chức năng khác của câu nghi vấn ?
Gv:Cho hs đọc các ví dụ /sgk / trả lời.Trong những đoạn trích trên câu nào là câu nghi vân ?
Gv:Các câu nghi vấn trên có dùng để hỏi không ?Nếu không dùng để hỏi thì nó dùng để làm gì ?
Gv:Nhận xét về dấu kết thúc các câu nghi vấn trong những đoạn trích trên ?
Gv:Cho hs nêu thêm 1 vài ví dụ tương ứng ?
Gv:Như vậy theo em câu nghi vấn còn có những chức năng nào khác ? 
Hs:dựa vào đặc điểm hình thức và chức năng để nhận diện câu nghi vấn ?
Hs:a)Bộc lộ tình cảm .
 b)Đe doạ.
 c)Đe doạ .
 d)Khẳng định .
 e) Bộc lộ tình cảm .
Hs:Dấu hỏi và dấu chấm than .
Hs:Bạn không lấy thì ai lấy.(khẳng định )
- Mày muốn ăn đòn hả ?(đe doạ)
-Ý kiến của bạn là sai.(phủ định)
Hs:Đọc to ghi nhớ.
III/Những chức năng khác :
Ví dụ:
a) Những người muôn năm cũ
 Hồn ở đâu bây giờ ?
à Bộc lộ tình cảm,cảm xúc.
b) Mày định nói cho cha mày nghe đấy à ?
à Đe doạ.
c) Có biết không ?......nửa à ?
àCả 4 câu đều là đe doạ.
d) Một người.hay sao ?
 à Khẳng định.
e)Con gáilọi ấy !
à Bộc lộ tình cảm,cảm xúc.(ngạc nhiên )
ðKhông phải tất cả các câu nghi vấn đều kết thúc bằng dấu chấm hỏi mà có khi bằng một dấu khác.(dấu chấm than)
* Ghi nhớ /sgk/ 22.
Hoạt động 3:Luyện tập( 15 phút)
* Bài tập 1: (xác định câu nghi vấn và chức năng của nó )
a)Con người đáng kính ..ăn ư ?( Bộc lộ tình cảm,cảm xúc,ngạc nhiên )
b)Từ “than ôi!”không phải là câu nghi vấn .(các câu còn lại là câu nghi vấn )
à Phủ định,bộc lộ tình cảm ,cảm xúc nhớ tiếc .
c)Sao ta khôngnhàng sợi ?
àCầu khiến, bộc lộ tình cảm ,cảm xúc.
d)Ôi,nếu thế..bóng bay?
à Phủ định,bộc lộ tình cảm ,cảm xúc.( “ôi “mặc dù là từ cảm thán nhưng nó vẫn là câu phủ định bộc lộ tình cảm ,cảm xúc.
* Bài tập 2: (xác định câu nghi vấn và đặc điểm hình thức)
a) Sao cụ..thế ?Tội gì.để lại ?Ăn mãi.lo liệu ?
àCâu 1,2,3 phủ định.Có từ ngữ nghi vấn:sao;vì;và dấu chấm hỏi.
b) Cả đàn bò làm sao ?
àBộc lộ sự băn khoăn ngần ngại.
c)Ai dám..mẫu tử?(khẳng định )
d)Thằng bé..việc gì ?Sao lạimà khóc ?(câu 1,2 là câu hỏi )
*Đặt câu :
- Cụ không phải lo xa quá thế,không nên nhịn đói mà để tiền lại .
- Không biết chắc là thằng bé có thể chăn dắt đàn bò hay không ?
- Thảo mộc tự nhiên có tình mẫu tử .
* Bài tập 3:(đặt câu )
a) Bạn có thể kể cho mình nghe nội dung của tác phẩm “cô bé bán diêm”được không ?
b)Than ôi!Sau đời chị Dậu khổ đến thế ?
III /Hoạt động 4 củng cố : ( 3 phút)
1/ Chỉ ra đặc điểm hình thức và chức năng của câu nghi vấn ?
2/ Câu nghi vấn có những chức năng nào khác ?
IV/Hoạt động 5:DẶN DÒ VÀ CHUẨN BỊ BÀI MỚI: ( 5 phút)
_ Hs:Xem lại bài cũ + thuộc lòng ghi nhớ + bài tập 4.
_Hs: Soạn bài ”Thuyết minh về một phương pháp cách làm ”
+ Đọc trước ở nhà :”cách làm đồ chơi em bé đá bóng bằng quả khô”cách nấu canh rau ngót với thịt lợn nạc “?
+ Khi cần thuyết minh cách làm một đồ vật người ta thường nêu những nội dung gì ? Cách làm được trình bày theo thứ tự nào ?
*Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docngu van(3).doc